Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Số hiệu: | 23/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/02/2009 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/03/2009 | Số công báo: | 145-146 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 23/2009/NĐ-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/03/2009 |
Số công báo: | 145-146 |
Tình trạng: | Đã biết |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2009 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng
7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4
năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao), quản lý phát triển nhà và công sở; hình thức và mức xử phạt; thẩm quyền và thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bao gồm các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động xây dựng; hoạt động kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do tổ chức, cá nhân thực hiện cố ý hoặc vô ý vi phạm mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, mà hành vi đó xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều 3. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3. Trong thời hiệu quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính sau 01 năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng;
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a. Thu hồi, tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;
b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;
b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.
4. Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì ngoài việc bị xử phạt tiền theo quy định tại Nghị định này còn bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).
Điều 5. Hình thức công bố hành vi vi phạm trên Trang tin điện tử (Website)
Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính, nội dung vi phạm, hình thức xử phạt, việc khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 17, Điều 18, Điều 22, Điều 24, Điều 29 và Điều 34 của Nghị định này còn phải được công bố trên Trang tin điện tử (Website. của Bộ Xây dựng và của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
MỤC I. HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CHỦ ĐẦU TƯ
Điều 6. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng hoặc phương án bổ sung nhiệm vụ khảo sát trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng;
b. Để thất lạc các mốc, cao độ khi đã được nhà thầu khảo sát xây dựng bàn giao;
c. Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát không đúng trình tự, thủ tục quy định;
d. Không lưu trữ kết quả khảo sát theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Tự thực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b. Không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng theo quy định;
c. Không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về khảo sát xây dựng.
Điều 7. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
2. Ngoài hình thức phạt tiền, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 8. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi:
a. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình không đúng trình tự, thủ tục quy định;
b. Không lưu trữ hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
c. Sửa chữa, bổ sung thiết kế làm thay đổi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật không được nhà thầu thiết kế chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về thiết kế xây dựng.
1. Phạt tiền:
a. Phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án trong trường hợp không đủ năng lực để tự thực hiện theo quy định; thành lập Ban quản lý dự án không đủ điều kiện năng lực theo quy định; không thuê tổ chức làm tư vấn quản lý dự án trong trường hợp không đủ năng lực để tự thực hiện theo quy định;
b. Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thay đổi nội dung của dự án không đúng quy định về điều chỉnh dự án.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và thành lập Ban Quản lý dự án.
Điều 10. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thông báo ngày khởi công bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước 7 ngày theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công (đối với trường hợp vi phạm quy định về giấy phép xây dựng thì xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định này).
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này còn bị buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình.
Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị;
2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.
5. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
6. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
7. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận:
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;
b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Điều 12. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1:500 hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;
b. Thực hiện đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình sai quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng.
Điều 13. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về giám sát thi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không treo biển báo tại công trường thi công hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;
b. Không lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
c. Không kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng như: nhân lực; thiết bị thi công; hệ thống quản lý chất lượng; giấy phép sử dụng máy móc thiết bị; chất lượng vật tư vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d. Không kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu; không lập nhật ký giám sát thi công xây dựng công trình; không đóng dấu xác nhận vào bản vẽ thiết kế thi công trước khi đưa ra thi công.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tự giám sát thi công xây dựng nhưng không đủ điều kiện năng lực theo quy định hoặc không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định, trừ nhà ở riêng lẻ.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình.
Điều 14. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không gửi báo cáo kết quả chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng cho Sở Xây dựng;
b. Không lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng theo quy định;
c. Không gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng công trình xây dựng cho Sở Xây dựng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng theo quy định;
b. Không mua bảo hiểm công trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình xây dựng hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa đối với người, tài sản, môi trường theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định để kiểm định chất lượng công trình trong trường hợp công trình xảy ra sự cố.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với chủ đầu tư thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được quy định trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
7. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng không tổ chức thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng lập.
2. Ngoài hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình xây dựng còn bị buộc thực hiện đúng quy định về bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng lập.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng thời gian mà nhà thầu thi công xây dựng nêu trong phiếu yêu cầu nghiệm thu khi công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện nghiệm thu mà không có lý do chính đáng;
b. Tổ chức nghiệm thu sai quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình chậm kể từ khi hạng mục công trình, công trình xây dựng đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào khai thác sử dụng:
a. 12 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A;
b. 9 tháng đối với dự án nhóm B;
c. 6 tháng đối với dự án nhóm C.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu khi nhà thầu đã có hồ sơ nghiệm thu thanh toán khối lượng đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với chủ đầu tư đưa các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành, công trình xây dựng hoàn thành vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với chủ đầu tư nghiệm thu khống khối lượng.
6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán công trình xây dựng.
MỤC II. HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH CHUNG ĐỐI VỚI NHÀ THẦU
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau đây:
a. Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề hoặc không đủ điều kiện năng lực tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng; chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; chủ nhiệm lập dự án; giám đốc tư vấn quản lý dự án; chỉ huy trưởng công trường; chủ trì thẩm tra thiết kế; chủ trì thẩm định thiết kế công trình;
b. Hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng;
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu bố trí người, trang thiết bị không đúng với hồ sơ đã trúng thầu và nội dung hợp đồng giao nhận thầu khi chưa được chủ đầu tư chấp thuận.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng giao nhận thầu và các quy định về đấu thầu trong hoạt động xây dựng.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu sử dụng kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn hoặc thiếu các kết quả thí nghiệm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu sử dụng số liệu, tài liệu không có nguồn gốc, thiếu căn cứ pháp lý, không chính xác hoặc sử dụng số liệu không phù hợp với địa điểm khảo sát.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với nhà thầu áp dụng sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được quy định.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, số liệu, tài liệu trong hoạt động xây dựng.
Điều 20. Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi:
a. Không tự tổ chức nghiệm thu hoặc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng sai quy định;
b. Không lập các văn bản, tài liệu, bản vẽ liên quan đến công trình xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đối với trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu kéo dài thời gian hoàn thiện hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi:
a. Nghiệm thu khống;
b. Tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, chủ sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc hủy bỏ kết quả nghiệm thu, thanh toán, quyết toán;
b. Buộc thực hiện đúng quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình xây dựng.
MỤC III. HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG NHÀ THẦU
Điều 22. Xử phạt nhà thầu khảo sát xây dựng có hành vi vi phạm quy định về khảo sát xây dựng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu khảo sát xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát chưa được công nhận hợp chuẩn;
b. Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn khảo sát, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường (xử lý hóa chất …) ở khu vực khảo sát.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu khảo sát xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a. Lập phương án khảo sát không đầy đủ nội dung, không đúng theo quy định;
b. Triển khai khảo sát khi chưa có nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát xây dựng được phê duyệt; vi phạm trình tự khảo sát theo quy định;
c. Không thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với nhà thầu báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 02 lần trở lên.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu khảo sát xây dựng có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng trong khảo sát xây dựng;
b. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của cá nhân là chủ nhiệm khảo sát xây dựng từ một năm đến ba năm không thời hạn.
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà thầu có hành vi kéo dài thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng quá các thời hạn quy định kể từ ngày ký hợp đồng:
a. 6 tháng đối với lập nhiệm vụ quy định xây dựng vùng;
b. 4 tháng đối với lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị;
c. 2 tháng đối với lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian lập đồ án quy hoạch xây dựng quá các thời hạn quy định kể từ ngày ký hợp đồng:
a. 18 tháng đối với lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng;
b. 12 tháng đối với lập đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị;
c. 9 tháng đối với lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
d. 6 tháng đối với lập đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 3 Điều này còn bị buộc thực hiện đúng quy định về lập hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng và tổng mặt bằng xây dựng công trình.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phát hành hồ sơ thiết kế xây dựng công trình khi chưa có kết quả khảo sát địa chất công trình hoặc không phù hợp với kết quả khảo sát theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện giám sát tác giả theo quy định;
b. Thực hiện hợp đồng giám sát thi công xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước do mình thiết kế;
c. Không tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
d. Thực hiện bước thiết kế tiếp theo khi bước thiết kế trước chưa được phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình trong hồ sơ thiết kế.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có một trong các hành vi sau đây:
a. Không đưa các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng của thiết bị, vật tư, cấu kiện vào hồ sơ thiết kế;
b. Không lập quy trình bảo trì đối với các công trình theo quy định phải lập quy trình bảo trì.
6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc thực hiện đúng quy định về thiết kế xây dựng công trình.
b. Tùy mức độ vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế có hành vi vi phạm từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn.
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.
2. Phạt tiền đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng sau khi có biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng:
a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn;
b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.
5. Phạt tiền đối với nhà thầu thi công xây dựng không che chắn để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
6. Phạt tiền đối với nhà thầu tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn;
b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
7. Phạt tiền đối với nhà thầu tổ chức thi công xây dựng vi phạm quản lý chất lượng công trình gây sụp đổ công trình lân cận:
a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn;
b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác.
8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình có một trong các hành vi:
a. Không trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động trong công trường xây dựng; lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công mà không có biện pháp bảo đảm an toàn lao động;
b. Không có biển báo an toàn; không có phương tiện che chắn;
c. Không mua các loại bảo hiểm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về phá dỡ công trình xây dựng.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về thi công xây dựng công trình, quy định về phá dỡ công trình xây dựng.
1. Phạt tiền:
a. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng không kiểm tra vật liệu xây dựng hoặc cấu kiện xây dựng theo quy định hoặc sử dụng kết quả kiểm tra của các phòng thí nghiệm chưa được hợp chuẩn;
b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: không lập bản vẽ hoàn công theo quy định hoặc lập bản vẽ hoàn công không đúng thực tế thi công; không có nhật ký thi công theo quy định; không lập, lưu trữ tài liệu quản lý chất lượng theo quy định; vi phạm các quy định về bảo hành công trình;
c. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị công nghệ không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
d. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với nhà thầu xây dựng có một trong các hành vi: không có hệ thống quản lý chất lượng; không tổ chức giám sát thi công xây dựng.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà thầu thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng đúng hợp đồng đã ký kết; ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng để thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình làm sai lệch kết quả giám sát.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình và đúng hợp đồng đã ký kết.
Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm của nhà thầu, tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động kiểm định chất lượng không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b. Thực hiện việc chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng không đúng trình tự, thủ tục quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với phòng thí nghiệm có một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động thí nghiệm không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b. Thực hiện các thí nghiệm, cung cấp các số liệu, kết quả thí nghiệm không đúng quy định;
c. Không lưu giữ hồ sơ trong quá trình thí nghiệm, phiếu nhận mẫu và phiếu kết quả thí nghiệm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức tư vấn thẩm tra có một trong các hành vi sau đây:
a. Hoạt động thẩm tra không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b. Thực hiện thẩm tra không đúng quy định;
c. Báo cáo kết quả thẩm tra không chính xác.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cung cấp điện, nước, hộ gia đình lân cận không thực hiện cắt điện, cắt nước của công trình vi phạm trật tự xây dựng khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền:
b. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đào tạo, cấp Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng khi chưa được Bộ Xây dựng cho phép.
6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc thực hiện đúng quy định về điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng;
b. Không công nhận kết quả đào tạo;
c. Tước giấy phép đào tạo của tổ chức có hành vi vi phạm từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn;
d. Thu hồi quyết định công nhận Phòng thí nghiệm.
MỤC IV. HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY DỰNG
Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân trong lựa chọn nhà thầu xây dựng
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lựa chọn nhà thầu xây dựng phải bị xử lý theo quy định tại Điều 65, Điều 66 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Điều 31. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc diện phải qua Sàn giao dịch bất động sản mà không thông qua Sàn giao dịch theo quy định;
b. Bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản tại Sàn giao dịch bất động sản không đúng trình tự, thủ tục quy định;
c. Không xác nhận hoặc xác nhận sai quy định các bất động sản đã qua Sàn giao dịch bất động sản.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh các bất động sản không đủ điều kiện hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định;
b. Vi phạm quy định về huy động vốn trong đầu tư xây dựng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp;
c. Vi phạm quy định về chuyển nhượng dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Vi phạm quy định về thành lập Sàn giao dịch bất động sản;
b. Vi phạm quy định về hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản;
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức đào tạo về môi giới, định giá, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản mà chưa được Bộ Xây dựng cho phép đào tạo.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Hành nghề môi giới độc lập, định giá bất động sản nhưng không có chứng chỉ hành nghề theo quy định; quản lý, điều hành Sàn giao dịch bất động sản mà không có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành Sàn giao dịch bất động sản;
b. Tẩy xóa, sửa chữa, cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá bất động sản hoặc Giấy chứng nhận quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
c. Vi phạm nguyên tắc hoạt động về môi giới bất động sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản sử dụng nhân viên môi giới, định giá bất động sản không có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản có một trong các hành vi sau đây:
a. Vi phạm nguyên tắc hoạt động về môi giới bất động sản;
b. Không đủ số người có chứng chỉ môi giới, chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, ngoài việc bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Không tuân thủ đầy đủ các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế khai thác mỏ đá theo quy định của pháp luật;
b. Giao cho người không đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành theo quy định làm Giám đốc điều hành mỏ.
2. Xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức khai thác mỏ không đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn trong khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác mỏ từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động trong khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng;
c. Buộc thực hiện đúng quy định về lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế khai thác mỏ; quy định về trình độ chuyên môn và năng lực quản lý điều hành mỏ theo quy định.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Đặt địa điểm kinh doanh không đúng quy định của chính quyền địa phương;
b. Không có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh;
c. Hàng hóa không có xuất xứ, không có đăng ký chất lượng hướng dẫn cho người tiêu dùng; không công khai giá bán;
d. Không đủ phương tiện, thiết bị chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng dễ cháy như: gỗ xây dựng, tre, nứa, lá, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy giầu, cót, cót ép;
đ. Không có ngăn cách đảm bảo an toàn cho người tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng có mùi hóa chất độc hại, gây bụi: sơn dầu, giấy gầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục;
e. Không có rào che chắn và biển báo nguy hiểm khu vực hố vôi, bể vôi.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng không có tiêu chuẩn chất lượng hoặc không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã được công bố; kinh doanh vật liệu xây dựng nhập khẩu không có xuất xứ.
3. Ngoài hình thức và mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp:
a. Buộc thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng;
b. Tước giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng từ một năm đến ba năm hoặc không thời hạn.
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: đổ phân rác; chăn nuôi súc vật; trồng cây, hoa màu trong khu vực an toàn giếng nước ngầm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: đào hố rác, hố phân, hố vôi; chôn súc vật, chất độc hại trong khu vực an toàn giếng nước ngầm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: tắm, giặt; chăn, thả gia súc; xả rác, xác động vật, thực vật trong khu vực an toàn nguồn nước mặt.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn quy định, dầu mỡ, hóa chất độc hại vào khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm gây ra;
c. Hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này còn bị xử lý theo Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: xả rác, nước thải, đổ đất đá, vật liệu xây dựng trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đào bới hoặc lấy đất đá trong hành lang an toàn tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước sạch; lấn chiếm hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi: tự ý đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
c. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm khu vực an toàn các công trình thuộc hệ thống cấp nước:
a. Xả phân, rác, phóng uế;
b. Chăn nuôi súc vật; trồng cây, rau, hoa màu;
c. Vi phạm các quy định về an toàn, bảo vệ khu vực an toàn đài nước, hồ chứa nước và các công trình kỹ thuật khác thuộc hệ thống cấp nước.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn các công trình kỹ thuật thuộc hệ thống cấp nước.
Điều 41. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước;
b. Làm sai lệch đồng hồ đo nước;
c. Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước;
d. Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;
b. Tự ý đấu nối đường ống cấp nước; thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;
c. Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định;
d. Sử dụng nước từ mạng lưới cấp nước, trụ nước phòng cháy, chữa cháy vào mục đích khác không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định;
b. Các tổ chức cấp nước không cung cấp nước theo đúng các hợp đồng cấp nước đã ký kết với hộ dùng nước.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng quy định về bảo vệ an toàn, sử dụng mạng lưới cấp nước; quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định có liên quan đến chất lượng nước cấp; buộc thực hiện đúng hợp đồng cấp nước đã ký.
Điều 42. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: trồng cây, thả rau, bèo hoặc các hành vi khác làm cản trở dòng chảy của hệ thống thoát nước.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi: đổ đất, đá, vật liệu, rác xuống sông, hồ, kênh, mương, hố ga, cống, rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;
b. Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;
b. San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;
c. Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hố ga thoát nước;
d. Xây dựng các loại công trình trên bờ, trên mặt nước, dưới mặt nước trong khu vực bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trái quy định.
5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c. Hành vi vi phạm ở điểm d khoản 4 Điều này còn bị xử lý theo Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Điều 43. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. An táng người chết trong các nghĩa trang đã bị đóng cửa theo quy định;
b. Không thực hiện việc di chuyển phần mộ theo quy hoạch xây dựng nghĩa trang hoặc các dự án phát triển đô thị do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c. Tự ý di dời phần mộ trong nghĩa trang không được cơ quan quản lý nghĩa trang cho phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Làm hư hại bia, mộ trong nghĩa trang;
b. Phá hoại các công trình công cộng trong nghĩa trang;
c. Lập mộ giả, nghĩa trang giả.
Điều 44. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh; tự ý ngắt hoa, cắt cành cây; vứt rác không đúng quy định hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ;
b. Xây bục bệ bao quanh gốc cây ở đường phố, công viên và những nơi công cộng khác không đúng quy định;
c. Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định;
d. Chăn, thả gia súc trong công viên, vườn hoa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Tự ý chặt hạ, di dời cây xanh;
b. Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh trong khu vực đô thị;
c. Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông không đúng quy định;
d. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng và trồng các loại cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
đ. Sử dụng các công trình trong công viên không đúng mục đích;
e. Làm hư hỏng các công trình văn hóa, dịch vụ, công trình công cộng trong công viên, vườn hoa;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình trong công viên và quản lý cây xanh đô thị.
Điều 45. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp lấn chiếm hè, đường;
b. Để các trang thiết bị thi công xây dựng công trình trên hè, đường không đúng quy định;
c. Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra hè, đường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng hè, đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa hoặc rửa ô tô, xe máy;
b. Tổ chức trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không đúng quy định, không có giấy phép;
c. Đặt, treo biển quảng cáo, trang trí không đúng quy định.
d. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính;
đ. Không hoàn thiện mặt đường theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc kéo dài quá thời gian quy định;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường đô thị.
Điều 46. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân làm rơi vãi chất thải trong quá trình thu gom, vận chuyển.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vận chuyển và đổ rác không đúng quy định.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.
Điều 47. Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi trang trí, treo biển quảng cáo và các vật dụng khác vào cột đèn chiếu sáng khi không được phép hoặc được phép nhưng treo không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Làm hư hỏng các trang thiết bị và hệ thống chiếu sáng công cộng;
b. Dịch chuyển trái phép, sử dụng các thiết bị trong hệ thống chiếu sáng công cộng không đúng quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
b. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: đổ rác thải, xả nước thải không đúng quy định tại các hầm đường bộ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Đấu nối các đường dây, đường ống ngầm không được phép.
b. Sử dụng hệ thống tuy nen, hào kỹ thuật không có giấy phép hoặc không đúng mục đích; tự ý đào bới, dịch chuyển, đấu nối tuy nen, hào kỹ thuật; vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật;
c. Buôn bán, dựng lều, quán chiếm dụng diện tích trái phép trong hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức được giao quản lý không có biện pháp che chắn, không lắp đặt biển báo, không ban hành các quy định về bảo vệ an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức không duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật.
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ CÔNG SỞ
Điều 50. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về phát triển nhà ở
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không công khai các thông tin về dự án nhà ở hoặc công khai không đầy đủ, không chính xác các thông tin về dự án nhà ở theo quy định.
b. Không báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án cho cơ quan quản lý theo quy định;
c. Phân hạng nhà chung cư không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:
a. Không dành quỹ đất trong dự án phát triển nhà ở thương mại để xây dựng quỹ nhà ở xã hội theo quy định;
b. Không đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo đúng dự án đã được phê duyệt;
c. Không thực hiện cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo đúng đối tượng đã được duyệt.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định về phát triển nhà ở.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân tự ý tẩy, xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 52. Xử phạt chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở có hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau đây về quản lý sử dụng nhà chung cư:
a. Xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường;
b. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung.
c. Sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì nhà chung cư không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây về quản lý sử dụng nhà chung cư:
a. Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường;
b. Sửa chữa xe máy, kinh doanh gia súc, gia cầm, hoạt động mổ gia súc;
c. Nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu, sử dụng riêng làm ảnh hưởng tới trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ dân khác;
d. Sử dụng mầu sắc để sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định;
đ. Sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng trái mục đích quy định;
e. Tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; thay đổi phần kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị sử dụng chung, kiến trúc bên ngoài của nhà chung cư;
g. Phân chia, chuyển đổi mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định;
h. Kinh doanh ga, các vật liệu nổ, dễ cháy.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các hành vi sau đây về quản lý nhà ở:
a. Lấn chiếm nhà ở, lấn chiếm không gian xung quanh hoặc sử dụng nhà ở trái mục đích quy định;
b. Không thực hiện phá dỡ nhà ở theo quy định hoặc không chấp hành quyết định về phá dỡ nhà ở.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc phải thực hiện đúng các quy định về quản lý sử dụng nhà ở.
6. Hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này còn bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Điều 53. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về giao dịch nhà ở
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Cho mượn, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc cho thuê nhà ở mà không lập hợp đồng theo quy định;
b. Cho thuê nhà từ sáu tháng trở lên hoặc ủy quyền quản lý nhà ở mà không thực hiện công chứng hợp đồng theo quy định;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lập hợp đồng giao dịch giả tạo về nhà ở.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cơi nới, sửa chữa, cải tạo nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có một trong các hành vi:
a. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam không đúng đối tượng, điều kiện, số lượng theo quy định;
b. Vi phạm một trong các trường hợp bị nghiêm cấm theo quy định.
6. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, giao dịch nhà ở.
Điều 54. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà công sở
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quảng cáo thương mại tại công sở.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà công sở:
a. Lấn chiếm trái phép công sở;
b. Không thực hiện bảo trì công sở theo quy định;
c. Sử dụng công sở không đúng mục đích.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng nhà công sở;
c. Hành vi lấn chiếm để xây dựng trái phép quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn bị xử lý theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
MỤC I. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 55. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính
1. Các cá nhân có thẩm quyền được quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
2. Trường hợp các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này sau khi quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt hành chính về Thanh tra Bộ Xây dựng để đăng tải trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng.
3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng
1. Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng
1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.
2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề
3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định.
5. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
d. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b. Tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
MỤC II. THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 62. Lập biên bản hành vi vi phạm
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
2. Biên bản được lập ít nhất 02 bản: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ để xử phạt; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc đến cấp có thẩm quyền để xử phạt.
Biên bản được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng, biên bản được lập theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu này thay thế cho Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
Điều 63. Thời hạn ra quyết định xử phạt, nộp và thu tiền phạt
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày. Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 64. Chấp hành quyết định xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt.
2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
1. Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau:
a. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
d. Đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
3. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
4. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
5. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
Điều 66. Tịch thu, xử lý tang vật, phương tiện
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo mẫu quy định.
2. Người ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có trách nhiệm tổ chức bảo quản hoặc giao cho người vi phạm tự quản lý chờ xử lý.
3. Trong trường hợp cần thiết, phải niêm phong tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính;
4. Tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính phải được xử lý theo quy định hiện hành.
Điều 67. Trình tự, thủ tục xử lý đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng
Đối với hành vi vi phạm trật tự xây dựng, ngoài trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này còn thực hiện theo quy định tại các Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian chờ đợi giải quyết kết quả khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
Đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, trường hợp tổ chức, cá nhân có khiếu nại, tố cáo về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của người có thẩm quyền thì việc phá dỡ công trình có thể ngừng lại để giải quyết nhưng phải thực hiện việc cắt điện, cắt nước và cấm công nhân xây dựng tại công trình trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Công dân Việt Nam có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nếu lạm dụng quyền hạn, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, không đúng hoặc quá quyền hạn trách nhiệm quy định thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong Nghị định này, nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 70. Thu, nộp và xử lý tiền phạt vi phạm hành chính
1. Tiền xử phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 và thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Giao Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cụ thể Điều 5; khoản 1, khoản 3, khoản 5 Điều 11; điểm b khoản 3 Điều 17; điểm b khoản 4 Điều 22; khoản 3 Điều 23; khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 24; điểm c khoản 6 Điều 29; khoản 1, khoản 3 Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 1, khoản 3 Điều 33; khoản 4 Điều 34; điểm b khoản 3 Điều 36, những vấn đề khác có liên quan và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
(ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
|
Vi phạm hành chính về …
(Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng;
kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở)
Hôm nay, hồi … giờ …, ngày… tháng … năm …, tại địa điểm xảy ra vi phạm (Ghi cụ thể địa chỉ nơi xảy ra vi phạm):
Chúng tôi gồm:
1. Ông/Bà: ......................................................... Chức vụ: ...................................................
2. Ông/Bà: ......................................................... Chức vụ: ...................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông/Bà: ......................................................... Địa chỉ: .....................................................
............................................................................................................................................
2. Ông/Bà: ......................................................... Địa chỉ: .....................................................
............................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm
hành chính về (Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở)....................
đối với:
Tổ chức/cá nhân vi phạm: ......................................................................................................
............................................................................................................................................
Địa chỉ (Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức/cá nhân vi phạm): .........................................................
............................................................................................................................................
Nghề nghiệp (Đối với cá nhân vi phạm): ..................................................................................
Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm (Trường hợp người vi phạm/tổ chức vi phạm vắng mặt):
Họ tên: ............................................................... Chức vụ: ...................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Nghề nghiệp: ........................................................................................................................
Đã có những hành vi vi phạm hành chính như sau (Ghi rõ từng hành vi vi phạm, được quy định tại điểm … khoản … Điều … của Nghị định số …/2009/NĐ-CP):
1. ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Người lập biên bản đã yêu cầu (Tổ chức/cá nhân vi phạm) .................................................. :
1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Các biện pháp ngăn chặn (Nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. (Tổ chức, cá nhân vi phạm) ..................................................................... có mặt tại ............................. đúng ....... giờ, ngày … tháng … năm … để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản gồm … trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho (Tổ chức/cá nhân vi phạm) .................... 01 bản, 01 bản cơ quan lập biên bản giữ.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến khác (Nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN VI PHẠM (Hoặc đại diện)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
|
|
ĐẠI
DIỆN CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG XÃ (Nếu có)
|
|
(ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
|
Vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng
công trình vi phạm trật tự xây dựng
Hôm nay, hồi … giờ …, ngày… tháng … năm …, tại địa điểm xảy ra vi phạm (Ghi cụ thể địa chỉ nơi xảy ra vi phạm):
Chúng tôi gồm:
1. Ông/Bà: ......................................................... Chức vụ: ...................................................
2. Ông/Bà: ......................................................... Chức vụ: ...................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông/Bà: ......................................................... Địa chỉ: .....................................................
............................................................................................................................................
2. Ông/Bà: ......................................................... Địa chỉ: .....................................................
............................................................................................................................................
I. Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với:
Tổ chức/cá nhân vi phạm: ......................................................................................................
Địa chỉ (Ghi cụ thể địa chỉ của tổ chức/cá nhân vi phạm): .........................................................
............................................................................................................................................
Nghề nghiệp (Đối với cá nhân vi phạm): ..................................................................................
Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm (Trường hợp tổ chức/cá nhân vi phạm vắng mặt):
Họ tên: .................................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Nghề nghiệp: ........................................................................................................................
Đã có những hành vi vi phạm hành chính như sau (Ghi rõ từng hành vi vi phạm, được quy định tại điểm … khoản … Điều … của Nghị định số …/2009/NĐ-CP):
1. ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
II. Yêu cầu (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ................................................................................... :
1. Ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng.
2. Khắc phục kịp thời hành vi vi phạm trật tự xây dựng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản:
............................................................................................................................................
Sau 24 giờ kể từ khi lập biên bản, nếu (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ........ không thực hiện những yêu cầu trên thì bị đình chỉ thi công xây dựng công trình.
3. Phải có mặt tại .................. đúng ....... giờ, ngày … tháng … năm … để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản gồm … trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho (Tổ chức/cá nhân vi phạm) .................... 01 bản, 01 bản cơ quan lập biên bản giữ.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung của Biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào Biên bản.
Ý kiến khác (Nếu có):
............................................................................................................................................
Ghi chú: Biên bản vẫn có hiệu lực thi hành nếu tổ chức/cá nhân vi phạm vắng mặt hoặc không ký vào biên bản.
TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN VI PHẠM (Hoặc đại diện)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI
DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
|
|
NGƯỜI
CHỨNG KIẾN
|
|
ĐẠI
DIỆN CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG, XÃ (Nếu có)
|
|
(ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-XPHC |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về
.......................................................................
(Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở)
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều … Nghị định số …/…/…. ngày … tháng … năm … của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ......./BB-VPHC do ......... lập hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ...................................;
Tôi, .............................................., chức vụ: ....................................................,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Tổ chức/cá nhân vi phạm: ......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Nghề nghiệp (đối với người vi phạm): ......................................................................................
Bằng các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là: .......................................... đồng (Viết bằng chữ: .........................................).
2. Hình thức phạt bổ sung (Nếu có):
a) ........................................................................................................................................ ;
b) ........................................................................................................................................ ;
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (Nếu có):
a) ........................................................................................................................................ ;
b) ........................................................................................................................................ ;
Do đã có hành vi vi phạm hành chính (Ghi cụ thể nội dung vi phạm, theo điểm … khoản … Điều của Nghị định số …/……/NĐ-CP).
Điều 2. (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ................................................ có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định xử phạt này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Số tiền phạt phải được nộp vào Kho bạc Nhà nước tại ............................................................
Quá thời hạn trên, nếu (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ...................................... không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
(Tổ chức/cá nhân vi phạm) ............................................ có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Tổ chức/cá nhân vi phạm) ......................................... và (Tổ chức, cá nhân có liên quan) ................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Giao .................................................................. chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: |
NGƯỜI
CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT |
(ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-CC |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về
.......................................................................
(Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở)
Căn cứ Điều 64, Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …/..... ngày … tháng … năm … của ...................................;
Tôi, .............................................., chức vụ: ....................................................,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế (Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện)……… để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …/............ ngày … tháng … năm … của ......................... về ............................... đối với:
Tổ chức/cá nhân vi phạm: ......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Nghề nghiệp (Đối với cá nhân vi phạm): ..................................................................................
Điều 2. (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ................................................ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định này và phải chịu mọi chi phí tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 3. Giao cho Ông (bà) .............................. chức vụ: .......................... thuộc đơn vị .......................... và các cơ quan ...................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Tổ chức/cá nhân vi phạm) ......................................... và các cá nhân, tổ chức có tên tại Điều 3 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Giao .................................................................. chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: |
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH |
(ban hành kèm theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
CƠ
QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-KPHQ |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA
(trong
trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về ...............)
(Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở)
Căn cứ Điều 10 và Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều … Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ......./BB-VPHC do ......... lập hồi … giờ … ngày … tháng … năm … tại ...................................;
Tôi, .............................................., chức vụ: ....................................................,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:
Tổ chức/cá nhân vi phạm: ......................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Nghề nghiệp (đối với cá nhân vi phạm): ...................................................................................
Do đã có hành vi vi phạm hành chính (Ghi cụ thể nội dung vi phạm, theo điểm … khoản … Điều của Nghị định số …/……/NĐ-CP): ................ tại ......
Lý do không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính: ....................................................
Biện pháp để khắc phục hậu quả bao gồm:
1. ........................................................................................................................................
2. ........................................................................................................................................
Điều 2. (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ................................................ phải chấp hành nghiêm chỉnh Quyết định này trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao Quyết định là ngày … tháng … năm … Quá thời hạn này, nếu (Tổ chức/cá nhân vi phạm) ...................................... không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
(Tổ chức/cá nhân vi phạm) ............................................ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Tổ chức/cá nhân vi phạm) ......................................... và (các cá nhân, tổ chức có liên quan) ................... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Giao .................................................................. chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Nơi nhận: |
NGƯỜI
RA QUYẾT ĐỊNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây