Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục cây xanh hạn chế trồng và cây cấm trồng trên đường phố trong các đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục cây xanh hạn chế trồng và cây cấm trồng trên đường phố trong các đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 1310/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành: | 26/11/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1310/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành: | 26/11/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1310/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 11 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC CÂY XANH HẠN CHẾ TRỒNG VÀ CẤM TRỒNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Căn cứ Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 61/TTr-SXD ngày 12 tháng 10 năm 2018 và Báo cáo số 220/BC-SXD ngày 07 tháng 11 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục cây xanh hạn chế trồng và cây cấm trồng trên đường phố trong các đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có Phụ lục Danh mục nhóm cây trồng kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
DANH
MỤC CÁC NHÓM CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 1310/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Danh mục cây xanh hạn chế trồng
STT |
LOÀI CÂY |
HỌ THỰC VẬT |
GHI CHÚ |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Bàng |
Terminalia catappa L. |
Combretaceae |
Cây có quả thu hút côn trùng, hay bị sâu lông gây ngứa. |
2 |
Bạch đàn (các loại) |
Eucalyptus spp. |
Myrtaceae |
Cây cao, tán thưa ít phát huy tác dụng bóng mát. |
3 |
Cau vua (Cau bụng) |
Roystonea regia (O.F. Cook) |
Arecaceae |
Rễ, lá, to cứng gây nguy hiểm cho người đi đường, công trình và phương tiện. |
4 |
Dừa |
Cocos nucifera L. |
Arecaceae |
Cây có quả lớn, có nguy cơ rơi gây mất an toàn, chỉ nên trồng dọc các bờ kênh, tuyến rạch, sông chưa được bê tông hóa. |
5 |
Đa, Đề, Da, Sung, Sanh, Si, Gừa |
Ficus spp. |
Moraceae |
Rễ phụ làm hư hại công trình; dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
6 |
Đủng đỉnh |
Caryota mitis Lour. |
Arecaceae |
Quả có chất gây ngứa. |
7 |
Các loại cây ăn quả |
|
|
Cây có quả khuyến khích trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
8 |
Điệp phèo heo |
Enterolobium cylocarpum (Jacq.) Griseb. |
Mimosaceae |
Rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất (gây hư vỉa hè, một đường và có thể ảnh hưởng giao thông); cành nhánh giòn dễ gãy. |
9 |
Gáo trắng |
Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser |
Rubiaceae |
Cành nhánh giòn dễ gãy, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
10 |
Gáo tròn |
Haldina cordifolia (Roxb.) Ridsd. |
Rubiaceae |
Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
11 |
Me |
Traniarindus indica |
Fabaceae |
Cây có quả khuyến khích trẻ em leo trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
12 |
Phượng vĩ |
Delonix olata |
Fabaceae |
Cây rễ nổi làm hư hỏng vỉa hè hay bị mục, rỗng gốc, nguy cơ mất an toàn. |
13 |
Keo các loại |
Acacia spp. |
Mimosaceae |
Cành nhánh giòn, dễ gãy. |
14 |
Lọ nồi, Đại phong tử |
Hydnocarpus anthelmintica Pierre, ex Laness. |
Flacourtiaceae |
Quả to, rụng gây nguy hiểm. |
15 |
Sa kê (cây bánh mì) |
Artocarpus altilis Fosb |
Moraceae |
Không phù hợp cảnh quan đường phố, trồng trong khuôn viên vườn hoa, khu dân cư. |
16 |
Sò đo cam |
Spathodea campanulata |
Bignoniaceace |
Loại cây ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013. |
17 |
Sữa (Mò cua) |
Alstonia scholaris (L.) R. Br. |
Apocynaceae |
Cành nhánh giòn, dễ gãy. Hoa có mùi, gây khó chịu cho người. |
18 |
Xà cừ (Sọ khỉ) |
Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. |
Meliaceae |
Rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất, nguy cơ ngã đổ cao. |
19 |
Trâm ổi (Bông ổi, Ngũ sắc) |
Lantana camara L. |
Verbenaceae |
Loài thuộc danh mục loài ngoại lai xâm nhập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013. |
20 |
Trôm hôi |
Sterculia foetida L. |
Sterculiaceae |
Quả to, hoa có mùi. |
21 |
Viết |
Mimusops elengi Linn |
Sapotaceae |
Cây bị sâu đục thân gây chết khô. Chỉ trồng trong khu vực vùng ven, trong khuôn viên. |
22 |
Bách tán (Tùng bách tán) |
Cocos nucifera L. |
|
Cây lá kim, tán thưa, không phù hợp làm cây bóng mát; cây phù hợp trồng tại Công viên, Quảng trường... |
23 |
Hoàng nam (Huyền diệp) |
Araucaria encelsa R. Br. |
|
Cành lá mọc chếch xuống đất, có tán hẹp, độ che phủ ít. Chỉ phù hợp trồng tại Công viên, Vườn hoa... trụ sở cơ quan. |
24 |
Nho biển |
Delonix regia (Boj.) Raf. |
|
Cây thường bị cong vẹo, phát triển chậm, cành lá rậm rạp; chỉ phù hợp với khu vực ven biển... |
25 |
Tra (Tra làm chiếu) |
Cocoloba uvifera L. |
|
Phù hợp trồng chắn gió, khu vực ven biển, rừng ngập mặn. |
26 |
Chẹo (Nhạc ngựa, Dái ngựa) |
Hibiscus tiliaceus L. |
|
Tốc độ sinh trưởng chậm, chỉ phù hợp trồng tại các tuyến đường vùng ven. |
27 |
Đào đậu (Anh đào giả, Đỗ Mai) |
Swietenia macrophylla King in Hook. |
|
Cành nhánh nhiều, hay bị rệp gây hại; Cây có hoa đẹp, phù hợp trồng tại các khu vực cảnh quan ven sông, kênh mương |
28 |
Hồng điệp (Lôi khoai, Lim lá thắm) |
Gliricidia sepium (Jacq.) Steud. |
|
Cây mới thử nghiệm nhân giống bằng nuôi cấy mô và trồng thử. |
29 |
Sa la (Tha la, Vô ưu, Đầu lân, Hàm rồng) |
Ficus callosa Willd. |
|
Quả chín có mùi hôi; phù hợp trồng trong khuôn viên chùa. |
30 |
Muồng trắng (Bồ kết tây) |
Ficus spp. |
|
Quả chín có mùi hôi; phù hợp trồng trong khuôn viên chùa, công trình văn hóa. |
2. Danh mục cây xanh cấm trồng
STT |
LOÀI CÂY |
HỌ THỰC VẬT |
GHI CHÚ |
|
Tên Việt Nam |
Tên khoa học |
|||
1 |
Bả đậu |
Hura crepitans L. |
Euphorbiaceae |
Thân cây có nhiều gai, mủ và hạt độc. |
2 |
Bồ kết |
Gleditsia fera (Lour.) Merr. |
Caesalpin iaceae |
Thân có nhiều gai rất to. |
3 |
Bồ hòn |
Sapindus mukorossi Gaerin. |
Sapindaceae |
Quả gây độc. |
4 |
Cô ca cảnh |
Erythroxylum novogranatense (Morris) Hieron. |
Erythroxylaceae |
Lá có chất cocain gây nghiện. |
5 |
Gòn |
Ceiba pentandra Gaertn. |
Bombacaceae |
Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả chín phát tán ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
6 |
Lòng mức (các loại) |
Wrightia spp. |
Apocynaceae |
Quả chín phát tán, hạt có lông ảnh hưởng môi trường |
7 |
Mã tiền |
Strychnos nux - vomica L. |
Loganiaceae |
Hạt có chất strychnine gây độc. |
8 |
Me keo |
Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth. |
Mimosaceae |
Thân và cành nhánh có nhiều gai. |
9 |
Ô dầu (củ gấu tàu) |
Aconitum carmichaeli Debeaux |
Ranunculaceae |
Cây có độc tố. |
10 |
Sưng Nam bộ, Son lu |
Semecarpus cochinchinensis Engl. |
Anacardiaceae |
Nhựa cây có chất gây ngứa, lở loét da. |
11 |
Tỏi độc |
Colehicum autumnale L. |
Colchicaceae |
Toàn bộ thân cây tỏi có độc tố gây tử vong cho người và gia súc nếu ăn phải. |
12 |
Thông thiên |
Thevetia peruviana (Pers.) Sch. |
Apocynaceae |
Hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc. |
13 |
Trứng cá |
Muntingia calabura L. |
Elaeocarpaceae |
Quả khuyến khích trẻ em leo trèo: quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố. |
14 |
Trúc đào |
Nerium oleander L. |
Apocynaceae |
Thân và lá có chất độc. |
15 |
Xiro |
Carissa carandas L. |
Apocynaceae |
Thân và cành nhánh có rất nhiều gai. |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây