Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Số hiệu: | 41/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Đặng Minh Thông |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 41/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký: | Đặng Minh Thông |
Ngày ban hành: | 10/05/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 05 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 19/4/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về Phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; Tháng hành động vì trẻ em tiếp tục trở thành đợt truyền thông, vận động xã hội lớn thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách, mục tiêu của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Luật trẻ em được Quốc hội thông qua vào tháng 4 năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017 với nhiều quy định mới, cụ thể về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng nên Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 bắt đầu từ 01/6/2017 - 30/6/2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
I. MỤC ĐÍCH CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật trẻ em về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, đặc biệt là quy định về bảo vệ trẻ em.
2. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình tố tụng.
3. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
4. Thực hiện “Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn thương tích trong dịp hè.
II. THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG:
1. Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 - Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
2. Thực hiện Luật trẻ em để bảo vệ con em của chúng ta.
3. Cha, mẹ, gia đình hãy học cách bảo vệ con em mình.
4. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
5. Trẻ em hãy học cách tự bảo vệ mình khỏi bị bạo lực, xâm hại.
6. Hãy gọi 18001567 để lên tiếng tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
7. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
8. Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.
Thời gian: Từ ngày 01/6/2017, thông qua lễ phát động nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc triển khai thực hiện Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, từ đó hạn chế tình trạng ngày càng gia tăng trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
2. Tổ chức các sự kiện và các hoạt động truyền thông, vận động xã hội:
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng truyền thông, phổ biến rộng rãi về chủ đề, hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại.
- Xây dựng, phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, video clip, tài liệu, áp phích, băng rôn... về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Truyền thông và quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tuyên truyền, phổ biến Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Tổ chức các cuộc thi với chủ đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức hướng dẫn thực hiện và thực hiện kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em".
3. Tổ chức Diễn đàn trẻ em tại địa phương:
- Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT- BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ Lao động-Thương binh) với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; cử đại diện trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 (dự kiến tổ chức tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội).
4. Hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh:
- Tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí; tổ chức các lớp phổ cập bơi miễn phí, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích để trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương để trẻ em học các kỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, phát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Vận động các nhà tài trợ xây dựng các công trình như khu vui chơi giải trí, bể bơi, nâng cấp trường, lớp học dành cho trẻ em.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Giáo dục-Đào tạo; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động để kỳ nghỉ hè được an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
- Tổ chức các cuộc thi, hoạt động giáo dục trẻ em về kỹ năng: viết, sáng tác thông điệp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; vẽ, tìm hiểu về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong dịp hè.
5. Hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại:
- Tổ chức các hoạt động: Tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại
- Vận động xã hội cùng Nhà nước hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt trẻ em bị xâm hại tình dục. Quỹ Bảo trợ trẻ em địa phương vận động các nhà tài trợ hỗ trợ cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
6. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn: Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn về các giải pháp tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tập huấn quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt xâm hại tình dục nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ưu tiên đội ngũ cán bộ xã, phường và mạng lưới cộng tác viên khu phố, thôn, ấp.
7. Tổ chức việc rà soát, kiểm tra, theo dõi và giám sát: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là công tác giải quyết, xử lý các vấn đề, vụ việc xâm hại trẻ em phức tạp, được xã hội, cộng đồng quan tâm.
8. Biểu dương, khen thưởng: Nhân rộng những trường hợp điển hình tiên tiến trong công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, tạo dư luận rộng rãi nhằm quan tâm tốt hơn nữa đối với trẻ em.
IV. TỔ CHỨC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
Để triển khai tốt Tháng hành động Vì trẻ em năm 2017, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ trong công tác phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành, đoàn thể có kế hoạch hướng dẫn triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2017, chú trọng lồng ghép nội dung các hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em với nội dung của các Sở, ban, ngành, đoàn thể. Cụ thể như sau:
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và báo cáo cấp ủy Đảng chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội có kế hoạch cụ thể triển khai Luật trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và Mùa hè an toàn cho trẻ em.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em nhằm tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị trực thuộc có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ trẻ em nhằm phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng truyền thông Luật trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em và Mùa hè an toàn cho trẻ em.
- Phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” và Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh; Đồng thời trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
- Thúc đẩy thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh Đoàn triển khai thực hiện các hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh, đặc biệt là bàn giao và quản lý trẻ em trong dịp hè; hướng dẫn tổ chức các lớp kỹ năng cho trẻ em về an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan: Tỉnh Đoàn, Sở Giáo dục-Đào tạo, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu hướng dẫn triển khai các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; Truyền thông các giải pháp, kỹ năng tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè; Phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho người dân.
b) Sở Thông tin và Truyền Thông; Đài Phát thanh-Truyền hình; Báo BR-VT:
- Chỉ đạo hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người trực tiếp làm việc với trẻ em; Tăng cường truyền thông về đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động, sản phẩm, phương tiện thông tin, truyền thông dành cho trẻ em và có liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bảo đảm hoạt động theo pháp luật.
c) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường sử dụng thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa, nhà hát, rạp chiếu phim, điểm vui chơi, giải trí, cơ sở thể dục, thể thao, tham quan, danh lam, thắng cảnh phục vụ trẻ em trong dịp hè; Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch an toàn, lành mạnh và phù hợp với lứa tuổi, sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần của trẻ em; Đặc biệt là các quy định an toàn tại bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại các khu du lịch để phòng ngừa trẻ em tử vong do đuối nước trong dịp hè.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch dành cho trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em thuộc thẩm quyền của Sở để bảo đảm yêu cầu giáo dục, phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi và an toàn cho trẻ em.
d) Sở Giáo dục-Đào tạo:
- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho Thầy Cô giáo, cán bộ, hội viên và học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em; Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chuẩn bị cho trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh; Tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc bàn giao, quản lý học sinh, tổ chức hoạt động hè an toàn; Giáo dục trẻ em kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng tránh các nguy cơ tai nạn thương tích (đặc biệt tai nạn giao thông, đuối nước); Kỹ năng tham gia giao thông an toàn, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích.
e) Công an tỉnh:
- Chỉ đạo và hướng dẫn các lực lượng công an tăng cường công tác quản lý địa bàn, nhân khẩu, hộ khẩu; phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em và tự tử ở người chưa thành niên. Đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội trong cộng đồng, công an khu vực quản lý nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
f) Sở Tư pháp:
Truyền thông, phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan để Luật trẻ em và các quy định được triển khai thực hiện có hiệu quả, hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.
g) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Tỉnh:
- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức phát động Tháng hành động Vì trẻ em và Khai mạc Hè năm 2017; Đồng thời trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn, Đội xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ em sinh hoạt hè trong kỳ nghỉ hè.
- Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; và các ban ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” các cấp.
- Phát huy vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao do Đoàn quản lý (Nhà thiếu nhi, Nhà Văn hóa thanh niên...) để tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu niên, nhi đồng, ưu tiên các em ở địa bàn dân cư, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong dịp hè.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục-Đào tạo trong việc bàn giao, quản lý học sinh, tổ chức hoạt động hè an toàn; Tổ chức các sân chơi cho trẻ em tại các khu vực công cộng (Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng, Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhi...) bảo đảm an toàn, lành mạnh; Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, bóc lột lao động, mắc các tệ nạn xã hội; phòng tránh tai nạn thương tích (đặc biệt tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích...;
- Vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học được trở lại trường, lớp học.
h) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Hội Nông dân tỉnh:
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, nhất là cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Phát động sâu rộng trong toàn thể hệ thống Hội để cán bộ, hội viên Phụ nữ và Nông dân tham gia phong trào bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức diễn đàn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về các kiến thức nhằm phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức cho trẻ em sinh hoạt hè, vui chơi giải trí, lao động phù hợp và tham gia các hoạt động xã hội thiết thực, an toàn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ vào Kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em của UBND tỉnh, thống nhất với Sở Lao động Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên địa bàn mình quản lý.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn: có kế hoạch cụ thể, hoạt động thiết thực tham gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể các ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em và kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
- Tiến hành rà soát các khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè (làm rào chắn, biển cảnh báo tại hồ nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm,...).
- Căn cứ vào Kế hoạch này các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết của đơn vị mình.
- Báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 trước ngày 05/07/2017 gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (qua phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình, triển khai thực hiện tại các Sở, ban, ngành và địa phương liên quan./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây