Nghị quyết về mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức do Hội đồng Chính phủ ban hành
Nghị quyết về mấy chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức do Hội đồng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 15/10/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 21/11/1956 | Số công báo: | 36-36 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | khongso |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Chính phủ |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 15/10/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 21/11/1956 |
Số công báo: | 36-36 |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI
ĐỒNG CHÍNH PHỦ
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1956 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MẤY CHÍNH SÁCH CỤ THỂ ĐỂ SỬA CHỮA SAI LẦM VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỈNH ĐỐN TỔ CHỨC
(Hội nghị tháng 10 năm 1956)
Nhiệm vụ cách mạng chống phong kiến ở miền Bắc căn bản đã hoàn thành, giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ, ruộng đất đã về tay nông dân, nông dân đã làm chủ nông thôn, quan hệ sản xuất đã thay đổi, đó là một chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị và xã hội. Nhưng trong khi thi hành nhiệm vụ cải cách ruộng đất, chúng ta đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, vì vậy phải ra sức sửa chữa sai lầm, phát huy thành tích để hoàn thành tốt cải cách ruộng đất, và trên cơ sở đó củng cố miền Bắc, tranh thủ miền Nam và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Để sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức được tốt, Chính phủ quy định những chính sách cụ thể theo những nguyên tắc sau đây:
- Dựa trên đường lối chính sách hiện có của Đảng và Chính phủ, dựa trên pháp luật của Nhà nước và cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà bổ sung những điểm thích hợp để thực hiện tốt việc sửa sai.
- Phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân, kiên nhẫn giáo dục và khắc phục tư tưởng trả thù, thắt chặt tình đoàn kết để kiên quyết sửa sai và sửa sai để thắt chặt đoàn kết.
Dựa vào dân giáo dục nhân dân, kiên quyết chống bao biện, mệnh lệnh.
- Kiên quyết giải oan cho những người bị oan, đền bù thích đáng cho những người bị thiệt trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi nông dân lao động, đồng thời chiếu cố lợi ích của các tầng lớp khác.
- Việc sửa chữa sai lầm phải kết hợp với công tác trước mắt ở địa phương, nhất là công tác sản xuất mà tiến hành.
* * *
Những chính sách sửa sai dưới đây sẽ áp dụng cho tất cả mọi đợt giảm tô và cải cách ruộng đất và những nơi đã phạm những sai lầm về chỉnh đốn tổ chức và cải cách dân chủ, như ở nông trường, xí nghiệp, ở những miền rừng núi có phát động quần chúng vận động sản xuất hoặc lập khu tự trị.
I. - ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ XỬ TRÍ SAI
Tất cả những người bất cứ thuộc thành phần nào bị xử trí oan trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, nay đều được giải oan: về chính trị, được trả lại công quyền, danh dự, giao công tác; những người bị bắt, bị xử oan đều được trả lại tự do, những bản án xử oan đều được xóa bỏ: về mặt kinh tế sẽ được đền bù thích đáng, được giúp đỡ làm ăn sinh sống.
Tất cả huân chương, bằng khen, huy hiệu và đồng tiền vàng (do Tổng bộ Việt – Minh tặng) nếu bị tước hoặc bị mất, nay đều được trao lại với nghi thức chính đáng.
a) Đối với bộ đội, cán bộ và công nhân, nhân viên thoát ly
1. – Đối với bộ đội, cán bộ và công nhân, nhân viên thoát ly (thuộc các tổ chức của Đảng, Chính, Quân, Dân) trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức bị quy oan là phản động, là cường hào gian ác, là chống phá chính sách mà đã bị bắt giam, bị kết án, bị đuổi về xã, bị quản chế hoặc bị đưa đi làm công tác lao động, nay đều phải được tuyên bố là không có tội, được trả lại tự do, trả lại công quyền, danh dự, trả lại chức vụ cũ hoặc giao công tác thích đáng.
Những người bị xử trí oan tuy không bị giam giữ, không bị đuổi về xã, nhưng đã bị hạ công tác, hoặc bị một hình thức kỷ luật khác, thì phải được tuyên bố xóa bỏ kỷ luật đã thi hành trước đây, được trả lại danh dự và giao công tác thích đáng.
Tất cả những bản cung khai, hồ sơ thuộc những người bị oan đều coi là vô giá trị và phải tiêu hủy.
2. – Đối với những người bị giam hoặc bị đưa đi lao động cải tạo thì được truy lĩnh lương kể từ ngày bị giam hoặc đi lao động cải tạo. Đối với người bị cách chức, bị đuổi về xã thì sẽ tùy hoàn cảnh mà được giúp đỡ một phần thích đáng.
3. – Những người bị giam giữ, đi công tác lao động mà yếu đau, hoặc bị thương tật thì phải được chữa bệnh và bồi dưỡng về sức khỏe.
b) Đối với cán bộ xã và thường dân:
1. – Những cán bộ xã và thường dân trong giảm tô và cải cách ruộng đất đã bị quy oan là phản động là địa chủ cường hào gian ác, là chống phá cải cách ruộng đất đã bị bắt giam hoặc bị quản chế hoặc bị một hình thức kỷ luật nào khác thì phải được tuyên bố là không có tội, được trả lại tự do và mọi quyền lợi chính trị tùy theo thành phần đúng của họ, đối với cán bộ xã thì được trả lại chức vụ hoặc giao công tác thích đáng.
2. – Những người vì bị giam cầm mà bị đau ốm hoặc bị thương tật thì được an ủi, giúp đỡ làm ăn sinh sống.
3. – Những địa chủ thường bị quy oan là phản động, là phá hoại hay cường hào gian ác thì nay phải tuyên bố là họ không có những tội đó.
4. – Trong khi thi hành các chính sách trên đây, cần chú ý đến những người già cả, trẻ em và phụ nữ có mang hay bận con mọn. Những gia đình vì có người bị oan mà bị tổn thương nặng phải được chú ý, an ủi, săn sóc và giúp đỡ.
c) Đối với những người đã bị hy sinh:
Đối với những người vì bị xử trí oan mà đã hy sinh trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức thì được trả lại danh dự. Nếu là cán bộ đã hy sinh thì được trả lại cả chức vụ cũ, gia đình được nhận số lương truy lĩnh cho đến ngày sửa sai. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào có nhiệm vụ an ủi và săn sóc, giúp đỡ gia đình của những người đó trong việc làm ăn sinh sống.
II. - ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI, THƯƠNG BINH, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, GIA ĐÌNH BỘ ĐỘI, GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG, GIA ĐÌNH CÁN BỘ, NHÂN SĨ DÂN CHỦ VÀ GIA ĐÌNH NHÂN SĨ DÂN CHỦ
3. – Đối với những gia đình nói trên, nếu thuộc thành phần địa chủ, chỉ được chia ít ruộng đất mà nay quá túng đói, thì phải lấy ruộng đất dự trữ bù cho họ hoặc tìm cách giúp đỡ họ làm ăn sinh sống.
6. – Nhân sĩ dân chủ ở trong Mặt trận Tổ quốc, cho nên đối với bản thân họ và gia đình họ, nếu trong cải cách ruộng đất chưa chiếu cố đúng mức thì nay phải sửa lại theo đúng chính sách đã quy định: về chính trị họ được hưởng mọi quyền công dân (như ứng cử, bầu cử, v.v...), về kinh tế cần bù lại ruộng đất cho thích đáng; họ được tự do làm các nghề khác để sống.
III. - SỬA LẠI THÀNH PHẦN BỊ QUY SAI
a) Sửa lại thành phần:
Để ổn định tình hình nông thôn, phân rõ ranh giới giữa nông dân với địa chủ, cần phải kiên quyết sửa lại thành phần cho những người bị quy sai. Sửa lại thành phần cho những người bị quy sai là địa chủ, phú nông, chủ thuyền hay tiểu chủ, hoặc bị quy sai là người có ít ruộng đất phát canh. Tuyên bố xóa bỏ "thành phần bóc lột khác". Ở vùng có nhiều ruộng công hoặc có ruộng đồn điền trước, phú nông nào trong cải cách ruộng đất chỉ được chia như mức nông dân thì nay được thay đổi thành phần là nông dân lao động. Người nào đã được sửa thành phần thì được hưởng mọi quyền lợi chính trị theo thành phần đúng của họ; về kinh tế họ được đền bù thích đáng để làm ăn sinh sống.
b) Đền bù tài sản:
Việc đền bù tài sản cho những người bị quy sai là địa chủ hoặc bị xử trí oan, để họ đủ điều kiện làm ăn sinh sống, sẽ do nông dân bàn bạc và giải quyết theo tinh thần đoàn kết nhân nhượng, thương lượng ổn thỏa, giúp đỡ lẫn nhau. Trong lúc thi hành chủ trương này, nói chung cần tránh, nếu không thật cần thiết thì không nên đụng đến những quyền lợi mà nông dân đã được hưởng trong giảm tô và cải cách ruộng đất.
Mức đền bù cho mỗi tầng lớp cụ thể như sau:
Đối với nông dân lao động bị quy sai là địa chủ, thì phải được đền bù đủ ruộng đất cho họ, ít nhất cũng phải ngang mức nông dân được chia, và đền bù một phần trâu bò, nông cụ để cho họ có đủ phương tiện làm ăn. Về vấn đề nhà cửa thì phải dựa vào ý kiến của nhân dân mà giải quyết; có thể kết hợp việc thương lượng giữa người có nhà bị chia và những người được chia nhà, điều chỉnh nhà cửa để trả lại nhà cũ hoặc làm nhà mới cho người có nhà bị chia, sao cho hợp tình, hợp lý và thực hiện được đoàn kết. Đối với lương thực mới bị trưng thu hay tịch thu thì thương lượng với nông dân đã được chia mà đền bù cho họ một phần để giúp họ làm ăn sinh sống.
Người nào là nông dân được chia mà trong cải cách ruộng đất bị bỏ sót không được chia thì nông dân sẽ bàn bạc, thương lượng với nhau để trích ra một phần ruộng đất dự trũ hoặc điều chỉnh giữa nông dân với nhau để có ruộng đất chia cho họ.
Đối với những người có ít ruộng đất phát canh bị quy sai là địa chủ thì cần đền bù cho họ như đối với nông dân.
Đối với phú nông bị quy sai là địa chủ hay phản động thì phải dựa trên tinh thần thương lượng với họ mà đền bù ruộng đất ngang mức nông dân được chia, về trâu bò, nông cụ ít nhất cũng đền bù cho họ bằng mức đền bù cho nông dân lao động. Nhà cửa thì đền bù cho họ có đủ để ở. Thành phần của họ được sửa lại là nông dân lao động.
Đối với địa chủ kháng chiến thì địa chủ nào có đủ tiêu chuẩn địa chủ kháng chiến mà chưa được quy đúng thì nay quy là địa chủ kháng chiến. Về ruộng đất và phương tiện sản xuất nếu chia quá ít thì bù thêm cho họ đủ làm ăn sinh sống. Về nhà cửa thì cần thu xếp cho họ đủ ở.
Đối với chủ thuyền, tiểu thương, tiểu chủ: ngoài phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, nếu đã trưng mua sai phần tài sản thuộc nghề công thương của họ thì nay phải tìm cách trả lại cho họ hoặc đền bù thích đáng.
Đối với địa chủ thường bị quy sai là địa chủ cường hào gian ác, thì phải quy lại là địa chủ thường, tài sản của họ trước kia bị tịch thu, trưng thu nay đổi thành trưng mua.
Nếu ruộng đất để lại cho họ vừa quá ít, vừa xấu, vừa xa thì nay cần sửa lại cho họ, có phần ruộng đất xấp xỉ với mức bình quân được chia của nông dân ở địa phương.
Nếu nhà cửa ruộng đất, trâu bò, nông cụ, trưng mua hay tịch thu, trưng thu sai của các thành phần thuộc những trường hợp kể trên, trong lúc sửa sai không thể đền bù đủ thì phần còn thiếu Chính phủ sẽ trưng mua và rả bằng tiền hay hiện vật.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thanh toán các khoản tiền vốn, tiền lời đã trưng mua của các thành phần, theo đúng những điều đã quy định trong luật cải cách ruộng đất.
IV. - CHẤP HÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
Cần sửa chữa những sai lầm phạm đến tự do tín ngưỡng để đảm bảo thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Chính phủ. Ngoài những điều đã quy định chung, phải chú ý mấy điểm sau đây:
1. – Nơi nào để lại ruộng đất cho nhà chung, nhà chùa, miếu mạo, từ đường họ chưa đúng chính sách đã quy định thì phải lãnh đạo nhân dân, tín đồ điều chỉnh lại ruộng đất trên cơ sở nguyên canh và đủ dùng vào việc đèn hương, thờ cúng và đủ cho những người làm nghề tôn giáo sinh sống.
2. – Trong cải cách ruộng đất, nơi nào đã trưng thu, trưng mua sai nhà, vườn, ao trong nội tự và từ đường họ, thì nay phải trả lại.
3. – Không được dùng nhà thờ, chùa, thánh thất, miếu mạo và từ đường họ làm kho tàng hay trụ sở cơ quan. Nơi nào đang dùng thì phải chuyển đi nơi khác; cơ quan nào đã dùng mà làm hư hỏng thì phải sửa chữa lại.
4. – Những chánh trưởng, trùm trưởng, trùm họ và những người làm nghề tôn giáo bị quy sai từ địa chủ, là phản động và bị xử trí oan, tài sản bị tịch thu, trưng thu, trưng mua, thì được trả lại tự do, danh dự và đền bù như những người khác bị quy sai.
Từ Trung ương đến xã, cơ quan phụ trách phải đặc biệt coi trọng việc sửa sai ở vùng đồng bào tôn giáo, đảm bảo chính sách đối với tôn giáo được thi hành đúng đắn.
V. - SỬA CHỮA SAI LẦM Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Việc sửa chữa sai lầm ở vùng dân tộc thiểu số cần tiến hành đúng chính sách dân tộc, nhằm đoàn kết các dân tộc. Ngoài những điều đã quy định chung về sửa sai, phải chú ý mấy điểm sau đây:
1. – Đối với những người thuộc tầng lớp trên có uy tín trong dân tộc thiểu số bị quy oan là địa chủ cường hào gian ác hoặc phản động mà bị bắt giam hoặc bị kết án thì nay xóa án, trả lại tự do, danh dự và mọi quyền chính trị cho họ.
Nơi nào có những thày mo, thày cúng bị quy sai là địa chủ, hoặc bị quy oan là phản động và bị bắt giam, hoặc bị quản chế, bị kết án thì nay không coi là địa chủ nữa, xóa án và trả lại tự do cho họ.
2. – Cần xét lại tất cả những trường hợp quy định thành phần địa chủ, phú nông ở vùng dân tộc thiểu số đã qua giảm tô, cải cách ruộng đất. Trong khi xét về thành phần, nói chung những người con nuôi, vợ lẽ, ở rể đều được tính là người trong gia đình họ.
Với những dân tộc chủ yếu sống về nương rẫy, không vạch địa chủ; nơi nào đã vạch địa chủ thì nay phải sửa lại.
3. – Trường hợp người dân tộc này bị người dân tộc khác tố cáo tội ác, bị quy là cường hào gian ác hoặc phản động thì nay phải xét lại kỹ, nếu bị xử oan hoặc bị xử quá nặng thì xóa án hoặc ân giảm, ân xá cho họ.
Đồng thời, cần giáo dục tinh thần đoàn kết cho các dân tộc, vạch rõ chỗ sai, chỗ đúng, tránh gây những xích mích dân tộc.
4. – Sửa chữa những điều sai phạm đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào thiểu số, như động chạm đến bàn thờ, bắt ép vào tổ đổi công, v.v...
VI. - ĐIỀU CHỈNH DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG
Phải điều chỉnh diện tích và sản lượng cho đúng để nhân dân yên tâm sản xuất và việc đóng góp được công bằng. Chỗ nào sai thì sửa, tránh làm lại tràn lan.
1. – Chỗ nào sai thì sửa, không kể thuộc đợt nào và phải sửa cho đúng.
2. – Phải hết sức sử dụng tài liệu địa chính hiện có của địa phương và tài liệu của thuế mà điều chỉnh diện tích và sản lượng.
3. – Cần huấn luyện cán bộ, dựa vào cán bộ xã và nhân dân mà sửa cho kịp trong năm 1956.
Sau khi sửa xong diện tích và sản lượng thì sửa lại giấy chứng nhận địa bạ và sổ thuế.
VII. - BỎ NHỮNG ÁN QUẢN CHẾ KHÔNG ĐÚNG, CẤM BẮT BỚ TRÁI PHÉP
Để ổn định tình hình ở nông thôn, bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, chế độ pháp trị dân chủ:
1. – Tuyên bố hủy bỏ lệnh quản chế đối với tất cả những người đã bị quy sai là phản động hay cường hào gian ác, không kể thuộc thành phần nào.
Chỉ thi hành án quản chế với những tên cường hào gian ác chưa đáng xử tù, những tên lưu manh tái phạm nhiều lần, lệnh quản chế phải do tòa án nhân dân tỉnh quyết định bằng bản án, thi hành quản chế phải làm đúng điều lệ của Bộ Công an, không được cản trở đến sự làm ăn, sinh sống của những người bị quản chế. Gia đình những người bị quản chế được đối đãi như mọi người khác.
2. – Cấm không được bao vay bất cứ đối với người nào, kể cả người bị quản chế.
3. – Hủy bỏ đăng ký trọng điểm ở nông thôn.
4. – Xóa bỏ tiếng "liên quan với phản động" đối với tất cả mọi người như: những người trước đây tham gia ngụy quân ngụy quyền hoặc tham gia các tổ chức quần chúng có tính chất phản động, những người bà con thường đi lại với những người bị quy là phản động.
Xóa bỏ tiếng "liên quan với địa chủ" đối với tất cả mọi người, như những người bà con làng xóm đi lại nhà địa chủ hoặc những người có nhận tài sản phân tán của địa chủ.
5. – Để đảm bảo quyền tự do thân thể của người dân, nghiêm cấm việc bắt giam trái phép. Trừ những trường hợp phạm pháp quả tang thì xã có quyền bắt, nhưng phải đưa ngay người bị bắt lên huyện, không được giữ ở xã quá 24 tiếng đồng hồ.
Nghiêm cấm tất cả mọi hình thức bó buộc làm phiền nhiễu nhân dân, mọi hình thức xâm phạm đến tự do thân thể, tự do làm ăn sinh sống của mọi người, xâm phạm đến phong tục tập quán của nhân dân.
VIII. - ĐỐI VỚI NHỮNG CÁN BỘ PHẠM SAI LẦM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỈNH ĐỐN TỔ CHỨC
Trong công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức vừa qua, do việc chỉ đạo thực hiện phạm nhiều thiếu sót, do việc giáo dục cán bộ thiếu sốt, lệch lạc, do thiếu kiểm tra, đôn đốc, do 10 điều kỷ luật không được chấp hành đầy đủ, do cán bộ thiếu quan tâm đến tính mạng, tài sản của nhân dân, thiếu tinh thần trách nhiệm, cho nên có những cán bộ đã phạm sai lầm. Vì vậy chính sách đối với những cán bộ phạm sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức sẽ theo phương châm như sau:
1. – Trên cơ sở kiểm thảo sai lầm, học tập những nhận thức mới, lấy phương châm giáo dục làm chính mà giúp cho cán bộ nhận rõ khuyết điểm sai lầm để sửa chữa, đoàn kết họ và giúp đỡ họ tích cực công tác.
2. – Đối với những người phạm sai lầm nặng cần phân biệt trường hợp phạm lỗi, tính chất và động cơ, mức độ tác hại của sai lầm và thái độ của người phạm lỗi mà thi hành kỷ luật thích đáng. Nếu có phần tử xấu cố tình phá hoại thì cần xét kỹ để xử trí cho nghiêm minh.
3. – Cần xét và sửa lại những kỷ luật và những khen thưởng sai đối với cán bộ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
IX. - ĐỐI VỚI CÁN BỘ MỚI ĐƯỢC ĐỀ BẠT
Nói chung anh chị em cán bộ mới được cất nhắc trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, tuy về trình độ, năng lực và kinh nghiệm công tác còn non, tuy có người phạm sai lầm, nhưng về căn bản phần nhiều anh chị em là tốt. Vì vậy trước hết cần đoàn kết, giáo dục, bồi dưỡng cho anh chị em có thể công tác được tốt. Đối với người quá kém thì giao công tác nhẹ hơn cho vừa sức, có sai lầm thì kiểm thảo để sửa chữa. Chỉ đặc biệt đối với những phần tử xấu, cố tình làm bậy thì mới xử trí, nhưng cần thận trọng.
X. - GIỮ VỮNG TRẬT TỰ AN NINH Ở NÔNG THÔN, TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC SỬA CHỮA TỐT NHỮNG SAI LẦM
Để giữ vững trật tự an ninh ở nông thôn hiện nay, cần chú ý mấy điểm sau đây:
1. – Giáo dục cán bộ, làm cho cán bộ từ trên xuống dưới, cán bộ cũ và cán bộ mới phải đoàn kết chặt chẽ, nhận rõ trách nhiệm tích cực góp phần vào việc sửa chữa sai lầm, ổn định tình hình, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, giữ vững trật tự an ninh ở nông thôn.
2. – Tuyên truyền giải thích rộng rãi trong nhân dân, làm cho nhân dân rõ là Chính phủ đã có chủ trương kiên quyết sửa chữa sai lầm, mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần cho việc sửa chữa, mọi người phải bình tĩnh, đoàn kết nhất trí, góp sức vào việc sửa sai, tránh gây xung đột, hỗn loạn ở nông thôn, quyết không để bọn xấu, bọn phản động lợi dụng phá hoại. Ai bị oan sẽ được giải oan, không được tự động báo thù, không được gây ra những chuyện làm mất trật tự ở nông thôn. Đối với những hành động tự phát của quần chúng thì phải kiên trì thuyết phục, giáo dục và ngăn cản.
3. – Đối với những hành động phá hoại của bọn phản động, của địa chủ cường hào gian ác và các phần tử xấu, cố tình làm bậy thì phải nghiêm trị để giữ gìn trật tự an ninh cho thôn xã, bảo vệ tính mệnh, tài sản cho nhân dân.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây