Quyết định 1521/QĐ-TLĐ năm 2006 về quy chế tạm thời về việc thành lập tổ chức quản lý hoạt động Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Quyết định 1521/QĐ-TLĐ năm 2006 về quy chế tạm thời về việc thành lập tổ chức quản lý hoạt động Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 1521/QĐ-TLĐ | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam | Người ký: | Cù Thị Hậu |
Ngày ban hành: | 29/09/2006 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1521/QĐ-TLĐ |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Cù Thị Hậu |
Ngày ban hành: | 29/09/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1521/QĐ-TLĐ |
ngày 29 tháng 9 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ VIỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Căn cứ Chương trình toàn khoá (khoá IX) của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Xét đề nghị của Ban Chính sách Kinh tế Xã hội Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3: Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ VlỆC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1521/QĐ-TLĐ ngày 29 tháng 9 năm 2006)
Điều 1. Mục đích thành lập Quỹ
Quỹ Hỗ trợ cán bộ công đoàn tại cơ sở được thành lập nhằm hỗ trợ cho cán bộ công đoàn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Điều 2. Phạm vi điểu chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Quy chế này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (gọi chung là công đoàn ngành TW), Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là LĐLĐ tỉnh).
2. Đối tượng áp dụng Quỹ bao gồm:
2.1 Đối tượng trích nộp kinh phí thường xuyên vào quỹ ỉa công đoàn cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
2.2 Đốt tượng vận động ủng hộ Quỹ:
a. Cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
b. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2.3 Đối tượng thụ hưởng là cán bộ công đoàn cơ sở.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động Quỹ.
1. Tự cân đối thu, chi; công khai, dân chủ, minh bạch và phi lợi nhuận.
2. Tổ chức quản lý hoạt động quỹ theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Trong thời gian thí điểm, Quỹ không có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu của Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, công đoàn Ngành TW.
Điều 4. Nhiệm vụ quyền hạn của ban quản lý quỹ.
1. Chấp hành sự chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, công đoàn Ngành TW.
2. Tổ chức quản lý quỹ và các tài sản được giao theo đúng quy định của Tổng Liên đoàn.
3. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ; trình Trưởng Ban quản lý Quỹ ra quyết định hỗ trợ.
4. Thực hiện chi theo các nội dung quy định tại Điều 6 quy chế này;
5. Hằng năm lập kế hoạch thu chi, báo cáo quyết toán trình Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, công đoàn Ngành TW phê duyệt.
1.Công đoàn cơ sở trích 30% từ phần đoàn phí nộp lên Công đoàn cấp trên cho Quỹ
2. Đóng góp tự nguyện của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và lao động
3. Hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền các cấp.
4. Hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
5. Hỗ trợ của các cấp công đoàn.
6. Lãi tiền gửi của Quỹ trong tài khoản.
1. Hỗ trợ đối tượng quy định tại Điều 7 quy chế này.
2.Chi phí cho hoạt động hỗ trợ liên quan đến việc bảo vệ cán bộ công đoàn tại cơ sở.
3.Chi cho hoạt động phát triển Quỹ.
4.Chi hoạt động hành chính Quỹ.
ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 7. Đối tượng được Quỹ hỗ trợ.
Đối tượng được Quỹ hỗ trợ là Chủ lịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường vụ công đoàn cơ sở.
Điều 8. Điều kiện được hỗ trợ.
Các đối tượng quy định tại Điều 7 gặp khó khăn trong cuộc sống và công tác khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có một trong hai điều kiện sau:
1. Bị người sừ dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hoặc bị sa thải trái pháp luật.
2. Bị chuyển làm công việc khác không phù hợp với ngành nghề đào tạo, có mức lương thấp hơn 30% so với lương hiện hưởng.
1. Trợ cấp một phần thu nhập do bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập.
2. Hỗ trợ một phần chi phí khi vụ việc được khởi kiện ra tòa án
1. Đối tượng quy định tại khoản l Điều 8 được các khoản hỗ trợ sau:
a. Hỗ trợ ngay sau khi bị chấm dứt hợp đồng lao động 02 tháng lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
b. Được hỗ trợ hàng tháng bằng l,5 tháng lương tối thiểu cho thời gian người cán bộ công đoàn chưa tìm được việc làm, thời gian hưởng tối đa không quá 6 tháng.
c Nếu tranh chấp lao động giữa người lao động là cán bộ công đoàn và người sử đụng lao động được đưa ra giải quyết tại Tòa án thì tùy theo từng vụ việc cụ thể Quỹ hỗ trợ từ 50% đến 100% án phí.
2. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 8 được các khoản hỗ trợ sau.
a. Được Quỹ hỗ trợ bù cho bằng mức lương cũ. Thời gian hỗ trợ bù không quá sáu tháng.
b. Được hỗ trợ như quy định tại Điểm c Khoản 1Điều này.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ QUỸ HỖ TRỢ
Điều11. Trách nhiệm của BCH Công đoàn cơ sở
Khi ở cơ sở có cán bộ công đoàn bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn hoặc bị sa thải trái pháp luật, hoặc bị chuyển công tác theo quy định tại Điều 8 quy chế này thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở làm văn bản gủi công đoàn cấp trên trực tiếp và Ban Quản lý Quỹ đề nghị được hỗ trợ.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị Quỹ hỗ trợ
2. Quyết định, hoặc bản sao quyết đinh đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, hoặc quyết định sa thải, hoặc quyết định chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
3. Các căn cứ chứng minh người cán bộ công đoàn bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, hoặc bị sa thải, hoặc quyết định chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn do thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
4. Các giấy tờ có liên quan đến mức lương của cán bộ công đoàn trước và sau khi chuyển làm việc khác.
Điều 12. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khì nhận được hồ sơ đề nghị của BCH công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp phải có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu đúng đối tượng, đủ điều kiện thì có văn bản đề nghị Ban Quản lý Quỹ hỗ trợ. Nếu không đúng đối tượng và không đủ điều kiện theo quy định thì trả lời bằng văn bản cho cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm của ban Quản lý quỹ.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở Ban Quản lý quỹ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo đúng quy định hiện hành. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải ra quyết định hỗ trợ nếu không đủ điều kiện, hoặc trả lời cho cơ sở và cấp trên trực tiếp của cơ sở nếu không đủ điều kiện.
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ.
Điều 14. trình tự, thủ tục thành lập Quỹ.
1. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW giao cho các phòng, ban nghiệp vụ chuẩn bị hồ sơ thành lập Quỹ.
Hồ sơ thành lập quỹ bao gồm:
a. Tờ trình về việc thành lập Quỹ bao gồm một số nội dung chính sau: mục đích thành lập và nguyên tắc hoạt động của Quỹ; nguồn thu, nội dung chi, đối tượng thụ hưởng Quỹ; cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành Quỹ.
b. Dự thảo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phải phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của Ngành, địa phương và khong trái với Quy chế này.
c. Danh sách Ban quản lý Quỹ
3. Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW thẩm định hồ sơ, và ra Quyết định thành lập Quỹ.
Quỹ hỗ trợ cán bộ công đoàn bị giải thể trong các trường hợp sau:
1. Hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích của quỹ.
2. Vi phạm nghiêm trọng các Quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn về tổ chức và hoạt động của Quỹ.
3. Hoạt động không mang lại hiệu quả.
Điều 16. Bộ máy quản lý điều hành Quỹ.
Trong thời gian thí điểm, bộ máy quản lý điều hành quỹ gồm Ban quản lý Quỹ và Văn phòng quỹ.
1. Ban quản lý Quỹ: do Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW ra quyết định bổ nhiệm, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW. Ban quản lý điều hành mọi hoạt động của Quỹ
Ban quản lý có từ 5 đến 7 thành viên đồng chí Chủ tịch, hoặc phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh, Công đoàn TW làm Trưởng ban; Trưởng Ban Tài chính làm Phó Ban; đại diện lãnh đạo các Ban Chính sách Kinh tế-xã hội, Tổ chức, Văn phòng LĐLĐ tỉnh, Công đoàn TW là thành viên.
2. Văn phòng Quỹ là bộ phận thường trực của quỹ, tham mưu giúp việc cho trưởng Ban quản lý giải quyết công việc hằng ngày của Quỹ.
Văn phòng Quỹđặt tại Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh, Công đoàn TW đồng chí Trưởng Ban Tài chính kiêm Phó Ban quản lý Quỹ đồng thời là Chánh Văn phòng Quỹ. Ban Tài chính cử một chuyên viên giúp việc Chánh văn phòng Quỹ.
3. Chế độ làm việc.
Các thành viên Ban quản lý Quỹ và văn phòng Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm .
4. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý, Trưởng Ban quản lý, Chánh Văn phòng Quỹ và các thành viên ban quản lý được quy định trong Điều Lệ Quỹ do Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW ban hành, nhưng không trái quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Quản lý nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát.
1. Ban tài chính (nơi có quỹ) có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm ra giám sát việc thu chi quỹ, xem xét báo cáo quyết toán hàng năm.
2. Ủy ban kiểm tra (nơi có quỹ) có trách nhiệm kiểm tra việc thu chi, quản lý quỹ theo đúng quy định.
Điều 18. Trách nhiệm của Tổng liên đoàn
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thí điểm thành lập Quv hỗ trợ cán bộ công đoàn tại LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải phòng, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Hải Dương và Công đoàn ngành Công nghiệp; Chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh Quy chế hoạt động của Quỹ và phổ biến nhân rộng.
2. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn tham mưu cho Đoàn Chủ tịch hướng dẫn việc trích nộp đoàn phí công đoàn vào Quỹ; mở tài khoản tạm gửi tiếp nhận sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho Quỹ thông qua Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam.
3. Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội là đầu mối tham mưu cho Đoàn Chủ tịch hướng dẫn xây dựng Điều lệ tổ chức hoại. động Quỹ; theo dõi, tập hợp các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này.
4.Các Ban của Tổng Liên đoàn, theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp Đoàn Chủ tịch triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 19. Trách nhiệm của LĐLĐ tỉnh thành phố, Công đoàn ngành TW.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới toàn thể cán bộ đoàn viên, công nhân, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý về mục đích, ý nghĩa việc thành lập Quỹ và nội dung quy chế này để cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hiểu, ủng hộ chủ trương và tham gia đóng góp xây dựng Quỹ.
2. Chuẩn bị hồ sơ và ra quyết định thành lập Quỹ theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
3. Tổ chức triển khai, đưa Quỹ vào hoạt động
4. Chịu trách nhiệm trước Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về mọi hoạt động của Quỹ
5. Hàng năm tổng kết đánh giá kết quả hoạt động Quỹ, kịp thời kiến nghị với Tổng Liên đoàn về những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Điều 20. Khen thưởng, kỷ luật.
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng Quỹ và thực hiện tốt Quy chế này, tùy theo mức độ đóng góp, được LĐLĐ tỉnh, Công đoàn ngành TW hoặc Tổng Liên đoàn tặng Bằng khen.
2. Tập thể, cá nhân vi phạm Quy chế này hoặc Điều lệ Quỹ, tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ sẽ chịu các hình thức kỷ luật.
1. Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Quyết định ban hành.
2. LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành được lựa chọn thí điểm và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.
Những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây