Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018-2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: | 1148/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Lữ Quang Ngời |
Ngày ban hành: | 11/06/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1148/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long |
Người ký: | Lữ Quang Ngời |
Ngày ban hành: | 11/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1148/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 11 tháng 6 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông báo số 51-TB/TU, ngày 08/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy về ý kiến kết luận của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Ủy tại buổi làm việc với Ban Dân vận Tỉnh Ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh 6 tháng đầu năm 2017;
Xét Tờ trình số 78/TTr-BTV, ngày 18/5/2018 của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018 - 2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
(Kèm theo Đề án số 01/ĐA-PN, ngày 12/4/2018 của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về “Chăm sóc bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018 -2022” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long)
Điều 2. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh làm việc cụ thể với Giám đốc Sở Tài chính về kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
HỘI LHPN TỈNH VĨNH
LONG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/ĐA-PN |
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 4 năm 2018 |
Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai. Trẻ em, là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm, chăm lo cho thế hệ trẻ là đầu tư cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều chính sách và chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về thực hiện quyền trẻ em nói chung và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại nói riêng, đồng thời đưa mục tiêu giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em và giải quyết các vấn đề có liên quan đến trẻ em vào trong kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chương trình mục tiêu Quốc gia liên quan đến trẻ em đã được thực hiện có hiệu quả; công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng được quan tâm đáng kể và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời chú trọng việc phòng ngừa và bảo vệ trẻ em trước các nạn bạo lực, xâm hại tình dục, lạm dụng và bóc lột cũng như phát huy sự tham gia của trẻ em, các em được hưởng các quyền cơ bản của mình như: học tập, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, đặc biệt là luôn dành sự quan tâm đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hoà nhập và phát triển.
Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái là một đòi hỏi tất yếu, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ trẻ em đã được thể hiện tại Chỉ thị số 20/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Đặc biệt là Chỉ thị số 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, ngày 16/5/2017. Điều này càng cho chúng ta thấy Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước lại xuất hiện nhiều thách thức mới, nhiều vấn đề xã hội mới mang tính tiêu cực có liên quan đến phụ nữ và trẻ em; sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận người dân; việc nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế; sự thiếu kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ; tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em làm trái pháp luật, đặc biệt là trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại tình dục, tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng.…điều này cũng dễ dẫn đến trẻ em vi phạm pháp luật và cũng là cơ hội để bọn tội phạm xâm hại đến các em. Có thể nói, các vấn đề xã hội này đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến đời sống của từng gia đình và toàn xã hội. Việc không giải quyết thấu đáo các vấn đề này sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như vi phạm quyền con người, danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ em gái. Đồng thời, đây cũng là nguy cơ làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ, ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội.
Đề án “Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương, giai đoạn 2017 - 2022" được thực hiện sẽ hỗ trợ các ông bà, cha mẹ có con trong độ tuổi được nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc; đồng thời trang bị cho các em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh các nguy cơ bị xâm hại; giúp cho trẻ em đều có cơ hội tiếp cận điều kiện chăm sóc tốt nhất, được sống trong môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh và được đảm bảo các quyền dành cho trẻ em.
1. Các Văn bản của Trung ương
- Chỉ thị số 55-CT/TW, ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Nghị quyết liên tịch số 01/2002/NQLT, ngày 08/5/2002 của BCA - TW Hội LHPN Việt Nam về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”;
- Chỉ thị số 1408/CT-TTg, ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH, ngày 06/8/2010 của Bộ LĐTBXH về “Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục”;
- Nghị định số 71/2011/NĐ-CP, ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”;
- Quyết định số 1555/QĐ-TTg, ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;
- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 37);
- Quyết định số 570/QĐ-TTg, ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014- 2020;
- Quyết định số 535/QĐ-TTg, ngày 14/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc;
- Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Quyết định số 1235/QĐ-TTg, ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 2361/QĐ-TTg, ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020”;
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII;
- Quyết định 234/QĐ -TTg, ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
- Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 1023/QĐ-TTg, ngày 7/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chương trình phòng, ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 -2020”;
- Luật Trẻ em năm 2016;
- Chỉ thị số 18-CT/TTg, ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;
- Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em;
- Luật Phòng chống Bạo lực gia đình;
- Luật Hôn nhân gia đình;
- Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020;
- Chương trình hành động Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.
2. Văn bản của tỉnh
- Quyết định số 147/QĐ-UBND, ngày 18/01/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về phê duyệt Chương trình thúc đẩy Quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 22/3/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 805/QĐ-UBND, ngày 08/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 829/QĐ-UBND, ngày 12/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016 - 2020;
- Chỉ thị số 13-CT/TU, ngày 17/7/2017 của Tỉnh Ủy Vĩnh Long, về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
1. Kết quả thực hiện một số lĩnh vực hoạt động có liên quan đến trẻ em
1.1. Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”
Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã có 112.035 bà mẹ và 4.116 ông bố có con dưới 16 tuổi1 được tập huấn, trang bị kiến thức, thay đổi hành vi về phương pháp nuôi, dạy con khoa học, theo độ tuổi; trên 10.000 lượt trẻ vị thành niên đã được tiếp cận các kiến thức về sức khoẻ, sinh sản và giáo dục kỹ năng sống, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc biệt là giới thiệu về 12 chuyên đề dành cho lứa tuổi vị thành niên, phòng ngừa tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm, ma tuý, phòng tránh xâm hại tình dục và tai nạn thương tích ở trẻ em…thông qua các hoạt động của Đề án, các cấp Hội còn vận động thành lập 582 loại hình mô hình/câu lạc bộ như: CLB “Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan,”, “Gia đình nuôi dạy con tốt”, mô hình “Ngôi nhà bình yên cho trẻ em”, CLB “Khi mẹ vắng nhà”,... Đề án được thực hiện có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, góp phần có hiệu quả vào công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, xây dựng cộng đồng an toàn và góp phần thực hiện đầy đủ hơn quyền trẻ em.
Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hoá cùng với sự phát triển của mạng xã hội đang đặt ra nhiều thách thức trong việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em, các vấn đề xã hội nổi cộm như: xâm hại tình dục trẻ em, trẻ vị thành niên mang thai, bạo lực học đường,… đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức đủ, đúng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con cũng như tình hình phát triển của đất nước, của địa phương. Đồng thời, việc giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em, sự tác động của gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là trẻ em.
1.2. Kết quả thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW.
Qua 05 năm (2012 - 2017) triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05-11- 2012 của Bộ Chính trị (khoá XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới” đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh, các huyện/thị/thành phố chú trọng, quan tâm; kịp thời lãnh, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trẻ em; tổ chức nhiều hoạt động nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập, vui chơi giải trí, được đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, đặc biệt là luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hoà nhập và phát triển. Qua đó đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, góp phần huy động sức mạnh của các cấp, các ngành và cộng đồng tham gia chăm sóc, bảo vệ trẻ em, đẩy lùi hành vi ngược đãi, bạo lực, xâm hại và bóc lột trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển bình đẳng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: một bộ phận gia đình, người dân chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, chưa thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con cái, tình trạng trẻ em trên địa bàn vi phạm pháp luật, bị tai nạn thương tích hoặc bị xâm hại vẫn còn diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em phát triển. Một số trẻ em do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nên vừa phải đi học vừa đi làm để trang trải chi phí cho việc học tập; Qua thống kê rà soát của Hội LHPN tỉnh, tính đến năm 2017 toàn tỉnh có 7.112/195.945 trẻ em từ 1 - 16 tuổi2 (chiếm tỷ lệ 0,36% trẻ em trên địa bàn tỉnh) phải sống xa cha mẹ, ở với ông bà, hoặc người thân chăm sóc, do cha mẹ phải đi làm ăn xa, mưu sinh, gia đình ly hôn,…Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ em, dẫn đến trẻ em bỏ học, trẻ em vi phạm pháp luật,…Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tăng cường quản lý và chăm sóc trẻ; định hướng giáo dục cho trẻ về giới tính, tình dục, tình yêu, kiến thức pháp luật; hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội lành mạnh, để phòng và tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.
2. Thực trạng một số vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp, sự vào cuộc của lực lượng Công an trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên thời gian gần đây, các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là tình trạng bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp, nghiêm trọng. Kết quả thống kê cho thấy số trẻ em bị xâm hại còn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong 5 năm qua (2013 - 2017) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ xâm hại trẻ em, với 153 đối tượng, trong đó trẻ em bị XHTD là 147 trẻ, chủ yếu là trẻ em gái3, (hiếp dâm 49, dâm ô 18, giao cấu với trẻ em là 80). Chỉ tính riêng trong năm 2017, Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra xét xử sơ thẩm 11 trường hợp hiếp dâm trẻ em4 (11 bị hại đều là trẻ em gái).
Đặc biệt thời gian gần đây tội phạm xâm hại trẻ em như: trẻ em bị hiếp dâm, giao cấu, dâm ô và cưỡng dâm,… có nhiều diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và đang có xu hướng gia tăng, độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ; phương thức, thủ đoạn tội phạm ngày càng đa dạng. Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (cha ruột và ông nội hiếp dâm con, cháu gái nhiều lần - xã An Phước, Mang Thít; bố dượng hiếp dâm con gái riêng; anh họ; thầy giáo hay người hàng xóm,…) những người đáng tuổi cha, chú thậm chí đáng tuổi ông của trẻ bị xâm hại, có một số trường hợp xảy ra trong thời gian dài mới phát hiện, một số vụ có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi rất man rợ là hiếp nạn nhân xong rồi giết (Bình Tân). Điều này cho thấy đạo đức xã hội đang bị xuống cấp trầm trọng, gây nhức nhối, bức xúc trong nhân dân, hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội và nó để lại hậu quả to lớn cho nạn nhân, gia đình nạn nhân và đời sống xã hội; hậu quả của việc bị xâm hại gây ra tổn thương rất lớn về thể chất, tinh thần của trẻ, trẻ cảm thấy tội lỗi, hỗ thẹn, mất lòng tin, suy nghĩ lệch lạc,... và những tổn thương này là nổi ám ảnh đeo đuổi trẻ rất lâu dài, khó lành lại; đối với gia đình gây tổn thương về mặt tinh thần, làm xáo trộn cuộc sống gia đình, có thể dẫn đến hôn nhân tan vỡ; về xã hội cũng gây nên sự bất ổn cho xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến cả cộng đồng. Trong khi đó, tại một số địa phương, việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em cũng như hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ, gia đình có trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục gây hậu quả nghiêm trọng chưa được triển khai kịp thời; việc tiếp nhận, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em chưa được ưu tiên, thậm chí kéo dài, khiến các gia đình lo lắng và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo phân tích các ngành chức năng, nguyên nhân khiến các vụ xâm hại tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng, phức tạp là do ảnh hưởng của các trang web có nội dung không lành mạnh, mang tính chất kích dục, khiêu dâm; trẻ kết bạn qua mạng xã hội, bị các đối tượng kết bạn qua mạng lừa phỉnh yêu đương, xâm hại… Trẻ em không được người lớn định hướng, giáo dục về giới tính, tình dục, tình yêu nên trẻ có quan niệm về tình dục đơn giản, kiến thức hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, có những vụ đối tượng thực hiện hành vi giao cấu nhưng chưa hiểu được hành vi mà bản thân thực hiện là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ, nhiều bậc cha mẹ dành ít thời gian cho chăm sóc, giáo dục con cái, đặc biệt ở các vùng nông thôn; tình trạng ngoại tình, ly hôn có chiều hướng gia tăng; lối sống thiếu văn hoá, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức gia đình đang là vấn đề đáng lo ngại.
Từ đó cho thấy, để trẻ phát triển toàn diện cần đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương. Trong đó, giáo dục gia đình là khâu quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền vận động cộng đồng xã hội chung tay phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng để phòng, tránh bị xâm hại.
- Lấy trẻ em làm trung tâm - vừa là chủ thể hành động vừa là đối tượng thụ hưởng để xây dựng nhiệm vụ và giải pháp của Đề án, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em. Chủ yếu là thông qua gia đình, các bậc làm cha/mẹ, đặc biệt là phụ nữ, với vai trò chủ động, trực tiếp của người phụ nữ trong chăm lo, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Các hoạt động phải gắn với nhu cầu, đảm bảo quyền lợi và mong muốn của trẻ em.
- Bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chăm lo, giáo dục, bảo vệ trẻ em, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bóc lột, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.
- Các hoạt động của Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt các vấn đề, hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức/pháp luật, kiến thức/kỹ năng của phụ nữ và đối tượng trẻ em tạo được sức lan tỏa lớn, chuyển biến rõ nét của phụ nữ và trẻ em trong tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội ưu tiên, đặc biệt là quyền trẻ em.
- Kế thừa, phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các hoạt động, các Chương trình, Đề án có liên quan như: Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”; Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” giai đoạn 2010 - 2015; Đề án “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”; Chỉ thị số 20- CT/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; Nghị quyết liên tịch số 01/2002/NQLT của Bộ Công an và Hội LHPN Việt Nam về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”.
- Tổ chức các hoạt động của Đề án gắn với triển khai thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X; Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
- Các hoạt động đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, mang lại quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho trẻ em; không trùng lặp với chương trình, Đề án khác đang được các sở/ngành triển khai thực hiện.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến dưới 16 tuổi, phát huy vai trò chủ động của trẻ trong ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại, kỹ năng tự bảo vệ mình và tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em, nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực xâm hại quyền, lợi ích của trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện đầy đủ hơn về quyền trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể
- Có từ 70% trở lên cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức giáo dục làm cha mẹ; vai trò, trách nhiệm của gia đình trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con cái; kỹ năng phòng chống bạo lực và phòng tránh trước các nguy cơ bị xâm hại và sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực, bị xâm hại.
- Có 80% trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi được tham gia các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề, các hoạt động ngoại khoá lồng ghép hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân theo từng nhóm độ tuổi với các hoạt động phù hợp.
- Có 100% cán bộ chuyên trách các cấp Hội được tham gia triển khai các nội dung hoạt động Đề án, được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm hỗ trợ trẻ em tránh các mối nguy cơ bị xâm hại; chủ động tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến trẻ em tại địa phương.
- 100% các vụ việc trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực đặc biệt nghiêm trọng được các cấp Hội can thiệp, lên tiếng bảo vệ và tham gia giải quyết kịp thời.
- Mỗi xã/phường/thị trấn xây dựng được ít nhất 01 mô hình hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em.
* Phấn đấu đến năm 2022
- Có ít nhất 90% cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về giáo dục làm cha mẹ; vai trò của cha/mẹ trong chăm sóc, giáo dục, bảo vệ con trước các nguy cơ bị xâm hại; trong đó có 80% cha, mẹ sẵn sàng chủ động lên tiếng tố giác hành vi tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho trẻ.
- Có 80% cán bộ chuyên trách của các cơ quan có liên quan tham gia triển khai Đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ trẻ em tham gia giải quyết các vấn đề xã hội ưu tiên.
- Có ít nhất 70% trẻ em cấp bậc tiểu học, trung học được tham gia các buổi truyền thông, các buổi nói chuyện chuyên đề về giáo dục giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại. Trong đó có 60% trẻ chủ động mạnh dạn tố cáo khi bị xâm hại, bị bạo hành.
- Không để trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực nghiêm trọng xảy ra mà Hội không lên tiếng và tham gia hỗ trợ kịp thời.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình hiệu quả về vận động, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị xâm hại; giám sát một số vấn đề xã hội ưu tiên, các chính sách có liên quan đến trẻ em.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Đối tượng của đề án
- Trẻ em từ 5 đến dưới 16 tuổi (Trong đó, chú trọng các nhóm trẻ em có nguy cơ cao ở địa bàn trọng điểm của các vấn đề xã hội ưu tiên; đối tượng trẻ em phải thường xuyên sống xa cha mẹ).
- Cha mẹ có con dưới 16 tuổi;
- Cán bộ Hội Phụ nữ và các cơ quan triển khai Đề án các cấp.
2. Lĩnh vực, phạm vi thực hiện
Đề án tập trung vào các vấn đề: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Giáo dục cha mẹ; giáo dục trẻ em; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới/bạo lực gia đình, trong đó tập trung tuyên truyền Luật Trẻ em, các chính sách có liên quan đến công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đây là nội dung xuyên suốt trong quá trình thực hiện Đề án, giai đoạn 2018 - 2022.
Các vấn đề xã hội khác, các đơn vị chủ động lựa chọn ưu tiên và có thể bổ sung vấn đề nổi cộm của địa phương để thực hiện cho phù hợp, đảm bảo thực hiện mục tiêu của Đề án.
Đề án được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó, ưu tiên chỉ đạo và đầu tư nguồn lực cho các đơn vị, các xã vùng nông thôn, vùng sâu điều kiện khó khăn, các xã có đông trẻ em người dân tộc; các địa bàn có nguy cơ cao về xâm hại trẻ em.
3. Thời gian, lộ trình thực hiện
Đề án được triển khai trong 05 năm, từ năm 2018 - 2022 được chia làm 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Từ 2018 - 2020, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án; xây dựng mô hình, điển hình; nghiên cứu, đề xuất chính sách giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em, tăng cường phối hợp với ngành chức năng.
- Giai đoạn 2: Từ 2020 - 2022, tập trung hỗ trợ thay đổi hành vi cho các bậc làm cha mẹ; Hỗ trợ xây dựng các mô hình, điển hình về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được xây dựng trong thời gian qua (Ngôi nhà bình yên cho trẻ, CLB khi mẹ vắng nhà,...); phát huy tính chủ động của Hội phụ nữ trong tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan; nghiên cứu, đề xuất chính sách có liên quan đến trẻ em.
1. Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông, giáo dục ý thức pháp luật, chủ động tham gia giải quyết hiệu quả một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.
- Truyền thông, phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em theo Luật Trẻ em; và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong công tác bảo vệ trẻ em.
- Biên soạn tài liệu truyền thông phù hợp các vấn đề xã hội, có liên quan đến trẻ em gồm: giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính.
- Tiếp tục nhân rộng hoặc biên soạn mới các tài liệu, sản phẩm truyền thông theo chủ đề của Đề án, mỗi chủ đề gắn với cẩm nang truyền thông phù hợp.
- Đa dạng hoá nội dung, hình thức, kênh truyền thông, giáo dục tại cộng đồng phù hợp với từng nhóm đối tượng và phạm vi can thiệp của Đề án.
- Phát hiện, xây dựng điển hình tốt, cách làm hiệu quả, tích cực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em để truyền thông, nhân rộng.
- Xây dựng và phát huy mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên là cán bộ Hội phụ nữ cơ sở trong chuyển tải thông điệp truyền thông về giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại.
2. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự phòng ngừa cho trẻ em; đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người trực tiếp chăm sóc và làm việc với trẻ em.
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại cộng đồng gắn với hoạt động tuyên truyền, giáo dục; hỗ trợ giúp đỡ gia đình có trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực ổn định tâm lý cho trẻ để hoà nhập cộng đồng.
- Tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ thông qua vai trò của người làm cha, làm mẹ, hướng dẫn các em về kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, tránh các nguy cơ bị xâm hại, đồng thời thực hiện tốt chức năng giáo dục mỗi thành viên trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con trẻ học tập làm theo.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình bảo vệ trẻ em; xây dựng mô hình điểm Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tại cộng đồng.
- Phối hợp với ngành chức năng kết nối đường dây nóng kịp thời hỗ trợ trẻ em bị xâm hại.
- Xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi của trẻ em; tham gia giải quyết xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em ở địa phương.
3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội làm công tác trẻ em ở địa phương.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác trẻ em của địa phương.
- Biên soạn tài liệu theo từng nội dung lộ trình khung hoạt động của Đề án; triển khai các mô hình truyền thông, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục làm cha mẹ, hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ em, phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
- Tổ chức các khoá đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội các cấp, cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ quan ban, ngành tham gia triển khai thực hiện Đề án; phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên về các nội dung của Đề án tại cơ sở.
4. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trẻ em, tạo nhiều diễn đàn để trẻ em tham gia, qua đó trẻ em được nói lên suy nghĩ, đề xuất những mong muốn của trẻ em; Giám sát việc thực thi pháp luật về quyền trẻ em.
- Tham mưu đề xuất chính sách, một số quy định pháp luật về quyền trẻ em, nhằm giải quyết các vấn nạn xã hội liên quan đến trẻ em.
- Phát huy vai trò của các cấp Hội trong giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chăm sóc và giáo dục trẻ em; bất bình đẳng giới; việc lựa chọn giới tính thai nhi.
- Theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình trẻ em bị xâm hại dưới mọi hình thức (bạo hành, bạo lực, XHTD, lao động nặng nhọc,...) đặc biệt là trẻ em gái, để có cơ sở đề xuất chính sách vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em.
- Giám sát việc thực hiện chính sách có liên quan đến trẻ em.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án
- Xây dựng khung hoạt động của Đề án, theo dõi, giám sát hoạt động Đề án.
- Triển khai hoạt động Đề án theo lộ trình khung 5 năm, hàng năm; Giám sát kết quả triển khai thực hiện Đề án; xây dựng biểu mẫu báo cáo, chế độ báo cáo định kỳ; duy trì các chế độ thông tin, báo cáo từ các đơn vị, cơ sở.
- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động Đề án tại các địa phương.
- Tổ chức sơ kết giai đoạn I và tổng kết việc thực hiện Đề án, đánh giá hiệu quả tác động, mức độ chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng phụ nữ, cha/mẹ và trẻ em. Qua đó đề xuất các giải pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.
6. Tăng cường hợp tác vận động nguồn lực
- Tổ chức các hoạt động chia sẻ vận động nguồn lực để triển khai các hoạt động của Đề án.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhằm vận động, hỗ trợ nguồn lực để triển khai các hoạt động của Đề án.
V. KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ
1. Ước tính kinh phí thực hiện đề án trong 05 năm là: 1,9 tỷ đồng,
- Trong đó:
+ Ngân sách của tỉnh: 600 triệu đồng
- Ngân sách cấp huyện: 900 triệu đồng
- Ngân sách huy động, xã hội hoá: 400 triệu đồng
2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
- Ngân sách Nhà nước bao gồm:
+ Ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;
+ Kinh phí lồng ghép từ các Chương trình, Đề án khác.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Nguồn kinh phí huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Cơ chế tài chính
* Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm thực hiện Đề án:
- Cấp tỉnh: Hàng năm Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các sở/ngành có liên quan là thành viên Ban chỉ đạo, chủ động xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động Đề án hàng năm của đơn vị gửi Sở Tài chính theo quy định.
- Cấp huyện: Căn cứ vào hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về các nội dung công việc cần triển khai thực hiện Đề án; định hướng nội dung hoạt động và dự trù kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
* Dự toán hàng năm bao gồm:
- Dự toán bố trí kinh phí cho Hội LHPN tỉnh và các sở, ngành của tỉnh để triển khai thực hiện Đề án; Đồng thời hỗ trợ cho một số đơn vị còn khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.
- Tăng cường công tác xã hội hoá để tổ chức các hoạt động thực hiện Đề án một cách hiệu quả, thiết thực. Huy động thêm kinh phí của các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án. Việc quản lý và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành.
1. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở/ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện/thị/thành phố xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; Tham mưu thành lập Ban Điều hành Đề án; xây dựng kế hoạch hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện Đề án giai đoạn và năm.
- Xây dựng các mô hình nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động, hội viên, phụ nữ, trẻ em, cha mẹ có con trong độ tuổi được nâng cao kiến thức, kỹ năng về các nội dung thuộc phạm vi Đề án can thiệp, góp phần xây dựng gia đình “No ấm - bình đẳng - tiến bộ - hạnh phúc”, không có tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình “Ngôi nhà bình yên cho trẻ”, CLB “Khi mẹ vắng nhà”, các mô hình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em bị bạo lực giới/bạo lực gia đình,…
- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Hội thảo “Giải pháp phòng chống, ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em gái” trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép việc triển khai Đề án với các Chương trình, Đề án đang được các cấp Hội triển khai như: Đề án 704, Đề án 279, Đề án 404 và Đề án 938 vừa được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2017 - 2027.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án và định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Ban điều hành Đề án.
- Huy động sự hỗ trợ về nguồn lực để triển khai Đề án.
2. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và tình hình ngân sách của địa phương.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức triển khai các hoạt động Đề án lồng ghép với các hoạt động của Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.
- Giáo dục giới tính trong nhà trường, kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi; các kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trước các nguy cơ bị xâm hại; các biện pháp phòng tránh; đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
4. Công an tỉnh
- Thường xuyên phổ biến tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là hướng dẫn một số kỹ năng nhận biết cũng như các dấu hiệu, thủ đoạn của tội phạm để giúp các em phòng ngừa và nâng cao cảnh giác, tránh các nguy cơ bị xâm hại.
- Thiết lập đường dây nóng hỗ trợ và giải quyết kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại.
- Tăng cường tuần tra kiểm soát; kiểm tra công khai, bí mật tại các địa bàn phức tạp, nơi hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra các vụ xâm hại tình dục trẻ em để kịp thời ngăn chặn.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng phát sóng, chủ động xây dựng các chuyên mục, chuyên trang thường kỳ tuyên truyền về các vấn đề đạo đức xã hội bức xúc liên quan đến trẻ em; phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ và vai trò của gia đình trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; xây dựng gia đình hạnh phúc. Xây dựng phim tài liệu, clip ngắn phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình để phục vụ công tác truyền thông đại chúng.
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam.
- Các hoạt động của Đề án có thể triển khai lồng ghép với thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; Đề án “Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc”; Chương trình Quốc gia về Giáo dục đời sống gia đình Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; Chiến lược Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em - bình đẳng giới; Truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em tại cộng đồng; theo dõi nắm tình hình và hỗ trợ kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại.
- Tổ chức các hoạt động Đề án gắn với thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016 - 2020 (theo Quyết định số 805/QĐ-UBND, ngày 8/4/2016 được UBND tỉnh phê duyệt).
- Tổ chức các Diễn đàn trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được trao đổi, chia sẽ về những thông tin chính sách có liên quan đến quyền trẻ em; Qua đó trẻ em có cơ hội nói lên những suy nghĩ, mong muốn của bản thân.
- Phối hợp xây dựng tài liệu truyền thông liên quan đến xâm hại trẻ em; hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tại cộng đồng. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình bảo vệ trẻ em tại các điểm triển khai Đề án.
8. Sở Y tế
- Tăng cường quản lý Nhà nước về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; lồng ghép nội dung thực hiện Đề án với việc thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025”.
- Hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực,…
9. Sở Tư pháp
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về quyền trẻ em. Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho trẻ em.
10. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Phối hợp với các sở/ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ em, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em; bảo vệ quyền trẻ em; tham gia giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em.
Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, phù hợp cho trẻ em theo từng độ tuổi, địa bàn với nhiều nội dung mang tính sáng tạo, qua đó khơi dậy khả năng tư duy và rèn luyện kỹ năng sống, tính khéo léo cho trẻ em.
11. Ủy ban nhân dân các huyện/thị/ thành phố
- Chỉ đạo các ban/ngành của địa phương triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án.
VII. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Tác động, hiệu quả của Đề án: Đề án thực hiện thành công sẽ:
- Giúp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của các ngành, các cấp trong phòng ngừa, chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị bạo hành và xâm hại tình dục.
- Góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa trẻ em bị xâm hại, củng cố và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; duy trì sự bền vững gia đình, nâng cao chất lượng các mối quan hệ các thành viên trong gia đình.
- Nâng cao nhận thức, kiến thức của các ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi trong việc nuôi, dạy con tốt và an toàn nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững”.
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bậc cha, mẹ; trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em dễ bị tổn thương trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị xâm hại; góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn.
- Góp phần giảm chi phí xã hội và nguồn lực để hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường cho trẻ em được sống và phát triển lành mạnh.
2. Tính bền vững của Đề án
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp được trang bị kiến thức và đào tạo các kỹ năng truyền thông trong công tác tuyên truyền vận động, là những người có trách nhiệm và kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động thu hút sự tham gia ở cộng đồng, có khả năng lồng ghép các hoạt động của Đề án vào các Chương trình, Dự án khác đang thực hiện ở địa phương.
- Nội dung của Đề án thiết thực, giúp cho các ông bố, bà mẹ có con trong độ tuổi, đặc biệt là phụ nữ nâng cao nhận thức và có kiến thức, kỹ năng trong tổ chức cuộc sống gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, quan tâm chăm sóc và nuôi dạy con tốt, phòng ngừa và tránh các nguy cơ trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục ở trẻ em gái. Góp phần tạo nên sự kết nối bền vững các mối quan hệ trong gia đình và xã hội.
Đề án được triển khai thực hiện thật sự hiệu quả và có tính bền vững cao, nếu được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân các cấp, sự hỗ trợ phối hợp nhịp nhàng của các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng./.
|
TM. BAN THƯỜNG
VỤ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây