Kế hoạch 439/KH-UBND về nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2020
Kế hoạch 439/KH-UBND về nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2020
Số hiệu: | 439/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Đào Quang Khải |
Ngày ban hành: | 02/11/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 439/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Đào Quang Khải |
Ngày ban hành: | 02/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 439/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 02 tháng 11 năm 2020 |
NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn”;
Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 736/QĐ-UBND;
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”;
Căn cứ Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh phê duyệt “Đề án phát triển thương mại tỉnh Bắc Ninh theo hướng văn minh hiện đại đến năm 2025”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2020 với các nội dung sau:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong công tác quản lý an toàn thực phẩm nói chung, đặc biệt ở các chợ;
- Xây dựng các chợ kinh doanh ngành hàng thực phẩm đáp ứng tiêu chí về chợ thí điểm vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định số 553/QĐ-UBND và Tiêu chuẩn Việt Nam 11856:2017 - Chợ kinh doanh thực phẩm áp dụng phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
- Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng chợ theo hướng văn minh hiện đại.
- Chợ kinh doanh thực phẩm có trong Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, đang hoạt động kinh doanh thường xuyên; có tổ chức quản lý chợ được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập.
- Nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phải bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài cho đơn vị quản lý khai thác chợ, cho thương nhân, người tiêu dùng tại chợ.
- Phạm vi thực hiện các nhóm hàng: thực phẩm, nông sản chủ yếu (tươi sống và đã qua chế biến), bao gồm: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả...;
Trong năm 2020, nhân rộng mô hình chợ thí điểm kinh doanh ngành hàng thực phẩm đạt được các tiêu chí xác định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình - Gia Bình, chợ Trung tâm thị trấn Thứa - Lương Tài.
1. Chủ thể tham gia mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ.
- Đơn vị trực tiếp quản lý chợ.
a) Đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng chợ đáp ứng các tiêu chí theo quy định về mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ đáp ứng các tiêu chí theo quy định về mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình cho đơn vị quản lý chợ và các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ.
d) Công tác kiểm tra, giám sát
- Tổ chức giám sát, kiểm tra đánh giá việc xây dựng theo các tiêu chí của mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc đảm bảo an toàn thực phẩm kinh doanh trong chợ.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hàng hóa đưa vào kinh doanh tại chợ.
IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Năm 2020.
2.1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ các nội dung:
a) Đầu tư mua sắm trang thiết bị (bàn, tủ, sạp hàng) cho các thương nhân tham gia mô hình (hỗ trợ thông qua đơn vị quản lý chợ)
b) Nâng cấp trang bị các phương tiện nhằm tác động nâng cao nhận thức người kinh doanh và người tiêu dùng tại chợ như: Bảng chợ đạt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm, biển chỉ dẫn các khu bán hàng, bảng nội qui, đồng biển hiệu các quầy hàng, thùng chứa rác.
* Nguồn kinh phí hỗ trợ: trong dự toán giao ngân sách nhà nước năm 2020 của Sở Công Thương.
2.2. Các nội dung khác: Nguồn vốn xã hội hóa và huy động hợp pháp khác (từ đơn vị trực tiếp quản lý chợ, các thương nhân kinh doanh tại chợ và các đơn vị có liên quan khác)
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện theo các nội dung của Kế hoạch này.
- Hướng dẫn và kiểm tra đơn vị quản lý chợ được lựa chọn xây dựng thực hiện các tiêu chí của mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc đầu tư, xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho nhân rộng mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phối hợp thực hiện kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại các chợ được lựa chọn tham gia mô hình trên địa bàn tỉnh.
- Chủ động, tích cực trong công tác triển khai mô hình, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Hàng năm đề xuất nhân rộng các chợ tham gia mô hình thí điểm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố còn lại trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Ban quản lý An toàn thực phẩm tỉnh
- Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân công trách nhiệm.
- Phối hợp tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, thực hiện đào tạo, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho đơn vị quản lý chợ, thương nhân kinh doanh thực phẩm tại mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm tại chợ; thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, hướng dẫn ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho các thương nhân kinh doanh tại chợ theo quy định.
- Định kỳ, đột xuất lấy mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trong chợ; cảnh báo về nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gây ngộ độc thực phẩm trong chợ.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp đã được phê duyệt, tạo nguồn cung các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước (công tác tuyên truyền, chỉ đạo điều hành sản xuất, thanh tra, kiểm tra) về ATTP đối với sản xuất ban đầu nông lâm, thủy sản, muối bao gồm: quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, muối; hoạt động giết mổ theo phân cấp quản lý.
- Phân bổ kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch.
- Hướng dẫn đơn vị quản lý chợ và đơn vị liên quan trong việc cấp, sử dụng vốn ngân sách đối với các chợ được hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện: Gia Bình, Lương Tài
- Phê duyệt và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước tại chợ tham gia mô hình trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND thị trấn Gia Bình, UBND thị trấn Thứa nơi có chợ lựa chọn triển khai mô hình thực hiện tốt Kế hoạch này: tuyên truyền, vận động các thương nhân kinh doanh tại chợ tham gia mô hình, đồng thời nắm bắt tình hình và diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của thương nhân kinh doanh, có biện pháp đảm bảo trật tự an ninh và an toàn trong thời gian triển khai Kế hoạch; thực hiện kí cam kết đảm bảo ATTP với các thương nhân kinh doanh tại chợ theo quy định và kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nông sản được kinh doanh tại chợ.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của thương nhân kinh doanh tại chợ liên quan tới công tác quản lý về các hoạt động tại chợ (nếu có).
- Theo dõi, đôn đốc đơn vị quản lý chợ thực hiện tốt công việc triển khai Kế hoạch.
6. Các sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm, mô hình góp phần thực hiện tốt Kế hoạch.
7. UBND thị trấn Gia Bình, Thứa
- Tuyên truyền, vận động các thương nhân kinh doanh, đặc biệt là các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại Chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình, Chợ Trung tâm thị trấn Thứa tham gia và thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Phối hợp với Công ty cổ phần phát triển và quản lý chợ Hải An — Gia Bình, Công ty TNHH xây dựng Hải Âu giải quyết thoả đáng các vướng mắc của các thương nhân kinh doanh (nếu có).
- Nắm bắt tình hình và diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của thương nhân kinh doanh, có biện pháp đảm bảo trật tự an ninh và an toàn trong thời gian triển khai Kế hoạch.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình, Chợ Trung tâm thị trấn Thứa.
8.1. Công ty cổ phần phát triển và quản lý chợ Hải An — Gia Bình, Công ty TNHH xây dựng Hải Âu
- Rà soát, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện đầu tư sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng chợ; xây dựng phương án điều chỉnh bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh sau khi sữa chữa, cải tạo; nội quy chợ và các nội dung khác có liên quan phù hợp tiêu chí mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Trung tâm thị trấn Gia Bình, chợ Trung tâm thị trấn Thứa theo đúng quy định của pháp luật.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tiêu chí mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện đúng quy định về an toàn thực phẩm, các tiêu chí về mô hình.
- Đề xuất các hạng mục đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ; thanh quyết toán vốn hỗ trợ theo quy định hiện hành.
- Chủ động bố trí kinh phí của doanh nghiệp, huy động kinh phí của các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ và nguồn vốn hợp pháp khác để tăng nguồn lực đầu tư, xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ đạt hiệu quả. Việc huy động vốn của thương nhân phải dựa trên cơ sở thỏa thuận với các thương nhân kinh doanh trong chợ.
- Tổ chức các dịch vụ tại chợ nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện những trách nhiệm có liên quan khác theo quy định của pháp luật tại chợ.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất các vấn đề có liên quan trong công tác triển khai mô hình.
8.2. Thương nhân kinh doanh thực phẩm tại mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện nghiêm túc các tiêu chí quy định của mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn và sử dụng dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định; trường hợp mất mát, hư hỏng phải bổ sung, sửa chữa kịp thời.
- Duy trì các điều kiện về an toàn thực phẩm tại chợ sau khi xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chấp hành công tác kiểm tra, xử lý theo pháp luật và nội quy chợ về công tác an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn, giải thích, giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng phát sinh trong quá trình mua bán; trường hợp không giải quyết được thì báo cáo đơn vị quản lý chợ hoặc các cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp giải quyết.
- Phản hồi, tham gia góp ý trong công tác triển khai mô hình, đề xuất giải pháp khắc phục và xử lý thích hợp đối với những vướng mắc tồn tại trong quá trình triển khai mô hình
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây