22634

Nghị định 473-NĐ năm 1958 về tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban Bảo trợ nhà trường cấp I do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ban hành

22634
LawNet .vn

Nghị định 473-NĐ năm 1958 về tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban Bảo trợ nhà trường cấp I do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ban hành

Số hiệu: 473-NĐ Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục Người ký: Nguyễn Văn Huyên
Ngày ban hành: 30/06/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/07/1958 Số công báo: 28-28
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 473-NĐ
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
Người ký: Nguyễn Văn Huyên
Ngày ban hành: 30/06/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/07/1958
Số công báo: 28-28
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 473-NĐ

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 1958 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

TẠM THỜI ẤN ĐỊNH THỂ LỆ VỀ TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG CẤP I

 BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Căn cứ nghị định số 744-NĐ ngày 3-8-1957 tạm thời ấn định quy chế trường phổ thông dân lập cấp I.
Theo đề nghị của ông giám đốc Nha Giáo dục phổ thông.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường phổ thông với nhân dân trong việc phối hợp giáo dục thanh thiếu niên học sinh và để động viên nhân dân xây dựng nhà trường, nay tạm thời ấn định thể lệ về tổ chức và lề lối làm việc của Ban bảo trợ nhà trường cấp I như sau:

Chương 1:

HỘI NGHỊ PHỤ HUYNH HỌC SINH TỔ CHỨC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG

Điều 2. – Hội nghị phụ huynh học sinh ở mỗi xã, thị trấn, thị xã hoặc ở mỗi trường hay liên trường sẽ gồm những người có con em đi học ở mỗi xã, thị trấn, thị xã… ở mỗi trường hay liên trường ấy. Những người không có con em đi học nhưng sốt sắng với việc giáo dục thanh thiếu niên học sinh cũng được mời dự hội nghị.

Điều 3. – Mỗi năm hội nghị phụ huynh học sinh sẽ tổ chức ít nhất ba lần vào đầu, giữa và cuối năm học. Khi cần thiết có thể họp hội nghị bất thường.

Hội nghị đầu năm nhằm mục đích:

Nghe báo cáo của nhà trường về nhiệm vụ năm học mới

Thảo luận nhiệm vụ của phụ huynh học sinh đối với nhà trường trong năm học.

Thông qua nhiệm vụ và chương trình hoạt động của Ban Bảo trợ nhà trường.

Bầu ra Ban Bảo trợ nhà trường mới.

Hội nghị giữa năm, vào cuối học kỳ I để sơ kết tình hình một học kỳ của nhà trường và Ban Bảo trợ nhà trường.

Hội nghị cuối năm nhằm mục đích:

Nghe báo cáo tổng kết năm học của nhà trường.

Thông qua báo cáo một năm hoạt động xây dựng nhà trường và quản lý thu chi của Ban Bảo trợ nhà trường.

Điều 4. – Ban Bảo trợ nhà trường do hội nghị phụ huynh học sinh bầu ra, gồm những đại biểu có tín nhiệm, có nhiệt tình với việc xây dựng nhà trường và giáo dục học sinh, có khả năng hoạt động. Nhiệm kỳ của Ban Bảo trợ nhà trường là một năm.

Điều 5. – Ngoài những nhiệm vụ của Ban Bảo trợ nhà trường đã quy định trong điều 16, chương IV, nghị định số 744-NĐ ngày 3-8-1957 của Bộ Giáo dục, Ban Bảo trợ nhà trường có trách nhiệm:

a) Chấp hành nghị quyết của hội nghị phụ huynh học sinh.

b) Bảo đảm quyền lợi của giáo viên dân lập đã được quy định.

c) Triệu tập hội nghị phụ huynh học sinh thường lệ và bất thường.

d) Báo cáo tình hình hoạt động và tài chính hàng tháng cho Ty, Sở Giáo dục hay Ủy ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã hay Ủy ban Hành chính quận nơi mở trường.

Mẫu báo cáo do Ty, Sở Giáo dục ấn định.

Điều 6. – Ban Bảo trợ nhà trường phân công như sau:

a) Trưởng ban: chịu trách nhiệm chung, triệu tập các cuộc họp, thường xuyên liên lạc với nhà trường phản ánh những ý kiến xây dựng nhà trường thu lượm được của nhân dân, quyết định mọi việc chi tiêu theo nguyên tắc đã định.

b) Thư ký: Giữ sổ sách, ghi chép sổ sách trong các kỳ thu, chi, làm thư ký các cuộc họp.

c) Thủ quỹ: nghiên cứu phương pháp và kế hoạch thực hiện thu chi, giữ quỹ.

d) Các Ủy viên: phụ trách các công việc khác do Ban Bảo trợ nhà trường phân công và tùy tình hình địa phương có thể làm nhiệm vụ vận động nhân dân xây dựng các lớp vỡ lòng ở các xóm, khu phố…

Điều 7. – Ban Thường trực bảo trợ nhà trường chịu trách nhiệm giải quyết những công việc thường xuyên, thi hành nghị quyết của hội nghị Ban Bảo trợ nhà trường. Khi nào có công tác thật cần thiết Ban thường trực có thể đề nghị trước toàn Ban thành lập các tiểu ban giúp việc gồm một số phụ huynh học sinh do ủy viên Ban Bảo trợ nhà trường phụ trách như tiểu ban xây dựng trường sở, tiểu ban tuyên truyền vận động, thu góp học phí, v.v…

Điều 8. – Ban Thường trực bảo trợ nhà trường mỗi tháng sinh hoạt một kỳ, toàn Ban Bảo trợ nhà trường hai tháng một kỳ. Khi cần thiết Ban thường trực hay toàn Ban Bảo trợ nhà trường có thể họp bất thường.

Điều 9. – Nội dung sinh hoạt thường lệ của Ban thường trực cũng như toàn Ban Bảo trợ nhà trường chủ yếu là để:

a) Kiểm điểm sự thực hiện chương trình công tác trong thời gian đã qua, tình hình tài chính của ban.

b) Nghiên cứu những thắc mắc và ý kiến xây dựng nhà trường của phụ huynh học sinh, của nhân dân và của học sinh rồi đặt kế hoạch giải quyết.

c) Ấn định chương trình công tác mới.

Điều 10. – Những Ban Bảo trợ nhà trường có nhiều thành tích và những nhân viên tích cực, có nhiều thành tích trong Ban Bảo trợ nhà trường được đề nghị lên cấp trên khen thưởng.

Chương 2:

QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG VỚI NHÀ TRƯỜNG, VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN VÀ GIÁO DỤC

Điều 11. – Ban Bảo trợ nhà trường cần hợp tác mật thiết với nhà trường trong mọi công tác. Khi hội đồng nhà trường sinh hoạt thường kỳ thì Ban Bảo trợ nhà trường cần cử người đến tham dự và góp ý kiến. Mỗi khi sinh hoạt, Ban Bảo trợ nhà trường cần mời đại diện nhà trường tham dự.

Điều 12. – Ban Bảo trợ nhà trường chịu sự lãnh đạo, kiểm tra trực tiếp của Ủy ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã... Ủy ban Hành chính quận, huyện nơi mở trường và các Ty, Sở Giáo dục về mọi mặt. Cụ thể là:

a) Xuất trình đầy đủ sổ sách giấy tờ, báo cáo tình hình hoạt động và tài chính với các cấp chính quyền và giáo dục nói trên mỗi khi các cấp này cần đến.

b) Mời đại diện chính quyền tới tham dự các cuộc họp.

c) Tham dự các cuộc họp do Ty, Sở Giáo dục, Ủy ban Hành chính quận, huyện, xã... triệu tập.

Chương 3:

QUẢN LÝ THU CHI

Điều 13. – Quỹ Ban Bảo trợ nhà trường gồm có những khoản sau đây:

a) Học phí

b) Tiền hay vật phẩm do tư nhân hay đoàn thể có nhiệt tâm ủng hộ.

c) Tiền thu được về những hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao… do Ban Bảo trợ nhà trường được phép tổ chức.

Điều 14. – Ban Bảo trợ nhà trường có trách nhiệm chi theo đúng thể lệ do Ty, Sở Giáo dục hướng dẫn. Ty, Sở Giáo dục sẽ căn cứ vào nguyên tắc như sau để hướng dẫn mức chi của Ban Bảo trợ nhà trường.

a) Định trước những khoản chi thường xuyên, có tiêu chuẩn rõ ràng theo thứ tự ưu tiên để Ban Bảo trợ nhà trường có quyền quyết định việc chi,

b) Ngoài những khoản chi đã định trước, hoặc muốn chi quá mức các khoản đã quy định, Ban Bảo trợ nhà trường phải thỉnh thị Ty, Sở Giáo dục trước khi chi.

Điều 15. – Ban Bảo trợ nhà trường có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường trong việc nghiên cứu và đề nghị những học sinh được miễn giảm học phí lên Ủy ban Hành chính xã, thị trấn, thị xã hoặc Ủy ban Hành chính quận duyệt y.

Điều 16. – Mẫu sổ sách của Ban Bảo trợ nhà trường do Ty, Sở Giáo dục ấn định, nhưng ít nhất phải có những sổ sau đây:

a) Sổ biên bản họp thường lệ và bất thường.

b) Sổ ghi tên học sinh phải nộp học phí và được miễn giảm.

c) Sổ biên lai thu

d) Sổ xuất nhập quỹ

đ) Phiếu xuất quỹ

Sổ sách của Ban Bảo trợ nhà trường phải rõ ràng, đầy đủ. Riêng sổ xuất nhập quỹ phải kết toán hàng tháng trước khi làm báo cáo.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. – Đối với miền Núi vì điều kiện địa lý rộng, dân cư ở thưa thớt lại gồm nhiều thành phần dân tộc, trình độ chính trị, văn hóa và điều kiện kinh tế mỗi nơi một khác, Ban Bảo trợ nhà trường có thể tổ chức theo xã hoặc theo đơn vị bản làng.

Điều 18. – Đối với thành phố lớn có thể lấy trường hoặc liên trường hoặc khu phố làm đơn vị tổ chức. Ở các thị xã và thị trấn nhỏ có thể lấy thị xã, thị trấn làm đơn vị tổ chức Ban Bảo trợ nhà trường.

Điều 19. – Thể lệ này áp dụng chung cho các trường quốc lập và dân lập cấp I. Riêng đối với trường tư có thể bước đầu dựa vào nghị định này mà tổ chức thí điểm.

Điều 20. – Những thể lệ đã ban hành trước đây trái với những điều quy định trong nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 21. – Ủy ban Hành chính các thành phố, các tỉnh, các ông Chánh văn phòng Bộ Giáo dục, Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông, chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
 
 
 
Nguyễn Văn Huyên

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác