208654

Quyết định 1155/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập và Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập nhà máy thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La

208654
LawNet .vn

Quyết định 1155/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập và Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập nhà máy thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La

Số hiệu: 1155/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Cầm Văn Chính
Ngày ban hành: 12/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1155/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Cầm Văn Chính
Ngày ban hành: 12/06/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1155/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 12 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TÀ CỌ THUỘC XÃ SỐP CỘP, HUYỆN SỐP CỘP TỈNH SƠN LA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Đê điều ngày 24 tháng 8 năm 2000; Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình Thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001; Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000; Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn đập; Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập của công trình Thủy điện;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 148/TTr-SNN ngày 04 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập và Phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập nhà máy thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La (có Phương án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Chủ nhà máy thuỷ điện Tà Cọ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ Phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du và an toàn đập được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện Sốp Cộp, Sông Mã và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. Tỉnh uỷ (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- TT. UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Lưu VT. (M01), 18bản.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cầm Văn Chính

 

PHƯƠNG ÁN

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TÀ CỌ THUỘC XÃ SỐP CỘP, HUYỆN SỐP CỘP TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

Phần thứ nhất

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TÀ CỌ - NĂM 2013

I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA HỒ CHỨA LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

1. Vị trí xây dựng công trình

Công trình thủy điện Tà Cọ, là bậc thang thứ 1, xây dựng trên suối Nậm Công (Phụ lưu cấp 1 của Sông Mã )

Đập thủy điện Tà Cọ thuộc Bản Tà Cọ, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La cách đường tỉnh lộ 105 khoảng 300m. Nhà máy thuộc bản Cang Cói, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, Tỉnh Sơn La, cách trung tâm thị trấn huyện Sông Mã khoảng 17km.

Bảng tọa độ

Nhà máy

Tuyến đập

X

Y

X

Y

462761

2321445

469885

2319946

2. Nhiệm vụ của công trình

Phát điện hòa lưới Quốc gia với công suất 30.0MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 113.89 triệu kWh.

3. Các thông số chính của công trình

Các thông số chính

Đơn vị

Giá trị

a) Thuỷ văn

 

 

- Diện tích lưu vực

km2

680,0

- Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm

m3/s

12,27

- Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P= 1%

m3/s

1.532

- Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P= 0,2%

m3/s

2.705

b) Hồ chứa

- Cao trình mực nước dâng bình thường

m

689,5

- Cao trình mực nước chết

m

688,0

- Cao trình mực nước hồ ứng với lũ thiết kế

m

691,68

- Cao trình mực nước hồ ứng với lũ kiểm tra

m

693,28

- Dung tích toàn bộ hồ chứa Wtb

106 m3

2,482

- Dung tích hữu ích Whi

106 m3

0,37

c) Tràn xả lũ

Tràn tự do

 

 

Cao trình ngưỡng tràn

m

689,5

Số khoang tràn

Khoang

1,0

Cao trình đỉnh mũi phun

m

675,0

Bề rộng 1 khoang tràn

m

60,0

d) Đập chính

- Cấp thiết kế đập

Cấp III

- Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 285 – 2002

- Dạng đập tràn: Bê tông trọng lực, mặt cắt tràn Ofixerop không chân không

- Hình thức xả

xả đáy

- Lưu lượng xả thiết kế lớn nhất

m3/s

2.705

- Cao trình đỉnh đập

m

695,0

- Chiều dài theo đỉnh đập

m

134,3

- Chiều rộng đỉnh đập

m

5,0

- Chiều cao đập lớn nhất

m

37,2

- Cao trình ngưỡng xả đáy (xả cát)

m

681,5

- Số cửa xả cát

Khoang

1,0

- Kích thước cửa van xả cát (rộng x cao)

mxm

2,0 x 2,5

- Hình thức đóng, mở cửa van

Vít tải 30VĐ

đ) Cửa nhận nước

- Lưu lượng thiết kế

m3/s

20,0

- Số cửa van

Khoang

1,0

- Kích thước cửa van (rộng x cao)

mxm

3,0 x 3,0

- Hình thức đóng mở cửa van

Vít tải 50VĐ

e) Nhà máy

- Công suất lắp máy Nlm

MW

30,0

- Công suất đảm bảo Nđb

MW

6,26

- Số tổ máy

 

03

- Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax

m3/s

20,0

- Lưu lượng nhỏ nhất qua nhà máy Qmin

m3/s

3,68

- Sản lượng điện trung bình năm

106kWh

113,89

II. DIỄN BIẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM MƯA LŨ TRÊN LƯU VỰC HỒ CHỨA

1. Đặc trưng lưu vực trên hồ chứa

Suối Nậm Công là nhánh cấp 1 của hệ thống sông Mã. Dòng chảy qua địa phận các huyện Sông Mã, Sốp Cộp. Dòng chính chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ vào sông Mã tại Bản Kéo, xã Huổi Một, huyện Sông Mã có độ cao đáy suối 300m.

Suối Nậm Công có tổng diện tích lưu vực là Flv = 950km2. Lưu vực suối Nậm Công thuộc loại địa hình miền núi rõ rệt với độ dốc lưu vực và độ dốc lòng sông tương đối lớn, địa hình bị chia cắt mạnh. Địa hình lưu vực suối Nậm Công thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với độ cao trung bình của lưu vực khoảng 1050m. Phần thượng lưu lòng suối nhiều thác ghềnh.

Dưới đây là bảng các đặc trưng hình thái lưu vực suối Nậm Công và tuyến công trình Tà Cọ.

Bảng

Đặc trưng hình thái lưu vực suối Nậm Công

Lưu vực

Flv

(km2)

Ls

(km)

Độ cao bq lưu vực (m)

ξlv

(%)

Bbq lưu vực

(km)

Mật độ lưới sông

Hệ số phân thủy

Hệ số uốn khúc

T.V Nậm Công

868

51,5

978

2,1

18

0.069

2,08

2,32

Tuyến đập Tà Cọ

680

41,5

1000

2,5

20

0.075

1,4

3,02

2. Không khí lạnh và nắng nóng lưu vực

Theo tài liệu của các trạm khí tượng trên lưu vực, chế độ nhiệt trong năm trên lưu vực biến đổi theo mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh, mùa nóng: Từ tháng V÷X với nhiệt độ trung bình vào khoảng 240C.

Nhiệt độ trung bình năm ở các tháng trong suốt thời gian quan trắc dao động khoảng 18÷230C, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động trong khoảng từ 110C ÷ 280C. Phân bố nhiệt độ không khí trung bình trong năm của các trạm khí tượng trong lưu vực xem bảng sau:

Bảng

Nhiệt độ trung bình tháng năm các trạm khí tượng Sơn La và Sông Mã

Trạm đo

Chỉ tiêu

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Cả năm

Sơn La

TB

13.1

14.1

16.7

20.5

24.0

26.3

26.8

26.6

24.6

21.0

17.1

13.8

20.4

Max

20.6

22.8

26.9

29.7

30.6

29.9

29.7

29.4

28.9

26.9

23.8

21.2

26.7

Min

12.2

13.0

14.3

19.1

22.9

23.4

23.9

23.3

22.7

19.5

16.4

11.6

19.0

Sông Mã

TB

14.7

15.6

18.1

22.2

26.2

29.0

29.4

29.0

27.0

23.3

19

15.3

22.4

Max

23.7

26.1

29.9

32.7

33.5

32.3

32.0

31.6

31.6

29.7

26.7

24.1

29.5

Min

10.2

4.0

18.2

19.8

24.2

26.4

26.5

23.9

23.9

21.3

16.0

12.1

20.8

3. Tình hình mưa trên lưu vực

Chế độ mưa trên lưu vực liên quan chặt chẽ với gió mùa, còn lượng mưa tùy thuộc đáng kể bởi địa hình và biến đổi theo không gian và thời gian. Tỉnh Sơn La có lượng mưa ít, lượng mưa trung bình năm khoảng 1200 ÷ 1800mm.

Mùa mưa từ tháng V đến tháng IX lượng mưa chiếm từ 75 ÷ 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau, lượng mưa rất nhỏ chiếm từ 15 ÷ 25%.

Bảng Lượng mưa trung bình tháng năm của trạm Sơn La và Sông Mã

Trạm đo

Chỉ tiêu

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Sơn La

TB

16,4

26,0

39,8

116,5

170,8

253,8

277,2

279,5

155,3

61,8

34,5

12,7

1444,3

Max

98,1

95,2

239,2

220

382

349

457

384

203

168

154

131

457

Min

0

0,8

0

1,2

30,2

78,7

114,6

60,4

57,6

7,1

0,9

0,0

0

Sông Mã

TB

14,7

16,7

33,5

108,3

145,6

215,4

202,1

254,8

111,3

43,7

29,5

9,8

1185,4

Max

62,1

59,4

227,0

303

502

470

504

506

257

167

128

114

506

Min

5,8

2,9

2,6

4,9

91,8

141,9

136,7

36

41,1

0,6

8,4

0,6

0,6

Bản

Khá

TB

28,7

26,3

40,5

123,8

184,5

235,1

258,3

356,9

148,4

78,2

36,6

15,5

1532,6

Max

103,2

81,6

115,8

278,5

329,1

480,3

449,2

608,7

290,6

225,8

156,5

77,3

608,7

Min

0,3

3,4

2,1

33,6

73,0

75,7

90,7

140,4

65,5

16,4

3,2

0,0

0,0

4. Đặc điểm dòng chảy trên lưu vực

Trạm thủy văn Nậm Công nằm ở hạ lưu tuyến công trình và trạm thủy văn Xã Là trên dòng chính sông Mã ở phía hạ lưu vùng nghiên cứu, trạm thủy văn Nậm Ty trên nhánh Nậm Ty thuộc thượng lưu vùng nghiên cứu có các đặc trưng về dòng chảy, mưa, khí tượng khá giống với lưu vực nghiên cứu và tương đối dài nên được chọn làm tài liệu nghiên cứu.

Từ tháng X đến tháng IV năm sau khô, ít mưa, thời tiết này duy trì đến cuối tháng IV, lượng mưa lớn xảy ra vào tháng VII và tháng VIII. Lượng mưa mùa mưa chiếm 75% lượng mưa cả năm.

Kết quả tính toán chuỗi dòng chảy năm được trình bày ở bảng sau:

Các đặc trưng dòng chảy năm của tuyến đập Tà Cọ ở điều kiện tự nhiên

F

(km2)

Q0

(m3/s)

M0

(l/s.km2)

Cv

Cs

Tần suất P(%)

25

50

75

80

85

90

680

12.27

18

0.22

0.44

14

12.1

10.4

10.0

9.5

9.0

5. Dòng chảy lũ trên lưu vực

Dòng chảy lớn nhất lưu vực Tà Cọ trong hệ thống suối Nậm Công nguyên nhân là do mưa rào. Những trận mưa lớn xảy ra do hoạt động mạnh của gió mùa mùa hạ kết hợp ảnh hưởng từ các trận bão lớn đổ bộ vào đất liền từ biển đông cũng như các nhiễu loạn thời tiết biển khác, đáng kể là áp thấp nhiệt đới.

III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẬP, THIẾT BỊ VẬN HÀNH ĐẬP VÀ HOẠT ĐỘNG XÓI LỞ, TÁI TẠO BỜ HỒ CHỨA

1. Đánh giá chất lượng đập

Nhà máy thủy điện Tà Cọ mới đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2012, vì vậy công trình đập dâng đã chịu qua mùa lũ năm 2012. Đập công trình thuỷ điện Tà Cọ là loại đập bê tông tràn tự do có quy mô nhỏ. Qua kiểm tra trước mùa lũ năm 2013 kết quả như sau:

- Độ lún nền, lăng trụ, các vùng chuyển tiếp và các chi tiết của đập: Không

- Biến dạng ngang của đỉnh đập và đập tràn: Không

- Độ thấm của thân đập, vai đập và nền đập: Không

Qua kiểm tra đánh giá đập thủy điện Tà Cọ ở trạng thái làm việc bình thường, tin cậy và an toàn đảm bảo đủ điều kiện đón lũ năm 2013.

2. Đánh giá thiết bị vận hành đập

Việc điều tiết lũ ở đập dâng sử dụng cống xả cát (xả đáy) để xả khi có lũ về. Công ty đã cùng Nhà máy kiểm tra các thiết bị vận hành đập: Gồm các thiết bị nâng hạ cửa van vận hành, cửa van cống xả cát, kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng phục vụ vận hành cho các thiết bị nâng hạ:

- Hệ thống thiết bị nâng hạ cửa van xả đáy: Vận hành tốt

- Hệ thống cấp điện chính cho vận hành cửa van đáy : Vận hành tốt

- Hệ thống cấp điện dự phòng cho vận hành cửa van công trình xả đáy: Vận hành tốt

* Kết luận: Thiết bị vận hành đập đảm bảo vận hành an toàn khi thao tác cho việc xả lũ.

3. Đánh giá về hoạt động xói lở, tái tạo bờ hồ chứa

Do đặc điểm địa hình, địa chất của đập được đặt trên nền đá gốc nên không có hiện tượng xói lở bờ hồ chứa.

IV. DỰ KIẾN CÁC TÌNH HUỐNG MẤT AN TOÀN ĐẬP CÓ THẾ XẢY RA VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

1. Tình huống lún sụt, sạt một phần nền tiếp giáp với mái hạ lưu đập và vai đập

Tình huống này không xảy ra được vì các khu vực này toàn bộ là đá gốc cứng.

2. Tình huống mất toàn bộ nguồn cấp từ hệ thống điện tự dùng nhà máy, từ lưới điện

- Sử dụng máy phát điện Diesel cấp điện cho nhà máy để vận hành tổ máy độc lập và các thiết bị trên đập.

- Thực hiện thao tác chuyển khóa từ chế độ quay điện sang chế độ quay tay. Đồng thời công nhân cùng ca trực thông báo cho ban lãnh đạo nhà máy, trưởng ca vận hành biết để có biện pháp ứng phó kịp thời.

- Sử dụng thêm đèn pin, đèn bão đảm bảo đủ ánh sáng vào ban đêm.

3. Tình huống lưu lượng lũ về hồ lớn, mực nước hồ dâng nhanh, cửa van xả đáy của đập tràn cần được mở để xả lũ nhưng trong quá trình thực hiện thì cửa xả đáy bị kẹt không nâng lên được

- Công nhân trực đập thông báo cho ban lãnh đạo nhà máy, trưởng ca vận hành.

- Nhà máy phát điện với công suất tối đa.

- Giám đốc nhà máy điều động nhân viên của bộ phận kỹ thuật lên đập.

- Thông báo cho chính quyền địa phương khu vực hạ du tình hình lũ lớn về hồ để chuẩn bị phương án xả lũ hồ chứa.

4. Tình huống cửa van xả lũ đã được mở hết nhưng lưu lượng nước về hồ vẫn tăng nhanh có khả năng tràn qua mặt đập

- Thông báo sơ tán khẩn cấp người, tài sản, phương tiện máy móc trong phạm vi có thể bị ảnh hưởng trong trường hợp nước tràn qua mặt đập.

- Thông báo cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp và Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Sơn La để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

- Huy động Ban Chỉ huy chống lụt bão và đội thanh niên xung kích Nhà máy sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

5. Tình huống do ảnh hưởng của bão gây mưa to, gió lớn, gây sạt trượt đường giao thông khu vực công trình, mặt đường bị sạt lở, cây đổ, các phương tiện giao thông phục vụ vận hành và đi lại của nhân dân địa phương không thể đi lại được

Do nhà máy thủy điện Tà Cọ nằm cạnh ngay đường tỉnh lộ 105, nên việc sạt lở (nếu có) chỉ xảy ra trong khoảng hơn 300m đường vận hành nối từ đường tỉnh lộ tới khu nhà ở của nhân viên vận hành và từ nhà vận hành.

- Tại điểm đầu đường vận hành và khoảng cách trên 100 m trong phạm vi chống sạt lở của nhà máy có bảng hướng dẫn chỉ mũi tên để các phương tiện phục vụ giao thông phục vụ vận hành và đi lại của nhân dân địa phương chuyển hướng đi sang cung đường khác có biển báo hướng dẫn kèm theo.

- Rào chắn hai đầu đoạn có cây đổ và mặt đường sạt lở không thể đi lại được để xử lý.

- Lực lượng thủ công dùng cuốc, xẻng, xà beng thông cống để tiêu thoát lưu lượng nước từ lưu vực cống đổ về do mưa to gió lớn.

- Cưa cắt cây, bốc xúc, dọn dẹp và đắp lại nền đường.

+ Dùng cưa máy cắt nhỏ cây, dùng xe cẩu bốc hết số cây đã cưa, cắt lên xe ô tô tự đổ, vận chuyển đổ xa hiện trường cung đường sự cố và dọn dẹp, nạo vét, vệ sinh sạch nền đường.

+ Dùng 2 rọ đá = 2m2 (kích thước rọ:1m x 1m x 1m) đặt 2 đầu mái taluy đường bị khoét sâu, được xếp đầy đá hộc để giữ vật liệu của nền đường chuẩn bị xử lý.

+ Dùng đá hộc xếp chặt từ đáy lên đến cách mặt đường 25cm (lớp dưới 30 m3).

+ Đắp lớp đá 4 x 6 dày 20cm. (8 m3)

+ Đắp lớp đá 1 x 2 dày 5cm. (2 m3)

- Nhân sự: Lực lượng đội xung kích của nhà máy và các lực lượng hỗ trợ khác.

- Vật tư: Vật tư được huy động tại các kho dự trữ PCLB theo Phụ lục kèm theo.

V. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VỀ NHÂN LỰC, VẬT TƯ, VẬT LIỆU DỰ PHÒNG, XE GẮN MÁY, THÔNG TIN LIÊN LẠC, ÁNH SÁNG VÀ PHỐI HỢP VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, CÁC CHỦ ĐẬP VÀ TỔ CHỨC LIÊN QUAN

Phân công, giao trách nhiệm cho các thành viên trong Ban Chỉ huy PCLB Nhà máy Thủy điện Tà Cọ năm 2013.

Ban Chỉ huy giao nhiệm vụ cho đội thanh niên xung kích của nhà máy Thủy Điện Tà Cọ sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có lũ.

1. Công tác chuẩn bị về nhân lực

Công ty đã thành lập Ban PCLB của Nhà máy Thủy Điện Tà Cọ tại Quyết định số 45/QĐ-BM ngày 15 tháng 4 năm 2013 và thành lập Đội xung kích PCLB của Nhà máy Thủy Điện Tà Cọ tại Quyết định số 47/QĐ-BM ngày 18 tháng 4 năm 2013. Đồng thời huy động toàn bộ CBCNV nhà máy tham gia ứng cứu khi có trường hợp khẩn cấp.

Tổ chức diễn tập và kiểm tra quy trình, kỹ thuật xả lũ cho CBCNV Nhà máy nhằm chủ động phòng chống ứng phó, đúc rút kinh nghiệm phòng chống lũ lụt an toàn cho đập, nhà máy và vùng hạ du.

2. Công tác chuẩn bị về vật tư, vật liệu dự phòng, dụng cụ, thiết bị, xe gắn máy, lương thực, thuốc men

Công tác chuẩn bị các loại vật tư, vật liệu dự phòng, dụng cụ, thiết bị xe máy (chi tiết tại Phụ lục số 3)

Đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thuốc men phục vụ cho 30 người trong 03 ngày (chi tiết tại Phụ lục số 3)

3. Công tác chuẩn bị về thông tin liên lạc, ánh sáng

Công ty có máy điện thoại, đặt tại phòng điều khiển trung tâm, khu nhà điều hành và khu ở của CBCNV.

Số điện thoại của vị trí trực PCLB và xả lũ đập tràn nhà máy Thủy Điện Tà Cọ: 0223539424 và 04 bộ đàm liên lạc nội bộ.

Hệ thống thông tin tại nhà máy Thủy Điện Tà Cọ gồm: Thông tin bằng điện thoại, bằng bộ đàm.

Hệ thống loa phóng thanh, còi thông báo xả lũ: Có còi thông báo xả lũ.

Về ánh sáng: chuẩn bị chiếu sáng khi phải xử lý vào ban đêm.

4. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan

- Lấy ý kiến góp ý sự đồng thuận của chính quyền địa phương đối với phương án PCLB bảo đảm an toàn đập Nhà máy Thủy Điện Tà Cọ.

- Kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương khi xảy ra tình huống mất an toàn đập: Phối hợp với chính quyền địa phương khu vực huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La để thông báo và tuyên truyền đến nhân dân vùng hạ du những thông tin về Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Tà Cọ đặc biệt là hiệu lệnh thông báo xả lũ với nhân dân sinh sống phía sau hạ du đập của nhà máy Thủy điện Tà Cọ.

5. Công tác tổ chức thu thập, quan trắc và phối hợp với các tổ chức dự báo khí tượng thủy văn về các thông tin, dự báo khí tượng thủy văn, thông số liên quan đến công tác vận hành hồ (dòng chảy về hồ, mức nước hồ chứa,..)

Tiến hành ghi mực nước về hồ 30 phút một lần qua Camera đặt tại cửa nhận nước để nắm được lưu lượng về hồ và tốc độ dâng của mực nước hồ.

6. Công tác thông tin, phối hợp với các chủ đập có liên quan trên lưu vực hồ chứa

Trên suối Nậm Công hiện có 4 nhà máy là Tà Cọ, Nậm Công 2, Nậm Công 3 và Nậm Công 4, khi có thông báo lũ về nhà máy thủy điện Tà Cọ gọi điện trực tiếp tới Giám đốc 03 nhà máy Thủy điện Nậm Công 2 và Nậm Công 3 và Nậm Công 4 để thông báo kế hoạch chạy máy và xả lũ của thủy điện Tà Cọ.

- Hình thức thông tin: Thông báo qua điện thoại tối thiểu trước 70 phút.

- Người nhận điện thoại: Giám đốc các nhà máy và trưởng ca đương phiên tại 03 nhà máy Thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3, Nậm Công 4.

7. Công tác thông tin, báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Trước mùa lũ hàng năm chúng tôi lập phương án phòng, chống lụt bão gửi về Cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Sơn La để phê duyệt.

Ban Chỉ huy PCLB nhà máy thủy điện Tà Cọ lập báo cáo công việc chuẩn bị trước mùa mưa lũ, làm việc với Ban Chỉ huy PCLB huyện Sốp Cộp và chính quyền địa phương. Cập nhật thông tin thường xuyên về diễn biến mưa lũ xảy ra trên lưu vực, tình hình an toàn đập và hạ du đập nhà máy thủy điện Tà Cọ với các bên liên quan để nhanh chóng khắc phục các tình huống xảy ra.

Phần thứ hai

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TÀ CỌ - NĂM 2013

MỤC ĐÍCH

Xác định, dự kiến được vùng ngập lụt khi xảy ra sự cố.

- Đề ra phương án bảo vệ, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.

- Xây dựng được phương án sơ tán dân cư nhanh chóng, triệt để, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân vùng hạ du.

I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA HỒ CHỨA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT HẠ DU ĐẬP

1. Tên, vị trí xây dựng công trình

- Tên công trình: Công trình thủy điện Tà Cọ

- Vị trí xây dựng: Công trình được xây dựng trên suối Nậm Công là phụ lưu cấp I của sông Mã, thuộc địa bàn xã Sốp Cộp - huyện Sốp Cộp.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Bắc Minh.

Thời gian đưa công trình vào vận hành: Ngày 06 tháng 9 năm 2012.

2. Nhiệm vụ của công trình

Phát điện hòa lưới Quốc gia với công suất 30.0MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 113.89 triệu kWh.

Là trạm Thủy điện điều tiết ngày đêm, trong điều kiện yêu cầu phủ đỉnh. Trạm thủy điện Tà Cọ có thể đảm bảo phát điện hết công suất. Ngoài ra thủy điện Tà Cọ còn tăng thêm độ an toàn lưới điện của khu vực.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA XẢ LŨ/SỰ CỐ ĐẬP VỚI MỨC NƯỚC HẠ LƯU

1. Xác định vị trí đo mức nước hạ lưu

Trong và lân cận lưu vực suối Nậm Công có một số trạm khí tượng và đo mưa, nhưng phân bố không đều. Trong lưu vực nghiên cứu chỉ có 2 trạm đo mưa là Sốp Cộp và Bản Khá. Trạm khí tượng lân cận lưu vực đáng kể nhất có trạm khí tượng Sông Mã, đặt ở thị trấn Sông Mã, hoạt động từ năm 1961 đến nay.

Vì vậy việc lưu lượng cũng như mực nước hạ lưu lấy thông số qua trạm Sông Mã và trạm Xã Là là đảm bảo chất lượng và tin cậy.

2. Xác định các mốc mực nước hạ lưu(tương đối) tương ứng với lưu lượng xả theo tần suất 0,1%; 0,5%; 1% ; 2%; 5%; 10%

Nhà máy thủy điện Tà Cọ thuộc công trình cấp III nên tần suất lũ xét với các mức tương ứng như sau:

TT

Tần suất (%)

Lưu lượng (m3/s)

MNHL (m)

1

0.2

2705

674,37

2

0.5

1927

672,65

3

1

1532

671,16

4

2

1280

670,05

5

5

838

668,84

6

10

618

667,92

Mực nước hạ lưu tại vị trí cách đập 100m về phía hạ lưu.

3. Xác định thời gian mức nước hạ lưu tăng đạt đỉnh mốc, kể từ khi bắt đầu xả

Thời gian mức nước hạ lưu tăng đạt đỉnh mốc, kể từ khi bắt đầu xả là 80 phút.

4. Xác định vùng bị ảnh hưởng tương ứng với mức nước hạ lưu đã được xác lập

Trên suối Nậm Công các bậc thang thủy điện lần lượt là: Thủy điện Tà Cọ, thủy điện Nậm Công 2, thủy điện Nậm Công 3, thủy điện Nậm Công 4.

Phía hạ lưu sau đập nhà máy thủy điện Tà Cọ có độ dốc lớn chủ yếu là vách núi cao do vậy không có dân cư sinh sống và diện tích đất canh tác nông nghiệp. Vì vậy trong mùa mưa lũ không ảnh hưởng tới dân cư và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Ảnh hưởng chủ yếu tới đời sống sinh hoạt của người dân sinh sống bằng săn bắt cá và đi lại qua suối.

Tuy nhiên do thủy điện Tà Cọ là bậc thang đầu tiên trên suối Nậm Công nên việc phòng chống lụt cho hạ du có liên quan chặt chẽ tới các thủy điện bậc thang ở dưới như thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3 và Nậm Công 4. Chính vì vậy khi tiến hành xả lũ xuống hạ du thủy điện Tà Cọ phải thông báo sớm cho các nhà máy thủy điện bậc thang ở dưới để các thủy điện bậc thang phía dưới có kế hoạch phòng chống lũ.

III. PHỐI HỢP THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XẢ LŨ HỒ CHỨA/SỰ CỐ ĐẬP

1. Trách nhiệm của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh và Nhà máy thuỷ điện Tà Cọ

a) Thông báo xả lũ/ sự cố đập

Khi chuẩn bị xả lũ, Giám đốc nhà máy thuỷ điện Tà Cọ sẽ có thông báo bằng văn bản gửi tới UBND xã Huổi Một, thủy điện Nậm Công 2, thủy điện Nậm Công 3, thủy điện Nậm Công 4 để chủ động phòng tránh, không đánh bắt cá, vớt củi gỗ, bơi lội, di chuyển qua lòng suối Nậm Công... Nội dung văn bản bao gồm: thời gian bắt đầu xả lũ, thời gian dự kiến sẽ xả lũ, lưu lượng xả lũ, phạm vi ngập lụt (tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng đợt lũ). Sau khi kết thúc xả lũ, chúng tôi có thông báo tới UBND xã Huổi Một, nhà máy thủy điện Nậm Công 2, thủy điện Nậm Công 3, thủy điện Nậm Công 4 để thông báo cho bà con tiếp tục hoạt động sản xuất bình thường.

b) Nhà máy lắp đặt còi hú, các thiết bị báo động, thông tin nhanh…, sẵn sàng xử lý khi có sự cố bất thường xảy ra. Trong quá trình xả lũ thì nhà máy sẽ có trách nhiệm tìm biện pháp xử lý nhanh nhất, có thể xin trợ giúp của các ban ngành, các đơn vị sản xuất, các công trình xây dựng gần đó để giảm thiểu thiệt hại đến mức tối thiểu, đảm bảo phòng tránh an toàn nhất về tính mạng con người và tài sản đối với các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, đánh bắt thuỷ sản trên suối…, thuộc hành lang thoát lũ hạ du.

c) Công tác xả lũ tại nhà máy Thủy điện Tà Cọ được tiến hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa do Bộ Công thương Ban hành kèm theo Quyết định số 3025/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2009.

2. Trách nhiệm của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương/chính quyền địa phương

Khi nhận được thông báo xả lũ của nhà máy, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Sông Mã, Sốp Cộp, UBND xã Huổi Một thông báo ngay trên phương tiện loa phóng thanh của xã tới toàn thể nhân dân và các đơn vị đang đóng quân trên địa bàn xã, trường hợp loa phóng thanh không hoạt động được thì Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão phải tìm mọi cách để báo được tới toàn thể nhân dân và các đơn vị đang đóng quân hoạt động trên địa bàn xã nhà để chủ động di dời tài sản, thiết bị ra khỏi vùng ảnh hưởng của việc xả lũ. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhà máy để cùng xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra trong quá trình xả lũ tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão xã Huổi Một phải thành lập đội xung kích sẵn sàng hoạt động khi có tình huống xấu xảy ra. Thông báo cho nhân dân dự phòng lương thực, thuốc men đề phòng trường hợp bị cô lập trong quá trình xả lũ.

3. Trách nhiệm của các công ty/nhà máy thủy điện khác trên cùng lưu vực/bậc thang

Nhà máy thủy điện Tà Cọ là bậc thang cao nhất, phía trên của thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3, Nậm Công 4.

Trách nhiệm đối với nhà máy thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3 và Nậm Công 4:

Khi có điện thoại và văn bản cần phải xả lũ của nhà máy thủy điện Tà Cọ, các nhà máy thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3, Nậm Công 4 cần phải cử người theo dõi mực nước hồ 24/24h, đồng thời có kế hoạch phòng chống lụt bão bảo vệ đập, phòng chống lụt bão cho hạ du của mình. Các nhà máy thủy điện Nậm Công 2, Nậm Công 3, Nậm Công 4 cần giữ liên lạc liên tục với nhà máy thủy điện Tà Cọ để biết kế hoạch cũng như diễn biến xả lũ của nhà máy thủy điện Tà Cọ.

IV. CÁC TÌNH HUỐNG CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ

1. Tình huống xảy ra lũ quét với lưu lượng ứng với tần suất 1%

- Căn cứ theo thông tin dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Ban Chỉ huy PCLB nhà máy kết hợp với Ban Chỉ huy PCLB các huyện Sông Mã, Sốp Cộp, UBND các xã Huổi Một, Sốp Cộp, các bản Cang Cói, Tà Cọ lên phương án dự phòng tình huống lũ xảy ra.

- Công nhân vận hành đập đầu mối thủy điện Tà Cọ thường xuyên thu thập và báo cáo thông số mực nước hồ chứa.

- Phòng vận hành nhà máy: Điều chỉnh phương thức vận hành các tổ máy (phát tối đa công suất) để giảm mực nước hồ chứa, hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn đập và lũ xảy ra với cường độ mạnh cho hạ lưu đập.

- UBND các xã Huổi Một, xã Sốp Cộp và các bản lân cận phối hợp với nhà máy trong xử lý tình huống và tuyên truyền với bà con bằng loa phóng thanh về sự nguy hiểm khi có lũ xảy ra để bà con không đi lại hay đánh bắt cá dưới suối.

- Ban Chỉ huy PCLB nhà máy, cùng đội Xung kích nhà máy tập chung nhân lực và vật tư kịp thời đối phó với tình huống lũ xảy ra.

2. Tình huống mưa to, giao thông từ huyện Sốp Cộp và Sông Mã vào nhà máy bị ách tắc do sạt lở

- Ban Chỉ huy PCLB nhà máy, đội xung kích nhà máy phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập các tình huống xảy ra trong mùa mưa lũ.

- Mua dự phòng sẵn các vật tư nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế…

- Dự phòng máy móc thiết bị như máy xúc, Ô tô con, máy phát DIEZEN dự phòng, cuốc xẻng, đèn pin …, chuẩn bị đối phó với các tình huống xảy ra.

- Khi xảy ra mưa to, lưu lượng nước về hồ lớn, giao thông bên ngoài bị tắc, Ban Chỉ huy PCLB nhà máy, đội xung kích nhà máy phối hợp với chính quyền địa phương chủ động tuyên truyền đến người dân, trực 24/24h để ứng phó và xử lý kịp thời.

- Tổ quản lý đập thường xuyên cập nhật và báo cáo lưu lượng nước về hồ 15 phút/ lần.

- Bộ phận vận hành nhà máy thủy điện Tà Cọ điều chỉnh phương thức vận hành phát tối đa công suất để hạn chế nguy cơ mất an toàn đập.

3. Công tác dự phòng thường xuyên để ứng phó và giảm các sự kiện gây mất an toàn cho đập, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du đập

- Chuẩn bị cho công tác đón lũ, Ban Giám đốc nhà máy đã triển khai công tác PCLB đối với Cán bộ công nhân viên nhà máy về công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2013.

- Triển khai bồi huấn quy trình vận hành hồ chứa cho CBNV tổ trực vận hành đập. Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác hàng tháng do Ban Giám đốc nhà máy lập đối với các tổ đội sản xuất. Công tác kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị nhà máy và đập đầu mối, đảm bảo đủ điều kiện đón lũ.

- Tổ chức lập phương án, các tình huống và triển khai diễn tập quy trình kỹ thuật cho CBNV nhà máy.

- Khi bắt đầu mùa lũ Ban PCLB và giảm nhẹ thiên tai nhà máy cần tiến hành các công việc sau:

+ Trưởng ban PCLB phối hợp cùng Ban Giám đốc nhà máy kiểm tra đôn đốc công tác vận hành và báo mức nước hồ chứa (15 phút/1 lần) để nắm bắt được tình hình nước về hồ phối hợp với phòng vận hành nhà máy để có phương án vận hành thiết bị tổ máy hợp lý cụ thể:

+ Khi mực nước hồ đạt cao trình ngưỡng tràn nhà máy tiến hành phát điện hết công suất, tổ vận hành đập thực hiện 15 phút báo mức nước và lưu lượng nước về hồ. khi lưu lượng về hồ tăng và nước tràn tự do qua đập tràn 20 cm đến 40 cm, đảm bảo phát hết công suất. nhân viên vận hành cập nhật và báo cáo thường xuyên mực nước và lưu lượng về hồ.

+ Khi nhà máy phát hết công suất và phát hiện lưu lượng nước về tăng đột ngột bắt đầu tiến hành mở cửa xả cát và tăng dần độ mở đến khi đạt độ mở 100%.

+ Sau đỉnh lũ phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường 689,5m. tùy theo điều kiện thực tế theo dõi lưu lượng nước về hồ, mực nước hồ chứa tiến hành đóng van xả cát (xả đáy).

+ Kiểm tra tình trạng công trình, thiết bị, tình hình sạt lở vùng hồ để đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời đảm bảo độ tin cậy và làm việc bình thường, an toàn của công trình và thiết bị.

+ Đội Xung kích và ban PCLB và giảm nhẹ thiên tai tập trung chuẩn bị vật tư thiết bị cần thiết sẵn sàng triển khai công tác kịp thời.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương xã Huổi Một, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, huyện Sông Mã tỉnh Sơn La thông báo và tuyên truyền với nhân dân vung hạ du đập thủy điện những thông tin và điều lệnh về công tác phòng chống lụt bão của hồ chứa thủy điện Tà Cọ.

+ Chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão gồm:

+ Xe máy, các thiết bị, dụng cụ sẵn sàng phục vụ khi cần thiết

+ Chuẩn bị đủ dầu để chạy máy phát DIEZEN, đèn pin, áo mưa, đảm bảo đủ ánh sáng và vận hành các thiết bị đóng mở van trong mọi điều kiện kể cả ban đêm.

+ Chuẩn bị đủ lương thực thực phẩm cho khoảng 30 người ăn trong vòng 02 ngày đảm bảo có thể trực sẵn sàng làm việc liên tục nếu cần thiết.

+ Chuẩn bị bao tải, cuốc, xẻng, xà beng có thể dùng đến trong quá trình mưa bão.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung Phương án được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt, toàn bộ cán bộ công nhân viên Nhà máy cùng chính quyền địa phương căn cứ phương án trên để thực hiện phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn cho người, công trình và thiết bị khi mùa mưa bão đến, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do bão lũ gây ra.

- Các chủ dự án thủy điện ở khu vực hạ du hồ thủy điện Tà Cọ có trách nhiệm phối hợp với Nhà máy thủy điện Tà Cọ tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung của Phương án này.

- UBND huyện Sốp Cộp, Sông Mã và các địa phương có liên quan khác thường xuyên theo dõi diễn biến mưa lũ; phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh nắm bắt tình hình mưa, lũ để chủ động tổ chức sơ tán dân tại những khu vực có nguy cơ bị ngập đến nơi an toàn; kiến nghị Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh và báo cáo UBND tỉnh đề nghị sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những nội dung không phù hợp của Phương án gây ảnh hưởng đến công tác PCLB&TKCN của địa phương.

- Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh và các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện tốt Phương án này; tiếp nhận kiến nghị của các địa phương, đơn vị về việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung không phù hợp với tình hình thực tế trong Phương án, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH SÁCH BAN CHỈ HUY PCLB VÀ ĐỘI THANH NIÊN XUNG KÍCH NMTĐ TÀ CỌ

TT

Họ và tên

Số điện thoại liên lạc

1

Ban Chỉ huy Nhà máy

VP: 0223.539.424

Fax:

Công ty CPĐT phát triển Bắc Minh

VP: 0437.764.615

Fax: 0437.764.616

Ông Lê Đắc Dần - Giám đốc Nhà Máy - Trưởng ban

DĐ: 0972.702.888

Fax:

Ông Trịnh Minh Tuấn - Kỹ thuật viên - Phó ban Thường trực

01686.171.429

Ông Cao Thanh Hải - Kỹ thuật viên - Phó ban

0982.911.109

Ông Vũ Minh Khuê - Trưởng ca vận hành - Ủy viên

 

Ông Quàng Văn Thư - Trưởng ca vận hành - Ủy viên

0988.050.639

Ông Vũ Đức Hiển - Trưởng ca vận hành - Ủy viên

0982.966.862

Ông Trần Trọng Quang - Trưởng ca vận hành - Ủy viên

0977.723.161

Ông Bùi Văn Sơn - Thư ký

01257.515.668

2

Đội xung kích Nhà máy thủy điện Tà Cọ

Ông Đoàn Đình Quang - Đội trưởng

 

Ông Phạm Văn Thưởng - Đội viên

 

Ông Phạm Anh Tuấn - Đội viên

 

Ông Dương Văn Tuyến - Đội viên

 

Ông Vũ Văn Linh - Đội viên

 

Ông Trần Đức Trọng - Đội viên

 

Ông Tường Thế Tuyên - Đội viên

 

Ông Trịnh Văn Hòa - Đội viên

 

Bà Chu Thị Thọ - Đội viên

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PCLB

TT

Họ và tên - Cơ quan

Chức danh

Số điện thoại

Tỉnh Sơn La

1

Ông Lại Văn Minh

Ban PCLB tỉnh Sơn La

022.3855.355

0913.252.330

2

Ông Cầm Bun Păn

Ban PCLB tỉnh Sơn La

0915.097.539

Huyện Sông Mã

1

Bà Cầm Thị Ngọc Yến

Ban PCLB huyện S.Mã

0915.482.457

2

Đội PCCC và cứu hộ cứu nạn

 

3

Bệnh viện huyện Sông Mã

 

4

Ông Lò Văn Tường

Y tế Sông Mã

0223.837.605

Huyện Sốp Cộp

1

Ông Đinh Lăng Biên

Ban PCLB huyện S.Cộp

0946.053.951

2

Đội PCCC và cứu hộ cứu nạn

 

3

Bệnh viện huyện Sốp Cộp

 

4

Ông Nguyễn Đăng Nguyên

Y tế Sốp Cộp

0223.878.115

Xã Huổi Một - huyện Sông Mã

1

Ông Lò Văn Long

Chủ tịch UBND xã

01665.168.696

2

Ông Vàng A Di

Trưởng bản Cang Cói

01273.670.113

Xã Sốp Cộp - huyện Sốp Cộp

1

Ông Cầm Văn Đông

Chủ tịch UBND xã

01239.148.166

 

PHỤ LỤC SỐ 3

CÁC LOẠI VẬT TƯ, VẬT LIỆU DỰ PHÒNG, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, MÁY MÓC PHỤC VỤ PCLB

STT

Tên

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

PHƯƠNG TIỆN BÁO ĐỘNG

 

 

 

1

Còi điện

Cái

01

 

2

Còi duyệt binh

Cái

06

 

3

Loa cầm tay

Cái

02

 

4

Loa truyền thanh

Bộ

01

UBND xã Huổi Một

THIẾT BỊ MÁY MÓC, VẬT TƯ

1

Ô tô bán tải

Chiếc

01

 

2

Ô tô tải kiêm cẩu tự hành

Chiếc

01

Thuê ngoài

3

Máy xúc lật hơi dung tích 2,5 m3

Chiếc

01

Thuê ngoài

4

Máy xúc lật dung tích 1,65 m3

Chiếc

01

Thuê ngoài

5

Ô tô tải trọng 10 tấn

Chiếc

01

Thuê ngoài

6

Cẩu tự hành 25 tấn

Chiếc

01

Thuê ngoài

7

Xe máy

Chiếc

10

 

8

Pa lăng xích 10 tấn

Chiếc

02

 

9

Máy hàn, que hàn

Chiếc

01

 

10

Xẻng

Bộ

10

 

11

Cuốc

Chiếc

10

 

12

Cuốc chim

Chiếc

10

 

13

Xà beng

Chiếc

10

 

14

Rọ thép (1 -:- 2) m3

Cái

100

 

15

Đá hộc

m3

250

 

16

Bao tải

Cái

200

 

17

Dây thừng2.5

m

400

 

18

Phao sắt (6 x 18) m

Cái

06

 

19

Phao bơi

Cái

10

 

20

Áo phao

Cái

17

 

21

Dầu DIEZEN

lít

 

 

THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG

1

Đèn pin tự nạp

Cái

10

 

2

Đèn bão

Cái

20

 

LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM

1

Mỳ tôm

Thùng

4

 

2

Sữa ông thọ

Hộp

50

 

3

Sữa tươi

Thùng

4

 

4

Nước uống đóng chai

Thùng

4

 

5

Bánh mỳ

Thùng

50

 

THUỐC, DƯỢC PHẨM

1

Decolzen (vỉ 4 viên)

Vỉ

15

 

2

Typi (Vỉ 3 viên)

Vỉ

15

 

3

Vitamin B1

hộp

900

 

4

Vitamin C

hộp

900

 

5

Coperamin (Vỉ 10 viên)

Vỉ

15

 

6

Viên hạ sốt

viên

40

 

7

Dầu gió Trường Sơn

Lọ

8

 

8

Bông

Gói

20

 

9

Băng

Cuộn

30

 

10

Gạc

Gói

20

 

11

Băng dính

Cuộn

10

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác