Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về quản lý và thực hiện Dự án “Phát triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) tài trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về quản lý và thực hiện Dự án “Phát triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) tài trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu: | 08/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Trần Minh Kỳ |
Ngày ban hành: | 17/04/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 08/2009/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Trần Minh Kỳ |
Ngày ban hành: | 17/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2009/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2005;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Căn cứ Hiệp định vay vốn số 1216P ngày 05/11/2008 giữa Chính phủ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) về việc tài
trợ cho Dự án “Phát triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP)
tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về Quy chế quản
lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức;
Căn cứ Văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp
dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án cấp bách;
Căn cứ Văn bản số 1657/VPCP-QHQT ngày 17/3/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc
cơ chế thực hiện Dự án do Quỹ OFID tài trợ cho tỉnh Hà Tĩnh;
Căn cứ Văn bản số 6384/BTC-TCĐN ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
quy trình luân chuyển và hạch toán vốn vay OFID;
Căn cứ Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 09/06/2008 và Quyết định số 28/QĐ-UBND
ngày 06/01/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Phát
triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 338/TTr-SKH ngày
08/4/2009; kèm theo Báo cáo thẩm định số 317/BC-STP ngày 13/4/2009 của Sở Tư
pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về quản lý và thực hiện Dự án “Phát triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) tài trợ;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ban Quản lý Dự án CBRIP-MPRP-ISDP tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong vùng Dự án và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 17/4/2009 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về quy trình thực hiện, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trực tiếp triển khai thực hiện Dự án “Phát triển hệ thống thuỷ lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh và trách nhiệm thực hiện Dự án của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh, phải thực hiện theo những quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và Quy định này.
Điều 2. Thông tin cơ bản về dự án
Tên Dự án “Phát triển hệ thống thủy lợi quy mô nhỏ cho các xã nghèo” (ISDP) tỉnh Hà Tĩnh.
Tên tiếng Anh: Irrigation small sacle system development project (ISDP) in Ha Tinh Province.
Nhà tài trợ: Quỹ OPEC về phát triển quốc tế OPID).
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Cơ quan thực hiện Dự án: Ban Quản lý Dự án ISDP Hà Tĩnh
Thời gian thực hiện Dự án: từ 18/6/2008 đến 30/6/2013
Địa điểm thực hiện: Tại các xã nghèo thuộc các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và Tp Hà Tĩnh.
Mục tiêu của Dự án: Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tăng năng suất sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân địa phương, giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tổng kinh phí Dự án: 13.153.340 USD
Trong đó:
Vốn ODA (Quỹ OFID tài trợ): 10.500.000 USD
Vốn đối ứng ngân sách: 1.985.015 USD
Đóng góp của người hưởng lợi: 668.325 USD
Điều 3. Lập, phê duyệt kế hoạch công tác và ngân sách của Dự án
Kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm được xây dựng và thực hiện trên cơ sở kế hoạch tổng thể của Dự án, theo nguyên tắc “linh hoạt, chuyển đổi” trong khuôn khổ nguồn kinh phí của Dự án. Đồng thời, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch hàng năm của tỉnh, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu của Dự án đã được phê duyệt.
Kế hoạch tổng thể, kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm của Dự án phải được cơ quan chủ quản phê duyệt. Những kế hoạch này là cơ sở để phân bổ nguồn lực cho các hoạt động của Dự án và để xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng quý, phục vụ công tác điều hành, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng đối với hoạt động quản lý Dự án của Ban Quản lý Dự án.
Điều 4. Chuẩn bị, phê duyệt danh mục đầu tư các tiểu dự án
Danh mục đầu tư của Dự án được xác định trên cơ sở lựa chọn các danh mục dự kiến đã nêu trong Văn kiện dự án. Ban Quản lý Dự án ISDP có trách nhiệm rà soát, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư các tiểu dự án do UBND các huyện, thành phố trong vùng Dự án đề xuất theo từng đợt, phù hợp với quy mô, mục tiêu và khả năng về nguồn vốn của Dự án. Trường hợp có sự thay đổi danh mục do các chương trình dự án khác đầu tư hoặc bổ sung danh mục công trình cấp thiết khác trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy mô và mục tiêu của Dự án thì Ban Quản lý Dự án ISDP trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 5. Quy trình lựa chọn tư vấn
Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện theo hướng dẫn mua sắm do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế ban hành, các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 7. Lựa chọn nhà thầu xây lắp, mua sắm thiết bị
Việc lựa chọn các nhà thầu mua sắm thiết bị, thi công xây dựng các công trình được thực hiện theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu; Văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các dự án cấp bách; Văn bản số 1657/VPCP-QHQT ngày 17/3/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc cơ chế thực hiện Dự án do Quỹ OFIP tài trợ cho tỉnh Hà Tĩnh và Hướng dẫn mua sắm do Quỹ OPEC về phát triển quốc tế (OFID) ban hành.
Ban Quản lý Dự án ISDP Hà Tĩnh tổ chức thực hiện công tác đấu thầu bao gồm các công việc có liên quan như: thành lập tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và trình thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu v.v..
Điều 8. Giải phóng mặt bằng thi công
Việc tổ chức giải phóng mặt bằng thi công do UBND các huyện tham gia Dự án chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Dự án tỉnh và các xã hưởng lợi Dự án.
Công tác giải phóng mặt bằng thi công phải được thực hiện trước khi khởi công xây dựng công trình và chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao mốc GPMB phải hoàn thành. Kinh phí để thực hiện do các xã hưởng lợi tự huy động theo hình thức vận động người dân tự nguyện di dời hoặc huy động từ ngân sách của huyện, xã hưởng lợi.
Ban Quản lý Dự án ISDP tổ chức thực hiện việc ký kết hợp đồng xây dựng với các đơn vị tư vấn và nhà thầu xây lắp theo đúng các quy định hiện hành. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng phải được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng và các mẫu hợp đồng thiết kế công trình ban hành kèm theo Văn bản số 2507/BXD-VP ngày 26/11/2007, mẫu hợp đồng xây lắp ban hành kèm theo Văn bản 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng.
Điều 10. Quản lý thi công và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Việc quản lý thi công xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công công trình; quản lý về an toàn lao động và môi trường trên công trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 99/2007 /NĐ-CP ngày 13/6/2007; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Ban Quản lý Dự án ISDP Hà Tĩnh có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức quản lý thi công xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định hiện hành.
Điều 11. Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán
Việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành được thực hiện theo các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định cụ thể tại hợp đồng đã được ký kết.
Việc rút vốn đầu tư được thực hiện theo Công văn số 6348/BTC-TCĐN ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quy trình luân chuyển và hạch toán vốn vay OFID.
Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007. Ban Quản lý Dự án ISDP là cơ quan chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, đồng thời chịu trách nihệm lựa chọn đơn vị kiểm toán đủ năng lực, tư cách, pháp nhân, trình UBND tỉnh quyết định để thực hiện việc kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành các công trình và kiểm toán tài chính hằng năm của Dự án theo quy định của nhà tài trợ. Thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 và Thông tư số 98/2007/TT-BTC ngày 09/8/2007 của Bộ Tài chính; Điều 16, Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Công tác bảo trì công trình
Trong thời gian bảo hành, nếu công trình có sự cố hư hỏng do chất lượng thi công kém thì địa phương hưởng lợi có trách nhiệm báo cáo với Ban Quản lý Dự án ISDP để yêu cầu đơn vị thi công tiến hành sửa chữa, bảo trì. Khi hết thời gian bảo hành, công trình được giao cho địa phương hưởng lợi duy tu bảo dưỡng. Kinh phí và cách thức tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành và Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 09/6/2008 của UBND tỉnh về việc Ban hành quy định về bảo trì các công trình thuộc Dự án CBRIP và Dự án MPRP Hà Tĩnh.
CƠ CẤU TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 13. Cơ cấu tổ chức các bộ phận triển khai thực hiện Dự án
Các bộ phận trực tiếp triển khai Dự án gồm:
1. Ban chỉ đạo Dự án
2. Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo Dự án;
3. Ban Quản lý Dự án ISDP;
4. Ban Quản lý các công trình thuộc Dự án ISDP;
5. Nhóm hỗ trợ kỹ thuật huyện.
Điều 14. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Dự án
Ban Chỉ đạo Dự án do UBND tỉnh ra quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của các ngành; Ban Chỉ đạo Dự án có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Chịu trách nhiệm điều phối tổng thể và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Dự án, tổ chức họp giao ban hàng tháng với Ban Quản lý Dự án để chỉ đạo xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án nhằm đẩy nhanh và đảm bảo đúng tiến độ như đã cam kết với nhà tài trợ.
2. Đề xuất với UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng hằng năm cho Dự án theo đúng tiến độ và tỷ lệ quy định trong Hiệp định vay vốn số 1216P ngày 05/11/2008 giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Quỹ OPEC về phát triển quốc tế.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo Dự án có trách nhiệm cung cấp các thông tin như quy hoạch ngành, các văn bản pháp quy do ngành mình phụ trách để đảm bảo Dự án được thực hiện một cách đồng bộ; đồng thời đề xuất các giải pháp về tổ chức thực hiện, huy động các nguồn vốn để đầu tư đồng bộ cho từng tiểu dự án nhằm đưa Dự án vào sử dụng đạt hiệu quả cao.
Điều 15. Chức năng, nhiệm vụ của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Dự án
Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Dự án do Ban Chỉ đạo thành lập, có chức năng nhiệm vụ như sau:
1. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo Dự án trong việc huy động và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho Dự án và tham mưu để chỉ đạo Ban Quản lý Dự án thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư các tiểu dự án.
2. Theo dõi và hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong suốt quá trình triển khai thực hiện các tiểu dự án cũng như công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành các tiểu dự án.
3. Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.
Điều 16. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Dự án ISDP
1. Ban Quản lý Dự án ISDP được thành lập tại Quyết định số 2186/QĐ-UBND ngày 17/8/2007 và Quyết định số 3549/QĐ-UBND ngày 10/12/2008 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Quản lý Dự án CBRIP-MPRP-ISDP. Quy chế tổ chức hoạt động của Ban thực hiện theo Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 17/8/2007 của UBND tỉnh.
2. Ban Quản lý Dự án ISDP Hà Tĩnh làm chủ đầu tư các công trình thuộc Dự án, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý việc thực hiện Dự án từ khi triển khai đến khi kết thúc (bao gồm cả quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện) được quy định tại Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 16/3/2007 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ xây dựng và thực hiện Dự án ISDP Hà Tĩnh.
3. Ban Quản lý Dự án ISDP được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng thương mại theo quy định trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án.
4. Ban Quản lý Dự án ISDP có chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Lập kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm; rà soát, tổng hợp danh mục đầu tư của Dự án theo quy định tại Điều 3 và Điều 4, Chương II của Quy định này, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Đề xuất, trình UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý các công trình thuộc Dự án, nhóm hỗ trợ kỹ thuật các huyện, thành phố vùng Dự án để thực hiện việc theo dõi và quản lý hợp đồng xây dựng.
c) Tổ chức, triển khai thực hiện các bước trong đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định tại Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ; Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ và các quy định ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh; các quy định tại Chương II của Quy định này và các quy định của nhà tài trợ.
d) Phối hợp với các địa phương hưởng lợi tổ chức thực hiện công tác giám sát cộng đồng theo quy chế giám sát đầu tư cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ tài chính.
e) Thực hiện việc quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về chất lượng công trình, sản phẩm trong tất cả các khâu của quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Thực hiện việc quản lý lưu trữ hồ sơ theo đúng các quy định của pháp luật.
g) Nghiệm thu, thanh, quyết toán công trình và phối hợp với địa phương hưởng lợi thực hiện công tác bảo hành, duy tu bảo dưỡng công trình theo quy định tại Điều 11 và Điều 12, Chương II của Quy định này.
Trong trường hợp có yêu cầu trái với quy định trên thì trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 17. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các công trình thuộc Dự án ISDP
Ban Quản lý các công trình thuộc Dự án do Ban Quản lý Dự án ISDP trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể khi kết thúc Dự án. Thành phần của Ban bao gồm một số thành viên Ban Quản lý Dự án ISDP, lãnh đạo các phòng: Kế hoạch Tài chính, Nông nghiệp thuộc UBND các huyện, thành phố vùng Dự án và Chủ tịch UBND các xã hưởng lợi. Ban Quản lý các công trình thuộc Dự án có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do Ban Quản lý Dự án ISDP giao, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao tại quyết định thành lập.
2. Tham mưu cho Ban Quản lý Dự án ISDP trong việc lập kế hoạch công tác, kế hoạch giải ngân hàng năm và cho cả chu kỳ Dự án; xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.
3. Trình Ban Quản lý Dự án ISDP thành lập Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu thuộc Dự án theo quy định hiện hành.
4. Trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu tư vấn và xây lắp theo sự ủy quyền của Ban Quản lý Dự án ISDP.
5. Quản lý, giám sát chất lượng các công trình thuộc Dự án trong quá trình triển khai thực hiện.
6. Tổng hợp số liệu, hàng quý báo cáo và đánh giá tình hình thực hiện đầu tư, tiến độ triển khai và chất lượng các công trình lên Ban Quản lý Dự án ISDP.
Điều 18. Chức năng, nhiệm vụ của nhóm hỗ trợ kỹ thuật huyện
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật huyện do UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể khi kết thúc Dự án. Thành phần Nhóm hỗ trợ kỹ thuật huyện bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng nhóm, lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch làm Phó trưởng nhóm và thành viên các phòng Công thương, nông nghiệp...
Nhóm hỗ trợ kỹ thuật huyện có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác giải phóng mặt bằng thi công công trình theo quy định tại Điều 8, chương II của Quy định này.
- Giám sát chất lượng công trình trong quá trình nhà thầu triển khai thi công, báo cáo các tồn tại, vướng mắc lên Ban Quản lý Dự án ISDP để kịp thời xử lý.
Điều 19. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Cân đối các mục tiêu, cấu phần của Dự án với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh;
b) Cân đối, bố trí nguồn vốn đối ứng hàng năm cho Dự án theo kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm và cho cả Dự án.
c) Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối theo đúng thẩm quyền trong việc quản lý thực hiện Dự án như: thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu... tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư nguồn vốn dự án.
d) Tổng hợp tình hình thực hiện Dự án hàng quý, 6 tháng, hàng năm để báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh và các cơ quan liên quan trong tỉnh cũng như báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương.
2. Sở Tài chính
Quản lý Nhà nước về mặt tài chính đối với các nguồn vốn của Dự án, thẩm định dự toán vốn đối ứng và quyết toán tài chính hàng năm của Dự án, thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, lập báo cáo thẩm tra quyết toán trình UBND tỉnh phê duyệt theo Quy định tại Điều 11, chương II của Quy định này và quy định tại Khoản 4, điều 18, Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thực hiện đúng chức năng cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuỷ lợi trên địa bàn theo Quyết định 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của UBND tỉnh.
b) Cân đối các hoạt động về xây dựng cơ bản của Dự án vào kế hoạch và chiến lược phát triển thủy lợi 5 năm và hàng năm.
c) Đánh giá danh mục đầu tư do UBND các huyện trong vùng Dự án đề xuất, góp ý cho Ban Quản lý Dự án ISDP trong việc lựa chọn danh mục để việc đầu tư công trình đảm bảo hiệu quả, đồng bộ và không bị trùng lặp với các dự án khác.
4. Kho bạc Nhà nước tỉnh
a) Làm thủ tục mở tài khoản của Ban Quản lý Dự án ISDP, tiếp nhận các khoản vốn ODA của nhà tài trợ từ Bộ Tài chính, tiếp nhận vốn đối ứng do ngân sách Nhà nước chuyển cho Dự án.
b) Theo dõi, kiểm soát, kiểm tra, cấp phát vốn theo đúng kế hoạch và tiến độ thực hiện Dự án.
c) Kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước và nhà tài trợ, hướng dẫn và công khai quá trình thanh toán.
Điều 20. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố và UBND xã trong vùng dự án
1. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
a) Tổng hợp, rà soát danh mục đầu tư do UBND các xã đề xuất, báo cáo Ban Quản lý Dự án ISDP tổng hợp để trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư hàng năm và thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thi công theo quy định tại Điều 8, Chương II của Quy định này.
b) Theo dõi và giám sát về tiến độ và chất lượng thi công công trình trên địa bàn. Thành lập và tổ chức hoạt động các nhóm giám sát cộng đồng theo đúng quy định hiện hành. Phối hợp với UBND các xã hưởng lợi tiếp nhận công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chỉ đạo việc bảo trì công trình theo quy định hiện hành và Điều 12, Chương II của Quy định này.
2. Trách nhiệm của UBND các xã trong vùng Dự án
a) Đề xuất danh mục đầu tư lên UBND huyện, thành phố và trực tiếp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình theo quy định tại Điều 8, chương II của Quy định này.
b) Cử người tham gia vào Ban Quản lý các công trình để trực tiếp quản lý quá trình triển khai xây dựng công trình trên địa bàn.
c) Thực hiện chức năng giám sát cộng đồng theo đúng quy định hiện hành.
d) Tiếp nhận công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng công trình theo Điều 12, Chương II của Quy định này.
Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý Dự án; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã tham gia Dự án, chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây