Quyết định 1007/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng lớn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 1007/QĐ-UBND-HC năm 2014 về Tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng lớn do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Số hiệu: | 1007/QĐ-UBND-HC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp | Người ký: | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành: | 15/10/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1007/QĐ-UBND-HC |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành: | 15/10/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1007/QĐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng lớn.
Tiêu chí này là căn cứ để xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình cánh đồng lớn ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp, làm cơ sở nhân rộng mô hình sản xuất lúa phát triển bền vững.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
TIÊU
CHÍ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1007/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của
UBND tỉnh Đồng Tháp)
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
I. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình cánh đồng lớn
Xây dựng mô hình cánh đồng lớn nhằm tạo điều kiện để nông dân liên kết trong sản xuất, áp dụng đồng bộ và có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên diện tích lớn, rất ngắn khoảng chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng, các vùng sản xuất, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng, gia tăng chất lượng lúa, gạo, làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo VietGAP, xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong nước và xuất khẩu.
Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo.
Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất từ khâu giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ; các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, gia tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận cho nông dân.
II. Các tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn
1. Quy hoạch
Xây dựng mô hình cánh đồng lớn phải là mô hình thực hiện trong quy hoạch phát triển sản xuất ngành hàng nông nghiệp đến năm 2020, phù hợp với điều kiện địa phương, có cơ sở hạ tầng đảm bảo chủ động trong sản xuất.
2. Quy mô
- Mô hình cánh đồng lớn thực hiện theo diện tích ô bao của từng khu vực.
- Quy mô lớn (có diện tích từ 50 ha trở lên) để có sản lượng nông sản đồng nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đầu vào và liên kết thu mua lúa, gạo.
- Quy mô phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, có khả năng nhân rộng mô hình. Tổ chức áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hướng đến áp dụng 1 phải 6 giảm.
3. Yêu cầu mô hình cánh đồng lớn
a. Điều kiện tự nhiên và xã hội
- Hệ thống đê bao, giao thông nội đồng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp cho việc chủ động sản xuất, đưa cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch; trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, cần có kế hoạch cụ thể đầu tư thực hiện trong một thời gian nhất định.
- Nông dân tham gia với tinh thần tự nguyện, tuân thủ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tham gia mô hình.
- Có Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động tốt, Hội đồng quản trị có đủ năng lực điều hành và năng động trong sản xuất và hợp tác kinh doanh.
b. Kỹ thuật canh tác
- Tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất bằng hình thức tọa đàm, tập huấn để nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất, sử dụng giống tốt. Bố trí mùa vụ thích hợp đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày, xuống giống tập trung đồng loạt theo lịch xuống giống né rầy của địa phương, áp dụng quy trình sản xuất lúa theo VietGAP.
- Làm đất: vệ sinh đồng ruộng tốt, đánh rãnh thoát nước. Sử dụng nấm Trichoderma phun lên rơm rạ hoặc bón vôi trước khi làm đất để phòng ngừa ngộ độc hữu cơ. Cơ giới hóa khâu làm đất 100% diện tích.
- Về lúa giống: 100% diện tích sử dụng lúa giống cấp xác nhận hoặc tương đương.
- Gieo sạ: sạ hàng, sạ thưa; lượng giống gieo sạ từ 100 - 120 kg/ha.
- Phân bón: bón phân cân đối giữa đạm - lân - kali, bón phân đạm theo bảng so màu lá, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Sử dụng phân bón trong danh mục được phép sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.
- Thuốc bảo vệ thực vật: không phun thuốc định kỳ, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, tăng cường phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái (ruộng lúa - bờ hoa) trong quản lý dịch hại. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được pháp sử dụng tại Việt Nam.
- Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích.
- Thực hiện Sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP; đây là cơ sở cho việc tiến tới sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP.
c. Hình thức liên kết
Mô hình xây dựng trên nền tảng liên kết 4 nhà hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân sản xuất lúa theo phương thức có lợi cho cả đôi bên. Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã, Tổ hợp tác, nông dân:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ- doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;
- Liên kết giữa doanh nghiệp với Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã;
- Liên kết sản xuất giữa Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã với nông dân.
- Các thỏa thuận trong hợp đồng phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật hiện hành.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây