Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 53-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Hội đồng Nhà nước | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 07/05/1991 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 53-LCT/HĐNN8 |
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Hội đồng Nhà nước |
Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 07/05/1991 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 1991 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 53-LCT/HĐNN8 NGÀY 07/05/1991VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
Để bảo đảm quyền khiếu nại, tố
cáo của công dân, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
Căn cứ vào Điều 73 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
Pháp lệnh này quy định quyền khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân.
Quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế do pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy định.
2- Công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, gọi chung là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Khi cần thiết, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương cử đoàn kiểm tra để xem xét tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân theo pháp luật.
Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải xử lý và phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khiếu nại, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của Luật báo chí.
Cơ quan báo chí, nếu đăng hoặc phát sóng khiếu nại, tố cáo, thì phải bảo đảm tính trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc đăng hoặc phát sóng đó.
KHIẾU NẠI VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI VÀ NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
a) Gửi đơn, trực tiếp trình bày hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại.
2- Người khiếu nại có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm về nội dung trình bày và thông tin, tài liệu đó.
1- Người bị khiếu nại có quyền:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan đã giải quyết.
2- Người bị khiếu nại có nghĩa vụ:
a) Xem xét lại quyết định hoặc việc làm bị khiếu nại của mình và trả lời cho người khiếu nại bằng văn bản;
b) Giải trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
2- Khiếu nại đối với quyết định hoặc việc làm của thủ trưởng cơ quan nào, thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
2- Khi cần thiết, Tổng thanh tra Nhà nước kháng nghị quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, Chánh thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng.
Mục 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Không giải quyết khiếu nại trong những trường hợp sau đây:
1- Thời hiệu khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
2- Người khiếu nại mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà không có người đại diện hợp pháp;
3- Việc khiếu nại đã có quyết định cuối cùng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1- Đơn khiếu nại;
2- Quyết định của cơ quan đã giải quyết, nếu có.
Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ gồm:
1- Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
2- Quyết định bị khiếu nại;
3- Biên bản, kết luận thẩm tra, xác minh, giám định, nếu có;
4- Quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định này phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan, tổ chức thanh tra và thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
TỐ CÁO VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Mục 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO VÀ NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo và nội dung tố cáo;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo.
2- Người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và bằng chứng mà mình đưa ra.
a) Đưa ra bằng chứng để bác bỏ nội dung tố cáo;
b) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng gây ra; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật.
2- Người bị tố cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
Mục 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Tố cáo thủ trưởng mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào, thì thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm hành chính thì do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính giải quyết.
Tố cáo về hành vi phạm tội thì do cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân giải quyết.
Mục 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Cơ quan tiếp nhận đơn, giải quyết tố cáo phải bảo đảm bí mật cho người tố cáo. Nghiêm cấm việc tiết lộ người tố cáo hoặc chuyển đơn tố cáo, bản sao đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị tố cáo.
2- Thời hạn giải quyết tố cáo không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với vụ, việc phức tạp, thì cấp trên trực tiếp có thể gia hạn, nhưng không quá sáu mươi ngày. Trong trường hợp phải tiến hành thanh tra, thì thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước.
Tổng thanh tra Nhà nước thực hiện quyền thanh tra Nhà nước đối với các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phương mình; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Chánh thanh tra các cấp, các ngành quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Viện kiểm sát nhân dân các cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tập thể, công dân thì được khen thưởng.
Những quy định trước đây trái Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1991.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
Võ Chí Công (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây