Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành
Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ 19 ban hành
Số hiệu: | 16/2010/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Nguyễn Tấn Hưng |
Ngày ban hành: | 14/12/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 16/2010/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước |
Người ký: | Nguyễn Tấn Hưng |
Ngày ban hành: | 14/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2010/NQ-HĐND |
Đồng Xoài, ngày 14 tháng 12 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH
PHƯỚC
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
Căn cứ Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư số liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về
lao động, người có công và xã hội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày
16/11/2010; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-HĐND-VHXH ngày 19/11/2010 của Ban Văn hóa
- Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Hướng tới tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được bình đẳng phát triển toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện;
- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp kịp thời, vượt qua khó khăn, có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản để phát triển và hòa nhập.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020:
a) Mục tiêu 1: xây dựng môi trường thân thiện, an toàn và lành mạnh; phòng ngừa, phát hiện xử lý nghiêm việc lạm dụng, xâm hại trẻ em để mọi trẻ em được sống, bảo vệ và phát triển.
b) Mục tiêu 2: xây dựng tổ chức đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở thôn, ấp, khu phố nhằm thực hiện tốt các quyền của trẻ em được pháp luật quy định.
c) Mục tiêu 3: phòng ngừa, phát hiện sớm và bảo vệ trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi; trẻ em bị bệnh hiểm nghèo, khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp và tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vui chơi. Trẻ em và người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt (nghiện ma túy, làm trái pháp luật …) được chăm sóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cộng đồng.
d) Mục tiêu 4: tạo cơ hội cho trẻ em được tiếp cận với thông tin, được tham gia vào các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em ở tất cả các cấp và các cuộc giao lưu đối thoại giữa trẻ em với các cơ quan quản lý, các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu:
a) Giai đoạn 2011-2015:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015;
- Phát hiện và báo cáo trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, lạm dụng sức lao động, buôn bán … để các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời;
- 100% lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành có liên quan được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc và cam kết thể hiện trong kế hoạch, nghị quyết, chương trình hành động của chính quyền, địa phương;
- 65% xã, phường, thị trấn được công nhận “xã, phường phù hợp với trẻ em”;
- 40% gia đình đạt tiêu chuẩn “ngôi nhà an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em”;
- 40% xã, phường có điểm vui chơi cho trẻ em;
- 80 % trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc;
- 95% số trẻ em được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi;
- 100% công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp; viên chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên thôn, ấp, khu phố được bồi dưỡng nghiệp vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
b) Giai đoạn 2015-2020:
- Triển khai thực hiện đạt hiệu quả tốt tầm nhìn 2015 - 2020 về Chương trình hành động vì trẻ em;
- 75% xã, phường, thị trấn được công nhận “xã, phường phù hợp với trẻ em”;
- 70% gia đình đạt tiêu chuẩn “ngôi nhà an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em”;
- 45% xã, phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em;
- 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc;
- 98% số trẻ em được đăng ký khai sinh trước 5 tuổi.
II. Giải pháp:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục.
3. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Củng cố kiện toàn bộ máy, cán bộ và nâng cao năng lực quản lý: bố trí ở mỗi xã, phường, thị trấn 01 định suất phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bố trí ở mỗi thôn, ấp, khu phố 01 cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
5. Chính sách và đầu tư nguồn lực.
III. Kinh phí:
Để thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh, hàng năm ngân sách tỉnh cân đối đảm bảo cho các hoạt động:
1. Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, UBND tỉnh cân đối hỗ trợ theo tình hình thực tế của địa phương.
2. Hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ xã, phường, thị trấn phụ trách công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em với định mức hệ số 0,15 mức lương tối thiếu chung, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, ấp, khu phố được hỗ trợ mức 0,1 hệ số lương tối thiểu chung.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VII, kỳ họp thứ mười chín thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ
TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây