Quyết định 1386/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Biểu trưng và Thuyết minh của Biểu trưng Ngành Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 1386/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Biểu trưng và Thuyết minh của Biểu trưng Ngành Tư pháp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 1386/QĐ-BTP | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: | 29/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1386/QĐ-BTP |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Hà Hùng Cường |
Ngày ban hành: | 29/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1386/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2015 |
V/V PHÊ DUYỆT BIỂU TRƯNG VÀ THUYẾT MINH CỦA BIỂU TRƯNG NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-BTP ngày 19 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ IV;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Biểu trưng và Thuyết minh của Biểu trưng Ngành Tư pháp Việt Nam.
Điều 2. Biểu trưng này thay thế Biểu trưng hiện hành của Ngành Tư pháp.
Các cơ quan, đơn vị trong Ngành Tư pháp được sử dụng Biểu trưng trong các hoạt động đối nội, đối ngoại của Ngành Tư pháp.
Điều 3. Bản quyền tác phẩm Biểu trưng Ngành Tư pháp thuộc về Bộ Tư pháp.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
BIỂU TRƯNG NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1386/BTP-VP ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
THUYẾT MINH CỦA BIỂU TRƯNG NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1386/BTP-VP ngày 29 tháng 7năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Ý nghĩa Biểu trưng
- Tổng thể logo là hình ảnh chiếc khiên và thanh kiếm. Chiếc khiên thể hiện sự chắc chắn, trang nghiêm, mạnh mẽ và mang ý nghĩa bảo vệ; thể hiện vị trí, vai trò của Bộ, Ngành Tư pháp trong việc góp phần xây dựng, bảo vệ pháp luật và thực thi công lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, Ngành Tư pháp. Thanh kiếm tượng trưng cho sự quyền lực, chính trực, công bằng; tượng trưng cho việc Nhà nước trao cho Tư lệnh Ngành Tư pháp cùng toàn Ngành có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện và góp phần thi hành pháp luật một cách đầy đủ, nghiêm minh.
- Các hình ảnh chi tiết:
+ Ngôi sao lớn màu vàng tượng trưng cho sự đoàn kết của toàn dân tộc, sự tự do và thiêng liêng của Tổ quốc, truyền tải thông điệp đây là một nền tư pháp dân chủ, nhân văn, vì con người; thể hiện Bộ, Ngành Tư pháp là cơ quan thực hiện quyền lực của Nhà nước, có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Dòng chữ “Tư pháp Việt Nam” thể hiện sự trang trọng, đoàn kết của toàn Ngành, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó qua từng thời kỳ của lịch sử; sự uyển chuyển của dòng chữ tạo thanh thoát cần thiết, cân bằng giữa tính uy nghiêm, quyền lực và mềm mại, nhân văn, vì con người của Bộ, Ngành Tư pháp.
+ Hình ảnh góc cuốn sách mở tượng trưng cho Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; thể hiện Bộ, Ngành Tư pháp có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng xã hội sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
+ Biểu tượng cành tùng mang ý nghĩa Bộ, Ngành Tư pháp luôn sát cánh cùng Nhân dân, đất nước sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cải cách pháp luật, góp phần thúc đẩy xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Ý nghĩa màu sắc:
Logo sử dụng ba màu chủ đạo là vàng, đỏ và xanh dương kết hợp. Màu vàng thể hiện sự trí tuệ, màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời linh hồn dân tộc Việt Nam - thể hiện nền tư pháp vì đất nước; màu xanh dương thể hiện sự hòa bình, niềm tin, sự trung thực; màu đỏ thể hiện quyền lực và sự nhiệt huyết. Ba màu sắc chủ đạo trên vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa thể hiện được sự mạnh mẽ, nổi bật, đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao.
3. Về font chữ:
Logo sử dụng font chữ .VNCLARENDONH, thể hiện sự nghiêm minh, mạnh mẽ của Bộ, Ngành Tư pháp trong thực thi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
4. Ý nghĩa hình thức thể hiện:
- Cách thể hiện logo 3D theo phong cách hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện được vị trí, vai trò của Bộ, Ngành Tư pháp.
- Logo được thiết kế có thể sử dụng linh hoạt, in ấn trên mọi chất liệu dễ dàng (kim loại, gỗ, thủy tinh, sứ, vải, nhựa…) và sử dụng làm phù hiệu, bảng hiệu, đồng phục, quà tặng, quà lưu niệm…
TỶ LỆ BIỂU TRƯNG NGÀNH TƯ PHÁP VIỆT NAM TRÊN HỆ THỐNG LƯỚI
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1386/BTP-VP ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Tỷ lệ Biểu trưng: cao/ngang = 1.3/1
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây