Kế hoạch 484/KH-UBND năm 2023 về đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Kế hoạch 484/KH-UBND năm 2023 về đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: | 484/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Phạm Duy Hưng |
Ngày ban hành: | 24/07/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 484/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Phạm Duy Hưng |
Ngày ban hành: | 24/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 484/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 24 tháng 7 năm 2023 |
Thực hiện Công văn số 2347/LĐTBXH-VPQGGN ngày 26/6/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cụ thể như sau:
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN 9 THÁNG VÀ ƯỚC THỰC HIỆN CẢ NĂM 2023
Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 (Ban chỉ đạo tỉnh) và các sở, ngành đã ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình, cụ thể: UBND tỉnh ban hành 04 kế hoạch, 01 Quyết định, 01 Công văn hướng dẫn; Ban Chỉ đạo tỉnh ban hành 03 Quyết định, 02 kế hoạch và 01 thông báo; Sở Tài chính ban hành 02 văn bản hướng dẫn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 01 văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, các sở chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình.
(Có danh mục các văn bản kèm theo)
II. KẾT QUẢ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Kết quả phân bổ vốn
Vốn thực hiện Chương trình được phân bổ tại Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2023 và Quyết định số 773/QĐ-UBND ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh về phân bổ và giao dự toán kinh phí sự nghiệp cho các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ năm 2023 (bổ sung lần 2), cụ thể:
1.1. Ngân sách trung ương: Tổng số vốn phân bổ 229.504 triệu đồng (vốn đầu tư 105.463 triệu đồng, vốn sự nghiệp 124.041 triệu đồng).
1.2. Ngân sách địa phương: Tổng số vốn phân bổ 6.884 triệu đồng (vốn đầu tư 3.163 triệu đồng, vốn sự nghiệp 3.721 triệu đồng).
1.3. Nguồn vốn năm 2022 chuyển sang: 121.265,1 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương 116.999,5 triệu đồng (vốn đầu tư 86.600,1 triệu đồng, vốn sự nghiệp 30.399,2 triệu đồng);
- Ngân sách địa phương 4.265,6 triệu đồng (vốn đầu tư 3.176 triệu đồng, vốn sự nghiệp 1.089,6 triệu đồng).
1.4. Huy động khác: Không có.
2. Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 9 tháng, ước thực hiện cả năm
- Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 là 91.306,41 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 91.103,41 triệu đồng, trong đó (vốn đầu tư 80.506,48 triệu đồng, Vốn sự nghiệp 10.596,93 triệu đồng).
+ Ngân sách địa phương: 203 triệu đồng vốn đầu tư.
- Khả năng thực hiện 9 tháng: 110.317,2 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 107.634,2 triệu đồng, trong đó (vốn đầu tư 96.085,33 triệu đồng, Vốn sự nghiệp 11.548,87 triệu đồng).
+ Ngân sách địa phương: 2.683 triệu đồng, trong đó (vốn đầu tư 2.552 triệu đồng, vốn sự nghiệp 131 triệu đồng).
- Dự ước thực hiện cả năm: Phấn đấu giải ngân nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương đạt 100% kế hoạch giao.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung: Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều từ 2%- 2,5%, các huyện nghèo giảm từ 4%-5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 22,31%, số hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 18.311 hộ (giảm 1.970 hộ).
- Hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện nghèo theo kế hoạch đầu tư.
- Triển khai tối thiểu 02 dự án giảm nghèo liên kết theo chuỗi giá trị.
- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.
- Phấn đấu hỗ trợ mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng năng lao động, có việc làm bền vững.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
3. Ước kết quả thực hiện đến cuối năm 2023
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đến cuối năm 2023 giảm 2,4% (giảm từ 24,71% xuống còn 22,31%), số hộ nghèo đến cuối năm 2023 còn 18.311 hộ (giảm 1.970 hộ), tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm 4,85%.
- Hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện nghèo.
- Triển khai tối thiểu 02 dự án giảm nghèo liên kết theo chuỗi giá trị.
- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.
- Phấn đấu hỗ trợ mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng năng lao động, có việc làm bền vững.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, TIỂU DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
Tổng số công trình được đầu tư là 37 công trình, trong đó đầu tư xây mới 13 công trình, công trình chuyển tiếp 24 công trình (triển khai 21 công trình đường giao thông, 07 công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia, 01 công trình nhà văn hóa, 02 công trình thủy lợi, 01 công trình y tế đạt chuẩn quốc gia, 03 công trình cầu, 01 công trình đập tràn, 01 công trình giao thông nông thôn). Duy tu bảo dưỡng 23 công trình. Số kinh phí giải ngân 75.088,777 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư 70.239,662; vốn sự nghiệp 4.849,115 triệu đồng).
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Trong 6 tháng đầu năm triển khai 118 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng và 03 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị. Tổng số hộ tham gia 1.924 hộ, trong đó: số hộ nghèo 928 hộ, số hộ cận nghèo 331, số hộ mới thoát nghèo 78, số hộ dân tộc thiểu số 734 hộ; số hộ nghèo có thành viên là phụ nữ 100 hộ. Kinh phí giải ngân 2.153,5 triệu đồng.
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1. Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong 6 tháng đầu năm triển khai 06 dự án liên kết chuỗi giá trị; 30 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Tổng số hộ tham gia 726 hộ, trong đó: số hộ nghèo, số hộ cận nghèo 628 hộ, số hộ mới thoát nghèo 98, số hộ DTTS 441 hộ; số hộ nghèo có thành viên là phụ nữ 58 hộ, số hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng 06 hộ.
b) Tiểu dự án 2. Cải thiện dinh dưỡng
Tỷ lệ trẻ 6-59 tháng tuổi được uống vitamin A đạt 99,9%; trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh có nguy cơ thiếu vitamin A được bổ sung vitamin A đầy đủ; tỷ lệ trẻ 24- 60 tháng tuổi được uống thuốc tẩy giun đạt trên 95%.
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo:
+ Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ xây dựng, mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, cơ sở vật chất từ nguồn vốn đầu tư phát triển: 01 cơ sở (Trường Cao đẳng Bắc Kạn).
+ Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ mua sắm thiết bị, phương tiện đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất từ nguồn vốn sự nghiệp: 01 cơ sở (Trường Cao đẳng Bắc Kạn).
- Xây dựng các chuẩn: Trong 6 tháng đầu năm, các huyện, thành phố và Trường Cao đẳng Bắc Kạn đang xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho 15 ngành nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới 3 tháng trình thẩm định, phê duyệt theo quy định.
- Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề, truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp tạo việc làm: Tổng số cuộc điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp 01 cuộc; điều tra diện rộng trên tổng dân số tỉnh Bắc Kạn đối với người từ 15 tuổi trở lên. Kết quả tổng số điều tra 207.550 người.
- Đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo: Tổng số lớp đào tạo nghề 30 lớp; số người được đào tạo nghề 569 người, trong đó: hộ nghèo 387 người, hộ cận nghèo 16, hộ mới thoát nghèo 01 người, số lao động nữ được đào tạo 122 người.
Đánh giá hiệu quả sau đào tạo: Các lớp đào tạo nghề đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, đào tạo theo nhu cầu của người học; người lao động sau khi được đào tạo nghề phát huy kiến thức được đào tạo, tự tìm kiếm việc làm hoặc tự mở dịch vụ sản xuất kinh doanh tại địa phương, tự tổ chức sản xuất tạo việc làm tại chỗ nâng cao thu nhập cho gia đình.
b) Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Số người được hỗ trợ đào tạo nghề 18 người; số người hoàn thành khóa học 187 người; số lao động được xuất cảnh 57 người trong đó thị trường Đông Bắc Á 24 người, thị trường khác 33 người; số người hỗ trợ tư vấn giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động và thân nhân 2.034 người, trong đó số lao động nữ được tư vấn 721 người. Số cán bộ, tuyên truyền viên cơ sở được tập huấn nâng cao năng lực 341 người.
c) Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu: 6 tháng đầu năm lập thủ tục chuẩn bị đầu tư và xây dựng dự án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Các đơn vị, địa phương tổ chức 04 phiên giao dịch việc làm, 15 doanh nghiệp tham gia và 1.600 lượt người lao động tham dự, số lao động nữ được hỗ trợ tư vấn 721 người. Số cuộc khảo sát điều tra thu thập thông tin thị trường lao động 01 cuộc.
5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
Trong 6 tháng đầu năm, tổng số hộ được hỗ trợ là 171 hộ (huyện Ngân Sơn 91 hộ, huyện Pác Nặm 80 hộ); huyện Ngân Sơn có 04 hộ đã xây dựng xong, số hộ còn lại đang triển khai thực hiện; huyện Pác Nặm đang triển khai 28 hộ, các hộ còn lại đã phê duyệt danh sách và tổ chức triển khai, thực hiện vào 06 tháng cuối năm.
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1 Giảm nghèo về thông tin
Các cơ quan truyền thông của tỉnh đã sản xuất mới 04 tiểu phẩm truyền hình, mục “Giảm nghèo bền vững” phát trên sóng phát thanh và truyền hình, 70 bài, ảnh tuyên truyền về công tác giảm nghèo trong chuyên mục “Giảm nghèo bền vững” trên các số báo in hằng tháng (Báo Bắc Kạn; Bắc Kạn cuối tuần; Bắc Kạn vùng cao); thường xuyên phát sóng các tin, bài tuyên truyền về giảm nghèo trong các chương trình phát thanh - truyền hình hằng ngày, trong các chuyên đề chuyên mục và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở các huyện, thành phố với tổng số hơn 200 tin, bài đã phát sóng. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức 08 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông với tổng số 1.181 người tham dự.
b) Tiểu dự án 2 Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức 12 hội nghị tuyên truyền cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trưởng thôn, bí thư chi bộ, ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tại 12 xã. Các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tuyên truyền về công tác giảm nghèo cho đoàn viên, hội viên.
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1. Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
Tổ chức 18 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo triển khai Dự án 2 và cán bộ làm công tác bình đẳng giới thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững, số người tham dự 3.083 người. Tổ chức 04 đợt học tập trao đổi kinh nghiệm thực hiện công tác giảm nghèo trong và ngoài tỉnh, cán bộ tham gia 132 người.
b) Tiểu dự án 2 Giám sát, đánh giá
Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức 02 đợt kiểm tra, giám sát về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sở xây dựng tổ chức giám sát hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Ngân Sơn và huyện Pác Nặm. Các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát về triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
1. Mặt được
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của các đơn vị, địa phương và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, Chương trình MTQG giảm nghèo được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở ngay từ đầu năm; các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền; ban hành đầy đủ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các nội dung hoạt động của Chương trình. Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo; phân bổ nguồn vốn kịp thời.
2. Hạn chế: Tiến độ triển khai và giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chậm.
3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Năng lực của một số cán bộ cấp huyện, xã còn hạn chế; thiếu cán bộ làm việc chuyên trách, nên khó khăn, chậm tiến độ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
+ Nguồn lực thực hiện các Chương trình MTQG chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương, nguồn vốn cân đối ngân sách rất hạn chế do nguồn thu của tỉnh thấp nên chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư của Chương trình trên địa bàn tỉnh.
+ Năm 2023, UBND tỉnh phân cấp thẩm định giá cho các đơn vị, địa phương (theo Quyết định số 45/2022/QĐ-UBND ngày 23/11/2022 của UBND), do các đơn vị, địa phương lần đầu thực hiện nên lúng túng, vướng mắc.
+ Việc rà soát lấy nhu cầu người dân tham gia dự án, thành lập tổ, nhóm cộng đồng, tổ chức xây dựng và phê duyệt dự án ở một số địa phương còn lúng túng; việc xác định đối tượng được hỗ trợ trong dự án, mô hình giảm nghèo còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.
+ Nội dung cải thiện dinh dưỡng Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 là nội dung mới, các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể cho nên khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện.
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo lực chọn chính sách hỗ trợ nhà ở của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vì chính sách này có nhiều ưu đãi hơn (được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, trước kia được hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nay nhà ở xuống cấp, hỏng, dột nát vẫn được hỗ trợ), ít hộ nghèo, hộ cận nghèo lựa chọn hỗ trợ nhà ở từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
+ Nội dung hỗ trợ sửa chữa, mua sắm trang thiết bị cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện được do văn bản hướng dẫn của trung ương chưa rõ ràng.
+ Công tác tuyên truyền ở một số nơi còn hạn chế, cho nên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chưa quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo nghề mà chủ yếu đi làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, khu công nghiệp, cho nên khó khăn trong việc mở các lớp đào tạo nghề.
- Nguyên nhân khách quan: Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn; nội lực của người dân còn yếu cả về trình độ và năng lực sản xuất. Điều kiện thời tiết bất lợi, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất của người dân; giá cả thị trường không ổn định, .... đã tác động lớn đến thu nhập của người dân nông thôn.
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
I. BỐI CẢNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2024
1. Thuận lợi
Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác giảm nghèo; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, coi công tác giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của hệ thống chính trị và xã hội, qua đó tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
2. Khó khăn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, dân tộc thiểu số chiếm trên 88%, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; kinh tế phát triển chậm; mức sống dân cư thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ nghèo chủ yếu là dân tộc thiểu số khoảng 96%; số hộ giảm nghèo chưa thật sự bền vững, khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo còn hạn chế. Thiên tai, dịch bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công tác giảm nghèo.
1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng dần khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.
2. Mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2% - 2,5%, huyện nghèo giảm từ 4% - 5% trở lên.
- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.
3. Kết quả chủ yếu
- Phấn đấu giảm số hộ nghèo đến cuối năm 2024: 16.259 hộ (giảm 2.052 hộ), tỷ lệ 19,81%.
- Hoàn thành các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện nghèo theo kế hoạch đầu tư.
- Xây dựng và nhân rộng tối thiểu 03 mô hình dự án giảm nghèo thành công.
- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.
- Phấn đấu hỗ trợ mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng năng lao động, có việc làm bền vững.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.
- 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT; phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống dưới 34%.
- 90% trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi. Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc huyện nghèo qua đào tạo đạt 55%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 22%.
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
- Hỗ trợ khoảng 100 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở.
- 88% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 63,5% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 85% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống ở địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu liên xã, kết nối xã với huyện và các khu vực trung tâm hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện Pác Nặm và Ngân Sơn.
b) Đối tượng: Các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh (huyện Pác Nặm và huyện Ngân Sơn).
c) Nội dung: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghèo 23 công trình, trong đó 15 công trình giao thông, 04 công trình trường học, 02 công trình thủy lợi, 01 công trình cầu, 01 công trình y tế. Duy tu bảo dưỡng 33 công trình.
d) Kết quả
Đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn:
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên, do vậy, tỉnh bố trí tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo điểm a khoản 2 Điều 13 Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ tối thiểu bằng 3% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình. Đảm bảo bố trí đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ đối ứng nguồn vốn cho các địa phương phù hợp với thực tế; Tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27/4/2022 và Nghị quyết số 18/2022/NQ- HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27/4/2022 của HĐND tỉnh.
Căn cứ tiêu chí quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 03/2022/NQ- HĐND của HĐND tỉnh và phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho địa phương UBND tỉnh xác định được tổng số các hệ số tiêu chí (Xi) gồm: hệ số của các tiêu chí quy mô dân số, tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo, địa bàn khó khăn và số đơn vị hành chính cấp xã và số điểm của mỗi địa phương.
e) Nhu cầu vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn: 103.809 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 94.372 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 9.437 triệu đồng), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 100.786 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 91.624 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 9.162 triệu đồng);
- Ngân sách địa phương: 3.023 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 2.748 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 275 triệu đồng).
2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
a) Mục tiêu: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế thực hiện 100 mô hình giảm nghèo, dự án phát triển sản xuất, khoảng 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia.
b) Đối tượng
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm thoát nghèo), người khuyết tật không có sinh kế ổn định.
- Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Nội dung: Hỗ trợ xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình giảm nghèo, thông qua các hình thức như hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng để đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm bền vững, có thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật không có sinh kế ổn định.
d) Kết quả
Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật không có sinh kế ổn định, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm, có sinh kế ổn định góp phần tăng thu nhập xóa đói, giảm nghèo bền vững.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn:
Căn cứ tiêu chí quy định tại Khoản 1, khoản 2, Điều 7 Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và phương pháp tính, xác định phân bổ vốn cho địa phương UBND tỉnh.
e ) Nhu cầu vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 53.430 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 51.874 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 1.556 triệu đồng;
3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
3.1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Mục tiêu: Hỗ trợ thực hiện 36 mô hình, dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 1.500 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia.
b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng kể từ thời điểm thoát nghèo), người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư phát triển sản xuất bền vững; ưu tiên hỗ trợ các mô hình giảm nghèo do người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ làm chủ, chịu trách nhiệm thực hiện.
c) Nội dung: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định; phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.
d) Kết quả
Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật không có sinh kế ổn định, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng thế mạnh của địa phương, tạo giá trị tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bắc Kạn.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 22.935 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 22.267 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 668 triệu đồng.
3.2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
b) Đối tượng
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, khu vực nông thôn và thành thị.
- Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế trên địa bàn huyện nghèo.
c) Nội dung hỗ trợ
- Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo.
- Tăng cường hoạt động chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc cho trẻ học đường (trẻ 5-16 tuổi).
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và tư vấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ về lợi ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản và cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã; tăng cường nguồn lực và vai trò phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi.
- Theo dõi, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động.
d) Kết quả
Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo xuống dưới 34%.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bắc Kạn.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 8.681 triệu đồng (vốn sự nghiệp) trong đó:
- Ngân sách trung ương: 8.428 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 253 triệu đồng
4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
4.1. Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
a) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
b) Đối tượng
- Người học nghề, người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở huyện nghèo.
- Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 cho Trường Cao đẳng Bắc Kạn; thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở huyện nghèo; xây dựng các chuẩn, phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm huyện nghèo; phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp huyện nghèo; đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
d) Kết quả
Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi lao động có khả năng năng lao động, có việc làm bền vững.
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 cho Trường Cao đẳng Bắc Kạn.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo khoản 1, điều 9, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, nguồn vốn thực hiện tiểu dự án 1, dự án 4 phân bổ để thực hiện
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 62.613 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 60.789 triệu đồng (Vốn đầu tư 20.993 triệu đồng; vốn sự nghiệp 39.796 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: 1.824 triệu đồng (Vốn đầu tư 630 triệu đồng, vốn sự nghiệp 1.194 triệu đồng).
4.2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Mục tiêu: Hỗ trợ cho 500 lao động cư trú trên địa bàn các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Đối tượng: Người lao động cư trú trên địa bàn các huyện nghèo; Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại trong thời gian tham gia đào tạo, trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 300 lao động.
d) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo mục a, khoản 2, điều 9, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
đ) Nhu cầu vốn thực hiện: 2.068 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 2.008 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 60 triệu đồng.
4.3. Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững
a) Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn.
b) Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; Người lao động ở huyện nghèo; Trung tâm dịch vụ việc làm; Cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Nội dung: Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm; quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác; thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc làm thành công.
d) Kết quả
Hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm. Đầu tư cơ sở hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm, thu thập phân tích thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo mục a, khoản 3, điều 9, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 11.873 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 11.527 triệu đồng (Vốn đầu tư 4.424 triệu đồng, vốn sự nghiệp 7.103 triệu đồng).
- Ngân sách địa phương: 346 triệu đồng (Vốn đầu tư 133 triệu đồng, vốn sự nghiệp 213 triệu đồng).
5. Dự án 5. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
a) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; bảo đảm hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững.
b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm.
c) Nội dung hỗ trợ: Xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có; đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 “3 cứng” (nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. Dự kiến hỗ trợ xây mới 200 hộ, hỗ trợ sửa chữa 80 hộ.
d) Kết quả
Hỗ trợ khoảng 200 nhà xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có trên địa bàn huyện Pác Nặm và huyện Ngân Sơn.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo Điều 10, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 14.152 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 13.740 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 412 triệu đồng.
6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
6.1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội.
b) Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung
Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở (bao gồm cơ sở vật chất cho hoạt động của Đài truyền thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), để cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, nền tảng cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội; hỗ trợ tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, ưu tiên đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
d) Kết quả
Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; các hộ gia đình sinh sống ở địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo mục a, khoản 1, điều 11, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 9.783 triệu đồng từ vốn sự nghiệp, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 9.498 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 285 triệu đồng;
6.2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
a) Mục tiêu: Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều; nâng cao khả năng tiếp cận và trợ giúp pháp lý; tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.
b) Đối tượng: Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình; các tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Nội dung: Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về giảm nghèo bền vững; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo; hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo; xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở.
d) Kết quả
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo; kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững; tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo.
đ)Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo mục a, khoản 2, điều 11, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 2.970,5 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 2.884 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 86,5 triệu đồng.
7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá Chương trình
7.1. Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo các cấp; bảo đảm đội ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.
b) Đối tượng: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cộng tác viên giảm nghèo, cán bộ các Hội, đoàn thể); đối tượng là cán bộ nữ.
c) Nội dung: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.
d) Kết quả
100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng tập huấn kiến thức cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình; lập kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo Điều 12, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 8.122 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 7.885 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương: 237 triệu đồng.
7.2. Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
a) Mục tiêu: Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, Chương trình, đúng mục tiêu, đúng định hướng, đúng luật pháp, hiệu quả.
b) Đối tượng: Các cơ quan chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
c) Nội dung: Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm ở các cấp; quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.
d) Kết quả
Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024; kiểm tra, giám sát đánh giá Chương trình định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất ở các cấp.
đ) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
Theo Điều 12, Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
e) Nhu cầu vốn thực hiện: 4.299 triệu đồng (vốn sự nghiệp), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 4.174 triệu đồng;
- Ngân sách địa phương: 125 triệu đồng.
* Tổng nhu cầu vốn thực hiện năm 2024: 304.735,5 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách trung ương: 295.860 triệu đồng (Vốn đầu tư 117.041 triệu đồng; Vốn sự nghiệp 178.819 triệu đồng);
- Ngân sách địa phương: 8.875,5 triệu đồng (Vốn đầu tư 3.511 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 5.364,5 triệu đồng);
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác giảm nghèo bền vững, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo và chủ động giám sát công tác triển khai thực hiện. Tổ chức và thực hiện tốt công tác vận động, quản lý và sử dụng quỹ “Vì người nghèo”, góp phần chăm lo, giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ổn định thoát nghèo bền vững.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo bền vững, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy tính chủ động, tham gia tích cực của nhân dân về thực hiện giảm nghèo bền vững. Giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu, cách làm sáng tạo, kinh nghiệm hay, mô hình, dự án về công tác giảm nghèo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo tiêu biểu, các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, có những việc làm thiết thực giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo.
3. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo; củng cố, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện nghèo, nhất là các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, hệ thống điện, y tế, giáo dục, dạy nghề ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hóa để phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cho người dân; chú trọng nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, nhất là các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ gia đình, giữa hộ nghèo, cận nghèo với doanh nghiệp thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã.
4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, phân bổ nguồn lực đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải; lồng ghép với các chương trình, dự án khác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo. Ưu tiên các nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo; thúc đẩy việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác giảm nghèo:
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, sắp xếp, bố trí, điều động, luân chuyển, đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo. Các cấp, các ngành thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện; chủ động chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn các nội dung liên quan và đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo quy định, xác định chính xác hộ nghèo, phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Theo dõi, cập nhật đầy đủ, hồ sơ, số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
- Hướng dẫn các xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tự quản, hộ gia đình thoát nghèo, sản xuất giỏi, làm kinh tế tiêu biểu. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tăng cường công tác giám sát thực hiện Chương trình.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo quy định và tổ chức thực hiện Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 6, Dự án 7.
Theo dõi kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất theo quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan xây dựng dự toán, cân đối bố trí ngân sách địa phương và thực hiện phân bổ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình; hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổng hợp và phân bổ nguồn vốn đầu tư của Chương trình; hướng dẫn công tác đầu tư theo quy định.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
6. Sở Y tế
Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định hiện hành.
9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
Theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện tại các Sở, ngành và địa phương theo quy định. Cùng vận động các nguồn vốn xã hội hóa cho công tác giảm nghèo.
10. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; tổ chức điều tra, rà soát, theo dõi, quản lý số liệu hộ nghèo chính xác, phản ánh đúng thực trạng nghèo tại địa phương, đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đúng đối tượng.
- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều; huy động, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch đầu tư công năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Có các biểu chi tiết kèm theo).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 484/KH-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
ĐVT: Triệu đồng
TT |
Chương trình |
Đơn vị tính |
Mục tiêu giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao (TTCP, HĐND cấp tỉnh) |
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 |
Ghi chú |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
Đề xuất năm 2024 |
||||||
6 tháng đầu năm |
ước cả năm 2023 |
||||||||
I |
MỤC TIÊU THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2021/QH15 CỦA QUỐC HỘI |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm hằng năm |
%/năm |
giảm 2-2,5/năm |
1,48 |
2,6 |
2,6 |
2,4 |
2-2,5 |
Năm 2021 thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, từ năm 2022 thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều |
2 |
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm hằng năm |
%/năm |
>3%/năm |
0,15 |
3,45 |
3,45 |
3 |
3 |
|
3 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
4 |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn |
% |
|
|
|
|
|
|
|
II |
MỤC TIÊU THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 90/QĐ-TTG NGÀY 18/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm hằng năm |
%/năm |
2-2,5/năm |
1,48 |
2,6 |
2,6 |
2,4 |
2-2,5 |
Năm 2021 thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, từ năm 2022 thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều |
2 |
Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm hằng năm |
%/năm |
>3%/năm |
0,15 |
3,45 |
3,45 |
3 |
3 |
|
3 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
- |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
4 |
Tỷ lệ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo |
% |
- |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
5 |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn |
% |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đầu năm báo cáo |
Hộ |
'22.308 |
22.308 |
20.281 |
20.281 |
18.311 |
18.311 |
|
b) |
Số hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm báo cáo |
Hộ |
5.250 |
20.281 |
18.311 |
|
18.311 |
16.259 |
|
c) |
Tỷ lệ giảm số hộ nghèo giữa đầu kỳ so với cuối kỳ báo cáo |
% |
2-2,5%/năm |
27,37 |
24,71 |
|
22,31 |
19,81 |
|
d) |
Số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đầu năm báo cáo |
Hộ |
7 765 |
7.765 |
7.385 |
6.564 |
6.564 |
5.744 |
|
đ) |
Số hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm báo cáo |
Hộ |
4 505 |
7.385 |
6.564 |
6.564 |
5.744 |
4.923 |
|
e) |
Tỷ lệ giảm số hộ cận nghèo giữa đầu kỳ so với cuối kỳ báo cáo |
% |
1%/năm |
9,53 |
9 |
|
8 |
7 |
|
7 |
Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Tỷ lệ huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
|
b) |
Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng |
% |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Mục tiêu, chỉ tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Số mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
Mô hình, dự án |
|
17 |
56 |
119 |
119 |
100 |
|
b) |
Tỷ lệ người thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
9 |
Mục tiêu, chỉ tiêu về đào tạo, nâng cao năng lực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
10 |
Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản |
|
|
|
|
|
|
|
|
a) |
Chiều thiếu hụt về việc làm: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
(2) |
Số người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công |
Người |
tối thiểu 100.000 |
|
1.000 |
440 |
500 |
500 |
|
(3) |
Số người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo |
Người |
tối thiểu 9.500 |
500 |
260 |
18 |
100 |
100 |
|
|
Trong đó: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. |
Người |
5.700 |
- |
55 |
18 |
100 |
100 |
|
(4) |
Số người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận. |
Người |
1.200 |
|
|
|
10 |
10 |
|
b) |
Chiều thiếu hụt về y tế: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
(2) |
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
% |
< 34 |
- |
- |
|
<35 |
<34 |
|
c) |
Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi |
% |
90 |
|
90 |
|
90 |
90 |
|
(2) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo |
% |
60 |
|
48 |
|
50 |
55 |
|
|
Trong đó: Tỷ lệ được cấp chứng chỉ |
% |
25 |
|
|
|
20 |
22 |
|
(3) |
Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
d) |
Chiều thiếu hụt về nhà ở: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở |
Hộ |
1.638 |
- |
- |
- |
200 |
200 |
|
đ) |
Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh |
% |
93 |
73,5 |
85,4 |
85,4 |
86 |
88 |
|
(2) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh |
% |
60 |
40,3 |
63,4 |
63,4 |
63,5 |
63,5 |
|
e) |
Chiều thiếu hụt về thông tin: |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) |
Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, in-tơ-nét |
% |
90 |
55 |
83 |
83 |
85 |
85 |
|
(2) |
Tỷ lệ các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững |
% |
90 |
89 |
94 |
94 |
95 |
95 |
|
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2022 CHUYỂN SANG NĂM 2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 484/KH-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Dự án, hoạt động |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
||||||||||||||
Kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân VĐTPT năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân VSN năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
Kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân VĐTPT năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
Kết quả giải ngân VSN năm 2022 chuyển sang năm 2023 |
||||||||||||
Nguồn ĐTPT |
Nguồn sự nghiệp |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Nguồn ĐTPT |
Nguồn sự nghiệp |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
||
|
Tổng cộng |
86.600,1 |
30.399,2 |
58.930,3 |
58.930,3 |
86.600,1 |
1.882,9 |
1.882,9 |
30.399,2 |
3.176,0 |
1.089,6 |
203,0 |
253,0 |
3.176,0 |
- |
- |
1.089,6 |
1 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
66.109,4 |
1.845,1 |
58.930 |
58.930,3 |
66.109,4 |
1.792,9 |
1.792,9 |
1.845,1 |
2.477 |
- |
203,0 |
253,0 |
2.477,0 |
- |
- |
- |
1,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
66.109,4 |
1.845,1 |
58.930 |
58.930 |
66.109,4 |
1.792,9 |
1.792,9 |
1.845,1 |
2.477 |
- |
203 |
253,0 |
2.477,0 |
- |
- |
- |
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
66.109,4 |
1.845,1 |
58.930 |
58.930 |
66.109,4 |
1792,9 |
1792,9 |
1.845,1 |
2.477 |
|
203 |
253 |
2.477 |
|
|
|
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1,2 |
Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
|
11.384 |
|
|
|
|
|
11.384 |
|
354,6 |
|
|
|
|
|
354,6 |
3 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
- |
5.852 |
- |
- |
- |
- |
- |
5.852 |
- |
185 |
- |
- |
- |
- |
- |
185 |
3 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
|
5.852 |
|
|
|
|
|
5.852 |
|
185 |
|
|
|
|
|
185 |
3,2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
|
0 |
|
|
|
|
|
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm |
20.491 |
9.974 |
- |
- |
20.491 |
90 |
90 |
9.974 |
699 |
471 |
- |
- |
699 |
- |
- |
471 |
4,1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
19.704 |
9.269 |
- |
- |
19.704 |
90 |
90 |
9.269 |
675 |
438 |
- |
- |
675 |
- |
- |
438 |
|
Hoạt động 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại vùng nghèo, vùng khó khăn |
19.704 |
|
|
|
19.704 |
|
|
|
675 |
|
|
|
675 |
|
|
|
|
Hoạt động 2: Xây dựng các chuẩn, phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại vùng nghèo, vùng khó khăn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 3: Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm vùng nghèo, vùng khó khăn |
|
206,451 |
|
|
|
90 |
90 |
206 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 4: Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. |
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 5: Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp |
|
9.062,3 |
|
|
|
|
|
9.062 |
|
438 |
|
|
|
|
|
438 |
4,2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài |
|
326 |
|
|
|
|
|
326 |
|
7 |
|
|
|
|
|
7 |
4,3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
787 |
379 |
|
|
787 |
|
|
379 |
24 |
26 |
|
|
24 |
|
|
26 |
5 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
0 |
80,4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
80,4 |
0 |
6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
6 |
6,1 |
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
|
43,8 |
|
|
|
|
|
43,8 |
|
2 |
|
|
|
|
|
2 |
6,2 |
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo |
|
36,6 |
|
|
|
|
|
36,6 |
|
4 |
|
|
|
|
|
4 |
7 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình |
- |
1.263,4 |
- |
- |
- |
- |
- |
1.263,4 |
- |
73,0 |
- |
- |
- |
- |
- |
73,0 |
7,1 |
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
|
919,3 |
|
|
|
|
|
919,3 |
|
49,3 |
|
|
|
|
|
49,3 |
7,2 |
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá |
|
344,1 |
|
|
|
|
|
344,1 |
|
23,7 |
|
|
|
|
|
23,7 |
KẾT QUẢ PHÂN BỔ VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN NĂM 2023 THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 484/KH-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
Đơn vị: triệu đồng
STT |
Dự án, hoạt động |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
Huy động khác |
|||||||||||||||||
Kế hoạch vốn năm 2023 |
Kết quả giải ngân VĐTPT năm 2023 |
Kết quả giải ngân VSN năm 2023 |
Kế hoạch vốn năm 2023 |
Kết quả giải ngân VĐTPT năm 2023 |
Kết quả giải ngân VSN năm 2023 |
Kế hoạch huy động |
Kết quả giải ngân |
||||||||||||||
Nguồn ĐTPT |
Nguồn sự nghiệp |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Nguồn ĐTPT |
Nguồn sự nghiệp |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
Giải ngân 6 tháng đầu năm |
Khả năng thực hiện 9 tháng |
ước thực hiện cả năm |
|||
|
Tổng số |
105.463 |
124.041 |
21.576 |
37.155 |
105.463 |
8.714 |
9.666 |
124.042 |
3.163 |
3.721 |
- |
2.299 |
3.163 |
- |
131 |
3.721 |
- |
- |
- |
- |
1 |
Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
85.201 |
8.520 |
11.106 |
26.685 |
85.201 |
3.056 |
3.798 |
8.520 |
2.556 |
256 |
- |
2.299 |
2.556 |
- |
131 |
256 |
- |
- |
- |
- |
1,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
85.201 |
8.520 |
11.106 |
26.685 |
85.201 |
3.056 |
3.798 |
8.520 |
2.556 |
256 |
- |
2.299 |
2.556 |
- |
131 |
256 |
- |
- |
- |
- |
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo |
85.201 |
8.520 |
11.106 |
26.685 |
85.201 |
3.056,2 |
3.798 |
8.520 |
2.556 |
256 |
- |
2.299 |
2.556 |
|
131 |
256 |
|
|
|
|
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1,2 |
Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo |
|
35.910 |
|
|
|
2.153,50 |
2.154 |
35.910 |
|
1.077 |
|
|
|
|
|
1.077 |
|
|
|
|
3 |
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng |
- |
21.034 |
- |
- |
- |
- |
- |
21.034 |
- |
631 |
- |
- |
- |
- |
- |
631 |
- |
- |
- |
- |
3,1 |
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp |
|
15838 |
|
|
|
0 |
|
15838 |
|
475 |
|
|
|
|
|
475 |
|
|
|
|
3,2 |
Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng |
|
5196 |
|
|
|
0 |
|
5196 |
|
156 |
|
|
|
|
|
156 |
|
|
|
|
4 |
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm |
20.262 |
33.483 |
10.470 |
10.470 |
20.262 |
1.339,00 |
1.339 |
33.483 |
607 |
1.004 |
- |
- |
607 |
- |
- |
1.004 |
- |
- |
- |
- |
4,1 |
Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn |
17.496 |
26.611 |
10.470 |
10.470 |
17.496 |
967,50 |
968 |
26.611 |
524 |
798 |
- |
- |
524 |
- |
- |
798 |
- |
- |
- |
- |
|
Hoạt động 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại vùng nghèo, vùng khó khăn |
17.496 |
10.644 |
10.470 |
10.470 |
17.496 |
- |
- |
10.644 |
524 |
319 |
|
|
524 |
|
|
319 |
|
|
|
|
|
Hoạt động 2: Xây dựng các chuẩn, phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại vùng nghèo, vùng khó khăn |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 3: Điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm vùng nghèo, vùng khó khăn |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 4: Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn. |
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoạt động 5: Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp |
|
15.967 |
|
|
- |
967,50 |
967,5 |
15.967 |
|
479 |
|
|
|
|
|
479 |
|
|
|
|
4,2 |
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài |
|
1.679 |
|
|
|
233,28 |
233,3 |
1.679,0 |
|
50 |
|
|
|
|
|
50 |
|
|
|
|
4,3 |
Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững |
2.766 |
5.193 |
- |
- |
2.766 |
138 |
138 |
5.193 |
83 |
156 |
|
|
83 |
|
|
156 |
|
|
|
|
5 |
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo |
|
7.520 |
|
|
|
- |
- |
7.520 |
|
226 |
|
|
|
|
|
226 |
|
|
|
|
6 |
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin |
- |
10.034 |
- |
- |
- |
614,0 |
614 |
10.035 |
- |
301 |
- |
- |
- |
- |
- |
301 |
- |
- |
- |
- |
6,1 |
Tiểu Dự án 1: Giảm nghèo về thông tin |
|
7.847 |
|
|
|
325,5 |
325,5 |
7.848 |
|
235 |
|
|
|
|
|
235 |
|
|
|
|
6,2 |
Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo |
|
2.187 |
|
|
|
288,5 |
288,5 |
2.187 |
|
66 |
|
|
|
|
|
66 |
|
|
|
|
7 |
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình |
- |
7.540 |
- |
- |
- |
1.551,1 |
1.761 |
7.540 |
- |
226 |
- |
- |
- |
- |
- |
226 |
- |
- |
- |
- |
7,1 |
Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình |
|
4.913 |
|
|
|
1.536,1 |
1.701,5 |
4.913 |
|
147 |
|
|
|
|
|
147 |
|
|
|
|
7,2 |
Tiểu Dự án : Giám sát, đánh giá |
|
2.627 |
|
|
|
15 |
60,0 |
2.627 |
|
79 |
|
|
|
|
|
79 |
|
|
|
|
TÊN/ DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHÈO, XÃ ĐBKK
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 484/KH-UBND ngày 24/7/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
TT |
Địa bàn |
Tên/Danh mục công trình |
Đơn vị thực hiện |
Quy mô đầu tư |
Lý do đầu tư |
Vốn đầu tư (triệu đồng) |
Năm thực hiện |
||
NSTW |
NSĐP |
Huy động khác |
|||||||
|
|
TỔNG SỐ |
|
|
|
117.041 |
3.511 |
- |
|
I |
HUYỆN NGHÈO |
|
|
|
91.624 |
2.748 |
- |
- |
|
A |
HUYỆN PÁC NẶM |
|
|
|
43.580 |
1.307 |
- |
|
|
1 |
|
Đường An Thắng - Bằng Thành, huyện Pác Nặm (giai đoạn 1) |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
12 Km đường + cầu vượt sông năng, góp phần hoàn thiện tiêu chí giao thông thúc đẩy PTKTXH của nhân dân 3 xã An Thắng, Bằng Thành và xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng |
Phục vụ bà con nhân dân xã Bằng Thành và xã An Thắng |
7.381 |
0 |
|
2023-2025 |
2 |
|
Đường Nà Phẩn -Nà Nghè, xã Bộc Bố |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
|
Phục vụ bà con nhân dân thôn Nà Phần và thôn Nà Nghè xã Bộc Bố |
8.321 |
92 |
|
2023-2025 |
3 |
|
Đường Hồng Mú xã Giáo Hiệu - Slam Vè, xã Nhạn Môn |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
Tổng chiều dài tuyến: L= 3.224,56 m. Bề rộng mặt đường: Bmặt= 3m. Bề rộng nền đường: Bnền = 4m. Bề rộng lề đường: Blề = 2x0,5m. Thiết kế mặt đường bê tông bằng BTXM mác 250 đá 2x4, dày 16cm; dưới lót nilon chống thấm. |
Phục vụ giao thông đi lại cho bà con nhân dân xã Giáo Hiệu và Xã Nhạn Môn |
4.700 |
293 |
|
2023-2025 |
4 |
|
Đường Khu tái định cư Hồng Mú (Đoạn 2) |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
- Tổng chiều dài tuyến L = 3.263,14m. Bề rộng nền đường: Bnền = 4,0m. Bề rộng mặt đường: Bmặt = 3,0m. Thiết kế mặt đường bê tông bằng BTXM mác 250 đá 2x4, dày 16cm; dưới lót nilon tái sinh từ lý trình Km0+00 đến Km0+374,14m |
Phục vụ giao thông đi lại khu tái định cư |
0 |
300 |
|
2023-2025 |
5 |
|
Trường PTDTBT THCS Nghiên Loan, huyện Pác Nặm |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
Xây dựng Nhà hiệu bộ 02 tầng: Bố trí tầng 01 gồm các phòng: Phòng truyền thống + đoàn đội, phòng y tế, phòng nghỉ giáo viên và thư viện; Tầng 02 bố trí các phòng: Phòng họp + hội đồng, phòng hiệu trưởng phòng, phó hiệu trưởng, phòng làm việc, phòng đảng, đoàn thể, văn phòng;Xây dựng Nhà lớp học văn hóa + Phòng học bộ môn 03 tầng Xây dựng Nhà ở bán trú 02 tầng;Phòng cháy chữa cháy |
|
18.178 |
322 |
|
2023-2025 |
6 |
|
Đường Cọn Luông - Mù Trị xã Xuân La |
Ban QLDA ĐTXD huyện Pác Nặm |
Tổng chiều dài tuyến L = 4.651,39m. Bề rộng nền đường: Bnền= 4,0m. Bề rộng mặt đường: Bmặt = 3m. Bề rộng lề đường: Blề = 2x0,5m Thiết kế mặt đường bê tông xi măng mác 250 đá 2x4, dày 16cm, dưới lót nilon chống thấm |
Phục vụ bà con nhân dân xã Bằng Thành và xã An Thắng |
5.000 |
300 |
|
2023-2025 |
B |
HUYỆN NGÂN SƠN |
|
|
|
48.044 |
1.441 |
0 |
|
|
|
|
Công trình chuyển tiếp năm 2023 |
|
|
17.504 |
236 |
0 |
|
|
1 |
|
Cầu và đường vào khu Hang Cạt, thôn Bản Hòa, xã Trung Hòa |
BQLDA ĐTXD huyện |
Cầu BTCT nhịp 6m, rộng 4m, Đường GTNT loại B dài khoảng 1km |
Phục vụ giao thông đi lại cho nhân dân xã Trung Hòa |
635 |
- |
|
2023-2025 |
2 |
|
Đập kênh Phai noãn thôn Hoàng Phài xã Cốc Đán |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đập xây đá hộc bọc BTCT rộng khoảng 15m, kênh dài 30x30 dài 900m |
Phục vụ hệ thống kênh mương, tưới tiêu trên địa bàn xã Cốc Đán |
625 |
- |
|
2023-2025 |
3 |
|
Cải tạo nâng cấp đường liên xã từ Bản Duồm, xã Thượng Ân đến Tân Ý II, xã Vân Tùng |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại A, dài khoảng 6 km |
Phục vụ giao thông đi lại cho bà con nhân dân xã Thượng Ân và Xã Vân Tùng |
5980 |
- |
|
2023-2025 |
4 |
|
Đường Bằng Lãng - Khuổi Khương, xã Thượng Quan |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 5 km |
Phục vụ giao thông đi lại cho bà con nhân dân xã Thượng Quan |
2265 |
35 |
|
2023-2025 |
5 |
|
Đường liên xã từ thôn Phiêng Dượng, xã Đức Vân đến thôn Ma Nòn, xã Thượng Quan |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 7 km |
Phục vụ giao thông đi lại cho bà con nhân dân xã Thượng Quan và xã Đức Vân |
5100 |
- |
|
2023-2025 |
6 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất trường Mầm non Nà Khoang |
BQLDA ĐTXD huyện |
Xây dựng mới cơ sở vật chất đạt chuẩn |
Phục vụ cho giáo viên, học sinh Trường MN Nà Khoang góp phần đạt chuẩn giáo dục |
923 |
27 |
|
2023-2025 |
7 |
|
Kênh mương Kềnh Cáng- Loòng Sang, thôn Pù Mò |
BQLDA ĐTXD huyện |
Kênh BTXM,, tiết diện kênh bxh=(30x30), chiều dài dự kiến L=2000m |
Phục vụ hệ thống kênh mương, tưới tiêu trên địa bàn thôn Cáng Loòng Sang thôn Pù Mò |
1116 |
84 |
|
2024-2025 |
8 |
|
Nâng cấp đường Nặm Slặc - nhà họp thôn Slam Coóc, xã Thượng Quan |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 1,6 km |
Phục vụ giao thông đi lại cho bà con nhân dân xã Thượng Quan |
860 |
90 |
|
2024-2025 |
|
|
Công trình xây mới |
|
|
|
30.540 |
1.205 |
- |
|
1 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Nà Khoang |
BQLDA ĐTXD huyện |
Xây dựng mới cơ sở vật chất đạt chuẩn |
Phục vụ giáo viên và HS trường Nà Khoang đạt chuẩn về GD |
2.859 |
141 |
|
2024-2025 |
2 |
|
Đầu tư trạm y tế Thượng Quan đạt chuẩn |
BQLDA ĐTXD huyện |
Xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ khám chữa bệnh |
Phục vụ nhân dân xã Thượng Quan và đạt chuẩn y tế |
2.859 |
141 |
|
2024-2025 |
3 |
|
Cải tạo nâng cấp đường liên xã từ Pù Piót, xã Thượng Quan đến xã Lương Thượng, huyện Nà Rì |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 6 km |
Phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân xã Thượng Quan và các vùng lân cận |
4.659 |
150 |
|
2024-2025 |
4 |
|
Nâng cấp đường từ QL279 đến khu dân cư Khau Tán |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 2 km |
Phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân Khu dân cư Khau Tàn và các vùng lân cận |
2.259 |
68 |
|
2024-2025 |
5 |
|
Đường liên xã từ thôn Nà Kéo, xã Thượng Quan đến thôn Thôm Tà, xã Thuần Mang |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 5 km |
Phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân xã Thuần Mang và các vùng lân cận |
5.859 |
175 |
|
2024-2025 |
6 |
|
Đầu tư cơ sở vật chất Trường TH và THCS Thượng Ân |
BQLDA ĐTXD huyện |
Xây dựng 01 nhà 2 tầng gồm 06 phòng học bộ môn và một số hạng mục phụ trợ |
Phục vụ giáo viên và học sinh trường TH&THCS Thượng Ân góp phần đạt mục tiêu Trường đạt chuẩn GD |
2.859 |
104 |
|
2024-2025 |
7 |
|
Cầu Pù Đồn xã Cốc Đán |
BQLDA ĐTXD huyện |
Cầu BTCT nhịp 6m, rộng 4m |
Phục vụ giao thông đi lại của nhân dân xã Cốc Đán |
1.062 |
138 |
|
2024-2025 |
8 |
|
Đường Bản Sù, Khuổi Slương xã Cốc Đán |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 4 km |
Phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân xã Cốc Đán và các vùng lân cận |
3.462 |
138 |
|
2024-2025 |
9 |
|
Đường liên xã từ thôn Đông Chót, xã Bằng Vân đến thôn Nưa Phia, xã Đức Vân |
BQLDA ĐTXD huyện |
Đường GTNT loại B, dài khoảng 4,5 km |
Phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con nhân dân xã Bằng vân và Xã Đức Vân và các vùng lân cận |
4.662 |
150 |
|
2024-2025 |
III |
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các tỉnh có huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo |
|
20.993 |
630 |
- |
|
|||
1 |
Cấp tỉnh |
Hỗ trợ đầu cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2023 cho Trường Cao đẳng Bắc Kạn |
BQLDA ĐTXD tỉnh Bắc Kạn |
Đầu tư xây dựng tại khu A (Nhà hiệu bộ, giảng đường - khối phục vụ học tập); Đầu tư xây dựng mới khu đào tạo lái xe; Đầu tư xây dựng tại khu B (nhà đa năng, ký túc xá); Các hạng mục phụ trợ; Đầu tư mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, đào tạo cho nhà trường. |
Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Đưa trường Cao đẳng Bắc Kạn trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng cao về giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu ứng dụng, tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn và khu vực. |
20.993 |
630 |
|
2022-2025 |
IV |
Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để xây dựng các cơ sở dữ liệu và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động |
|
4.424 |
133 |
- |
|
|||
1 |
Cấp tỉnh |
Dự án hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: “Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu” |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Toàn tỉnh |
,- Để thực hiện Tiểu dự án Hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình này thì việc quản lý được cơ sở dữ liệu việc làm trống như: thông tin doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, thông tin người lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động; cách thức tiếp cận doanh nghiệp, người lao động qua nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, thị yếu của người sử dụng như: website, appmobile trên điện thoại thông minh sẽ giúp việc kết nối cung - cầu được đơn giản, dễ dàng, gia tăng hiệu quả trong chắp nối việc làm thành công. '- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nguồn nhân lực sẽ hỗ trợ thị trường lao động phát triển một cách hiệu quả, đúng hướng, tạo ra nhiều việc làm mới, việc làm tăng thêm… Dự án sẽ ứng dụng các kỹ thuật công nghệ số kết hợp các phương pháp xử lý số liệu chuyên sâu để hoàn thành mục tiêu “Hỗ trợ việc làm bền vững một cách hiệu quả” |
4.424 |
133 |
|
2023-2025 |
DANH MỤC VĂN BẢN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số: 484/KH-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
STT |
Ngày tháng năm ban hành |
Tên văn bản |
Cơ quan ban hành |
1 |
Ngày 03/3/2023 |
Kế hoạch số 139/KH-UBND về thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn |
UBND tỉnh Bắc Kạn |
2 |
Ngày 13/4/2023 |
Kế hoạch số 249/KH-UBND về việc ban hành kế hoạch giám sát, đánh giá Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn |
UBND tỉnh Bắc Kạn |
3 |
Ngày 24/5/2023 |
Kế hoạch số 327/KH-UBND truyền thông về CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2023 |
UBND tỉnh Bắc Kạn |
4 |
Ngày 20/3/2023 |
Kế hoạch số 193/KH-UBND về thực hiện Tiểu dự án “Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn |
UBND tỉnh Bắc Kạn |
5 |
Ngày 15/6/2023 |
Kế hoạch số 374/KH-BCĐCTMTQG về Kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023 của Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025 |
Ban chỉ đạo tỉnh |
6 |
Ngày 12/6/2023 |
Quyết định số 1020/QĐ-UBND kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 |
Ban chỉ đạo tỉnh |
7 |
Ngày 10/6/2023 |
Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 30/2022/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 Quy định về phân công, phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn |
UBND tỉnh Bắc Kạn |
8 |
Ngày 12/6/2023 |
Thông báo số 168/TB-BCĐCTMTQG Phân công nhiệm vụ trưởng ban, PTB, các thành viên Ban chỉ đạo các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 |
Ban chỉ đạo tỉnh |
9 |
Ngày 16/6/2023 |
Quyết định số 1059/QĐ-BCĐCTMTQG về thành lập đoàn giám sát thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh |
Ban chỉ đạo tỉnh |
10 |
Ngày 26/5/2023 |
Quyết định số 902/QĐ-BCĐCTMTQG Ban hành chương trình công tác năm 2023 của BCĐ thực hiện các CTMTQG tỉnh Bắc Kạn |
Ban chỉ đạo tỉnh |
11 |
Ngày 28/02/2023 |
Công văn 1092/UBND-NNTNMT về việc Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND |
UBND tỉnh |
12 |
Ngày 22/02/2023 |
Công văn số 352/HD-SNN Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (TDA1, DA3) thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
13 |
Ngày 08/5/2023 |
Công văn số 933/STC-TCHCSN về hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất |
Sở Tài chính |
14 |
Ngày 16/5/2023 |
Công văn 1022/STC-TCHCSN về hướng dẫn thống nhất một số nội dung, mức chi thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh |
Sở Tài chính |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây