Quyết định 1586/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
Quyết định 1586/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: | 1586/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Trần Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 19/09/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1586/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Trần Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 19/09/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1586/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 19 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã, ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020;
Căn cứ Công văn số 717/UBDT-CSDT ngày 31/7/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định tỉnh Cà Mau;
Xét đề nghị của Trưởng ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 43/TTr-BDT ngày 19/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020”.
Điều 2. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định
số: 1586/QĐ-UBND ngày 19/9/2017
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc và vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn; chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và nhiều chương trình, chính sách dân tộc được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đã mang lại được một số kết quả nhất định; góp phần làm thay đổi diện mạo vùng dân tộc thiểu số, tạo ra những điều kiện phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố được niềm tin của nhân dân trong vùng dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, do gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc; trong đó, lớn nhất là khó khăn về nguồn lực để thực hiện, nên những kết quả mang lại từ việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc thời gian qua chưa đáp ứng được so với nhu cầu hỗ trợ của các địa phương. Cụ thể, đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 và Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cà Mau chỉ mới giải quyết hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất cho 60% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn là đối tượng thụ hưởng; chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 và Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ chỉ mới giải quyết được 70% so với nhu cầu hỗ trợ; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ chỉ mới hỗ trợ giải quyết được 30% trong tổng số hộ thụ hưởng; chính sách hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 và Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Cà Mau chỉ mới giải ngân cho vay đạt 39%.
Hiện nay, nhu cầu hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau là rất lớn. Ngoài số hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn chưa được nhận hỗ trợ từ các chương trình, chính sách giai đoạn trước đây; còn có một bộ phận khá đông đối tượng là hộ nghèo dân tộc kinh sinh sống trên địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn.
Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, thu không đủ bù chi thì chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện với nhiều nội dung hỗ trợ phù hợp sẽ tạo điều kiện quan trọng giúp tỉnh Cà Mau giải quyết thực trạng khó khăn, bức xúc trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh hiện nay.
Để đánh giá đúng đắn nhu cầu và tổ chức triển khai thực hiện chính sách đặc thù trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, đúng theo quy định và mang lại hiệu quả thiết thực; tạo cơ hội giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo các xã, ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh tiếp cận đầy đủ, kịp thời các nội dung hỗ trợ của chính sách, có điều kiện để cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, cần thiết phải xây dựng và ban hành "Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020".
1. Văn bản Trung ương
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội khóa XIII;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 45/2013/QH13; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020
- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012;
- Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015; Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-UBDT-BTC ngày 27/12/2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định số 34/QĐ-HĐQT ngày 26/4/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo;
- Hướng dẫn số 2925/NHCS-TDNN ngày 03/7/2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020.
2. Văn bản địa phương
- Kết luận số 104-KL/TU ngày 31/5/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hạn mức giao đất và hạn mức công nhận một số loại đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
- Chương trình hành động số 13/CTr-UBND ngày 23/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau thực hiện Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Cà Mau năm 2016;
- Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 15/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020;
- Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã, ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020.
III. PHẠM VI XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020 được xây dựng và triển khai thực hiện trên phạm vi các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau theo danh sách được phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU VÀ CỦA VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau
1.1. Điều kiện tự nhiên
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: Phần đất liền và vùng biển chủ quyền.
Phần đất liền có diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông và phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía Nam; nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có 03 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.
Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ...
1.2. Về đơn vị hành chính
Tỉnh Cà Mau có 09 đơn vị hành chính gồm 08 huyện và 01 thành phố, với 101 xã, phường, thị trấn.
1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Điều kiện về kinh tế
a) Lĩnh vực thủy sản
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Với lợi thế của tỉnh là 3 mặt giáp biển, có 254 km bờ biển, có ngư trường rộng trên 71.000 km2, có nhiều nguồn lợi thủy sản nên nghề khai thác thủy hải sản trên biển rất phát triển. Ngoài ra, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng đang mang lại hiệu quả khá cao. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hàng năm của tỉnh đạt 500 nghìn tấn.
Sản xuất thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho Cà Mau, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân ở các vùng ven biển và nông thôn; kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh đạt 01 tỷ USD.
b) Lĩnh vực nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở vùng trọng điểm lúa để đảm bảo an ninh lương thực, vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường.
Những năm gần đây, Cà Mau triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản của tỉnh. Giá trị sản xuất tạo ra trên 1 ha đất trồng trọt hàng năm tăng bình quân 11,2%/năm. Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã và đang tích cực triển khai thực hiện; nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, bền vững đã và đang được nhân rộng. Tuy nhiên, tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh là chưa cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, hoạt động chăn nuôi còn mang tính chất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, mô hình nuôi trang trại quy mô lớn còn ít, nên hiệu quả khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh còn hạn chế.
c) Lĩnh vực lâm nghiệp
Đến năm 2017, tổng diện tích có rừng tập trung trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán 24,5%, chủ yếu là rừng ngập nước. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và rừng phòng hộ biển Tây đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển của thế giới. Trong đó, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là khu Ramsar của thế giới vào năm 2013. Hiện tại khu vực này đang được tổ chức quản lý, bảo vệ, bảo tồn theo đúng quy định.
Công tác trồng rừng thâm canh ngày càng phát triển, hiệu quả mang lại rất tích cực, khuyến khích người dân tham gia chuyển đổi cây trồng và mô hình trồng rừng; đồng thời, góp phần hạn chế cháy rừng. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bền vững và ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên rừng dự trữ trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước tăng tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu nông - lâm nghiệp.
d) Lĩnh vực công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ khá cao, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 6.659 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 2.945 cơ sở so với ngày đầu tái lập tỉnh. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2016 đạt 37.650 tỷ đồng.
Cà Mau còn có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long và thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong khu vực. Năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 100.000 tấn/năm. Tỉnh Cà Mau có 04 khu công nghiệp, 03 cụm công nghiệp; đang tích cực tham gia xây dựng vùng tam giác phát triển Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang, góp phần phát triển ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tới.
1.3.2. Điều kiện về xã hội
a) Dân số - lao động
Tính đến cuối năm 2016, dân số chung của tỉnh Cà Mau là 297.246 hộ, với gần 1,3 triệu người. Trong đó, ở khu vực thành thị có 69.013 hộ, với 276.385 người và ở khu vực nông thôn có 228.233 hộ, với 946.806 người.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng; nhiều chương trình, dự án về đào tạo nghề được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giải quyết việc làm cho khoảng 40.359 lao động mỗi năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (không kể truyền nghề) chiếm 37,7%.
Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo của tỉnh Cà Mau đạt mức trung bình của vùng. Tuy nhiên, tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ là thuộc loại khá trong khu vực, nhất là kỹ năng lao động nghề nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản, trồng lúa.
b) Dân tộc
Tính đến cuối năm 2016, dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 14 thành phần dân tộc; trong đó có 13 dân tộc thiểu số với khoảng 11.963 hộ, trên 53.000 người. Đồng bào dân tộc thiểu số đông nhất của tỉnh là đồng bào dân tộc Khmer với 9.561 hộ, 41.563 người; tiếp đến là dân tộc Hoa với 1.954 hộ, 9.418 người; còn lại là 11 dân tộc thiểu số khác với khoảng 448 hộ, 2.019 người. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh Cà Mau đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng nhưng luôn đoàn kết với nhau, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Tôn giáo
Tỉnh Cà Mau có 06 tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Tính đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 373.327 tín đồ, chiếm 30,7% so với dân số; 1.132 chức sắc và 1.913 chức việc. Có tổng số 142 tổ chức tôn giáo cơ sở và 134 cơ sở thờ tự.
Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cà Mau được triển khai đồng bộ, phù hợp với thực tế tại địa phương; tạo được sự đồng thuận của đại đa số chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh. Từ đó, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết trong đồng bào các tôn giáo; huy động được sự đóng góp của tổ chức tôn giáo đối với sự phát triển về kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
d) Giáo dục - đào tạo
Công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục - đào tạo được đầu tư nâng cấp và mở rộng, chất lượng giáo dục - đào tạo học sinh theo ngành học, bậc học đều có chuyển biến tích cực; tình trạng học sinh bỏ học do giao thông đi lại khó khăn đã được khắc phục. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng thực hiện. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 246/543 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 45%.
đ) Y tế
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân những năm gần đây có bước phát triển tích cực, cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh được các cấp quan tâm đầu tư nâng cấp và mở rộng. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đến nay 100% xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm y tế; 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung học và y sĩ sản nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động...
Đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh có bình quân 11,5 bác sĩ, dược sĩ đại học/vạn dân và có 26,2 giường bệnh/vạn dân; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 81,5%. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.
2. Đặc điểm, tình hình vùng dân tộc thiểu số
2.1. Thông tin chung
Kết quả rà soát theo bộ tiêu chí quy định tại Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; tỉnh Cà Mau có 65 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số được phân định 03 khu vực theo kết quả phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: 27 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I; 29 xã thuộc khu vực II, với 67 ấp đặc biệt khó khăn và 09 xã thuộc khu vực III, với 60 ấp đặc biệt khó khăn.
Tổng hợp kết quả chính thức rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo tỉnh Cà Mau năm 2016 theo Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020; dân số trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Cà Mau là 205.245 hộ; trong đó, có 18.398 hộ nghèo chiếm 8,96% so với tổng số hộ dân trong vùng và chiếm 77,80% so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh.
2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số
2.2.1. Về hạ tầng cơ sở trong vùng
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo kỳ quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được nâng lên đáng kể. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư và đã đạt được những kết quả rất quan trọng; tạo ra bước đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông nói riêng và kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất; kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư và nhiều chương trình, dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hạ tầng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều thay đổi đáng kể; nhất là về cầu, đường giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa, thể thao... Đến cuối năm 2016, trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh, tỷ lệ xã có đường ô tô về đến trung tâm xã đạt 93,85%, tỷ lệ đường giao thông nông thôn liên xã và liên ấp của vùng được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt khoảng 65%; tỷ lệ trường học được kiên cố hóa đạt 76,3%, 100% xã trong vùng có trường mầm non; có 01 trường phổ thông dân tộc nội trú và 01 trường trung học cơ sở dân tộc nội trú; tỷ lệ xã có trung tâm văn hóa - thể thao đạt 46,15%; tỷ lệ xã có trạm y tế xã đạt 100% và tỷ lệ hộ sử dụng điện trong vùng đạt 86,15%.
Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế, nên mặc dù tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư rất lớn, nhưng những kết quả thu được trong cải thiện kết cấu hạ tầng cơ sở của vùng dân tộc thiểu số của tỉnh chỉ mới đáp ứng cơ bản được nhu cầu tối thiểu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; cần tiếp tục đầu tư để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.2.2. Về sản xuất và đời sống
Trong những năm qua, Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và nhiều chương trình, chính sách dân tộc đã được các cấp, các ngành và các địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện khá quyết liệt; đã góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, những yêu cầu cấp thiết về điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt của một bộ phận hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Cà Mau; mở ra cơ hội và môi trường làm việc mới, phù hợp với trình độ và điều kiện của đối tượng thụ hưởng các chương trình, chính sách liên quan, giúp hộ tạo ra được nguồn thu nhập cao hơn, từng bước ổn định cuộc sống; góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số mỗi năm gần 3%;
Tuy nhiên, hiện nay đời sống của người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; điều kiện sống mặc dù đã được cải thiện, nhung vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của địa phương; thường xuyên chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu và đặc biệt là ảnh hưởng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Kinh tế gia đình của hộ dân trong vùng dân tộc thiểu số chủ yếu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề liên quan; nhưng đang rất khó khăn về vốn và tư liệu sản xuất. Hiện nay, trong vùng vẫn còn hơn 2.651 hộ nghèo không có đất ở; 6.642 hộ nghèo không có đất sản xuất; sinh sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, mướn và đánh bắt thủy sản nhỏ, thu nhập bấp bênh; trên 1.500 hộ nghèo dân tộc thiểu số đã được nhận hỗ trợ về đất sản xuất nhưng còn thiếu so với hạn mức chung của tỉnh. Ngoài ra, cũng còn hơn 3.691 hộ nghèo trong vùng hiện đang thiếu nước sinh hoạt, đời sống rất khó khăn.
2.2.3. Về y tế và chất lượng dân số
Hoạt động y tế vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh các năm qua không ngừng được tăng cường, củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân; việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hỗ trợ một phần hoặc hoàn toàn đối với hộ cận nghèo được thực hiện tốt; đội ngũ cán bộ y tế là người dân tộc thiểu số được đào tạo và bố trí sử dụng ngày càng tăng.
Về chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn được duy trì ở mức khá; tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng, 50,25% nam và 49,75 nữ, không có dấu hiệu mất cân bằng giới tính. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đối với các hộ đồng bào dân tộc được thực hiện khá tốt.
2.2.4. Về giáo dục và đào tạo
Công tác giáo dục - đào tạo trong vùng có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Học sinh người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường tham gia các cấp học đạt tỷ lệ cao. Công tác xã hội hóa giáo dục trong vùng tiếp tục được được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả thiết thực. Công tác dạy và học chữ dân tộc Khmer, Hoa cho con em đồng bào dân tộc thiểu số cũng được lãnh đạo tỉnh quan tâm và tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để duy trì thực hiện hàng năm.
2.2.5. Về văn hóa
Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện rất rõ rệt, mức hưởng thụ văn hóa được nâng cao. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tình hình văn hóa xã hội trong vùng dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc đã lựa chọn văn hóa truyền thống tốt đẹp để bảo tồn và phát huy, đồng thời bài trừ những hủ tục, mê tín dị đoan trong đời sống cộng đồng; từng bước đã tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
2.2.6. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số cơ bản được duy trì ổn định. Công tác nắm bắt tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động luôn được chú trọng. Các địa phương phát huy tốt vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong công tác vận động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo an ninh trật tự trong vùng dân tộc thiểu số vẫn còn một số vấn đề đáng chú ý như: Các tổ chức tôn giáo đang tăng cường các hoạt động tuyên truyền lôi kéo đồng bào dân tộc và đã có một số người dân tộc bỏ đạo truyền thống để theo các tôn giáo khác; tình hình tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đồng bào dân tộc thỉnh thoảng vẫn diễn ra. Tuy nhiên, chưa phát hiện có dấu hiệu lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện để chống phá Đảng, Nhà nước.
1. Kết quả thực hiện
1.1. Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất
Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Cà Mau thực hiện theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng vốn được phân bổ để thực hiện chính sách là 63.230 triệu đồng; trong đó, Trung ương hỗ trợ 56.000 triệu đồng, tỉnh đối ứng 7.230 triệu đồng. Kết quả, các địa phương đã triển khai hỗ trợ đất sản xuất 328 hộ; hỗ trợ đất ở 1.052 hộ; hỗ trợ đào tạo nghề 832 lao động và hỗ trợ mua dụng cụ, máy móc để chuyển đổi ngành nghề cho 2.106 hộ dân tộc thiểu số nghèo là đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, đã triển khai mua 47 khu đất tập trung để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hơn 255 hộ; tổng vốn thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách giai đoạn 2008 đến 2012 là 54.650 triệu đồng.
Từ năm 2013, tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tỉnh chỉ thực hiện nội dung hỗ trợ về đất ở và nguồn vốn thực hiện được chuyển từ nguồn vốn tồn của Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg là 8.580 triệu đồng; tính đến hết năm 2016, các địa phương đã triển khai hỗ trợ được 247 hộ thụ hưởng chính sách và đã giải ngân được 8.151 triệu đồng.
1.2. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt
Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn vốn được phân bổ năm 2011 và 2012 là 3.805,5 triệu đồng; Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì, phối hợp triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.022 hộ thụ hưởng tại 04 huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, U Minh, Trần Văn Thời. Từ năm 2013 đến nay, tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Qua rà soát, nhu cầu hỗ trợ đối với chính sách này trên địa bàn tỉnh là rất lớn, trên 3.200 hộ; tuy nhiên, trong giai đoạn này tỉnh chỉ được Trung ương hỗ trợ 31 triệu đồng. Theo đó, tỉnh đã bố trí thêm vốn đối ứng để triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán bằng hình thức cấp bồn nước cho 22 hộ thụ hưởng thuộc địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
1.3. Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
Thực hiện Kế hoạch định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư; tỉnh Cà Mau có 03 dự án ĐCĐC tập trung và 15 điểm ĐCĐC xen ghép được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009. Do hạn chế về quy mô nguồn vốn đầu tư nên đến hết giai đoạn thực hiện theo quy định, Cà Mau mới triển khai được 02/03 dự án ĐCĐC tập trung là dự án Vàm Kênh Lung Ranh, xã Khánh Hội, huyện U Minh (đầu tư hạ tầng hoàn thành khoảng 85%) và dự án Vàm Kênh Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân (đầu tư hạ tầng hoàn thành khoảng 75%); thực hiện hoàn thành 01/15 điểm ĐCĐC xen ghép; tổng vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương đã thực hiện là 45.927 triệu đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển là 42.262 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 3.665 triệu đồng. Kết quả thực hiện chính sách trong giai đoạn vừa qua chỉ mới tạo điều kiện hỗ trợ được 291 hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư tại các địa phương của tỉnh được ổn định cuộc sống.
1.4. Chính sách hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất
Chính sách hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số của tỉnh Cà Mau thực hiện theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 và Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay hàng năm phân bổ không đều và chưa sát với nhu cầu; từ năm 2012 đến hết năm 2016, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh chỉ mới giải ngân cho vay được 301 hộ thụ hưởng, với tổng số tiền 2.922 triệu đồng.
2. Đánh giá chung về tình hình, kết quả thực hiện một số chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thời gian qua
2.1. Đánh giá về thành tựu
2.1.1. Về kết quả đạt được
Thứ nhất, Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đã được quan tâm đầu tư rất lớn và về cơ bản, đã đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất và dân sinh trong vùng.
Thứ hai, Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số đã tạo điều kiện quan trọng và hỗ trợ thiết thực giúp cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trong vùng ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững; góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh hàng năm gần 3%.
Thứ ba, Vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau từng bước đổi thay theo hướng phát triển toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện; lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số và nhân dân trong vùng đối với Đảng và Nhà nước các cấp ngày càng thêm sâu sắc.
2.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được
- Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số thời gian qua đều rất đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng.
- Trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách luôn có sự quan tâm sâu sát, sự phối hợp nhịp nhàng, trách nhiệm của các cấp, các ngành địa phương và đơn vị liên quan.
- Hệ thống chính trị cơ sở trong vùng dân tộc thiểu số được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc.
- Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và nhân dân tại các địa phương thụ hưởng chính sách luôn được đảm bảo và được tạo điều kiện để phát huy.
- Nhân dân trong tỉnh nói chung và trong vùng dân tộc thiểu số nói riêng đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa và mục tiêu của các chương trình, chính sách; từ đó đã phát huy tốt tinh thần tương thân, tương ái; nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ để các hộ thụ hưởng sớm nhận được hỗ trợ của chính sách.
2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, Việc triển khai và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư và các chương trình, chính sách dân tộc khác có liên quan trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau hàng năm còn chậm; tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra.
Thứ hai, Kết quả thu được từ việc triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vừng dân tộc thiểu số thời gian qua chỉ mới giải quyết nhu cầu cho một bộ phận hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại các địa phương; hiện vẫn còn nhiều hộ dân tộc thiểu số nghèo trong vùng và hộ nghèo dân tộc kinh sống sinh sống trên địa bàn các xã, ấp đặc biệt khó khăn đang có nhu cầu nhận được hỗ trợ của các nội dung chính sách để ổn định cuộc sống và có điều kiện để vươn lên thoát nghèo.
Thứ ba, Trong triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đối với vùng dân tộc thiểu số của tỉnh luôn gặp khó khăn trong việc huy động và bố trí nguồn lực để thực hiện; chủ yếu được đảm bảo từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thứ tư, Các chính sách được thực hiện chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; chưa chủ động lồng ghép các chính sách thực hiện trên cùng địa bàn.
Thứ năm, Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ thụ hưởng phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc tạo quỹ đất để triển khai hỗ trợ. Đặc biệt là đối với các hộ thiếu đất sản xuất, thời gian qua phần đông được thực hiện thông qua đào tạo nghề, mua sắm công cụ, dụng cụ để chuyển đổi ngành nghề.
Thứ sáu, Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư (ĐCĐC) cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện các dự án ĐCĐC tập trung. Thời điểm triển khai thực hiện dự án cách quá xa so với thời điểm lập dự án nên khi thực hiện đầu tư phải xin phê duyệt điều chỉnh dự án để phù hợp với thực tế thi công và những biến động rất lớn về chi phí xây dựng, chi phí nhân công. Tổng mức đầu tư của dự án sau khi điều chỉnh lại tăng gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư được duyệt theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến khó khăn trong việc bố trí vốn để thực hiện.
Thứ bảy, Vùng dân tộc thiểu số hiện vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao; đa phần các hộ gia đình nghèo trong vùng có nghề nghiệp không ổn định, đông con, trình độ dân trí thấp; thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất; đời sống còn nhiều khó khăn. Việc thoát nghèo đối với vùng dân tộc thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn khá cao.
2.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác chỉ đạo, quán triệt và tuyên truyền, phổ biến các nội dung chính sách ở một số địa phương chưa được thường xuyên, liên tục, công tác thông tin, báo cáo chưa kịp thời; việc rà soát thống kê chưa được chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành và chỉ đạo thực hiện các chương trình, chính sách.
- Các chính sách hỗ trợ trong vùng dân tộc thiểu số còn dàn trải; một bộ phận người dân chưa nỗ lực phấn đấu thoát nghèo, một số ít còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng.
- Một số đơn vị, địa phương chưa coi trọng đúng mức vị trí, vai trò công tác dân tộc trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong triển khai xây dựng, thực hiện chính sách vẫn còn những hạn chế nhất định.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp mặc dù đã được quan tâm và chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhất là ở cấp cơ sở và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; một bộ phận cán bộ năng lực có mặt còn hạn chế nên phần nào làm ảnh hưởng đến công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về dân tộc và chính sách dân tộc trên địa bàn.
b) Nguyên nhân khách quan
- Một số văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn thực hiện các chính sách mới còn chậm ban hành; từ đó, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ phân khai kế hoạch vốn và triển khai thực hiện tại địa phương.
- Định mức vốn của các chương trình, chính sách còn hạn chế, chưa tạo động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số. Nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện còn thấp so với nhu cầu vốn của các địa phương.
- Ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc mặc dù được ưu tiên nhưng còn rất thấp so với nhu cầu thực tế; trong khi đó, việc triển khai đầu tư thuộc các địa bàn rất khó khăn, không có khả năng huy động vốn đối ứng trong nhân dân để cùng thực hiện.
- Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện ĐCĐC, ngoài các nội dung được quy định hỗ trợ theo định mức thì còn có các hạng mục về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu thuộc các dự án định canh định cư tập trung. Khi lập đề án quy hoạch chưa đúng với quy mô cần đầu tư xây dựng theo thực tế, nên việc khái toán vốn đầu tư còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế thực hiện; đặc biệt có một số hạng mục chi phí phát sinh lớn như: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng đường nội bộ, cống thoát nước... Do chi phí đầu tư quá lớn cho việc xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu nên các dự án ĐCĐC tập trung chỉ bố trí được đất ở mà không bố trí được quỹ đất sản xuất để cấp cho hộ ĐCĐC, từ đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hộ thụ hưởng và hiệu quả của dự án.
- Các địa phương trong vùng không còn quỹ đất công để bố trí thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; trong khi đó, định mức hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng đối với nội dung chính sách này lại quá thấp; do đó, việc tạo ra quỹ đất để hỗ trợ là rất khó thực hiện, trừ những trường hợp hộ thụ hưởng đã tự thương lượng trong thân nhân chuyển nhượng lại đất với giá rẻ và đối với số tiền còn thiếu lại ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước, hộ thụ hưởng tự thỏa thuận phương thức thanh toán phù hợp với điều kiện của hộ.
- Ngoài ra, vùng dân tộc thiểu số của tính là địa bàn khó khăn, xuất phát điểm thấp, thiên tai thường xảy ra; từ đó, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân và kết quả triển khai thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ trong vùng.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của tỉnh mỗi năm từ 3% đến 4%.
- Giải quyết đất ở cho 2.651 hộ; đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho 6.642 hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất ở, đất sản xuất; hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho 3.691 hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện hoàn thành 02 dự án định canh định cư tập trung đang thi công dở dang; xây dựng mới 01 dự án định canh định cư tập trung và 14 điểm định canh định cư xen ghép để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho 674 hộ dân tộc thiểu số du canh, du cư còn lại của tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi để 314 hộ dân tộc thiểu số nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
1. Tổng hợp hộ thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của chính sách
1.1. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách, tổng hợp nhu cầu vào Đề án
- Hộ thụ hưởng của từng nội dung chính sách được xác định theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc.
- Hạn mức bình quân diện tích đất dùng để đối chiếu, xác định hộ thiếu đất sản xuất theo Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã, ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020.
- Đối tượng thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của chính sách phải thuộc danh sách hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại thời điểm cuối năm 2016, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ban hành tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Những đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo phát sinh mới hoặc đối tượng thụ hưởng nằm trong danh sách phê duyệt để thực hiện Đề án nhưng đã thoát nghèo sau thời điểm Đề án được duyệt thì không được hưởng chính sách hỗ trợ.
- Mỗi hộ thuộc đối tượng thụ hưởng từng nội dung chính sách chỉ được hỗ trợ một lần trong cả giai đoạn thực hiện Đề án.
- Nhu cầu thực hiện chính sách được tổng hợp trên cơ sở danh sách đề nghị của các địa phương; hộ thụ hưởng không đảm bảo theo các nguyên tắc lựa chọn nêu trên sẽ được xem xét, đề nghị rà soát điều chỉnh cho phù hợp hoặc loại bỏ không đăng ký vào nhu cầu.
1.2. Chi tiết hộ thụ hưởng theo từng nội dung hỗ trợ
1.2.1. Hỗ trợ đất ở
Dự kiến số hộ cần hỗ trợ đất ở qua rà soát, xác định, tổng hợp vào nhu cầu của Đề án là 2.651 hộ; trong đó bao gồm: Hộ không có đất ở và hộ thiếu đất ở trên 80% là 1.595 hộ; hộ thiếu đất ở từ trên 50% đến 80% có 661 hộ và hộ thiếu đất ở từ 30% đến 50% có 395 hộ (Kèm theo biểu số 03). Đề án đã không tổng hợp vào nhu cầu đối với các hộ có tỷ lệ thiếu đất ở dưới 30%; do ở mức tỷ lệ này có số lượng đối tượng rất ít, không đáng kể so với số lượng đối tượng ở các mức tỷ lệ còn lại; loại bỏ số đối tượng thiếu đất ở dưới 30% nhằm giảm áp lực và tăng tính khả thi cho Đề án khi triển khai thực hiện.
1.2.2. Hộ thụ hưởng nội dung Hỗ trợ đất sản xuất
Số hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất sản xuất qua rà soát, xác định, tổng hợp vào nhu cầu của đề án là 6.642 hộ, trong đó bao gồm: Hộ không có đất sản xuất và hộ thiếu đất sản xuất trên 80% có 3.988 hộ; hộ thiếu đất sản xuất từ trên 50% đến 80% có 1.661 hộ và hộ thiếu đất ở từ 20% đến 50% có 993 hộ (Kèm theo biểu số 04). Đề án đã không tổng hợp vào nhu cầu đối với các hộ có tỷ lệ thiếu đất sản xuất dưới 20%; do ở mức tỷ lệ này có số lượng đối tượng rất ít, không đáng kể so với số lượng đối tượng ở các mức tỷ lệ còn lại; loại bỏ số đối tượng thiếu đất sản xuất dưới 20% nhằm giảm áp lực và tăng tính khả thi cho Đề án khi triển khai thực hiện.
1.2.3. Hộ thụ hưởng các nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt; vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh và bố trí sắp xếp ổn định dân cư
Đối tượng thụ hưởng các nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt; vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh và bố trí sắp xếp ổn định dân cư được tổng hợp theo kết quả đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau. Nội dung hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh chỉ xem xét đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn đặc biệt khó khăn; nội dung bố trí sắp xếp ổn định dân cư được xác định trên cơ sở danh sách hộ dân tộc thiểu số du canh du cư đăng ký đưa vào Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ định canh định cư của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008 - 2010, có rà soát điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhu cầu các địa phương.
Kết quả số hộ thụ hưởng đưa vào nhu cầu đề án gồm: 3.691 hộ thiếu nước sinh hoạt, 314 hộ có nhu cầu vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh và 674 hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư. (Kèm theo biểu số 01)
1.3. Tổng hợp nhu cầu hộ thụ hưởng chính sách giai đoạn 2017 - 2020
Có tổng số 8.297 hộ được thụ hưởng chính sách; trong đó, có 2.683 hộ dân tộc thiểu số nghèo và 5.614 hộ nghèo dân tộc kinh sinh sống tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Do có hộ thụ hưởng nhiều hơn 01 nội dung chính sách nên phân theo từng nội dung hỗ trợ, có tới 13.972 lượt hộ thụ hưởng, bao gồm:
- Hỗ trợ đất ở: |
2.651 hộ; |
- Hỗ trợ đất sản xuất (đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề): |
6.642 hộ; |
- Hỗ trợ nước sinh hoạt: |
3.691 hộ; |
- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh: |
314 hộ; |
- Hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư: |
674 hộ. |
(Kèm theo biểu số 01)
2. Tổng hợp nhu cầu thực hiện chính sách
2.1. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở
2.1.1. Xác định mức hỗ trợ đối tượng thụ hưởng đất ở
- Hộ không có đất ở: Tùy theo điều kiện thực tế của địa phương trong việc tạo quỹ đất ở. Định mức hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách tỉnh để tạo quỹ đất ở là 15 triệu đồng/hộ; định mức vốn vay tín dụng ưu đãi bố trí cho vay để tạo quỹ đất ở cho mỗi hộ là 40 triệu đồng (tính bằng 80% mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm xây dựng Đề án). Định mức vốn vay như trên dùng để xác định nhu cầu vốn vay đưa vào Đề án, khi triển khai hỗ trợ thì tùy theo dư nợ thực tế của hộ thụ hưởng mà xác định mức cho vay phù hợp; tuy nhiên, không được vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm hỗ trợ.
- Hộ thiếu đất ở: Hộ thiếu đất ở trên 80% so với mức bình quân diện tích đất ở của tỉnh được hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ của hộ không có đạt ở; hộ thiếu đất ở từ trên 50% đến 80% hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ của hộ không có đất ở và hộ thiếu từ 30% đến 50% hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ của hộ không có đất ở.
- Đối với hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất ở, đồng thời cũng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất sản xuất: Ngân sách tỉnh không bố trí vốn cho vay ưu đãi để tạo quỹ đất ở mà chỉ bố trí vốn hỗ trợ cho hộ.
2.1.2. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ đất ở
- Tổng diện tích quỹ đất cần tạo để triển khai hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng là 46,43 ha.
- Nhu cầu vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 41.644 triệu đồng; trong đó, vốn hỗ trợ cho hộ là 34.820 triệu đồng và vốn bố trí cho vay ưu đãi tạo đất ở là 6.824 triệu đồng (Kèm theo biểu số 03); trong đó đã loại trừ ra không tính vào nhu cầu vốn cho vay ưu đãi từ ngân sách tỉnh để tạo đất ở của 2.395 hộ, do các hộ này thụ hưởng đồng thời với chính sách hỗ trợ đất sản xuất nên đã được xem xét bố trí nhu cầu vốn cho vay ưu đãi để tạo đất sản xuất từ vốn Ngân sách Trung ương (Kèm theo biểu số 06).
2.2. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất
2.2.1. Xác định mức hỗ trợ đối tượng thụ hưởng đất sản xuất
- Hộ không có đất sản xuất: Tùy theo điều kiện thực tế của địa phương trong việc tạo quỹ đất sản xuất; mức hỗ trợ đất sản xuất đối với mỗi hộ thụ hưởng theo mức bình quân diện tích đất sản xuất xác định tại Quyết định số 1581/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Định mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để tạo quỹ đất sản xuất là 15 triệu đồng/hộ; định mức vốn vay tín dụng ưu đãi bố trí cho vay để tạo quỹ đất sản xuất cho mỗi hộ là 40 triệu đồng (tính bằng 80% mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm xây dựng Đề án). Định mức vốn vay như trên dùng để xác định nhu cầu vốn vay đưa vào Đề án, khi triển khai hỗ trợ thì tùy theo dư nợ thực tế của hộ thụ hưởng mà xác định mức cho vay phù hợp; tuy nhiên, không được vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm hỗ trợ.
- Hộ thiếu đất sản xuất: Hộ thiếu đất sản xuất trên 80% so với mức bình quân diện tích đất sản xuất của tỉnh được hỗ trợ bằng với mức hỗ trợ của hộ không có đất sản xuất; hộ thiếu đất sản xuất từ trên 50% đến 80% hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ của hộ không có đất sản xuất và hộ thiếu từ 20% đến 50% hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ của hộ không có đất sản xuất.
2.2.2. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất
- Tổng diện tích quỹ đất cần tạo để triển khai hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng là 1.923,75 ha (không tính vào nhu cầu tạo quỹ đất đối với các hộ không đất hoặc thiếu đất sản xuất nhưng dự kiến bố trí hỗ trợ bằng chuyển đổi nghề).
- Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương bố trí để thực hiện nội dung hỗ trợ đất sản xuất là 300.074 triệu đồng (hỗ trợ cho hộ là 67.542 triệu đồng và bố trí vốn cho vay ưu đãi là 232.532 triệu đồng). Trong đó bao gồm: Nhu cầu vốn hỗ trợ tạo quỹ đất là 211.613 triệu đồng (hỗ trợ cho hộ là 57.713 triệu đồng và bố trí vốn cho vay ưu đãi là 153.900 triệu đồng); nhu cầu vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề là 88.461 triệu đồng (hỗ trợ cho hộ là 9.829 triệu đồng và bố trí vốn cho vay ưu đãi là 78.632 triệu đồng) (Kèm theo biểu số 04).
2.3. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ nước sinh hoạt
Định mức hỗ trợ nước sinh hoạt cho mỗi hộ thụ hưởng là 1,5 triệu đồng. Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương để thực hiện nội dung chính sách này được tổng hợp vào Đề án là 5.536,5 triệu đồng (Kèm theo biểu số 01).
2.4. Nhu cầu thực hiện nội dung vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh
Mức vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh cho các đối tượng là hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc xã khu vực III và ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II là không bằng nhau, tùy thuộc vào phương án sản xuất, kinh doanh của hộ được duyệt.
Nhu cầu vốn ngân sách Trung ương đối với nội dung hỗ trợ này được tổng hợp vào Đề án theo mức 40 triệu đồng/hộ (bằng 80% mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm xây dựng Đề án); tổng nhu cầu vốn thực hiện là 12.560 triệu đồng (Kèm theo biểu số 01). Định mức vốn vay như trên để xác định nhu cầu vốn vay của nội dung chính sách này đưa vào đề án, khi triển khai hỗ trợ thì tùy theo dư nợ thực tế của hộ thụ hưởng mà xác định mức cho vay phù hợp; tuy nhiên, không được vượt quá mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo tại thời điểm hỗ trợ.
2.5. Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư
Nhu cầu thực hiện nội dung hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư tổng hợp vào Đề án theo kết quả rà soát, tổng hợp nhu cầu thực hiện tiếp tục các dự án ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh giai đoạn 2017 đến năm 2020. Tổng nhu cầu vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương để thực hiện là 124.479 triệu đồng; trong đó bao gồm: Bổ sung vốn thực hiện hoàn thành 02 dự án ĐCĐC tập trung đang dở dang là 21.633 triệu đồng; vốn bố trí cho dự án ĐCĐC tập trung khởi công mới là 40.846 triệu đồng và vốn bố trí thực hiện dự án ĐCĐC xen ghép với 14 điểm xen ghép là 62.000 triệu đồng (Kèm theo biểu số 05).
2.6. Tổng nhu cầu thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách
2.6.1. Nhu cầu về quỹ đất
Tổng nhu cầu về quỹ đất ở và đất sản xuất là: 1.970,18 ha; trong đó, đất ở 46,43 ha và đất sản xuất là 1.923,75 ha.
2.6.2. Nhu cầu về vốn
a) Tổng nhu cầu vốn ngân sách nhà nước
Tổng nhu cầu vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung chính sách là 484.293 triệu đồng. (Kèm theo Biểu số 01)
Trong đó bao gồm:
* Nhu cầu vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 442.649 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ cho hộ: 73.078 triệu đồng;
- Vốn bố trí cho vay: 245.092 triệu đồng;
- Vốn bố trí thực hiện tiếp tục các dự án ĐCĐC: 124.479 triệu đồng.
* Nhu cầu vốn ngân sách tỉnh: 41.644 triệu đồng;
- Vốn hỗ trợ cho hộ: 34.820 triệu đồng;
- Vốn bố trí cho vay: 6.824 triệu đồng.
b) Phân kỳ nhu cầu vốn thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020
* Năm 2017 bằng 20% tổng vốn của giai đoạn: 96.858 triệu đồng;
- Vốn ngân sách Trung ương: 88.529 triệu đồng;
- Vốn ngân sách tỉnh: 8.329 triệu đồng.
* Năm 2018 bằng 30% tổng vốn của giai đoạn: 145.288 triệu đồng;
- Vốn ngân sách Trung ương: 132.795 triệu đồng;
- Vốn ngân sách tỉnh: 12.493 triệu đồng.
* Năm 2019 bằng 30% tổng vốn của giai đoạn: 145.288 triệu đồng;
- Vốn ngân sách Trung ương: 132.795 triệu đồng;
- Vốn ngân sách tỉnh: 12.493 triệu đồng.
* Năm 2020 bằng 20% tổng vốn của giai đoạn: 96.859 triệu đồng;
- Vốn ngân sách Trung ương: 88.530 triệu đồng;
- Vốn ngân sách tỉnh: 8.329 triệu đồng.
3. Lựa chọn hình thức hỗ trợ đối tượng thụ hưởng chính sách
3.1. Hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất
Trên cơ sở đánh giá điều kiện thực tế của địa phương hiện nay không còn quỹ đất ở và đất sản xuất để bố trí thực hiện nên đối với 4.397 hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng đất sản xuất (trong tổng số 6.642 hộ không có hoặc thiếu đất sản xuất) và 2.651 hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ về đất ở sẽ được thực hiện theo hình thức giao hộ tự nhận chuyển nhượng đất; chính quyền địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ thụ hưởng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho hộ và mức cho vay vốn ưu đãi theo số tiền giao dịch thực tế nhưng không vượt quá định mức quy định đối với từng nội dung hỗ trợ của hộ (Kèm theo biểu số 02).
3.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề
Tổng số đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất sản xuất lựa chọn hình thức chuyển đổi nghề thay thế đất sản xuất là 2.245 hộ sẽ được bố trí hỗ trợ theo các hình thức bao gồm:
- Hỗ trợ mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi,...: 958 hộ.
- Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm: 721 hộ.
- Hỗ trợ phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ: 566 hộ (Kèm theo biểu số 02).
3.3. Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh
Tổng số 314 hộ dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh là đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh sẽ được xem xét, hỗ trợ thực tế theo phương án của hộ được duyệt (Kèm theo biểu số 02).
3.4. Hỗ trợ nước sinh hoạt
Hình thức hỗ trợ nước sinh hoạt cho 3.691 hộ thụ hưởng bao gồm:
- Hỗ trợ nối mạng nước tập trung: 759 hộ.
- Hỗ trợ khoan giếng nước sinh hoạt phân tán (lựa chọn hỗ trợ theo nhóm hộ thụ hưởng): 1.914 hộ.
- Hỗ trợ theo hình thức khác phù hợp với điều kiện của hộ (mua bồn chứa nước...): 1.018 hộ (Kèm theo biểu số 02).
3.5. Hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư
Tổng số 674 hộ dân tộc thiểu số du canh du cư là đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ của chính sách sẽ được bố trí hỗ trợ như sau:
- Bố trí bổ sung vào 02 điểm định canh định cư tập trung đang dở dang: 73 hộ.
- Bố trí vào 01 điểm định canh định cư tập trung xây dựng mới: 294 hộ.
- Bố trí vào 14 điểm định canh định cư xen ghép: 307 hộ.
(Kèm theo Biểu số 05).
1. Giải pháp bố trí vốn thực hiện
- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn cho vay ưu đãi) bố trí thực hiện chính sách cần đảm bảo đầy đủ, kịp thời hàng năm theo phân kỳ đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2020 để thực hiện các nội dung hỗ trợ của đề án được duyệt.
- Thực hiện hiệu quả việc lồng ghép với các chương trình, chính sách khác có liên quan trên cùng địa bàn để huy động thêm nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách.
- Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, ưu tiên bố trí vốn thực hiện trước cho đối tượng thụ hưởng ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Tranh thủ thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung hỗ trợ từ nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh; vận động đóng góp trong thân nhân của các đối tượng thụ hưởng.
2. Giải pháp thực hiện các nội dung chính sách
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, của cả hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách liên quan của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; nhằm thay đổi căn bản về nhận thức, tập quán trong sản xuất, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn.
c) Lồng ghép nội dung thực hiện Đề án với nội dung thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020 để tăng hiệu quả của từng nội dung hỗ trợ của chính sách.
d) Giải pháp cụ thể đối với từng nội dung hỗ trợ:
- Hỗ trợ về đất ở: Các hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ về đất ở đồng thời với nội dung hỗ trợ đất sản xuất (đa phần là hộ không có đất ở) thì sử dụng phần vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh để tạo nền nhà trên phần diện tích đất sản xuất được hỗ trợ. Các hộ còn lại (đa phần là hộ thiếu đất ở) sử dụng phần vốn hỗ trợ và phần vốn vay ưu đãi từ ngân sách tỉnh, thương lượng với các hộ liền kề để sang nhượng bổ sung thêm diện tích đất ở. Đồng thời, chính quyền địa phương chủ động thực hiện phương án lồng ghép đối tượng của Đề án hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tranh thủ các nguồn vận động tài trợ khác để giúp các hộ thụ hưởng có điều kiện xây dựng nhà ở.
- Hỗ trợ về đất sản xuất: Từ nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay ưu đãi từ ngân sách Trung ương, chính quyền địa phương hỗ trợ một số hộ chuộc lại đất đã cầm cố trước đây để tiếp tục sản xuất. Tăng cường công tác vận động tuyên truyền, thuyết phục trong thân tộc các hộ thụ hưởng nhượng lại một phần đất sản xuất với giá cả phù hợp. Đồng thời, xây dựng phương án mua đất tập trung để cấp lại cho đối tượng thụ hưởng (số hộ được bố trí tùy theo diện tích và loại đất của từng khu đất tập trung được mua). Trường hợp không tạo được quỹ đất để bố trí hỗ trợ, thì tiếp tục xem xét tạo điều kiện giúp các hộ thụ hưởng chuyển đổi nghề.
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Chính quyền địa phương hướng dẫn hỗ trợ các hộ thụ hưởng lựa chọn ngành nghề để chuyển đổi phù hợp với nguyện vọng và điều kiện cụ thể của mỗi hộ. Bên cạnh việc hướng đối tượng vào các ngành nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, các mặt hàng gia công, chế biến nông - lâm - thủy sản; cần tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trong vùng dân tộc thiểu số để tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương. Tăng cường phối hợp thực hiện công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức. Gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện cho người lao động thuộc đối tượng thụ hưởng của chính sách sau đào tạo nghề tìm được việc làm và có được nguồn thu nhập ổn định.
- Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh: Các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo vùng đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng phương án vay vốn, hướng dẫn thủ tục hồ sơ liên quan để giúp các hộ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.
- Hỗ trợ nước sinh hoạt: Thực hiện ưu tiên đối với giải pháp hỗ trợ các hộ thụ hưởng nối mạng nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, đối với một số nơi không có cụm nước tập trung thì bố trí nhóm từ 4 đến 6 hộ để khoan giếng nước sinh hoạt phân tán dùng chung. Trường hợp hộ thụ hưởng sống biệt lập, điều kiện khoan giếng là rất khó khăn và kinh phí quá lớn thì hỗ trợ bồn chứa nước.
- Hỗ trợ bố trí sắp xếp ổn định dân cư: Tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau giai đoạn 2008 - 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009.
đ) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến đúng với đối tượng thụ hưởng; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
e) Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai và thực hiện Đề án.
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả kinh tế
Thông qua việc thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác trong tỉnh. Tạo điều kiện cho vùng dân tộc thiểu số phát triển, tiến tới thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2. Hiệu quả xã hội
Các nội dung hỗ trợ được xây dựng trong Đề án đều rất thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau; góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. Giữ vững và tăng cường sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng; cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người dân; giảm sự chênh lệnh giữa các dân tộc. Củng cố, nâng cao hơn nữa niềm tin của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước.
1. Trách nhiệm của Ban Dân tộc
a) Ban Dân tộc là cơ quan Thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án; hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn.
b) Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tỉnh có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các địa phương.
d) Định kỳ và hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung chính sách và kế hoạch triển khai của các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Ủy ban Dân tộc theo quy định.
2. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Ban Dân tộc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân khai vốn hỗ trợ của Trung ương và vốn ngân sách tỉnh cho các địa phương thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách; tham mưu bố trí vốn ngân sách tỉnh để Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay đối với các hộ thụ hưởng chính sách đất ở theo nhu cầu của Đề án được duyệt.
b) Sở Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Đề án; chủ trì bố trí kinh phí thường xuyên hằng năm theo quy định; phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn.
c) Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; căn cứ vào nhu cầu vốn của Đề án được phê duyệt, xây dựng kế hoạch cho vay hằng năm và cả giai đoạn; định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau hướng dẫn các địa phương trong công tác quy hoạch sử dụng đất; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ về quy trình, thủ tục và các nội dung liên quan giúp các địa phương thực hiện lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thụ hưởng về đất ở, đất sản xuất theo quy định.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ưu tiên lựa chọn thực hiện và nhân rộng các mô hình giảm nghèo tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng chương trình hỗ trợ về đào tạo nghề, tạo việc làm và hỗ trợ giải quyết việc làm cho các đối tượng thụ hưởng lựa chọn chuyển đổi nghề thay cho hỗ trợ đất sản xuất.
e) Sở Xây dựng phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo lồng ghép đối tượng thụ hưởng theo Đề án hỗ trợ nhà ở quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung hỗ trợ đất ở của chính sách này.
g) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương; có cơ chế ưu tiên các đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù vào các mô hình sản xuất.
h) Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các nội dung hỗ trợ của chính sách theo Đề án được duyệt.
m) Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phản biện và giám sát việc thực hiện Đề án; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng, tham gia thực hiện có hiệu quả Đề án.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
a) Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương; phê duyệt danh sách chi tiết hộ thụ hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn để làm cơ sở tổ chức thực hiện.
b) Hàng năm gửi kế hoạch triển khai thực hiện về Ban Dân tộc để Ban Dân tộc tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
c) Giao cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án;
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các phòng, ban, ngành phối hợp với các tổ chức liên quan ở địa phương để triển khai thực hiện Đề án theo kế hoạch của huyện;
đ) Chỉ đạo việc lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách đặc thù với các chương trình, dự án, các chính sách khác trên cùng địa bàn;
e) Chỉ đạo các địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ các hộ thụ hưởng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai; thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất theo quy định.
g) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.
h) Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ban Dân tộc tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Trực tiếp tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách cho đối tượng thụ hưởng trên địa bàn đúng quy trình, thủ tục và định mức theo quy định.
b) Công khai danh sách hộ thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của chính sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở bình xét của các ấp. Hàng năm rà soát, đề xuất đưa ra khỏi danh sách và không thực hiện hỗ trợ đối với đối tượng thụ hưởng các nội dung của chính sách đã thoát nghèo.
c) Kịp thời phản ảnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ của chính sách về Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo Ban Dân tộc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết.
KẾT LUẬN
Đề án thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020 được xây dựng đúng theo các nội dung quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 02/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc. Đối tượng thụ hưởng và nhu cầu thực hiện chính sách được rà soát, xác định tổng hợp vào Đề án đảm bảo đầy đủ, chính xác theo đúng phạm vi, trình tự, thủ tục, các tiêu chí đánh giá, định mức quy định và điều kiện thực tế của địa phương. Hình thức hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng từng nội dung của chính sách được xác định phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và điều kiện cụ thể của số đối tượng được lựa chọn. Nhu cầu vốn thực hiện Đề án được phân kỳ hàng năm trong giai đoạn 2017 - 2020 được phân bổ theo khả năng cân đối ngân sách. Hàng năm, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
Đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn; hỗ trợ thiết thực, phù hợp trong công tác giảm nghèo bền vững cho vùng dân tộc thiểu số tỉnh Cà Mau./.
(Kèm theo nội dung Đề án có các Biểu số liệu liên quan từ số 01 đến 06)
(Kèm theo Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT |
Tên huyện, thị xã |
Tổng số hộ hưởng các chính sách |
Tổng vốn NSTW giai đoạn 2016 - 2020 |
Đất sản xuất |
|||||||||||
Tổng số (5+6+7) |
Vốn hỗ
trợ cho hộ |
Vốn định canh định cư (cột 24) |
Tổng vốn
bố trí cho vay (NSTW) |
Hỗ trợ đất sản xuất |
Hỗ trợ chuyển đổi nghề |
||||||||||
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Vốn NSTW hỗ trợ |
|
Vốn NSTW hỗ trợ |
|||||||||||
Tổng |
Vốn hỗ trợ cho hộ |
Vốn bố trí cho vay |
Số hộ |
Tổng |
Vốn hỗ trợ cho hộ |
Vốn bố trí cho vay |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
1 |
H. Trần V Thời |
4.109 |
144.219,00 |
18.105,00 |
63.846 |
62.268 |
1.038 |
454,25 |
49.968 |
13.628 |
36.340 |
615 |
24.219 |
2.691 |
21.528 |
2 |
H. Đầm Dơi |
4.227 |
110.573,00 |
22.781,00 |
8.000 |
79,792 |
1.317 |
576,10 |
63.371 |
17.283 |
46.088 |
828 |
32.607 |
3.623 |
28.984 |
3 |
H. U Minh |
3.844 |
112.587,00 |
24.163,00 |
15.348 |
73.076 |
1.597 |
698,60 |
76.846 |
20.958 |
55.888 |
434 |
17.087 |
1.899 |
15.188 |
4 |
H. Thới Bình |
512 |
27.196,50 |
2.620,50 |
15.000 |
9.576 |
152 |
66,45 |
7.310 |
1.994 |
5.316 |
101 |
3.983 |
443 |
3.540 |
5 |
H. Phú Tân |
406 |
20.581,00 |
1.436,00 |
14.285 |
4.860 |
85 |
37,15 |
4.087 |
1.115 |
2.972 |
54 |
2.124 |
236 |
1.888 |
6 |
H. Năm Căn |
220 |
12.339,50 |
1.183,50 |
8.000 |
3.156 |
90 |
39,45 |
4.340 |
1.184 |
3.156 |
0 |
0 |
0 |
0 |
7 |
H. Ngọc Hiển |
495 |
10.561,00 |
1.925,00 |
0 |
8.636 |
78 |
34,25 |
3.768 |
1.028 |
2.740 |
151 |
5.958 |
662 |
5.296 |
8 |
H. Cái Nước |
148 |
4.199,00 |
831,00 |
0 |
3.368 |
40 |
17,50 |
1.925 |
525 |
1.400 |
56 |
2.214 |
246 |
1.968 |
9 |
Thành phố Cà Mau |
11 |
393,00 |
33,00 |
0 |
360 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
6 |
270 |
30 |
240 |
|
Tổng cộng: |
13.972 |
442.649,00 |
73.078,00 |
124.479 |
245.092 |
4.397 |
1.923,75 |
211.613 |
57.713 |
153.900 |
2.245 |
88.461 |
9.829 |
78.632 |
Số TT |
Tên huyện, thị xã |
Nước sinh hoạt |
Vay vốn tín dụng |
Bố trí sắp xếp ổn định dân cư |
|
Đất ở (thực hiện bằng vốn NS tỉnh) |
|||||||||
Số hộ |
Vốn hỗ trợ |
Số hộ |
Vốn hỗ trợ cho vay |
Số hộ |
Số điểm ĐCĐC |
Vốn hỗ trợ từ NSTW |
Số hộ |
Diện tích (ha) |
Vốn hỗ trợ từ NSĐP |
||||||
Tập trung |
Xen ghép |
Tổng |
Vốn hỗ trợ cho hộ |
Vốn bố trí cho vay |
|||||||||||
|
|
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
|
1 |
H. Trần V Thời |
1.191 |
1.786,50 |
110 |
4.400 |
323 |
1 |
4 |
63.846 |
832 |
14,56 |
12.627 |
10.919 |
1.708 |
|
2 |
H. Đầm Dơi |
1.250 |
1.875,00 |
118 |
4.720 |
40 |
0 |
2 |
8.000 |
674 |
11,79 |
10.358 |
8.846 |
1.512 |
|
3 |
H. U Minh |
871 |
1.306,50 |
50 |
2.000 |
54 |
1 |
1 |
15.348 |
838 |
14,67 |
14.411 |
11.003 |
3.408 |
|
4 |
H. Thới Bình |
123 |
184,50 |
18 |
720 |
72 |
0 |
4 |
15.000 |
46 |
0,81 |
693 |
609 |
84 |
|
5 |
H. Phú Tân |
57 |
85,50 |
0 |
0 |
145 |
1 |
1 |
14.285 |
65 |
1,14 |
892 |
852 |
40 |
|
6 |
H. Năm Căn |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
40 |
0 |
2 |
8.000 |
90 |
1,57 |
1.179 |
1.179 |
0 |
|
7 |
H. Ngọc Hiển |
157 |
235,50 |
15 |
600 |
0 |
0 |
0 |
0 |
94 |
1,64 |
1.305 |
1.233 |
72 |
|
8 |
H. Cái Nước |
40 |
60,00 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
12 |
0,24 |
180 |
180 |
0 |
|
9 |
Thành phố Cà Mau |
2 |
3,00 |
3 |
120 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
|
|
Tổng cộng: |
3.691 |
5.536,50 |
314 |
12.560 |
674 |
3 |
14 |
124.479 |
2.651 |
46,43 |
41.644 |
34.820 |
6.824 |
BIỂU CHI TIẾT HÌNH THỨC HỖ TRỢ THEO TỪNG NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
(Kèm theo Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
Đơn vị tính: hộ
|
|
Hỗ trợ Đất ở |
Hỗ trợ đất sản xuất |
Nước sinh hoạt |
Vay vốn ưu đãi để SXKD (Hộ lập PA để vay tiền phát triển SXKD) |
Bố trí sắp xếp ổn định dân cư |
||||||||||||||
Tổng số hộ |
Hình thức hỗ trợ |
Tổng số hộ |
Đất sản xuất |
Chuyển đổi ngành nghề |
Tổng số hộ |
Hình thức hỗ trợ |
Tổng số hộ |
Hình thức |
||||||||||||
Chính quyền địa phương bố trí |
Địa phương hỗ trợ KP, hộ tự tạo quỹ đất ở |
Số hộ |
Hình thức hỗ trợ |
Số hộ |
Hình thức hỗ trợ |
Hỗ trợ nối mạng nước tập trung |
Hỗ trợ khoan giếng nước phân tán |
Hình thức khác (mua bồn chứa...) |
ĐCĐC tập trung (DA) |
ĐCĐC xen ghép (DA) |
||||||||||
Chính quyền địa phương bố trí |
Địa phương hỗ trợ KP, hộ tự tạo quỹ đất SX |
Mua sắm MM, c. cụ SX |
ĐT nghề, hỗ trợ tạo việc làm |
SX tiểu thủ CN, buôn bán |
||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
1 |
Huyện Trần Văn Thời |
832 |
0 |
832 |
1.653 |
1.038 |
0 |
1.038 |
615 |
213 |
152 |
250 |
1.191 |
103 |
518 |
570 |
110 |
323 |
1 |
4 |
2 |
Huyện Đầm Dơi |
674 |
0 |
674 |
2.145 |
1.317 |
0 |
1.317 |
828 |
310 |
319 |
199 |
1.250 |
413 |
646 |
191 |
118 |
40 |
0 |
2 |
3 |
Huyện U Minh |
838 |
0 |
838 |
2.031 |
1.597 |
0 |
1.597 |
434 |
293 |
107 |
34 |
871 |
171 |
545 |
155 |
50 |
54 |
1 |
1 |
4 |
Huyện Thới Bình |
46 |
0 |
46 |
253 |
152 |
0 |
152 |
101 |
46 |
47 |
8 |
123 |
51 |
72 |
0 |
18 |
72 |
0 |
4 |
5 |
Huyện Phú Tân |
65 |
0 |
65 |
139 |
85 |
0 |
85 |
54 |
10 |
33 |
11 |
57 |
6 |
41 |
10 |
0 |
145 |
1 |
1 |
6 |
Huyện Năm Căn |
90 |
0 |
90 |
90 |
90 |
0 |
90 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
40 |
0 |
2 |
7 |
Huyện Ngọc Hiển |
94 |
0 |
94 |
229 |
78 |
0 |
78 |
151 |
61 |
53 |
37 |
157 |
15 |
50 |
92 |
15 |
0 |
0 |
0 |
8 |
Huyện Cái Nước |
12 |
0 |
12 |
96 |
40 |
0 |
40 |
56 |
25 |
10 |
21 |
40 |
0 |
40 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
9 |
Thành phố Cà Mau |
0 |
0 |
0 |
6 |
0 |
0 |
0 |
6 |
0 |
0 |
6 |
2 |
0 |
2 |
0 |
3 |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng số |
2.651 |
0 |
2.651 |
6.642 |
4.397 |
0 |
4.397 |
2.245 |
958 |
721 |
566 |
3.691 |
759 |
1.914 |
1.018 |
314 |
674 |
3 |
14 |
BIỂU CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ VỀ ĐẤT Ở
(Kèm theo Đề án thực hiện
chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
|
|
Tổng nhu cầu hỗ trợ đất ở (Vốn ngân sách tỉnh) |
Hỗ trợ hộ không đất ở và thiếu đất ở trên 80% (áp dụng định mức hỗ trợ hộ không đất ở) |
Hỗ trợ hộ thiếu đất ở từ trên 50% đến 80% (áp dụng định mức hỗ trợ bằng 80% định mức hỗ trợ hộ không đất ở) |
Hỗ trợ hộ thiếu đất ở từ trên 30% đến 50% (áp dụng định mức hỗ trợ bằng 50% định mức hỗ trợ hộ không đất ở) |
|||||||||||||
Tổng số hộ (hộ) |
Tổng diện tích đất ở (ha) |
Tổng vốn NS tỉnh hỗ trợ (Tr.đ) |
Trong đó |
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
||||||
Hỗ trợ cho hộ (Tr.đ) |
Vốn vay ưu đãi (Tr.đ) |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
|||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
11 |
12 |
13 |
14 |
16 |
17 |
18 |
19 |
21 |
22 |
1 |
Huyện Trần Văn Thời |
832 |
14,56 |
12.627 |
10.919 |
1.708 |
499 |
9,98 |
7.485 |
0 |
208 |
3,33 |
2.496 |
1.088 |
125 |
1,25 |
938 |
620 |
2 |
Huyện Đầm Dơi |
674 |
11,79 |
10.358 |
8.846 |
1.512 |
404 |
8,08 |
6.060 |
0 |
169 |
2,70 |
2.028 |
992 |
101 |
1,01 |
758 |
520 |
3 |
Huyện U Minh |
838 |
14,67 |
14.411 |
11.003 |
3.408 |
503 |
10,06 |
7.545 |
0 |
210 |
3,36 |
2.520 |
2.368 |
125 |
1,25 |
938 |
1.040 |
4 |
Huyện Thới Bình |
46 |
0,81 |
693 |
609 |
84 |
28 |
0,56 |
420 |
0 |
12 |
0,19 |
144 |
64 |
6 |
0,06 |
45 |
20 |
5 |
Huyện Phú Tân |
65 |
1,14 |
892 |
852 |
40 |
39 |
0,78 |
585 |
0 |
16 |
0,26 |
192 |
0 |
10 |
0,10 |
75 |
40 |
6 |
Huyện Năm Căn |
90 |
1,57 |
1.179 |
1.179 |
0 |
54 |
1,08 |
810 |
0 |
22 |
0,35 |
264 |
0 |
14 |
0,14 |
105 |
0 |
7 |
Huyện Ngọc Hiển |
94 |
1,64 |
1.305 |
1.233 |
72 |
56 |
1,12 |
840 |
0 |
24 |
0,38 |
288 |
32 |
14 |
0,14 |
105 |
40 |
8 |
Huyện Cái Nước |
12 |
0,24 |
180 |
180 |
0 |
12 |
0,24 |
180 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
9 |
Thành phố Cà Mau |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
|
Tổng số |
2.651 |
46,43 |
41.644 |
34.820 |
6.824 |
1.595 |
31,90 |
23.925 |
0 |
661 |
10,58 |
7.932 |
4.544 |
395 |
3,95 |
2.963 |
2.280 |
BIỂU CHI TIẾT NHU CẦU HỖ TRỢ VỀ ĐẤT SẢN XUẤT
(Kèm theo Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
Số TT |
Tên huyện,thành phố |
Tổng nhu cầu
hỗ trợ
đất sản xuất |
Hỗ trợ
hộ không đất SX và thiếu đất SX
trên 80% |
||||||||||||||
Đất sản xuất |
Chuyển đổi nghề |
Đất sản xuất |
Chuyển đổi nghề |
||||||||||||||
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Số tiền (Tr.đ) |
||||||||
Tổng số |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Tổng số |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
5 |
6 |
7 |
|
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
1 |
Huyện Trần Văn Thời |
1.038 |
454,25 |
49.968 |
13.628 |
36.340 |
615 |
24.219 |
2.691 |
21.528 |
623 |
311,50 |
9.345 |
24.920 |
369 |
1.845 |
14.760 |
2 |
Huyện Đầm Dơi |
1.317 |
576,10 |
63.371 |
17.283 |
46.088 |
828 |
32.607 |
3.623 |
28.984 |
790 |
395,00 |
11.850 |
31.600 |
497 |
2.485 |
19.880 |
3 |
Huyện U Minh |
1.597 |
698,60 |
76.846 |
20.958 |
55.888 |
434 |
17.087 |
1.899 |
15.188 |
958 |
479,00 |
14.370 |
38.320 |
260 |
1.300 |
10.400 |
4 |
Huyện Thới Bình |
152 |
66,45 |
7.310 |
1.994 |
5.316 |
101 |
3.983 |
443 |
3.540 |
91 |
45,50 |
1.365 |
3.640 |
61 |
305 |
2.440 |
5 |
Huyện Phú Tân |
85 |
37,15 |
4.087 |
1.115 |
2.972 |
54 |
2.124 |
236 |
1.888 |
51 |
25,50 |
765 |
2.040 |
32 |
160 |
1.280 |
6 |
Huyện Năm Căn |
90 |
39,45 |
4.340 |
1.184 |
3.156 |
0 |
0 |
0 |
0 |
54 |
27,00 |
810 |
2.160 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Huyện Ngọc Hiển |
78 |
34,25 |
3.768 |
1.028 |
2.740 |
151 |
5.958 |
662 |
5.296 |
47 |
23,50 |
705 |
1.880 |
91 |
455 |
3.640 |
8 |
Huyện Cái Nước |
40 |
17,50 |
1.925 |
525 |
1.400 |
56 |
2.214 |
246 |
1.968 |
24 |
12,00 |
360 |
960 |
34 |
170 |
1.360 |
9 |
Thành phố Cà Mau |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
6 |
270 |
30 |
240 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
6 |
30 |
240 |
|
Tổng số |
4.397 |
1.923,75 |
211.613 |
57.713 |
153.900 |
2.245 |
88.461 |
9.829 |
78.632 |
2.638 |
1.319,00 |
39.570 |
105.520 |
1.350 |
6.750 |
54.000 |
Số TT |
Tên huyện, thành phố |
Hỗ trợ hộ thiếu đất SX từ trên 50% đến 80% (áp dụng định mức hỗ trợ bằng 80% định mức hỗ trợ hộ không đất SX) |
Hỗ trợ hộ thiếu đất SX từ trên 50% đến 80% (áp dụng định mức hỗ trợ bằng 80% định mức hỗ trợ hộ không đất SX) |
||||||||||||
Đất sản xuất |
Chuyển đổi nghề |
Đất sản xuất |
Chuyển đổi nghề |
||||||||||||
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Diện tích đất (ha) |
Số tiền (Tr.đ) |
Số hộ (hộ) |
Số tiền (Tr.đ) |
||||||
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
Hỗ trợ cho hộ |
Vốn vay ưu đãi |
||||||||
1 |
2 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
1 |
Huyện Trần Văn Thời |
260 |
104,00 |
3.120 |
8.320 |
154 |
616 |
4.928 |
155 |
38,75 |
1.163 |
3.100 |
92 |
230 |
1.840 |
2 |
Huyện Đầm Dơi |
329 |
131,60 |
3.948 |
10.5281 |
207 |
828 |
6.624 |
198 |
49,50 |
1.485 |
3.960 |
124 |
310 |
2.480 |
3 |
Huyện U Minh |
399 |
159,60 |
4.788 |
12.768 |
109 |
436 |
3.488 |
240 |
60,00 |
1.800 |
4.800 |
65 |
163 |
1.300 |
4 |
Huyện Thới Bình |
38 |
15,20 |
456 |
1.216 |
25 |
100 |
800 |
23 |
5,75 |
173 |
460 |
15 |
38 |
300 |
5 |
Huyện Phú Tân |
21 |
8,40 |
252 |
672 |
14 |
56 |
448 |
13 |
3,25 |
98 |
260 |
8 |
20 |
160 |
6 |
Huyện Năm Căn |
23 |
9,20 |
276 |
736 |
0 |
0 |
0 |
13 |
3,25 |
98 |
260 |
0 |
0 |
0 |
7 |
Huyện Ngọc Hiển |
20 |
8,00 |
240 |
640 |
38 |
152 |
1.216 |
11 |
2,75 |
83 |
220 |
22 |
55 |
440 |
8 |
Huyện Cái Nước |
10 |
4,00 |
120 |
320 |
14 |
56 |
448 |
6 |
1,50 |
45 |
120 |
8 |
20 |
160 |
9 |
Thành phố Cà Mau |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0,00 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng số |
1.100 |
440,00 |
13.200 |
35.200 |
561 |
2.244 |
17.952 |
659 |
164,75 |
4.943 |
13.180 |
334 |
835 |
6.680 |
TỔNG HỢP CHI TIẾT NGUỒN VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐCĐC TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
Số tiền tính bằng: Triệu đồng
TT |
TÊN DỰ ÁN |
Địa điểm thực hiện dự án ĐCĐC |
Đối tượng du canh, du cư |
Tổng mức đầu tư để hoàn thành dự án (theo QĐ 1342/QĐ-TTg) |
Tổng mức đầu tư để hoàn thành dự án (Khái toán theo nhu cầu thực tế của tỉnh) |
Vốn Trung ương đã cấp |
Vốn đề nghị TW để hoàn thành dự án hoặc thanh toán nợ |
|||||||||||
Vốn Trung ương |
Vốn ĐP và lồng ghép |
Vốn Trung ương |
Vốn ĐP và lồng ghép |
Tổng số |
ĐTPT |
Vốn SN |
Tổng số |
Vốn ĐTPT |
Vốn SN |
|||||||||
Số hộ |
Số khẩu |
Tổng số |
ĐTPT |
Vốn SN |
Tổng số |
ĐTPT |
Vốn SN |
|||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
CỘNG (I) + (II): |
|
965 |
4.531 |
45.520 |
22.717 |
22.803 |
3.996 |
170.406 |
147.301 |
23.105 |
33.217 |
45.927 |
42.262 |
3.665 |
124.479 |
105.039 |
19.440 |
I |
CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN DỞ DANG |
|
364 |
1.820 |
19.885 |
16.331 |
3.554 |
2.780 |
67.560 |
60.575 |
6.985 |
26.161 |
45.927 |
42.262 |
3.665 |
21.633 |
18.313 |
3.320 |
A |
Dự án ĐCĐC tập trung |
|
364 |
1.820 |
19.885 |
16.331 |
3.554 |
2.780 |
67.560 |
60.575 |
6.985 |
26.161 |
45.927 |
42.262 |
3.665 |
21.633 |
18.313 |
3.320 |
1 |
Dự án ĐCĐC Vàm kênh Lung Ranh (theo QĐ 1342 là DA Lung Danh) |
xã Khánh Hội, huyện U Minh |
130 |
650 |
11.332 |
9.130 |
2.202 |
1.530 |
55.595 |
50.290 |
5.305 |
0 |
44.247 |
42.262 |
1.985 |
11.348 |
8.028 |
3.320 |
2 |
Dự án ĐCĐC Vàm kênh Cái Cám (theo QĐ 1342 là DA Ba Tinh) |
Xã Tân Hải, huyện Phú Tân (theo QĐ 1342 là xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) |
234 |
1.170 |
8.553 |
7.201 |
1.352 |
1.250 |
11.965 |
10.285 |
1.680 |
26.161 |
1.680 |
0 |
1.680 |
10.285 |
10.285 |
0 |
II |
CÁC DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI |
|
601 |
2.711 |
25.635 |
6.386 |
19.249 |
1.216 |
102.846 |
86.726 |
16.120 |
7.056 |
0 |
0 |
0 |
102.846 |
86.726 |
16.120 |
A |
Dự án ĐCĐC tập trung |
|
294 |
1.176 |
7.603 |
6.386 |
1.217 |
340 |
40.846 |
33.406 |
7.440 |
7.056 |
0 |
0 |
0 |
40.846 |
33.406 |
7.440 |
1 |
DA ĐCĐC Vàm kênh Ba Tinh |
xã Khánh Bình Tây bắc, huyện Trần Văn Thời |
294 |
1.176 |
7.603 |
6.386 |
1.217 |
340 |
40.846 |
33.406 |
7.440 |
7.056 |
0 |
0 |
0 |
40.846 |
33.406 |
7.440 |
B |
Dự án ĐCĐC xen ghép |
Các huyện trong tinh |
307 |
1.535 |
18.032 |
0 |
18.032 |
876 |
62.000 |
53.320 |
8.680 |
0 |
0 |
0 |
0 |
62.000 |
53.320 |
8.680 |
1 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Nguyễn Phích, huyện U Minh |
xã Nguyễn Phích, huyện U Minh |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
2 |
Điểm ĐCĐC xen ghép Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời |
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời |
55 |
275 |
3.231 |
0 |
3.231 |
157 |
11.000 |
9.460 |
1.540 |
0 |
|
|
|
11.000 |
9.460 |
1.540 |
3 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời |
xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời |
15 |
75 |
881 |
0 |
881 |
43 |
3.000 |
2.580 |
420 |
0 |
|
|
|
3.000 |
2.580 |
420 |
4 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Khánh Bình Tây Bắc, H. Trần Văn Thời |
xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời |
30 |
150 |
1.762 |
0 |
1.762 |
86 |
6.000 |
5.160 |
840 |
0 |
|
|
|
6.000 |
5.160 |
840 |
5 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời |
xã Khánh Binh Đông, huyện Trần Văn Thời |
15 |
75 |
881 |
0 |
881 |
43 |
3.000 |
2.580 |
420 |
0 |
|
|
|
3.000 |
2.580 |
420 |
6 |
Điểm ĐCĐC xen ghép Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân |
Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
7 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Tân Phú, huyện Thới Bình |
xã Tân Phú, huyện Thới Bình |
15 |
75 |
881 |
0 |
881 |
43 |
3.000 |
2.580 |
420 |
0 |
|
|
|
3.000 |
2.580 |
420 |
8 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Tân lộc Bắc, huyện Thới Bình |
xã Tân lộc Bắc, huyện Thới Bình |
17 |
85 |
996 |
0 |
996 |
48 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
9 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Tân lộc Đông, huyện Thới Bình |
xã Tân lộc Đông, huyện Thới Bình |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
10 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình |
xã Hồ Thị Kỳ, huyện Thới Bình |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
11 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi |
xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
12 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi |
xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
13 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Đất Mới, huyện Năm Căn |
xã Đất Mới, huyện Năm Căn |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
14 |
Điểm ĐCĐC xen ghép xã Lâm Hải, huyện Năm Căn |
xã Lâm Hải, huyện Năm Căn |
20 |
100 |
1.175 |
0 |
1.175 |
57 |
4.000 |
3.440 |
560 |
0 |
|
|
|
4.000 |
3.440 |
560 |
(Kèm theo chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020)
Đơn vị tính: Hộ
Số TT |
Tên huyện, thành phố Cà Mau |
Tổng hợp hộ thụ hưởng nội dung hỗ trợ đất ở đồng thời với nội dung hỗ trợ đất sản xuất |
Ghi chú |
||||
Tổng số |
Hộ không có đất ở và hộ thiếu đất ở trên 80% |
Hộ thiếu đất ở so với hạn mức bình quân chung của tỉnh |
|||||
Tổng số hộ thiếu đất ở |
Thiếu từ trên 50% đến 80% |
Thiếu từ 30% đến 50% |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 |
Huyện Trần Văn Thời |
767 |
499 |
268 |
174 |
94 |
|
2 |
Huyện Đầm Dơi |
617 |
404 |
213 |
138 |
75 |
|
3 |
Huyện U Minh |
712 |
503 |
209 |
136 |
73 |
|
4 |
Huyện Thới Bình |
43 |
28 |
15 |
10 |
5 |
|
5 |
Huyện Phú Tân |
63 |
39 |
24 |
16 |
8 |
|
6 |
Huyện Năm Căn |
90 |
54 |
36 |
22 |
14 |
|
7 |
Huyện Ngọc Hiển |
91 |
56 |
35 |
23 |
12 |
|
8 |
Huyện Cái Nước |
12 |
12 |
0 |
0 |
0 |
|
9 |
Thành phố Cà Mau |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
Tổng số |
2.395 |
1.595 |
800 |
519 |
281 |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây