480572

Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

480572
LawNet .vn

Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu: 92/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Nguyễn Lưu Trung
Ngày ban hành: 29/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 92/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
Người ký: Nguyễn Lưu Trung
Ngày ban hành: 29/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 29 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ EM TỰ KỶ VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ TỰ KỶ VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Hiện nay, theo thống kê số liệu của 15 huyện, thành phố và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, toàn tỉnh quản lý 3.427 đối tượng, trong đó: nữ 1.280 người; người tâm thần có 1.483 người, động kinh 1.868 người, trẻ em tự kỷ 31 người, người rối nhiễu tâm trí 45 người và có 132 trẻ em có biểu hiện tự kỷ qua theo dõi, quan sát của giáo viên tại các trường học (Phụ lục 01); 01 Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh có chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng dạng tâm thần, hàng năm nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên trên 120 người tâm thần vô gia cư, không người nuôi dưỡng trong và ngoài tỉnh, 01 Bệnh viện Tâm thần tỉnh trung bình hàng năm điều trị 100 bệnh nhân, các cơ sở y tế đều thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người tâm thần; tại cộng đồng triển khai thực hiện Chương trình quốc gia chăm sóc người tâm thần tại 143/144 xã; có 948 cộng tác viên ấp, khu phố làm công tác phục hồi chức năng cho người tâm thần.

Những năm qua, thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 02/11/2011 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 14/7/2016 thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1314/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 về việc ban hành Quy trình và mức kinh phí hỗ trợ tập trung người già cô đơn, người cơ nhỡ, trẻ em, người tâm thần, người khuyết tật sống lang thang, xin ăn; người bệnh, người tâm thần bị bỏ rơi tại các bệnh viện đã được điều trị tạm ổn định (kể cả người có quốc tịch nước ngoài) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; tổ chức triển khai quán triệt thực hiện các chính sách về ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,... Các ngành, các cấp, các địa phương đã triển khai trong nội bộ ngành và đến người dân về pháp luật và chính sách đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

Tuy nhiên, việc xác định mức độ khuyết tật đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cấp xã còn gặp khó khăn trong việc xác định dạng tật và mức độ bệnh để xem xét hưởng trợ cấp; công tác giám định y khoa đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí giám định y khoa cao, người dân phải tự đóng kinh phí nên việc thực hiện giám định y khoa cho các đối tượng trên còn hạn chế; một số huyện, thành phố, gia đình thân nhân có người bệnh, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí chưa quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng, thiếu trách nhiệm hợp tác khi đưa vào cơ sở điều trị, chăm sóc hoặc đưa về hoà nhập cộng đồng, còn kỳ thị ngại tiếp xúc với đối tượng. Công tác tuyên truyền, triển khai đến cộng đồng, người dân chưa được thường xuyên, sâu rộng nhất là gia đình có người tâm thần.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường hỗ trợ về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa các bệnh về tâm thần, tự kỷ và rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ em tự kỷ bị tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội đối với người tâm thần và rối nhiễu tâm trí.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu:

- Hàng năm có khoảng 80% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc, phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; 85% trẻ em bị tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp hoặc được giới thiệu đi điều trị tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.

- Ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

- 10% người tâm thần, rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 100% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

- 80% người tâm thần và rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

- Hàng năm, ít nhất 80% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.

- Ít nhất 60% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế.

- Ít nhất 30% gia đình có người tâm thần, 30% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Ít nhất 60% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao năng lực tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

2.2. Giai đoạn 2026-2030:

- Hàng năm có khoảng 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc, phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; 90% trẻ em bị tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp hoặc được giới thiệu đi điều trị tại các cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.

- Ít nhất 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.

- 20% người tâm thần, rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 100% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

- 90% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.

- Hàng năm, ít nhất 90% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

- Ít nhất 70% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ; thu hút ít nhất 50% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 30% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.

- Ít nhất 70% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế.

- Ít nhất 60% gia đình có người tâm thần, 60% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Ít nhất 70% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao năng lực tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng: người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí theo quy định tại Kế hoạch này là những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, gồm: tâm thần phân liệt; chứng động kinh, tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, nghiện chất kích thích; rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý; người bị rối loạn stress sau sang chấn tâm lý, là nạn nhân của sự xâm hại, của bạo lực gia đình và học đường; người khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần khác.

2. Phạm vi: thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Trợ giúp y tế:

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách, pháp luật hiện hành về trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí; chính sách bảo hiểm y tế cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

2. Trợ giúp giáo dục:

- Thực hiện tốt các chính sách về giáo dục và phổ cập giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; đảm bảo phổ cập giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; triển khai các hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục cho trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.

- In ấn tài liệu, sổ tay hỗ trợ gồm: các gia đình có trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và kỹ thuật can thiệp cơ bản đối với trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí trong trường học; phương pháp cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục cho người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, đặc biệt trong đó là trẻ tự kỷ.

- Lồng ghép hoặc đưa nội dung giáo dục hòa nhập vào các chương trình đào tạo giáo viên đối với Trường Đại học và Cao đẳng sư phạm trên địa bàn tỉnh.

- In ấn tài liệu và tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ, trợ giúp giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, gia đình về nghiệp vụ giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.

- Từng bước phát triển hệ thống dịch vụ và mô hình giáo dục trẻ em tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí có hiệu quả tại địa phương, phù hợp với nhu cầu đa dạng của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, giáo dục trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí tại cơ sở trợ giúp xã hội, gia đình và cộng đồng, giáo dục từ xa.

- Rà soát, cập nhật dữ liệu về giáo dục đặc biệt của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục cho trẻ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.

3. Trợ giúp hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế, văn hóa, thể thao:

Triển khai hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, tổ chức các mô hình câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại cơ sở trợ giúp xã hội, gồm:

- Từng bước thực hiện thí điểm mô hình hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, văn hóa và thể thao phù hợp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng. Kinh phí hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu và mô hình được quy định trong các chương trình, đề án có liên quan với mức hỗ trợ theo quy định.

- Triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ sinh kế đối với gia đình người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; mô hình hỗ trợ gia đình có người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí khởi nghiệp.

- Ưu tiên gia đình người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm.

4. Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí:

- Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng (công lập và ngoài công lập). Trong đó, chú trọng nâng cấp, mở rộng và phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cơ bản đạt tiêu chuẩn theo quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng, trị liệu và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Giai đoạn 2021-2030, trên cơ sở hướng dẫn tiêu chí, điều kiện mô hình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lựa chọn mô hình phù hợp với tỉnh xây dựng mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí của tinh.

- Giai đoạn 2021-2025: hỗ trợ xây dựng tối thiểu 01 mô hình cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; 01 mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí cho người mắc bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ; giai đoạn 2025-2030 hỗ trợ nhân rộng mô hình.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên công tác xã hội:

- Cử cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên tham gia các lớp đào tạo tập huấn chuyên sâu về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; các kỹ năng, sàng lọc phát hiện sớm đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ vận hành cơ sở dữ liệu về sức khỏe tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí và khảo sát đánh giá định kỳ, cuối kỳ, chuyên đề hàng năm.

- Tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Tập huấn, bồi dưỡng định kỳ; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng phòng ngừa nguy cơ đối với trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

6. Truyền thông nâng cao nhận thức:

- Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ tự kỷ.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng về sức khỏe tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên.

- Chia sẻ và học tập kinh nghiệm về lĩnh vực trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí ở các tỉnh, thành phố thực hiện hiệu quả.

7. Hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá

Tổ chức hoạt động giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm và giai đoạn; trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách riêng của tỉnh trong việc thực hiện chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là Cơ quan Thường trực, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

- Tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả định kỳ, đột xuất về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Y tế: chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở y tế, Trung tâm Bảo trợ xã hội; tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục mở các dịch vụ điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần; khám sàng lọc sớm ngăn ngừa bệnh tâm thần, tự kỷ và rối nhiễu tâm trí.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng sống, các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện tự kỷ, rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế có liên quan thực hiện tốt công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị tự kỷ, mắc bệnh tâm thần.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và phối hợp với các sở, ngành liên quan vận động kinh phí hỗ trợ cho các chương trình, dự án chăm sóc và trợ giúp cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí và bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch này.

5. Sở Tài Chính: tham mưu cho UBND tỉnh dự toán và phân bổ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này.

6. Sở Thông tin và Truyền thông: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các nội dung theo Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 25/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của tỉnh, hoạt động của các sở, ngành và địa phương về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

7. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động các tổ chức thành viên, hội viên và Nhân dân tham gia trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương; xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Căn cứ vào các nội dung hoạt động của Kế hoạch này và sự phân công trách nhiệm, đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Báo cáo định kỳ hàng năm (vào ngày 15/12 hàng năm) và báo cáo đột xuất kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (A+B);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội);
- Báo kiên Giang;
- Đài Phát thanh và Truyền hình KG;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP; P. KGVX;
- Lưu: VT, tthuy.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lưu Trung

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ TỰ KỶ NGOÀI CỘNG ĐỒNG VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh)

STT

Địa phương

Tổng cộng

Trong đó

Ghi chú

Ngưi tâm thần

Người động kinh

Trẻ tự kỷ (ngoài cộng đồng)

Người rối nhiễu tâm trí

Sngười

Trong đó nữ

Sngười

Trong đó nữ

Số người

Trong đó nữ

Sngười

Trong đó nữ

Sngười

Trong đó nữ

1

TP. Rạch Giá

391

138

185

55

191

79

15

4

0

0

 

2

TP. Hà Tiên

71

24

28

14

38

9

5

1

0

0

 

3

Huyện Giang Thành

53

21

21

8

32

13

0

0

0

0

 

4

Huyện Kiên Lương

127

42

56

21

70

21

1

0

0

0

 

5

Huyện Hòn Đất

245

88

89

35

149

50

2

1

5

2

 

6

Huyện Tân Hiệp

339

117

151

48

188

69

0

0

0

0

 

7

Huyện Giồng Riềng

357

134

125

36

232

98

0

0

0

0

 

8

Huyện Gò Quao

431

164

212

72

219

92

0

0

0

0

 

9

Huyện Châu Thành

265

112

100

35

162

75

3

2

0

0

 

10

Huyện An Biên

236

81

113

35

123

46

0

0

0

0

 

11

Huyện An Minh

217

91

94

38

123

53

0

0

0

0

 

12

Huyện U Minh Thượng

129

50

47

17

82

33

0

0

0

0

 

13

Huyện Vĩnh Thuận

223

94

92

32

131

62

0

0

0

0

 

14

TP. Phú Quốc

136

56

56

19

76

37

4

0

0

0

 

15

Huyện Kiên Hải

41

15

17

4

24

11

0

0

0

0

 

16

TTBTXH

166

53

97

26

28

11

1

1

40

15

 

Tổng cộng

3.427

1.280

1.483

495

1.868

759

31

9

45

17

 

* Ghi chú: - Số liệu tính đến 31/12/2020.

                 - Có 132 trẻ có biểu hiện tự kỷ qua theo dõi, quan sát của giáo viên.

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, TRẺ TỰ KỶ VÀ NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung hoạt động

Tổng cộng

Trong đó

Dự kiến kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

NSĐP

NSTW

2021

2022

2023

2024

2025

 

 

 

 

 

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

Sau khi tổng kết giai đoạn 2021-2025 giao Cơ quan Thường trực thực hiện tham mưu tiếp tục kinh phí giai đoạn 2026-2030

 

Tổng kinh phí

52.250

20.700

31.550

940

2.270

7.240

13.270

4.140

5.370

4.240

5.270

4.140

5.370

1

Trợ giúp y tế

6.700

3.150

3.550

350

550

700

750

700

750

700

750

700

750

 

- Khám sàng lọc, tuyên truyền

3.100

1.300

1.800

100

200

300

400

300

400

300

400

300

400

 

- Phục hồi chức năng

1.600

850

750

50

150

200

150

200

150

200

150

200

150

 

- Đào tạo

2.000

1.000

1.000

200

200

200

200

200

200

200

200

200

200

2

Hướng nghiệp, lao động trị liệu

4.400

1.600

2.800

-

-

400

700

400

700

400

700

400

700

 

- Mô hình trị liệu

1.600

800

800

 

 

200

200

.200

200

200

200

200

200

 

- Mô hình sinh kế

2.800

800

2.000

 

 

200

500

200

500

200

500

200

500

3

Phát triển mạng lưới các cơ Sở trợ giúp xã hội

31.000

13.000

18.000

-

-

5.500

10.500

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

 

- Đầu tư cơ sở vật chất

27.000

11.000

16.000

 

 

5.000

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Đầu tư trang thiết bị

4.000

2.000

2.000

 

 

500

500

500

500

500

500

500

500

4

Nâng cao trình độ đội ngũ CCVC

4.150

1.450

2.700

250

500

350

500

250

600

350

500

250

600

 

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực

1.500

500

1.000

100

200

100

200

100

200

100

200

100

200

 

- Tập huấn cho CB, NV, CTV

2.250

750

1.500

150

300

150

300

150

300

150

300

150

300

 

- Học tập kinh nghiệm

400

200

200

 

 

100

 

 

100

100

 

 

100

5

Truyền thông

5.450

1.300

4.150

300

1.150

250

750

250

750

250

750

250

750

 

- Tuyên truyền chính sách, pháp luật có liên quan đến đối tượng và gia đình và cộng đồng

1.100

450

650

50

50

100

150

100

150

100

150

100

150

 

- In ấn sổ tay, tài liệu

750

250

500

50

100

50

100

50

100

50

100

50

100

 

- Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu

3.600

600

3.000

200

1.000

100

500

100

500

100

500

100

500

6

Tổng kết, đánh giá

550

200

350

40

70

40

70

40

70

40

70

40

70

 

- Kiểm tra, giám sát

400

150

250

30

50

30

50

30

50

30

50

30

50

 

- Tổng kết đánh giá

150

50

100

10

20

10

20

10

20

10

20

10

20

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác