275475

Quyết định 06/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

275475
LawNet .vn

Quyết định 06/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu: 06/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Nguyễn Thiện
Ngày ban hành: 11/02/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 06/2014/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký: Nguyễn Thiện
Ngày ban hành: 11/02/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2014/QĐ-UBND

Tĩnh, ngày 11 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/02/2004;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lại Văn bản số 102/LĐTBXH-DN ngày 25/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc quản lý và tổ chức thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các t chc, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điu 2;
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
-
Tổng cục Dạy nghề;
-
TTr Tỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh;
-
Chtịch, các PCT UBND tỉnh;
-
Ban TT UBMTTQ tỉnh;
-
Trung tâm Công báo - Tin học tnh;
-
Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thiện

 

QUY ĐỊNH

VIỆC QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 11/02/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy định việc phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đán Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh.

b) Quy định trách nhiệm của các Sở, ngành, UBND các cấp; các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 (sau đây gọi là Đề án).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ngành, tổ chức đoàn thể có liên quan.

b) UBND huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là UBND cấp huyện) và các phòng chuyên môn cấp huyện.

c) UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) và các bộ phận liên quan.

d) Các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

e) Lao động nông thôn tham gia học nghề; cán bộ, công chức cấp xã.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

1. Ngân sách trung ương: Kinh phí từ ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm để thực hiện Đề án.

2. Ngân sách tỉnh: UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho các hoạt động của Đề án theo quy định tại Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt và ban hành Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

3. Ngân sách cấp huyện, xã: UBND cấp huyện, xã bố trí kinh phí thực hiện Đề án trên địa bàn theo kế hoạch của địa phương hàng năm.

4. Nguồn huy động khác: Huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng; lồng ghép với các chương trình, dự án khác đthực hiện Đề án.

Điều 3. Nguyên tắc phân bổ kinh phí

1. Hỗ trợ dạy nghề lao động nông thôn hàng năm được phân bdựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án của các Bộ, ngành Trung ương;

- Trên cơ sở thông báo kế hoạch vốn của các chương trình, dự án giao hàng năm và hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn; số lao động trong độ tui có nhu cầu học nghề của địa phương; ưu tiên các địa bàn đang triển khai các công trình, dự án lớn của tỉnh;

- Đề án phát triển sản xuất; tình hình phát triển, kinh tế - xã hội; kết quả thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn những năm trước và nhu cầu, kế hoạch đào tạo nghcho lao động nông thôn hàng năm của từng địa phương.

2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm dy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện.

- Phải có dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoặc kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;

- Căn cứ tình hình thực hiện dự án và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hiện có tại các đơn vị;

- Trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 4. Quy định về lập, giao, tổ chức thực hiện kế hoạch

1. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Phân cấp kinh phí hỗ trợ dạy nghề lao động nông thôn cho UBND cấp huyện quản lý, sử dụng.

b) Việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch và dự toán kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Hàng năm, UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các xã, phường, thị trấn; các nghề phi nông nghiệp gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các nghề nông nghiệp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ tng hợp;

- Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn, dự toán kinh phí trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch dạy nghề cho các UBND huyện, thị xã, thành phố;

- Căn cứ kế hoạch, kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt và đơn xin học nghề của lao động nông thôn (thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg), UBND cấp huyện ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đã được lựa chọn để dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn và chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã:

- UBND cấp huyện tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công chức cấp xã, gửi về Sở Nội vụ;

- Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình UBND tỉnh;

- Căn cứ chỉ tiêu, kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Nội vụ ký hp đồng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã với các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

3. Hoạt động hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên cấp huyện

- Căn cứ Dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt và tình hình thực tế, các Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, báo cáo UBND cấp huyện xem xét, đề xuất gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp;

- Trên cơ sở đề xuất của UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án phân bổ nguồn kinh phí hàng năm, trình UBND tỉnh.

4. Việc quản lý sử dụng, hạch toán và quyết toán kinh phí Đề án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH; định mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo quy định của UBND tỉnh.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

1. SLao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan thường trực Đề án của tỉnh; trực tiếp chỉ đạo việc dạy nghề phi nông nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm, trình UBND tỉnh.

b) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; UBND cấp huyện hàng năm xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành, để tổng hợp, trình UBND tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phân bổ kinh phí thực hiện Đề án, trình UBND tỉnh.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, cung cấp thông tin cho cấp huyện, xã về các nghề đào tạo và hướng dẫn việc tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tnh.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền về các hoạt động của Đề án; xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề đối với một số nghề có nhu cầu đào tạo lớn để áp dụng chung trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở dạy nghề xây dựng, phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng theo quy định.

g) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp mức chi phí đào tạo cho từng nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp) trong danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

h) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ sở được đầu tư theo chính sách của Đề án, xây dựng dự án đầu tư, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

i) Thông báo công khai cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh về Đề án đào tạo nghcho lao động nông thôn đến năm 2020 và kế hoạch dạy nghề hàng năm của các địa phương.

k) Tổ chức kiểm tra năng lực của các cơ sở về điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định; thông báo danh sách các cơ sở có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động thôn trên địa bàn tỉnh theo tng nghề đào tạo.

l) Phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, đề xuất chỉ tiêu, dự toán kinh phí thực hiện; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

m) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án tại địa phương theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Xác định nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện dạy nghề nông nghiệp hàng năm, 5 năm, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh.

b) Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

c) Cung cấp thông tin về định hướng, quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề khi xây dựng kế hoạch hàng năm.

d) Đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đtổng hợp, trình UBND tỉnh.

e) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng, phê duyệt các chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng theo quy định.

g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

3. Sở Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm, 5 năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình UBND tỉnh.

b) Hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí đủ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; lựa chọn các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

e) Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức cấp xã; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

4. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm, trình UBND tỉnh;

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, thẩm định dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo chính sách của Đề án, trình UBND tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án hàng năm.

d) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đán; định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng kinh phí gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm trình UBND tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách tnh, bố trí lồng ghép các nguồn vốn khác đthực hiện Đề án hàng năm;

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí đầu tư phát triển để thực hiện Đề án hàng năm, trình UBND tỉnh;

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư phát triển; định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

6. Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông

Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch s 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; hàng năm, 5 năm tổng hợp, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Đề án, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ để tổng hợp, trình UBND tỉnh.

2. Chỉ đạo các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền, tư vấn, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

3. Ký hợp đồng đào tạo và thanh quyết toán kinh phí dy nghề với các cơ sở đào tạo theo quy định.

4. Btrí 01 cán bộ chuyên trách công tác dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; bố trí giáo viên dạy nghề cho các Trung tâm dạy nghề cấp huyện (mi nghchính có tối thiu 01 giáo viên cơ hữu); phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết vốn cho vay học nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề theo chính sách của Đề án.

5. Bố trí nguồn vốn từ ngân sách cấp huyện để đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án theo kế hoạch của địa phương hàng năm; đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề, huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề, tạo việc làm.

6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn.

7. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án, gửi vSở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các sở ngành liên quan và UBND tỉnh.

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn cấp huyện

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn liên quan tổng hợp nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm, trình UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt.

b) Hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, 5 năm.

c) Chủ trì, phối hợp với Phòng chuyên môn liên quan lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định, tham mưu cho UBND cấp huyện ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề người lao động trên địa bàn.

d) Xây dựng, trình UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn.

đ) Định k 6 tháng, hàng năm, 5 năm tng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án theo quy định.

2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn; xác định nhu cầu học nghề, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện dạy nghề nông nghiệp hàng năm, 5 năm, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đ tng hợp, báo cáo UBND cấp huyện.

b) Lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp đủ điều kiện theo quy định, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cấp huyện ký kết hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động.

c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện.

3. Phòng Nội vụ

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm, 5 năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện.

b) Tham mưu cho UBND cấp huyện điều chuyển, bố trí cán bộ chuyên trách công tác dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; giáo viên dạy nghề tại Trung tâm Dy nghề, Hướng nghiệp và GDTX cấp huyện.

c) Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án;

d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưng cán bộ, công chức cấp xã, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch

a) Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) thẩm định kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm, 5 năm để thực hiện Đề án, trình UBND cấp huyện.

b) Tham mưu cho UBND cấp huyện bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện Đề án.

c) Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.

d) Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án, gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện.

5. Phòng Văn hóa - Thông tin; Phòng Kinh tế hạ tầng

Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp xã

1. Hàng năm, khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới của địa phương, gửi UBND cấp huyện.

2. Phổ biến các chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuyên truyền, tư vấn cho người lao động về nghề đào tạo, cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học để người lao động biết và chọn nghề học phù hợp.

3. Xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn tại địa bàn về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học.

4. Phối hợp với các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn đtuyển lao động nông thôn học nghề đủ điều kiện.

5. Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương theo quy định; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề.

6. Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn.

7. Chđạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn tham gia tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn; tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

8. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND cấp huyện.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1. Cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn có trách nhiệm:

a) Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tuyển lao động nông thôn học nghề đúng nghề đào tạo, đối tượng, số lượng người học, địa bàn tuyển sinh nêu trong hợp đồng đặt hàng đào tạo đã ký kết và quy chế tuyển sinh học nghề theo quy định tại Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/3/2007 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tuyn sinh học nghề.

b) Tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo đúng chương trình đào tạo, kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt. Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề đúng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/5/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Lập các biểu mẫu, ssách quản lý dạy và học đối với lớp dạy nghề cho lao động nông thôn đúng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề, trình độ sơ cấp nghề theo Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong đào tạo nghề.

d) Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề đã ký kết; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; báo cáo tình hình, kết quả tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

đ) Phối hợp với UBND cấp xã theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề.

2. Cơ sở tham gia dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phải chuẩn bị đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đăng ký hoạt động dạy nghề và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đối với nghề đào tạo.

3. Cơ sở tham gia dạy nghề dưới ba tháng phải chuẩn bị đủ các điều kiện để dạy nghề theo quy định và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, thông báo bằng văn bản về nghề đào tạo, quy mô đào tạo đối với từng nghề.

4. Cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao. Trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phải chấp hành đy đủ các quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 10. Trách nhiệm của người lao động nông thôn tham gia học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng

1. Tìm hiểu để nắm được các chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn; tên các nghề đào tạo, điu kiện của nghề học, địa chnơi làm việc sau khi học; các cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, để tự lựa chọn nghề học, cơ sở dạy nghề phù hợp với điều kiện của bản thân, cụ thể:

a) Đối với người lao động nông thôn học nghề để tự tạo việc làm phải có các điều kiện cần thiết để tự tổ chức sản xuất, kinh doanh (đất đai, phương tiện sản xuất, kinh doanh, nhân lực) để ng thu nhập hoặc có doanh nghiệp, đơn vị cung cấp nguyên liệu sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

b) Đối với người lao động nông thôn học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động hoặc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải đáp ứng được các yêu cầu về độ tui, trình độ học vấn, sức khỏe, điều kiện làm việc của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động hoặc đơn vị tuyển lao động đi làm việc nước ngoài.

2. Kê khai đúng, đầy đủ về bản thân, đối tượng, nhu cầu về nghề học đã lựa chọn khi làm đơn đăng ký học nghề, gửi UBND cấp xã để được xác nhận theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 6 của Quy định này.

3. Tham gia đầy đủ các buổi học, chấp hành các quy định của lp học, của cơ sở dạy nghề.

4. Cung cấp trung thực, đầy đủ thông tin về tình trạng việc làm, thu nhập sau học nghề cho UBND cấp xã.

Chương III        

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Triển khai thực hiện Quy định

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hướng dẫn, triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy định này.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chtịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác