Nghị định 08-CT năm 1956 quy định tạm thời nhiệm vụ và tổ chức các Phòng thuộc Văn phòng Bộ Cứu tế xã hội do Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội ban hành
Nghị định 08-CT năm 1956 quy định tạm thời nhiệm vụ và tổ chức các Phòng thuộc Văn phòng Bộ Cứu tế xã hội do Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội ban hành
Số hiệu: | 08-CT | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Bộ Cứu tế Xã hội | Người ký: | Lê Minh Hiền |
Ngày ban hành: | 15/03/1956 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/08/1956 | Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 08-CT |
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Bộ Cứu tế Xã hội |
Người ký: | Lê Minh Hiền |
Ngày ban hành: | 15/03/1956 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/08/1956 |
Số công báo: | 23-23 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
CỨU TẾ XÃ HỘI |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 08-CT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 1956 |
TẠM THỜI QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CÁC PHÒNG THUỘC VĂN PHÒNG BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
Chiếu quyết nghị Hội đồng Chính phủ được Quốc hội khóa V thông qua thành lập Bộ Cứu tế xã hội.
Chiếu công văn của Thủ tướngPhủ số 645 ra ngày 02-3-1956 và số 807 ra ngày 06-3-1956 về việc giao cho các Bộ cùng Bộ Nội vụ nghiên cứu ra nghị định tạm thời quy định trách nhiệm và tổ chức của Bộ.
Xét nhu cầu công tác hiện nay của Bộ Cứu tế xã hội sau khi được Bộ Nội vụ thỏa thuận.
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ Cứu tế xã hội có nhiệm vụ :
1) Cứu giúp và vận động nhân dân tương trợ, giúp đỡ những người lao động đói rách do thiên tai, địch họa gây ra mà không tự giải quyết được như :
- Bị hạn hán, bão lụt, mất mùa liên tiếp, thiếu lương ăn sản xuất.
- Những người công nhân thất nghiệp đói rách trong khi chưa giải quyết được công ăn việc làm.
2) Cứu giúp và vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ những người mất sức lao động hoàn toàn không có nơi nương tựa.
3) Cứu giúp và vận động nhân dân tương trợ giúp đỡ những người hiện nay không đủ sức lao động mà không có nơi nương tựa như : cô nhi, trẻ em lưu lạc, người bệnh tật, mù lòa,…Tạo điều kiện dần dần làm cho họ có thể tự túc được hoàn toàn hoăc một phần.
4) Giúp đỡ cải tạo những người chưa quen lao động do xã hội cũ gây ra như gái điếm, cơ nhỡ,… tạo cho họ có điều kiện sinh sống.
Bộ Cứu tế xã hội gồm có :
1) Phòng Hành chính quản trị
2) Phòng Tổ chức cán bộ
3) Phòng Cứu tế
4) Phòng Xã hội
5) Phòng Thống kê kế hoạch tài vụ.
- Phòng Hành chính quản trị :
Phụ trách công văn hành chính, bảo quản tái sản, kế toán lương bổng, lo việc ăn ở cho cán bộ công nhân viên thuộc Văn phòng Bộ.
- Phòng Tổ chức cán bộ :
Phụ trách nghiên cứu tổ chức biên chế, sắp xếp lương bổng, quản lý, theo dõi, giáo dục, đào tạo, đề bạt, khen thưởng cán bộ và công nhân viên từ trung ương đến địa phương đệ trình lên Bộ, Thứ trưởng xét duyệt.
- Phòng Cứu tế :
Phụ trách nghiên cứu theo dõi tình hình đói rách, tàn tật thất nghiệp do thiên tai, địch họa gây nên để tổ chức thực hiện cứu giúp kịp thời theo kế hoạch của Bộ.
- Phòng Xã hội.
Phụ trách nghiên cứu theo dõi tìm hiểu tình hình tệ hại xã hội từng địa phương, đặt kế hoạch giáo dục cải tạo số lưu manh, gái điếm, cơ nhỡ và các loại khác, tạo cho họ có nghề nghiệp sinh sống chính đáng.
- Phòng Thống kê-kế hoạch-tài vụ :
Phụ trách theo dõi thống kê, tổng hợp báo cáo, nghiên cứu dự toán ngân sách, vạch chương trình kế hoạch công tác và tài vụ của Bộ, theo dõi việc quản lý và sử dụng hàng viện trợ.
Điều 2. – Ông Chánh Văn phòng và Phòng Tổ chức cán bộ chiếu nghị định này thi hành.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây