Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn (2012-2015) do tỉnh Bắc Giang ban hành
Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn (2012-2015) do tỉnh Bắc Giang ban hành
Số hiệu: | 47/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Nguyễn Văn Linh |
Ngày ban hành: | 21/09/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 47/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Linh |
Ngày ban hành: | 21/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/KH-UBND |
Bắc Giang, ngày 21 tháng 9 năm 2012 |
Căn cứ Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị định số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NQ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Căn cứ nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và 05 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ thông báo kết luận số: 107/TB-UBND Thông báo kết luận phiên hợp UBND tỉnh tháng 8 năm 2012;
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015 với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo một cách bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh, giữa các dân tộc trên địa bàn.
- Huy động và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vùng dân tộc thiểu số để từng bước đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an ninh.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ tỉnh xuống cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng mục tiêu và nội dung của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị để thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai tổ chức thực hiện các nội dung trong kế hoạch. Quá trình triển khai thực hiện phải bám sát các nội dung theo Kết luận số 26-KT/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Nghị định số 05/2011/NQ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 của Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và 05 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015.
1. Mục tiêu tổng quát
Tập trung phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo an ninh xã hội; nâng cao trình độ dân trí, tăng cường chất lượng dịch vụ công, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng gia đình, xã, thôn bản văn hóa gắn với giữ gìn, phát công xã hội; xây dựng gia đình, thôn văn bản gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt tại 06 xã khó khăn nhất của huyện lục Ngạn; các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trong vùng được đầu tư xây dựng đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 75% diện tích trồng lúa nước;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng dân tộc thiểu số từ 40,8% năm 2011 xuống còn 25% năm 2015, bình quân hàng năm từ 3-4%;
- Trên 80% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh;
- Cơ bản không còn nhà ở tạm bợ, dột nát;
- Trên 60% thôn, bản trong vùng dân tộc có nhà sinh hoạt cộng đồng;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vùng dân tộc thiểu số bằng với mức bình quân chung của tỉnh;
- 100% các thôn, bản có điện ở khu dân cư và có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
- Tập trung hơn nữa các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG, xây dựng cơ bản tập trung, vốn trái phiếu chỉnh phủ, hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, vốn ODA, kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngân sách địa phương và vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế để tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu cho các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng kết hợp sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động các công trình đã được đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là công trình nước sinh hoạt tập trung.
- Hàng năm, tỉnh bố trí thêm ngân sách để lồng ghép đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi vừa và nhỏ, trạm bơm cục bộ, hệ thống kênh mương tưới tiêu để đáp ứng cơ bản nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân các xã: Phong Vân, Cấm Sơn, Sơn Hải, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phú Nhuận huyện Lục Ngạn.
2. Đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho vùng dân tộc thiểu số
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nông nghiệp, tạo việc làm tại chỗ để phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, xuất khẩu lao động để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
- Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư trên địa bàn (hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất, đào tạo công nhân, trợ giá thiết bị máy móc) để thu hút lao động; hỗ trợ xây dựng một số mô hình, dự án tạo việc làm tại chỗ cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, nhất là đối với những hộ thiếu đất sản xuất.
3. Thực hiện các chính sách về lâm nghiệp
Tiếp tục thực hiện giao đất, khoán rừng cho hộ, nhóm hộ, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho người dân, góp phần quản lý tốt hơn các diện tích rừng hiện có. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm tùy theo khả năng ngân sách và tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương để bố trí lồng ghép hỗ trợ phát triển trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, cảo tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, trồng cây phân tán để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh tốc độ che phủ; phát huy hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
4. Phát triển giáo dục – đào tạo, y tế và văn hóa
- Về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đầu tư xây dựng các trường Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia, các điểm trường lẻ ở bậc tiểu học và mẫu giáo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với học sinh là người dân tộc thiểu số theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Nâng cao chất lượng thầy và trò; tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú (tỉnh, huyện) đối với học sinh các dân tộc có số dân ít, chậm phát triển.
- Về y tế: Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào dân tốc thiểu số bằng với mức bình quân chung của toàn tỉnh.
- Văn hóa xã hội: Định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa – thể thao các dân tộc; thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc; đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
5. Đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ
Đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng thành công tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện lợi thế từng địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ gia đình thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi giống mới năng suất cao để phát triển sản xuất hàng hóa đối với các loại cây trồng chính.
6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở các ngành, các cấp
- Tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số; tăng cường và bố trí cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng vào các chức danh chủ chốt cấp xã. Nâng cao hiệu quả các công tác giúp đỡ, kết nghĩa của các cơ quan, đơn vị đối với các xã về phát triển kinh tế - xã hội và công tác vận động quần chúng. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số.
- Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 và Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, phát huy vai trò tích cực của người có uy tín ở đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chú trọng phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, gắn với việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng hoạt động cho cán bộ.
7. Công tác thông tin, tuyên truyền
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để cán bộ đảng viên và đồng bào dân tộc thiểu số nắm vững và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, ý thức chấp hành pháp luật; phổ biến sâu rộng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách khác có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số; phát huy nội lực, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào dầu tư hỗ trợ của Nhà nước; nâng cao kỹ năng và ý thức lao động, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, tính chủ động trong phát triển kinh tế.
- Thường xuyên tuyên truyền gương người tốt việc tốt, hộ dân tộc thiểu số sản xuất kinh doanh giỏi, kịp thời biểu dương, động viên những đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Tăng cường giáo dục pháp luật, ý thức cảnh giác trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ động đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lôi kéo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông trong vùng dân tộc, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi giai đoạn 2012-2015.
8. Về nguồn vốn: các sở ngành khai thác tối đa có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, huy động các nguồn lực của địa phương, các doanh nghiệp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; các nguồn vốn tín dụng, các khoản đóng góp của nhân dân để tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
1. Giao Ban Dân tộc chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm:
- Đề xuất hỗ trợ xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi cấp bách phục vụ nhu cầu nước sản xuất và nước sinh hoạt theo đề nghị của huyện Lục Ngạn và hỗ trợ xây dựng một số mô hình, dự án, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư trên địa bàn để thu hút lao động, tạo việc làm tại chỗ cho hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, trước mắt là đối với những hộ thiếu đất sản xuất.
- Đề án biện pháp ổn định đời sống các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở những nơi có đông đồng bào tái đinh cư trường bắn TB1; phối hợp với Sở Xây dựng tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc xóa nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang vào năm 2014 và thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
2. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi, công trình nước sinh hoạt tập trung, các chính sách đặc thù, các mô hình, dự án tạo việc làm tại chỗ và kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; đồng thời hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu về cơ chế lồng ghép nguồn vốn các dự án, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; thực hiện chính sách thu hút đầu tư; phối hợp với Ban Dân tộc hướng dẫn UBND huyện Lục Ngạn lập danh mục dự án cần thiết đầu tư (công trình thủy lợi, nước sinh hoạt cấp bách) để xin hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu đề xuất với Bộ Nông nghiệp & PTNT để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thực hiện các chỉ tiêu về nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ban hành theo Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; thực hiện các chính sách về đầu tư phát triển nông lâm, công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản và công tác khuyến nông, khuyến lâm.
5. Sở Lao động thương binh và Xã hội: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a và các dự án giảm nghèo của Chính phủ, Đề án giảm nghèo cho 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của huyện Lục Ngạn; thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo việc làm và xuất khẩu lao động cho người dân tộc thiểu số.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về giáo dục đào tạo; xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo trong vùng dân tộc thiểu số.
7. Sở Y tế: Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về y tế, về tăng dân số tự nhiên trong vùng dân tộc thiểu số; tăng cường nguồn nhân lực, đội ngũ y, Bác sỹ cho các trạm y tế xã.
8. Sở Công thương: Tham mưu thực hiện nhiệm vụ giải pháp về tỷ lệ hộ dùng điện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng huy hoạch, kế hoạch phát triển các dịch vụ du lịch, hệ thống dịch vụ thương mại, chợ nông thôn trong vùng dân tộc thiểu số.
9. Sở Giao thông Vận tải: Tham mưu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển giao thông nông thôn; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng dân tộc thiểu số.
10. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch: Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về văn hóa gắn với thể thao và du lịch; xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư, lưu trữ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh các hoạt động sưu tầm, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, sáng tác và phổ biến tác phẩm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
11. Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về thông tin truyền thông trong vùng dân tộc thiểu số.
12. Sở Nội vụ: Tham mưu về công tác cán bộ, thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ thu hút đối với cán bộ dân tộc thiểu số và người đến công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
13. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về Khoa học và Công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa vùng dân tộc thiểu số.
14. Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh: Tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp về đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường lực lượng phối hợp với các tổ, đội công tác trong vùng dân tộc thiểu số, nắm chắc diễn biến tình hình an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số.
15. Ủy ban nhân dân các huyện: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo phân cấp quản lý, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện. Lồng ghép vốn các chính sách, dự án đầu tư trên địa bàn, ưu tiên bố trí ngân sách huyện và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn bản. Việc xây dựng phải gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện vào năm 2014.
16. Các cơ quan thông tin đại chúng: Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh – truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh, truyền hình huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nhất là các chủ trương chính sách dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách khác có liên quan đến vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội chủ động phối hợp trong việc tuyên truyền, tổ chức triển khai, giám sát thực hiện các chương trình, dự án, chính sách trong vùng dân tộc thiểu số.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc) để tổng hợp, xử lý./.
Nơi nhận:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
VÀ CẤP NƯỚC SINH HOẠT DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
(Kèm theo Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 21/9/2012 của UBND tỉnh)
Stt |
Tên công trình |
Địa điểm xây dựng |
Quy mô, công suất (tưới ha) |
Số hộ thụ hưởng |
Vốn đầu tư (triệu đồng) |
Phân kỳ đầu tư |
Nguồn vốn |
||
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
|||||||
1 |
Hồ chứa nước thôn Chả |
Xã Phong Vân |
120 |
600 |
50.000 |
30.000 |
10.000 |
10.000 |
Tỉnh + TW |
2 |
Công trình nước sinh hoạt tập trung Thôn Chả |
Xã Phong Vân |
|
800 |
30.000 |
|
15.000 |
15.000 |
Tỉnh + TW |
3 |
Xây mới đập chứa Cái Cặn 1 |
Xã Hộ Đáp |
40 |
250 |
15.000 |
5.000 |
10.000 |
|
Trung ương |
4 |
Cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước đập Đèo Váng, thôn Cái Cặn 2 |
Xã Hộ Đáp |
60 |
200 |
20.000 |
20.000 |
|
|
Tỉnh + TW |
5 |
Xây mới trạm bươm tôn Nà Duông |
Xã Tân Sơn |
17 |
80 |
600 |
600 |
|
|
Tỉnh + TW |
6 |
Xây mới trạm bơm, kênh mương thông Đồng Dau |
Xã Tân Sơn |
25 |
120 |
1.500 |
|
1.500 |
|
Tỉnh + TW |
7 |
Xây mới trạm bơm, kênh mương thôn Mòng B |
Xã Tân Sơn |
28 |
130 |
1.400 |
|
|
1.400 |
Tỉnh + TW |
10 |
Tu sửa, nâng cấp đập Khuân Riềng, thôn Bến |
Xã Cấm Sơn |
74 |
850 |
3.000 |
3.000 |
|
|
Tỉnh + TW |
11 |
Xây mới đập dâng kênh tưới Đèo Ngô, thôn Bả |
Xã Cấm Sơn |
42 |
640 |
15.000 |
|
5.000 |
10.000 |
Tỉnh + TW |
12 |
Xây mới đập dâng Khuân Then thôn Bến |
Xã Cấm Sơn |
15 |
370 |
1.500 |
|
1.500 |
|
Tỉnh + TW |
13 |
Kênh, ống xi phông dẫn nước từ Đồng mỏ thôn Bến về thôn Họa |
Xã Cấm Sơn |
35 |
530 |
1.500 |
|
|
1.500 |
Tỉnh + TW |
14 |
Xây dựng đập dâng thôn Vồng |
Xã Phú Nhuận |
80 |
134 |
3.000 |
|
|
3.000 |
Tỉnh + TW |
15 |
Xây dựng đập dâng thôn Khuôm A |
Xã Phú Nhuận |
75 |
96 |
2.500 |
|
2.500 |
|
Tỉnh + TW |
16 |
Xây dựng đập dâng thôn Phú Hà |
Xã Phú Nhuận |
70 |
80 |
1.500 |
|
|
1.500 |
Tỉnh + TW |
Tổng cộng: |
|
|
4.880 |
146.500 |
58.600 |
45.500 |
42.400 |
|
Ghi chú: Danh mục các công trình không bao giờ gồm các công trình đầu tư theo chương trình MTQG, trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây