55646

Nghị định 448-VP/NgĐ năm 1957 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành

55646
LawNet .vn

Nghị định 448-VP/NgĐ năm 1957 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành

Số hiệu: 448-VP/NgĐ Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 23/08/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/09/1957 Số công báo: 37-37
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 448-VP/NgĐ
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 23/08/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/09/1957
Số công báo: 37-37
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM
*****

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 448-VP/NgĐ

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 1957

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Để thi hành Nghị định số 144-TTg ngày 09 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc thanh toán giữa các cơ quan và xí nghiệp Nhà nước với nhau và thi hành quyết định số 130-TTg ngày 04 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng phủ về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh;
Căn cứ vào công văn số 5439-TN ngày 15 tháng 08 năm 1957 của Thủ tướng phủ đồng ý về nội dung bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh
,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của Ngân hàng quốc gia Việt Nam kèm theo Nghị định này.

Điều 2: Thể lệ và biện pháp này được áp dụng từ ngày ban hành.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Giám đốc Vụ, Sở ở Ngân hàng Trung ương, các ông Giám đốc và Trưởng Chi nhánh Ngân hàng toàn quốc chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM




Lê Viết Lượng

 

THỂ LỆ VÀ BIỆN PHÁP

CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
thuộc Bộ Công nghiệp và các Bộ khác

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

MỤC A. MỤC ĐÍCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH

Điều 1: Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh vay ngắn hạn nhằm mục đích giải quyết những nhu cầu vốn luân chuyển (lưu động) cho các xí nghiệp để giúp các xí nghiệp thực hiện kế hoạch Nhà nước về mọi mặt. Đồng thời, thông qua công tác cho vay ngắn hạn, Ngân hàng quốc gia Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát bằng đồng tiền hoạt động kinh tế của các xí nghiệp, giúp đỡ và đôn đốc việc củng cố và mở rộng chế độ hạch toán kinh tế, sử dụng hợp lý và triệt để tiết kiệm các phương tiện cơ bản (cố định) và luân chuyển (lưu động), hạ giá thành sản phẩm và tích luỹ vốn cho Nhà nước.

MỤC B. NGUYÊN TẮC CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH:

Điều 2: Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh vay ngắn hạn theo các nguyên tắc sau đây:

1. Các xí nghiệp phải dùng tiền vay vào các mục đích nhất định, có dự định trước trong kế hoạch và chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch.

2. Các xí nghiệp phải hoàn trả số tiền vay đúng kỳ hạn, tối đa không quá 12 tháng.

3. Số tiền vay phải được đảm bảo bằng vật tư tương đương.

Điều 3: Các xí nghiệp được vay tiền của Ngân hàng quốc gia là những xí nghiệp đã thi hành chế độ hạch toán kinh tế, nghĩa là các xí nghiệp phải có:

1. Kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài vụ

2. Bảng cân đối tài sản riêng.

3. Có tài khoản thanh toán ở Ngân hàng.

4. Tư cách pháp nhân, có đăng ký và được cấp trên (Bộ chủ quản hay Cục chủ quản được Bộ ủy nhiệm) cho quyền trực tiếp vay Ngân hàng.

5. Được Chính phủ cấp cho vốn luân chuyển riêng (Vốn lưu động tự có), gọi là mức tiêu chuẩn vốn lưu chuyển.

Chương 2:

CÁC LOẠI CHO VAY

Điều 4: Ngân hàng cho các xí nghiệp Công nghiệp quốc doanh vay phần vốn luân chuyển trên mức tiêu chuẩn nhằm giúp các xí nghiệp giải quyết những nhu cầu vốn có tính chất thời vụ hoặc không thời vụ xẩy ra trong quá trình sản xuất và những nhu cầu vốn trong quá trình lưu thông.

Điều 5: Căn cứ vào tình hình hiện nay của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định bốn loại cho vay dưới đây:

1. Cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và các chi phí sản xuất theo mùa.

2. Cho vay để thanh toán.

3. Cho vay nhu cầu tạm thời.

4. Cho vay để sửa chữa lớn.

MỤC A. CHO VAY DỰ TRỮ VẬT TƯ TRÊN MỨC TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MÙA:

Điều 6: Ngân hàng cho các xí nghiệp công nghiệp vay để dự trữ vật tư theo mùa trên mức tiêu chuẩn trong phạm vi kế hoạch đã định trước.

Điều 7: Ngân hàng cho các xí nghiệp công nghiệp vay về các chi phí sản xuất trực tiếp, gián tiếp và chi phí sửa chữa thường xuyên có tính chất thời vụ, trên mức tiêu chuẩn, trong phạm vi kế hoạch định trước.

Điều 8: Các xí nghiệp muốn vay tiền của Ngân hàng về dự trữ vật tư theo mùa, trên mức tiêu chuẩn, trong phạm vi kế hoạch đã định trước, phải có các điều kiện sau đây:

1. Xí nghiệp phải có kế hoạch xin vay về dự trữ vật tư theo mùa gửi cho Ngân hàng.

2. Xí nghiệp phải được Ngân hàng đặt mức quy định cho vay về mục đích đó và ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng.

3. Số tồn kho vật tư của xí nghiệp phải thực tế trên mức tiêu chuẩn.

Điều 9: Trường hợp xí nghiệp cần tiền trước để mua vật tư thì phải xuất trình hợp đồng và giấy đòi nợ của người bán để làm chứng từ. Ngân hàng sẽ căn cứ vào các giấy tờ đó để cho vay và sẽ kiểm tra tồn kho sau.

Trường hợp đặc biệt mua lẻ tẻ ở ngoài, không có hợp đồng thì xí nghiệp phải lập kế hoạch mua vật tư theo từng thời gian ngắn để ngân hàng có căn cứ mà cho vay. Sau mỗi đợt mua sẽ kiểm tra tồn kho thực tế.

Điều 10: Khi yêu cầu vay tiền, xí nghiệp phải làm đầy đủ các giấy tờ sau đây và nộp cho Ngân hàng ít nhất trước năm ngày:

1. Bảng kê dự trữ vật tư theo từng đối tượng tính thành tiền trong 15 ngày trước khi làm đơn vay (theo mẫu số 3).

Xí nghiệp vay về chi phí sản xuất theo mùa phải giao cho Ngân hàng một bản kế hoạch chi phí (theo giá kế hoạch đã được duyệt y) về từng công việc sẽ làm trong tháng.

2. Bản đơn xin vay tiền Ngân hàng (Mẫu số 1).

3. Hai bản giấy nhận nợ có kỳ hạn trả (theo mẫu số 2).

Điều 11: Xí nghiệp phải cung cấp cho Ngân hàng số liệu riêng biệt theo từng đối tượng xin vay (từng mặt hàng), gồm có:

1. Số lượng vật tư thực tế có trong kho.

2. Số lượng vật tư trên đường đi kèm theo chứng từ.

3. Số lượng vật tư theo hợp đồng, kèm theo hợp đồng và giấy đòi nợ.

4. Số lượng vật tư sẽ mua  kèm theo kế hoạch ngắn ngày, kèm theo bản kế hoạch (có ghi rõ: mua vật tư ở đâu, số lượng và giá đơn vị) do Thủ trưởng xí nghiệp ký.

5. Số lượng vật tư đã nhận nhưng chưa trả tiền, kèm theo chứng từ.

Các vật tư kê khai trên đây sẽ dùng làm đảm bảo và Ngân hàng sẽ căn cứ vào các số liệu đó để xem xét quyết định việc cho vay.

Điều 12: Để tính số tiền xin vay, các xí nghiệp phải căn cứ vào số dư vật tư dự trữ đầu quý kế hoạch cộng số vật tư sẽ nhập và trừ số vật tư sẽ xuất theo kế hoạch của quý kế hoạch mà tính ra số dư vật tư cuối quý, rồi trừ đi số vật tư của mức tiêu chuẩn, còn lại là số vật tư cần vay vốn của Ngân hàng trên mức tiêu chuẩn (theo mẫu phụ số 5).

Điều 13: Ngân hàng sẽ xét và kiểm tra lại các vật tư do xí nghiệp xuất trình làm đảm bảo. Ngân hàng sẽ loại ra khỏi đảm bảo các vật tư sau đây:

1. Vật tư phẩm chất xấu.

2. Vật tư không đủ bộ phận.

3. Vật tư thừa (dự trữ quá mức Bộ chủ quản đã ấn định), vật tư không cần thiết, không bán chạy.

4. Vật tư xí nghiệp đã nhận tiền bán mà chưa giao cho người mua

5. Vật tư dự trữ trái với các quy định của Chính phủ.

Điều 14: Cách tính giá trị vật tư làm đảm bảo nợ vay của Ngân hàng như sau:

1. Đối với các dự trữ sản xuất như nguyên liệu, vật liệu phụ, nhiên liệu v.v... Ngân hàng sẽ tính theo giá trị thực sự (nghĩa là theo giá mua các vật tư đó cộng thêm các chi phí phụ thuộc theo kế hoạch) nếu giá trị thực sự thấp hơn giá trị kế hoạch, hoặc tính theo giá trị kế hoạch nếu giá trị kế hoạch thấp hơn giá trị thực sự.

Trường hợp giá thực sự cao hơn giá kế hoạch quá nhiều, do đấy số tiền vay không đủ để dự trữ số nguyên vật liệu cần thiết thì xí nghiệp phải đề nghị lên Bộ chủ quản xét lại. Nếu Bộ chủ quản điều chỉnh giá kế hoạch thì Ngân hàng sẽ căn cứ vào giá kế hoạch mới mà tính.

2. Đối với thành phẩm thì tính theo giá thành kế hoạch.

3. Đối với bán thành phẩm và sản xuất chưa xong do xí nghiệp sản xuất ra thì tính theo giá thành thực sự nhưng không được quá giá thành kế hoạch.

4. Đối với các bao bì thì tính theo bảng giá cả đã ấn định.

Điều 15: Ngân hàng tính số tiền cho xí nghiệp vay như sau:

Ngân hàng tính số vốn thuộc mức tiêu chuẩn của xí nghiệp và đối chiếu với giá trị số vật tư dự trữ trong bảng kê dự trữ vật tư của xí nghiệp (điều 11). Sau khi đã loại ra những vật tư của không đủ điều kiện đảm bảo như điều 13 đã ấn định, Ngân hàng cho xí nghiệp vay số tiền cần thiết để dự trữ số vật tư trên mức tiêu chuẩn, nhưng trong phạm vi mức quy định về đối tượng đó (về mặt hàng đó) đã ghi trong kế hoạch cho vay của Ngân hàng

Khi cho vay về chi phí sản xuất theo mùa Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch chi phí trong tháng của xí nghiệp (tính theo giá kế hoạch) để cho xí nghiệp vay số phí trên mức tiêu chuẩn nhưng trong phạm vi mức quy định.

Điều 16: Khi đã ấn định số tiền cho vay. Ngân hàng sẽ quyết định việc sử dụng số tiền cho vay:

1. Nếu xí nghiệp không mắc nợ ai thì toàn bộ số tiền cho vay sẽ chuyển qua tài khoản thanh toán của xí nghiệp.

2. Nếu trong số đối tượng xin vay (mặt hàng xin vay) xí nghiệp có nợ chưa trả (như nói trong điểm 5 điều 11) thì Ngân hàng sẽ trích tiền cho vay để trả các giấy đòi nợ về các khoản đó. Ngân hàng sẽ chuyển số tiền còn lại sang tài khoản tiền gửi thanh toán của xí nghiệp.

Điều 17: Khi ấn định thời gian cho vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn, Ngân hàng quốc gia căn cứ vào kế hoạch sử dụng các dự trữ vật tư được vay trong thời gian kế hoạch. Số dự trữ vật tư giảm bớt bao nhiêu thì xí nghiệp phải trả nợ Ngân hàng bấy nhiêu, nhưng thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.

Điều 18: Khi ấn định thời gian cho vay về chi phí sản xuất theo mùa, Ngân hàng quốc gia sẽ căn cứ vào thời kỳ xí nghiệp bắc đầu sản xuất, và kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của xí nghiệp để ấn định kỳ hạn thu nợ dần nhưng thời hạn tối đa không được quá 12 tháng.

MỤC B. CHO VAY ĐỂ THANH TOÁN.

Điều 19: Trong trường hợp xí nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền hoặc mua hàng phải trả tiền trước, vốn của xí nghiệp bị thiếu hụt, Ngân hàng có thể căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các việc mua bán đó để cho xí nghiệp vay bù đắp vào vốn luân chuyển.

Điều 20: Ngân hàng quốc gia sẽ tùy từng trường hợp cho các xí nghiệp vay để thanh toán theo các hình thức dưới đây:

1. Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi.

2. Cho vay để mở thư tín dụng

3. Cho vay để mở tài khoản đặc biệt.

4. Cho vay để mua sổ Séc có định mức (trong trường hợp không cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi).

5. Cho vay để trả số dư trong khi làm các công tác thanh toán lẫn nhau.

Các hình thức cho vay này làm theo thể lệ cho vay để thanh toán chung của Ngân hàng quốc gia đối với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

MỤC C. CHO VAY VỀ NHU CẦU TẠM THỜI

Điều 21: Ngân hàng cho các xí nghiệp vay để giải quyết những nhu cầu tạm thời về dự trữ vật tư ngoài kế hoạch, trên mức tiêu chuẩn, tạm thời xuất hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch do các nguyên nhân khách quan, không phải do bản thân công tác xấu của xí nghiệp gây ra.

Điều 22: Các đối tượng cho vay về nhu cầu tạm thời là:

1. Nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất.

2. Thành phầm.

3. Vật liệu chế tạo nửa chừng và sản xuất chưa xong.

Điều 23: Ngân hàng cho các xí nghiệp vay để giải quyết những nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch trong những trường hợp dưới đây:

1. Xí nghiệp tạm thời có dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch do lỗi của người cung cấp giao hàng trước kỳ hạn ghi trong hợp đồng vì việc chuyên chở không đều đặn.

Nếu các dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch này luôn luôn xảy ra một cách có hệ thống, hoặc vượt quá hợp đồng, hay không đủ điều kiện bảo đảm nói trong điều 11 thì Ngân hàng không cho vay.

2. Cục chủ quản thay đổi chương trình sản xuất của xí nghiệp làm cho xí nghiệp có nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên nhiên vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch.

Nếu do sự thay đổi lớn về chương trình sản xuất mà nhu cầu dự trữ nguyên nhiên vật liệu ngoài kế hoạch mất tính chất tạm thời, đòi hỏi thời gian dài thì xí nghiệp phải xin Bộ chủ quản điều chỉnh lại kế hoạch theo như Thủ tướng phủ đã quy định ở điều 11 trong bản thể lệ tạm thời lập và xét duyệt kế hoạch thu chi tài vụ của xí nghiệp quốc doanh, Ngân hàng chỉ cho vay tạm thời trong thời gian chờ đợi việc điều chỉnh kế hoạch.

3. Xí nghiệp có nhu cầu tạm thời về dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu để mở rộng sản xuất hay để cải tiến chất lượng sản phẩm ngoài phạm vi kế hoạch đã ấn định.

4. Xí nghiệp có nhu cầu tạm thời dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu sản xuất ngoài kế hoạch do các nguyên nhân khách quan khác.

Điều 24: Thời hạn cho vay về nhu cầu tạm thời dự trự nguyên,nhiên, vật liệu sản xuất và bao bì ấn định như sau:

1. Xí nghiệp phải đặt kế hoạch làm giảm bớt số dự trữ vật tư ngoài kế hoạch xuống ngang mức kế hoạch. Ngân hàng xét lại rồi căn cứ vào đó mà ấn định thời hạn trả nợ cụ thể nhưng tối đa không quá 60 ngày.

2. Gặp trường hợp đặc biệt, Trưởng chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn nợ thêm 15 ngày. Nói chung, trong mọi trường hợp. cho nhánh không được cho vay quá thời hạn 75 ngày.

3. Cho vay nhu cầu tạm thời trên 75 ngày phải do Ban Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.

Điều 25: Ngân hàng cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch trong những trường hợp sau đây:

1. Khi việc dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch xảy ra do xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch hay thực hiện giấy đặt hàng trước thời hạn.

2. Khi xí nghiệp có trong kho một số dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch do nguyên nhân xí nghiệp tạm đình chỉ việc gửi hàng cho người mua không sòng phẳng, hoặc chuyển họ từ hình thức thanh toán chấp nhận sang hình thức thanh toán bằng thư tín dụng.

3. Khi trong kho xí nghiệp có dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch vì tình hình giao thông và chuyên chở hàng hoá khó khăn. Nhưng khó khăn về chuyên chở hàng hoá có thể do các nguyên nhân khác sau đây:

- Cấm chỉ vận tải theo các hiệp định.

- Đường sắt không cung cấp đủ số toa xe cần thiết, hoặc thiếu các phương tiện vận tải khác.

- Không chuyên chở được bình thường hay không bán được sản phẩm do nguyên nhân khách quan khác, không phải do công tác xấu của xí nghiệp gây ra.

Điều 26: Thời hạn tối đa cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ thành phẩm ngoài kế hoạch là 45 ngày.

Gặp trường hợp đặc biệt, Trưởng chi nhánh Ngân hàng có thể gia hạn nợ thêm 15 ngày. Nói chung trong mọi trường hợp chi nhánh không được cho vay quá thời hạn 60 ngày.

Cho vay nhu cầu tạm thời về dự trữ thành phẩm trên 60 ngày phải do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.

Điều 27: Ngân hàng cho vay về nhu cầu tạm thời dự trữ sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch trong những trường hợp sau đây:

1. Xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch về toàn bộ sản lượng trong đó sản xuất chưa xong và chế tạo nửa chừng vượt mức kế hoạch nhưng đồng thời ít nhất xí nghiệp phải đạt mức kế hoạch về sản xuất thành phẩm.

2. Xí nghiệp chuẩn bị thêm các vật phẩm chế tạo nửa chừng và sản xuất chưa xong trong thời gian sửa chữa các phân xưởng theo kế hoạch.

3. Người cung cấp giao các hàng hóa không đủ bộ phận hay cung cấp chậm các vật liệu cần thiết để hoàn bị thành phẩm.

Điều 28: Trưởng Chi nhánh Ngân hàng tỉnh có quyết định cho vay các nhu cầu tạm thời về số dư sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch do xí nghiệp thực hiện vượt mức kế hoạch tạo ra. Còn các trường hợp khác thì do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam quyết định.

Điều 29: Thời hạn tối đa về cho vay nhu cầu tạm thời các số dư sản xuất chưa xong và vật phẩm chế tạo nửa chừng ngoài kế hoạch do việc thực hiện vượt mức gây ra là 30 ngày, cho vay trên 30 ngày phải được Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho phép.

Thời hạn cho vay đối với các trường hợp khác còn lại do Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam ấn định.

Điều 30: Muốn vay về nhu cầu tạm thời các xí nghiệp phải trình bày rõ nguyên nhân, nộp cho Ngân hàng những giấy tờ chứng thực có liên quan như chỉ thị của cấp trên thay đổi chương trình, kế hoạch mở rộng sản xuất v.v... Làm bảng kê các dự trữ vật tư (theo mẫu số 3) kèm theo đơn xin vay (theo mẫu số 1) đồng thời phải có kế hoạch trả nợ cụ thể.

Điều 31: Các Chi nhánh Ngân hàng phải kiểm tra chu đáo tính chất nhu cầu tạm thời trước khi cho vay. Mức cho vay về nhu cầu tạm thời không thể vượt quá mức quy định cho từng chi nhánh và quá số vốn dự trữ về cho vay nhu cầu tạm thời trong kế hoạch tín dụng tổng hợp của quý kế hoạch đã được Chính phủ duyệt.

MỤC D. CHO VAY SỬA CHỮA LỚN

Điều 32: Ngân hàng quốc gia cho các xí nghiệp vay về chi phí sửa chữa lớn trong những  trường hợp số tiền đã khấu hao về tài sản cố định dành cho sửa chữa lớn đến ngày xin vay không đủ để làm việc ấy.

Muốn được vay về loại này, các xí nghiệp phải mở tiểu khoản “tiền gửi sửa chữa lớn” ở Ngân hàng đề hàng tháng gửi tiền khấu hao sửa chữa lớn.

Điều 33:

1. Khi làm đơn xin vay về sửa chữa lớn các xí nghiệp phải nộp kèm theo kế hoạch khấu hao về sửa chữa lớn, cả năm, khai rõ những đối tượng phải sửa chữa lớn, thời gian sửa chữa xong, số tiền cần thiết, để Ngân hàng có cơ sở tính toán định mức cho vay (theo mẫu chính số 4) và mẫu phụ số 6).

2. Số tiền cho vay để sửa chữa lớn cao nhất không quá mức đã định trong kế hoạch khấu hao trong năm kế hoạch nhưng chưa khấu.

Nếu số tiền sửa chữa lớn vượt quá mức kế hoạch khấu hao trong niên độ thì phần vượt mức đó phải do Bộ chủ quản của xí nghiệp giải quyết.

Điều 34: Thời gian cho vay sửa chữa lớn dài nhất không được quá niên độ. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch khấu hao nộp khấu hao sửa chửa lớn của xí nghiệp để ấn định số tiền phải trả từng tháng.

Lúc đến hạn, Ngân hàng chủ động thu nợ bằng cách trích tiểu khoản “tiền gửi sửa chữa lớn” của xí nghiệp. Nêu tiểu khoản này không đủ tiền thì sẽ trích thêm từ tài khoản thanh toán. Nếu trong tài khoản thanh toán cũng không có tiền để trả thì Ngân hàng chuyển sổ nợ đó sang tài khoản “Nợ quá hạn”, đợi lúc các tài khoản trên có tiền sẽ trừ.

Chương 3:

VIỆC LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN

Điều 35: Xí nghiệp làm kế hoạch vay vốn theo từng loại vay đã quy định ở điều 5. Riêng về loại cho vay để thanh toán và cho vay về nhu cầu tạm thời, xí nghiệp không phải làm kế hoạch. Ngân hàng sẽ căn cứ vào khoản vốn dự trù trong kế hoạch tín dụng tổng hợp để phối hợp cho từng chi nhánh và các chi nhánh trong phạm vi mức quy định sẽ cho xí nghiệp vay mỗi khi cần tới.

Điều 36: Xí nghiệp phải gửi kế hoạch vay vốn từng quý có chia ra từng tháng đến chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình và cho Cục, Nha chủ quản 20 ngày trước khi bắt đầu quý cùng với kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài vụ, cụ thể gồm có:

1. Kế hoạch sản xuất.

2. Kế hoạch cung cấp vật tư – kỹ thuật (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các vật tư khác).

3. Kế hoạch giá thành.

4. Kế hoạch tiêu thụ.

5. Kế hoạch thu chi tài vụ.

6. Kế hoạch lao động.

7. Kế hoạch các biện pháp tổ chức kỹ thuật.

Đối với quý I xí nghiệp có thể lập kế hoạch toàn năm, có chia ra từng quý và quý I chia ra từng tháng.

Khi nhận được các kê hoạch vay vốn, các chi nhấn Ngân hàng sẽ nghiên cứu điều chỉnh làm kế hoạch tổng hợp cho vay công nghiệp quốc doanh của chi nhánh kèm theo ý kiến nhận xét có căn cứ cụ thể gửi lên Ngân hàng Trung ương (Vụ tín dụng) 10 ngày trước khi bắt đầu quý.

Điều 37: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư – kỹ thuật sản xuất, và các kế hoạch khác của toàn ngành kết hợp với kế hoạch xin vay vốn của các xí nghiệp, các Cục, Nha, Viện v.v... sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch vay vốn của các xí nghiệp sở thuộc, Bộ sẽ nghiên cứu và tổng hợp kế hoạch của các Cục, Nha, Viện ... thuộc Bộ mình.

Các Bộ sẽ gửi tới cho Ngân hàng Trung ương (Vụ Tín dụng) 5 ngày trước đầu quý các kế hoạch của Bộ, kế hoạch của các Cục, Nha, Viện sở thuộc, có chi tiết từng xí nghiệp kèm theo các kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kỹ thuật, kế hoạch giá thành, kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch thu chi tài vụ, kế hoạch lao động, kế hoạch các biện pháp tổ chức – kỹ thuật của các xí nghiệp đã được Bộ xét duyệt.

Ngân hàng Trung ương sẽ phối hợp với các Bộ, Cục, Nha, Viện để xét lại các kế hoạch vay vốn, lập kế hoạch cho vay tổng hợp trình lên Chính phủ duyệt y.

Điều 38: Sau khi được Chính phủ duyệt y kế hoạch cho vay, Ngân hàng Trung ương sẽ báo cho các Bộ, Cục, Nha, Viện biết kế hoạch cho vay đó. Các Bộ, Cục, Nha, Viện, v.v... sẽ căn cứ vào kế hoạch đó mà phân phối số vốn vay cho từng xí nghiệp và báo cho Ngân hàng Trung ương biết. Ngân hàng Trung ương sẽ thông tri cho các Chi nhánh biết mức quy định cho vay đối với từng xí nghiệp trong 15 ngày đầu quý.

Chương 4:

KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG

Điều 39: Để Ngân hàng có thể phân tích Hội đồng kinh tế của các xí nghiệp và kiểm tra việc sử dụng vốn cho vay các Bộ, Cục, Nha, Viện và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (các Bộ, Cục, Nha, Viện... gửi cho Ngân hàng Trung ương, các xí nghiệp gửi cho chi nhánh Ngân hàng giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:

1. Bảng cân đối tài sản hàng tháng, hàng quý, hàng năm, kèm theo tất cả các bản phụ và bản giải thích.

2. Bản báo cáo giá thành.

3. Bản báo cáo thu chi tài vụ.

4. Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (ít nhất là đối với sản phẩm chủ yếu) kế hoạch cung cấp vật tư và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

5. Báo cáo nghiệp vụ về tình hình vận chuyển vật tư của xí nghiệp gồm các số liệu về vật tư tồn kho đầu thời kỳ, số vật tư nhập, xuất và số vật tư cuối thời kỳ. Xí nghiệp gửi báo cáo này cho Ngân hàng hàng 15 ngày 1 lần chậm nhất vào các ngày 3 và 18 mỗi tháng.

Nội dung các xí nghiệp đồng gửi ngay cho Ngân hàng khi gửi các báo cáo này lên cho cấp trên.

Điều 40: Khi kiểm tra các xí nghiệp sử dụng vốn vay, Ngân hàng kiểm tra chủ yếu số vật tư làm đảm bảo cho khoản vay. Việc kiểm tra tiến hành trước khi cho vay, và thường xuyên trong suốt thời gian vay tiền cho đến khi xí nghiệp trả xong nợ.

Điều 41: Việc kiểm tra đảm bảo số tiền vay tiến hành:

1. Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư.

2. Theo các số liệu kiểm kê đánh giá tài sản

3. Theo các số liệu của kế toán kho tàng xí nghiệp.

4. Theo số liệu bảng cân đối hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

5. Theo các số liệu vật tư thực có trong kho xí nghiệp bằng cách đi đến tận xí nghiệp để kiểm tra hiện vật.

Điều 42: Khi căn cứ vào các tài liệu trên để kiểm tra bảo đảm, Ngân hàng thấy dự trữ vật tư thực có trên mức tiêu chuẩn ít hơn số tiền đã cho xí nghiệp vay về dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn và về nhu cầu tạm thời thì Ngân hàng phải thu hồi ngày số tiền cho vay không có vật tư đảm bảo bằng cách trích tài khoản “tiền gửi thanh toán” của xí nghiệp. Nếu tài khoản tiền gửi thanh toán không có tiền thì Ngân hàng sẽ chuyển số tiền vay không có vật tư bảo đảm sang tài khoản nợ quá hạn và yêu cần xí nghiệp phải có kế hoạch trả nợ nhanh chóng.

Chương 5:

CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT

Điều 43: Các xí nghiệp vay tiền của Ngân hàng quốc gia Việt Nam phải chấp hành đúng kỷ luật trả nợ và báo cáo đã quy định.

1. Nếu đến hạn không trả nợ, Ngân hàng sẽ chủ động trích tài khoản tiền gửi thanh toán để thu hồi về. Đối với số nợ cho vay sửa chữa lớn Ngân hàng sẽ trích tiểu khoản tiền gửi sửa chữa lớn; nếu trong tiểu khoản tiền gửi sửa chữa lớn không có tiền Ngân hàng sẽ trích tài khoản tiền gửi thanh toán để trừ nợ cho vay sửa chữa lớn đã đến hạn.

Trường hợp trong tài khoản tiền gửi thanh toán không có đủ tiền trả nợ, Ngân hàng sẽ chuyển sang tài khoản “nợ quá hạn” và áp dụng lợi suất cao gấp rưỡi đối với số tiền quá hạn trong thời gian quá hạn.

2. Nếu xí nghiệp không gửi bảng cân đối tài sản và báo cáo nghiệp vụ về tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư đúng thời hạn, Ngân hàng sẽ báo chính thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm về tất cả các loại cho vay cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên.

Trong các trường hợp này, Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ nhưng phải báo cho xí nghiệp biết trước 10 ngày.

Chương 6:

NGUYÊN TẮC PHỤ

Điều 44: Thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh nay đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và ông Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành theo Nghị định số 448-VP/NgĐ ngày 23 tháng 08 năm 1957.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác