Quyết định 11/2009/QĐ-UBND về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 11/2009/QĐ-UBND về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
Số hiệu: | 11/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp | Người ký: | Trương Ngọc Hân |
Ngày ban hành: | 01/06/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 11/2009/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Trương Ngọc Hân |
Ngày ban hành: | 01/06/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2009/QĐ-UBND |
Thành phố Cao Lãnh, ngày 1 tháng 6 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại tờ trình số
353/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 5 năm 2009 và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư
pháp tại công văn số 186/STP-VB ngày 04 tháng 5 năm 2009;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục và trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 67/2004/QĐ-UB ngày 01/7/2004 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức trong ngành và tuyên truyền phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện đúng thủ tục, trình tự giải quyết công việc theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 1/6/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này quy định thành phần hồ sơ, thủ tục, phí lệ phí (nếu có) và thời gian (nếu có), trình tự giải quyết công việc thuộc lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) và tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc theo quy định tại Điều 1 của Quy định này.
Điều 3. Các thủ tục hành chính được giải quyết
1. Giải quyết hồ sơ về lao động – việc làm, tiền lương – tiền công.
2. Giải quyết hồ sơ về đào tạo nghề.
3. Giải quyết hồ sơ đối với người có công với cách mạng.
4. Giải quyết hồ sơ đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết hồ sơ, thủ tục
1. Thủ tục, hồ sơ của tổ chức, cá nhân khi đến yêu cầu giải quyết phải là hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, bảo đảm đủ điều kiện, đúng nội dung theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực, công việc đó.
2. Thời gian giải quyết công việc cho tổ chức, công dân ghi trong Quy định này (nếu có) là ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
MỤC 1. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM, TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG
Điều 5. Đăng ký nội quy lao động
1. Hồ sơ gồm có (02 bộ đóng cuốn):
a) Văn bản của đơn vị đề nghị đăng ký nội quy lao động (Mẫu 1-NQLĐ).
b) Quyết định ban hành nội quy lao động (Mẫu 2-NQLĐ) hoặc quyết định sửa đổi, bổ sung (Mẫu 5-NQLĐ).
c) Nội quy lao động của đơn vị.
d) Các văn bản quy định của đơn vị liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 10 ngày.
Điều 6. Đăng ký hệ thống thang bảng lương
1. Hồ sơ gồm (03 bộ đóng cuốn):
a) Văn bản của đơn vị đề nghị đăng ký thang bảng lương.
b) Hệ thống thang lương, bảng lương đơn vị xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.
c) Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang, bảng lương.
d) Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc đại diện tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 7. Đăng ký thoả ước lao động tập thể
1. Hồ sơ gồm (02 bộ hồ sơ):
a) Văn bản của đơn vị đăng ký thỏa ước lao động tập thể (Mẫu 1-TƯLĐ)
b) Biên bản ý kiến tập thể lao động về thỏa ước lao động tập thể (Mẫu 2-TƯLĐ).
c) Thỏa ước lao động tập thể của đơ vị (Mẫu 3-TƯLĐ).
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 8. Cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (Mẫu 4-LĐNN).
b) Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài, gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (Mẫu 1-LĐNN).
- Phiếu lý lịch Tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài cư trú ở Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố thuộc trung ương nơi người nước ngoài cư trú cấp.
- Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài, có dán ảnh (Mẫu 2-LĐNN).
- Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định Bộ Y tế.
- Bản sao chứng nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài (bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ phù hợp với chuyên môn công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động nếu có).
Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 năm kinh nghiệm nghề nghiệp trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó.
- 03 ảnh màu ( kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phong ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.
Các giấy tờ trên được dịch ra tiếng Việt Nam và chứng thực.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
4. Lệ phí cấp giấy phép: 400.000 đồng/giấy phép
Điều 9. Gia hạn giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (Mẫu 5-LĐNN).
b) Bản sao hợp đồng lao động phải có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
c) Giấy phép lao động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài đó.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
4. Lệ phí gia hạn giấy phép: 200.000 đồng/giấy phép
Điều 10. Cấp lại giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài (Mẫu 6-LĐNN).
b) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt nam (Mẫu 7- LĐNN).
c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. Trường hợp bị mất giấy phép lao động người nước ngoài phải có văn bản giải trình lý do về việc bị mất giấy phép lao động.
d) 03 ảnh màu ( kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
4. Lệ phí cấp lại giấy phép: 300.000 đồng/giấy phép.
Điều 11. Cấp giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm
1. Hồ sơ gồm (02 bộ):
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (Mẫu 5-GTVL).
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có chứng thực).
c) Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp đủ các điều kiện để cấp giấy phép gồm:
- Bản sao (có chứng thực) một trong các giấy tờ: Chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng.
- Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm cấp giấy phép.
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 12. Gia hạn giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm
1. Hồ sơ gồm (02 bộ):
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (Mẫu 7-GTVL) kèm theo giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã được cấp.
b) Báo cáo kết quả hoạt động Giới thiệu việc làm theo thời hạn giấy phép đang hoạt động và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép tiếp theo.
c) Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp đủ các điều kiện để gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm, gồm có:
- Bản sao (có chứng thực) một trong các giấy tờ: Chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng.
- Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm cấp giấy phép.
- Bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 13. Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho Chi nhánh
1. Hồ sơ gồm (02 bộ):
a) Bản đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho Chi nhánh (Mẫu 5a-GTVL), kèm theo kế hoạch hoạt động giới thiệu việc làm của Chi nhánh.
b) Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của Doanh nghiệp (có chứng thực).
c) Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp đảm bảo đủ các điều kiện để Chi nhánh hoạt động giới thiệu việc làm, bao gồm:
- Bản sao (có chứng thực) một trong các giấy tờ: Chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho Chi nhánh sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng;
- Bản kê khai trang thiết bị, phương tiện làm việc phục vụ cho hoạt động giới thiệu việc làm; danh sách nhân viên của Chi nhánh tại thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 14. Cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục trên địa bàn tỉnh
1. Hồ sơ gồm (02 bộ đóng cuốn):
a) Đơn đề nghị của tổ chức, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân (Mẫu 3b-TL).
b) Đề án thành lập trường trung cấp nghề (Mẫu 4-DA), cụ thể:
- Đối với trường trung cấp nghề cho phép thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc các cơ sở giáo dục khác thì đề án cần kèm theo danh sách giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng;
- Đối với trường trung cấp nghề cho phép thành lập mới, thì đề án kèm theo bản dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo đáp ứng quy mô, trình độ trường dự kiến đào tạo.
c) Lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng (Mẫu 2C-BNV/2008).
d) Dự thảo điều lệ trường.
đ) Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng trường hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu 5 năm).
e) Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường.
f) Đối với trường trung cấp nghề tư thục có từ 2 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trường;
- Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trường;
- Dự kiến chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường.
2. Trình tự giải quyết: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thẩm định, thẩm tra hồ sơ thành lập trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tiến hành thẩm định khả năng, điều kiện thành lập trường.
b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh báo cáo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập.
3. Thời gian giải quyết: 25 ngày.
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội đồng thẩm định: 20 ngày
b) Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
Điều 15. Cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh
1. Hồ sơ gồm (02 bộ đóng cuốn):
a) Đơn đề nghị của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với trung tâm dạy nghề tư thục (Mẫu 5b-TL).
b) Đề án thành lập trung tâm dạy nghề (Mẫu 6-DA).
c) Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo đáp ứng quy mô, trình độ đào tạo của trung tâm.
d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc (Mẫu 2C-BNV/2008).
đ) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
e) Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng trung tâm hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu 5 năm).
f) Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề đảm bảo đầu tư và hoạt động của trung tâm.
h) Đối với trung tâm dạy nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn phải bổ sung:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trung tâm;
- Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trung tâm.
2. Trình tự giải quyết: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tiến hành thẩm định khả năng, điều kiện thành lập trung tâm.
b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh báo cáo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập trung tâm.
3. Thời gian giải quyết: 25 ngày.
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội đồng thẩm định: 20 ngày
b) Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề (Mẫu 1-HĐDN).
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường hoặc trung tâm.
c) Báo cáo đầy đủ thực trạng về các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động (Mẫu 2-HĐDN).
d) Bản sao điều lệ trường trung cấp nghề, quy chế trung tâm dạy nghề đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
đ) Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động.
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động dạy nghề theo quy định tại Điều 8, Qui định về đăng ký hoạt động dạy nghề, ban hành tại Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề (Mẫu 1-HĐDN).
b) Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường, trung tâm.
c) Báo cáo đầy đủ thực trạng về các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động (Mẫu 2-HĐDN)
d) Bản sao điều lệ trường trung cấp nghề, hoặc quy chế trung tâm dạy nghề đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở chính của trường, trung tâm phê duyệt.
đ) Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động.
e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động dạy nghề theo quy định tại Điều 8, Qui định về đăng ký hoạt động dạy nghề, ban hành tại Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề (Mẫu 1-HĐDN).
b) Bản sao quyết định thành lập.
c) Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở giáo dục, doanh nghiệp.
d) Báo cáo đầy đủ thực trạng về các điều kiện đảm bảo hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động (Mẫu 3-HĐDN).
đ) Bản sao Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e) Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động.
f) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt động dạy nghề theo quy định tại Điều 8, Qui định về đăng ký hoạt động dạy nghề, ban hành tại Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Điều 19. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp.
b) Đơn đăng ký bổ sung (Mẫu 6-HĐDN).
c) Báo cáo giải trình lý do đăng ký bổ sung và thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình dạy nghề bảo đảm cho việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (Mẫu 7-HĐDN).
2. Trình tự giải quyết: Nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Thời gian giải quyết: 15 ngày.
Ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Mục này, thì trong hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề đó (thủ tục, hồ sơ xác nhận do cơ quan có thẩm quyền qui định).
MỤC 1. GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Điều 21. Giải quyết hồ sơ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy báo tử của cơ quan có thẩm quyền cấp (mẫu 3-LS1); ngoài giấy báo tử phải kèm theo một trong các giấy tờ để làm căn cứ cấp giấy báo tử, gồm:
- Trường hợp hy sinh do được tổ chức phân công đi làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị nhưng không cứu chữa được phải có Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở nước ngoài do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giao nhiệm vụ cấp.
- Trường hợp hy sinh do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt ở vùng rừng núi, hải đảo phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn đó do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp, cụ thể:
+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp;
+ Công an do Trưởng Công an huyện cấp;
+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự huyện cấp;
+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cấp.
- Trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên bị chết do vết thương tái phát phải có Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% bị chết do vết thương tái phát phải có Bệnh án và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên kèm theo hồ sơ thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B).
- Đối với người hy sinh trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ nhưng trong các giấy tờ của người hy sinh có ghi là liệt sĩ, thì phải kèm theo một trong các giấy tờ đó như: giấy báo tử trận; Huân chương, Huy chương; giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; bảng vàng danh dự; bảng gia đình vẻ vang; hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nếu người hy sinh đã được ghi vào lịch sử Đảng của xã.
- Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với người hy sinh trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu trước ngày 01 tháng 10 năm 2005 đã được nhân dân, chính quyền địa phương suy tôn, đưa hài cốt vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ.
b) Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (mẫu 3-LS2) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Trình tự giải quyết: tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Người có công giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Tiếp nhận hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân chuyển đến (không tiếp nhận hồ sơ của người hy sinh thuộc Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Tập đoàn kinh tế Nhà nước, Tổng Công ty 91, hồ sơ này do các Bộ, Ban, ngành Trung ương lập).
b) Lập hồ sơ trình gởi Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” (gởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định trình).
c) Tiếp nhận hồ sơ liệt sĩ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc do cơ quan khác chuyển đến.
d) Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất.
đ) Lập phiếu trợ cấp tiền tuất thân nhân liệt sĩ.
e) Chuyển hồ sơ: Bằng “Tổ quốc ghi công”, Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân xã tổ chức báo tử và thực hiện chế độ ưu đãi trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ.
c) Thời gian giải quyết:
a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: 25 ngày.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh: 10 ngày
c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Theo quy định của Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng nhận bị thương của cấp có thẩm quyền (mẫu 5-TB1); kèm theo các giấy tờ để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận bị thương: giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ, gồm:
- Giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo và ở nước ngoài do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp.
- Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập đối với trường hợp: dũng cảm đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự; dũng cảm làm công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).
- Trường hợp bị tai nạn trong khi đi làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp, cụ thể:
+ Bộ đội biên phòng do Đồn trưởng biên phòng cấp;
+ Công an do Trưởng công an huyện cấp;
+ Quân nhân do Chỉ huy trưởng quân sự huyện cấp;
+ Các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cấp.
- Một trong các giấy tờ của người bị thương chưa được hưởng chế độ thương tật, có vết thương được ghi trong các giấy tờ như:
+ Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 1995;
+ Phiếu chuyển thương, chuyển viện lúc bị thương; bệnh án điều trị khi bị thương; giấy ra viện khi bị thương.
b) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định Y khoa.
2. Trình tự giải quyết: tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Phòng Người có công Giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Tiếp nhận hồ sơ do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương chuyển đến (không tiếp nhận hồ sơ người bị thương đang phục vụ trong quân đội, công an nhân dân, hồ sơ này do quân đội, công an nhân dân lập).
b) Giới thiệu người bị thương đi giám định thương tật tại Hội đồng giám định Y khoa tỉnh.
c) Căn cứ Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định Y khoa lập hồ sở thủ tục để Giám đốc Sở ra quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi.
3. Thời gian giải quyết:
a) Tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: 25 ngày.
b) Hội đồng Giám định Y khoa: Thời gian giải quyết theo quy định của Hội đồng Giám định y khoa.
Điều 23. Giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (mẫu 1-HH) do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện cấp, kèm theo những giấy tờ để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gồm:
- Bản khai cá nhân (mẫu 2-HH)
- Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác liên quan đến hoạt động ở chiến trường.
- Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh tật sau:
+ Giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin bị đái tháo đường Type 2 hoặc Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin;
+ Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã đối với trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi trở lên, nam đủ 60 tuổi trở lên);
+ Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công xã (mẫu 3-HH) có chữ ký đóng dấu của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã. Thành phần Hội đồng gồm đại diện: Đảng ủy; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin (nếu có), Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.
b) Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (mẫu 6-HH).
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hưởng chế độ mất sức lao động được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.
- Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không thực hiện việc giám định sức khoẻ mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật để xét trợ cấp.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hoặc thân nhân của họ về:
+ Tình trạng bệnh tật và sức khoẻ hiện tại của người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế xã;
+ Các dị dạng, dị tật cụ thể và khả năng tự lực trong sinh hoạt của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của y tế xã và đề nghị mức hưởng trợ cấp;
+ Trường hợp không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động;
+ Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể cả đối với quân nhân, công an nhân dân hoặc cán bộ đang tại ngũ hoặc công tác.
- Niêm yết công khai danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học trước khi Hội đồng xác nhận người có công xã họp 15 ngày.
Hội đồng xác nhận người có công xã họp xem xét từng trường hợp và lập biên bản, danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học.
- Chuyển các giấy tờ trên kèm danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện.
- Lập danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện chuyển quyết định và phiếu trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về xã.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, kiểm tra, lập danh sách những người bị mắc bệnh, tật theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Trình Ủy ban nhân dân huyện cấp giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đối với người đủ điều kiện.
- Tổng hợp danh sách những người đủ điều kiện hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm theo các giấy tờ chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Cấp Tỉnh: tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Phòng Người có công:
- Tiếp nhận danh sách và hồ sơ do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển đến.
- Giới thiệu đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố để kết luận tình trạng bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
- Tiếp nhận kết quả kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
- Trình Giám đốc Sở ra Quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp.
3. Thời gian giải quyết: 55 ngày.
a) Cấp xã: 30 ngày.
b) Cấp huyện: 10 ngày.
c) Cấp tỉnh : 15 ngày. (trường hợp ra Hội đồng giám định y khoa: thì thời gian theo qui định của Hội đồng giám định y khoa).
Điều 24. Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
1. Hồ sơ gồm:
a) Bản khai cá nhân (Mẫu 8-TĐ1).
b) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ hợp lệ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Căn cứ các giấy tờ của cá nhân, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận vào bản khai của từng người.
- Tổng hợp và chuyển danh sách, hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận danh sách và hồ sơ từ cấp xã, kiểm tra, lập danh sách chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Thông báo cho người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày nhận trợ cấp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội khi có quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về.
c) Cấp Tỉnh: Phòng Người có công: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp một lần.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã : 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
Điều 25. Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng
1. Hồ sơ gồm:
a) Bản khai cá nhân (mẫu 10-CC1).
b) Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng có công với nước hoặc Huân chương, Huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của Phòng Nội vụ huyện.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Căn cứ các giấy tờ của cá nhân, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận vào bản khai của từng người.
- Tổng hợp lập danh sách, chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
- Lập danh sách chi trả trợ cấp (nếu là trợ cấp hàng tháng) người có công giúp đỡ cách mạng khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện chuyển quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận danh sách và hồ sơ từ xã, kiểm tra, lập danh sách chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Thông báo cho người có công giúp đỡ cách mạng nhận trợ cấp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu là trợ cấp một lần) khi có quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về.
c) Cấp Tỉnh: Phòng Người có công tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, tham mưu trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã : 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
1. Hồ sơ gồm:
a) Bản khai của thân nhân hoặc người thừa kế theo pháp luật (mẫu 11).
b) Bản sao một trong những giấy tờ sau:
- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày.
- Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.
- Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Đối chiếu bản chính do thân nhân hoặc người thừa kế cung cấp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người
- Tổng hợp lập danh sách, chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận danh sách và hồ sơ từ xã, kiểm tra, lập danh sách chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Thông báo cho thân nhân hoặc người thừa kế theo pháp luật nhận trợ cấp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội khi có quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về.
c) Cấp tỉnh: Phòng Người có công tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đối chiếu danh sách của cấp huyện. Đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc lưu tại Sở, hoặc hồ sơ di chuyển đến.
- Trình Giám đốc Sở ra Quyết định trợ cấp một lần.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã : 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
Điều 27. Giải quyết chế độ tuất từ trần cho thân nhân của người có công với cách mạng từ trần:
Thân nhân của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên).
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp.
b) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã (mẫu 12-TT1).
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, chuyển giao hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
- Lập danh sách chi trả trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho thân nhân người có công với cách mạng từ trần khi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do cấp xã chuyển đến, lập danh sách, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tiếp nhận quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vào sổ, lập danh sách, lưu theo dõi, chuyển quyết định và chế độ về cho Ủy ban nhân dân xã chi trả trợ cấp.
c) Cấp Tỉnh: Phòng Người có công tiếp nhận hồ sơ do cấp huyện chuyển đến, thẩm định hồ sơ, ghép bản khai và giấy báo tử của người có công vào hồ sơ đang quản lý.
- Trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã : 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
Thân nhân của các đối tượng có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng, gồm: thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Bằng “Có công với nước”, Huân chương kháng chiến.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp.
b) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu 12-TT1).
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận vào bản khai của từng người, chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do cấp xã chuyển đến, lập danh sách, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Thông báo cho thân nhân người có công cách mạng nhận trợ cấp tại Phòng lao động – Thương binh và Xã hội khi có quyết định hưởng trợ cấp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về.
c) Cấp Tỉnh: Phòng Người có công của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do cấp huyện chuyển đến, ghép bản khai và giấy báo tử của người có công vào hồ sơ đang quản lý.
- Trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã: 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
Điều 29. Giải quyết hồ sơ hưởng mai táng phí
Thân nhân của các đối tượng người có công hưởng trợ cấp một lần, gồm: người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp.
b) Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu 12-TT1).
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xác nhận vào bản khai của từng người; chuyển hồ sơ về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do cấp xã chuyển đến, lập danh sách, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Thông báo cho thân nhân người có công cách mạng nhận trợ cấp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội khi có quyết định hưởng trợ cấp do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển về.
c) Cấp Tỉnh: Phòng Người có công của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do cấp huyện chuyển đến, ghép bản khai và giấy báo tử của người có công vào hồ sơ đang quản lý.
- Trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp.
3. Thời gian giải quyết: 45 ngày.
a) Cấp xã: 15 ngày.
b) Cấp huyện: 15 ngày.
c) Cấp tỉnh: 15 ngày.
Điều 30. Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng đi nơi khác
1. Hồ sơ gồm:
a) Giấy (hoặc đơn) đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng (mẫu 5b-HS).
b) Bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới hoặc bản sao sổ tạm trú dài hạn tại nơi cư trú mới.
2. Trình tự giải quyết:
Phòng Người có công của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ của người có công xin di chuyển. Viết phiếu di chuyển của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kèm theo toàn bộ hồ sơ gốc của người có công với cách mạng.
- Niêm phong hồ sơ, giao cho người có công, lập bản ký nhận bàn giao hồ sơ.
3. Thời gian giải quyết: Trong ngày.
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai cấp sổ ưu đãi giáo dục – đào tạo (mẫu 01-ƯĐGD), có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:
- Người có công với cách mạng do Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thì Trung tâm xác nhận.
- Đơn vị quân đội, công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.
- Ủy ban nhân dân xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.
b) Bản sao Giấy khai sinh.
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp huyện: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện, chuyển giao hồ sơ cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện thẩm định, kiểm tra bản khai đã được xác nhận; đối chiếu hồ sơ của người có công.
- Lập 02 bản danh sách đề nghị cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo (mẫu 02-ƯĐGD) kèm bản khai, giấy khai sinh chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Chuyển giao sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo, quyết định trợ cấp (khi được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp sổ chuyển về) cho cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả đối tượng, thông báo cho đối tượng nhận trợ cấp trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
- Lập danh sách, theo dõi cấp sổ (mẫu số 05-ƯĐGD) lưu hồ sơ quản lý.
b) Cấp tỉnh: Phòng Người có công của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, kiểm tra:
- Trình Giám đốc Sở xét duyệt danh sách đề nghị cấp sổ và ra quyết định cấp sổ.
- Cấp sổ ưu đãi giáo dục cho học sinh, sinh viên theo quyết định.
- Chuyển sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo kèm theo quyết định cấp sổ và 01 bản danh sách đề nghị cấp sổ đã được xét duyệt về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
3. Thời gian giải quyết: 50 ngày
- Cấp huyện: 25 ngày.
- Cấp tỉnh: 25 ngày.
MỤC 2. GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHO ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
Điều 32. Thủ tục giải quyết hồ sơ cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng:
1. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có xác nhận của Trưởng khóm, ấp và của Ủy ban nhân dân xã nơi đối tượng cư trú, theo biểu mẫu từng nhóm đối tượng sau:
- Nhóm đối tượng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người tàn tật nặng, người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo, người đơn thân nuôi con nhỏ (mẫu 01-TCXH).
- Nhóm đối tượng người cao tuổi (từ 60 đến 84 tuổi) (mẫu 02-TCXH).
- Nhóm đối tượng người từ 85 tuổi trở lên, hộ gia đình có hai người tàn tật nặng trở lên (mẫu 03-TCXH).
b) Sơ yếu lý lịch của đối tượng hưởng trợ cấp:
- Áp dụng người dưới 18 tuổi (mẫu 11-TCXH).
- Các đối tượng còn lại (mẫu 12-TCXH).
c) Nếu là người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo phải có văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.
d) Đối với trường hợp nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ngoài hồ sơ nêu trên còn có:
- Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi (mẫu 7-TCXH).
- Bản sao giấy khai sinh.
- Sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, kèm bản sao giấy chứng minh nhân dân (có chứng thực).
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định hồ sơ:
- Nếu đối tượng đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp xã hội theo quy định, niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch đối tượng, nội dung chế độ trợ cấp đề nghị được hưởng, trong vòng 30 ngày.
- Trong thời gian niêm yết, nếu có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thì Ủy ban nhân dân xã thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt họp xét lập thành biên bản (mẫu 13-TCXH), thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịnh UBND) làm chủ tịch Hội đồng, cán bộ Lao động – Thương binh Xã hội làm ủy viên thường trực; công chức Tài chính – Kế toán, Văn phòng – Thống kê, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm ủy viên.
- Tổng hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
- Lập danh sách chi trả trợ cấp cho đối tượng khi có quyết định trợ cấp của Ủy ban nhân dân huyện chuyển về.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cụ thể từng trường hợp; phân loại đối tượng hưởng trợ cấp xã hội theo từng mức quy định.
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cho từng trường hợp cụ thể hưởng trợ cấp xã hội (mẫu 15-TCXH).
2. Thời gian thực hiện: 55 ngày.
a) Cấp xã: 45 ngày.
b) Cấp huyện: 10 ngày.
Điều 33. Giải quyết đối tượng vào ở cơ sở bảo trợ xã hội
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có xác nhận của Trưởng khóm, ấp và Ủy ban nhân dân xã nơi đối tượng cư trú (mẫu 4- BTXH).
b) Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, cụ thể:
- Trẻ dưới 18 tuổi (mẫu 11-TCXH).
- Đối tượng còn lại (mẫu 12-TCXH).
c) Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.
d) Biên bản của Hội đồng xét duyệt xã (nếu có).
2. Trình tự giải quyết:
a) Cấp xã: Tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, chuyển giao hồ sơ cho cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, thẩm định hồ sơ:
- Nếu đối tượng đủ tiêu chuẩn đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện truyền thông đại chúng của xã (nếu có) về trích yếu lý lịch đối tượng, nội dung đề nghị được vào cơ sở bảo trợ xã hội, trong vòng 30 ngày.
- Trong thời gian niêm yết, nếu có thắc mắc, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thì Ủy ban nhân dân xã thẩm tra và thành lập Hội đồng xét duyệt họp xét lập thành biên bản (mẫu 13-TCXH), thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịnh UBND) làm chủ tịch Hội đồng, cán bộ Lao động – Thương binh Xã hội làm ủy viên thường trực; công chức Tài chính – Kế toán, công chức Văn phòng – Thống kê, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và đại diện một số đoàn thể làm ủy viên.
- Hoàn thiện hồ sơ, lập danh sách chuyển đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện.
b) Cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tiếp nhận đủ, kiểm tra, thẩm định hồ sơ.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào ở cơ sở bảo trợ xã hội.
- Chuyển toàn bộ hồ sơ và đề nghị về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
c) Cấp Tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Phòng Bảo trợ Xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định.
- Trình Giám đốc Sở ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
3. Thời gian giải quyết: 60 ngày.
- Cấp xã: 40 ngày.
- Cấp huyện: 10 ngày.
- Cấp tỉnh: 10 ngày.
Điều 34. Các thủ tục hành chính nêu trên được niêm yết công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh Xã hội, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả huyện, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện và Ủy ban nhân dân xã để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ảnh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
I- GIẢI QUYẾT HỒ SƠ VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG:
1- Đăng ký nội quy lao động:
Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ.
2- Đăng ký hệ thống thang, bảng lương :
Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương.
3- Đăng ký thoả ước lao động tập thể :
Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thoả ước lao động tập thể.
4- Cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04/8/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định về thu lệ phí cấp phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
5- Cấp, gia hạn giấy phép cho doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm :
Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.
6- Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho Chi nhánh:
Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/11/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP.
II- GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TƯ THỤC ; HỒ SƠ THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ CÔNG LẬP, TƯ THỤC; HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ ; HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ :
1- Giải quyết hồ sơ cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục; hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề công lập, tư thục:
Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
2- Giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề ; hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề :
Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
III- GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG :
1- Giải quyết các hồ sơ : Liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ; thương binh; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2005; người có công với cách mạng từ trần ; di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng:
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướngd ẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
2- Giải quyết hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học:
- Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về sửa đổi, bổ sung mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
3- Giải quyết hồ sơ cấp sổ ưu đãi giáo dục – đào tạo đối với người có công với cách mạng hoặc con đẻ của họ thuộc diện hưởng :
Thông tư Liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.
IV- GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CHO ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI HƯỞNG TRỢ CẤP TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ HỒ SƠ ĐƯA NGƯỜI VÀO Ở CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI :
Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây