22901

Nghị định 241-NĐ-VP năm 1956 về việc đổi tên Vụ Nghiệp vụ Ngân hàng quốc gia Việt Nam thành Vụ Tín dụng do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành

22901
LawNet .vn

Nghị định 241-NĐ-VP năm 1956 về việc đổi tên Vụ Nghiệp vụ Ngân hàng quốc gia Việt Nam thành Vụ Tín dụng do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành

Số hiệu: 241-NĐ-VP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 04/08/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 22/08/1956 Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 241-NĐ-VP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 04/08/1956
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 22/08/1956
Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 241-NĐ-VP

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH

ĐỔI TÊN VỤ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM THÀNH VỤ TÍN DỤNG

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Chiếu sắc lệnh số 15-SL, ngày 06-5-1951 thiết lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam;
Chiếu nghị định số 94-TTg ngày 27-5-1951 của Thủ tướng Chính phủ ấn định chi tiết tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam;
Chiếu nghị định số 169-NĐ-VP, ngày 22-5-1956 về việc tạm thời chỉnh đốn tổ chức Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho thích hợp với tính hình công tác mới.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: Vụ Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nay đổi tên là: Vụ Tín dụng.

Điều 2: Vụ Tín dụng có trách nhiệm: trực tiếp làm công tác tín dụng và công tác tổ chức các việc thanh toán trong nền kinh tế quốc dân; thực hiện kiểm soát bằng đồng tiền quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa của các cơ quan kinh tế; cụ thể có mấy nhiệm vụ chính như sau đây:

1. Nghiên cứu chính sách kinh tế tài chính của Chính phủ, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm về công tác tín dụng và huy động vốn quốc dân,về công tác thanh toán.

Kết hợp với tình hình thực tế, đề ra phương châm kế hoạch công tác nhằm phục vụ các ngành sản xuất và lưu thông.

Ấn định thể thức giấy tờ cho vay và thanh toán lợi suất và thời hạn cho vay đối với các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế.

2. Theo dõi, phân tích, kiểm soát tình hình kinh doanh và tài chính của những tổ chức kinh tế có vay Ngân hàng và đề ra hình thức kỷ luật về kinh tế đối với các tổ chức không chấp hành đúng chế độ vay trả.

3. Lập kế hoạch cho vay, thu nợ, và huy động vốn trong toàn quốc.

4. Đề nghị biện pháp về gửi tiền, tiền tiết kiệm và chuyển tiền.

Điều 3: Vụ Tín dụng chia làm 4 phòng và 2 bộ phận trực thuộc Vụ:

1. Phòng Tín dụng Công nghiệp - Vận tải

2. Phòng Tín dụng Nông - Lâm - Ngư nghiệp

3. Phòng Tín dụng Thương nghiệp

4. Phòng Tiền gửi và Tiết kiệm

5. Bộ phận theo dõi tín dụng các Khu Tự trị

6. Bộ phận Văn thư

- Mỗi Phòng chia làm nhiều ít bộ phận tùy theo tính chất công việc.

Điều 4: Mỗi Chi nhánh Ngân hàng căn cứ nội dung trên và đối chiếu tình hình ở địa phương mà bố trí tổ chức tín dụng để đảm bảo được công tác.

Điều 5: Vụ Tín dụng do một Giám đốc, một hay hai Phó giám đốc lãnh đạo.

- Mỗi Phòng có một Trưởng phòng và một hay hai Phó phòng điều khiển.

- Mỗi bộ phận có một phụ trách bộ phận.

Điều 6: Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, từng bộ phận ở trung ương cũng như hệ thống tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện có điều lệ quy định riêng.

Điều 7: Ông Chánh Văn phòng và ông Giám đốc Vụ Tín dụng thi hành nghị định này.

 

 

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

 


Lê Viết Lượng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác