21067

Nghị định 153-TTg năm 1957 quy định về quản lý ngoại thương đối với tư nhân do Phủ Thủ Tướng ban hành

21067
LawNet .vn

Nghị định 153-TTg năm 1957 quy định về quản lý ngoại thương đối với tư nhân do Phủ Thủ Tướng ban hành

Số hiệu: 153-TTg Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 18/04/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/04/1957 Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 153-TTg
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 18/04/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 30/04/1957
Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 153-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 1957 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI TƯ NHÂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Chiếu sắc lệnh số 49-SL ngày 13-8-1951 quy định về quản lý ngoại thương;
Chiếu điều lệ số 512-TTg ngày 16-4-1955 về quản lý ngoại thương;
Để việc quản lý ngoại thương thích hợp với sự phát triển của tình hình xuất nhập khẩu hiện nay;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: - Từ nay việc xuất nhập khẩu hàng hóa của tư nhân đều phải tiến hành như sau: xuất riêng, nhập riêng, xuất nhập đều thanh toán qua Ngân hàng quốc gia Việt nam (Sở quản lý ngoại hối).

Điều 2: - Thường nhân xuất hàng phải đổi ngoại hối thu được do bán hàng mà có cho Ngân hàng quốc gia Việt-nam theo tỷ giá của Ngân hàng ngày hôm bán và theo mức kết hối do thể lệ của Liên Bộ Ngân hàng quốc gia Việt-nam và Thương nghiệp quy định.

Điều 3: - Thương nhân xuất hàng sẽ được hưởng một số lãi thích đáng do Nhà nước quy định, nhiều ít tuỳ theo số hàng đã xuất thuộc loại hàng khuyến khích xuất khẩu hay loại hàng hạn chế xuất khẩu.

Điều 4: - Trường hợp xuất hàng bị lỗ thì ngoài số tiền Việt nam thu được do bán ngoại hối cho Ngân hàng, thương nhân được Nhà nước bù cho một số tiền đủ để bảo đảm khỏi lỗ và có một số lãi thích đáng. Ngược lại nếu số lãi do xuất hàng nhiều hơn mức Nhà nước quy định, thì số lãi quá mức sẽ giữ lại để dùng vào việc bù lỗ cho những trường hợp xuất hay nhập hàng bị lỗ.

Điều 5: - Thương nhân được phép nhập hàng phải mua ngoại tệ tại Ngân hàng quốc gia Việt nam theo tỷ giá của Ngân hàng ngày hôm mua và theo thể lệ của Liên Bộ Ngân hàng quốc gia Việt nam và Thương nghiệp quy định.

Điều 6: - Thương nhân nhập hàng được hưởng một số lãi thích đáng do Nhà nước quy định, nhiều ít tùy theo số hàng nhập thuộc loại hàng khuyến khích nhập hay thuộc loại hàng hạn chế nhập. Nếu số lãi do bán hàng nhập nhiều hơn mức Nhà nước quy định, thì số lãi quá mức sẽ giữ lại để dùng vào việc bù cho những trường hợp xuất hay nhập hàng bị lỗ.

Điều 7: - Bộ Thương nghiệp sau khi trao đổi ý kiến với Ngân hàng quốc gia Việt nam, sẽ quy định:

1) Mức lãi dành cho thương nhân xuất nhập khẩu đối với từng mặt hàng xuất hay nhập;

2) Số tiền cần bù cho thương nhân xuất nhập khẩu trong trường hợp bị lỗ đối với từng mặt hàng xuất hay nhập.

Điều 8: - Nay đặt một quỹ gọi là quỹ điều hòa lỗ lãi xuất nhập để  bù cho những thương nhân xuất hàng hay nhập hàng bị lỗ nói ở các điều 4 và điều 6 trên đây. Nguồn thu nhập cho quỹ này là các số tiền lãi quá mức giữ lại nói ở điều 4 và điều 6 trên đây.

Điều 9: - Quỹ điều hoà lỗ lãi suất nhập là một quỹ tự  túc và tự trị do Bộ Thương nghiệp quản trị. Quỹ này mỗi năm thanh toán một lần. Khi thanh toán phải có đại diện của Ngân hàng quốc gia Việt nam và Bộ Tài chính tham gia.

Điều 10: - Các ông Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp, Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt nam và Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ



 
Phạm Văn Đồng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác