Kế hoạch 401/KH-UBND năm 2024 phòng chống dịch Thành phố Hà Nội năm 2025
Kế hoạch 401/KH-UBND năm 2024 phòng chống dịch Thành phố Hà Nội năm 2025
Số hiệu: | 401/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Lê Văn Hiểu |
Ngày ban hành: | 31/12/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 401/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Lê Văn Hiểu |
Ngày ban hành: | 31/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 401/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
PHÒNG CHỐNG DỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2025
Trong năm 2024, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới diễn biến phức tạp. Dịch Sốt xuất huyết Dengue bùng phát mạnh tại khu vực châu Mỹ đặc biệt là tại một số quốc gia như Brazil, Mexico, Colombia; các dịch bệnh có vắc xin phòng như Sởi, Ho gà gia tăng tại nhiều quốc gia; dịch Cúm A/H5N1 gia tăng tại Mỹ; dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tái bùng phát tại khu vực châu Phi; nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác vẫn tiếp tục ghi nhận rải rác tại một số quốc gia như: Marburg, Tả, Nipal...
Tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh năm 2024 đã được kiểm soát tốt, cụ thể: tiếp tục duy trì thành quả thanh toán Bại liệt và loại trừ Uốn ván sơ sinh; không ghi nhận các trường hợp mắc các dịch bệnh nhóm A, dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập; bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát hiệu quả, không ghi nhận đợt bùng phát dịch; các dịch bệnh lưu hành như Sốt xuất huyết, Tay chân miệng ghi nhận số mắc giảm so với năm 2023; không ghi nhận người tử vong do bệnh Dại; bệnh Sởi và Ho gà có số mắc tăng so với năm 2023 nhưng là các ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp.
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, với dân số đông, mật độ dân số cao, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp nên ngoài việc đối mặt với dịch bệnh xâm nhập, các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, ... thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để chủ động triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dịch trên địa bàn Thành phố nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do bệnh dịch gây nên, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch thành phố Hà Nội năm 2025 cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% UBND các cấp từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh; bố trí sẵn sàng lực lượng tại chỗ, lực lượng tăng cường theo các cấp độ dịch tại địa phương.
- 100% UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng đề án/kế hoạch phòng chống Sốt xuất huyết, đảm bảo sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, hoá chất phòng chống dịch đáp ứng với mọi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- 100% UBND xã, phường, thị trấn kiện toàn, thành lập lực lượng cộng tác viên y tế - dân số, đội xung kích diệt bọ gậy, ... nhằm hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- 100% các quận, huyện, thị xã kiện toàn, thành lập tối thiểu 02 đội đáp ứng nhanh/đội cơ động phòng chống dịch bệnh.
- 100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn Hà Nội thực hiện khai báo, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm qua Hệ thống báo cáo trực tuyến theo Thông tư 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế; 100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia.
- 100% cán bộ y tế trong hệ thống giám sát xử lý, cấp cứu điều trị các loại dịch bệnh, các lực lượng tham gia, hỗ trợ phòng chống dịch từ Thành phố đến cơ sở được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng về công tác phòng chống dịch bệnh.
- 100% các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường chủ động phòng chống dịch bệnh hàng tuần.
- Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt từ 95% trở lên theo quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vắc xin khác đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán Bại liệt, loại trừ Uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh Sởi.
- 100% trẻ được rà soát tiền sử tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng khi nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố để khuyến cáo phụ huynh cho trẻ đi tiêm chủng bổ sung đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tục kiểm soát hiệu quả tình hình dịch COVID-19, hạn chế tối đa số trường hợp tử vong do COVID-19.
- Tổ chức giám sát phát hiện sớm, điều tra khoanh vùng, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội.
- Nâng cao năng lực phòng xét nghiệm các tuyến, tăng cường công tác xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh, đảm bảo tỷ lệ các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm được xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, đảm bảo người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: truyền thông, chia sẻ thông tin, tổ chức triển khai các hoạt động chủ động phòng chống dịch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương.
- Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tăng cường công tác chỉ đạo của các các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng chống dịch.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, tự chịu trách nhiệm; thực hiện quan điểm thống nhất trong lãnh đạo, đưa tiêu chí kết quả công tác phòng chống dịch vào chấm điểm đánh giá hàng tháng đối với địa phương và người đứng đầu chính quyền.
- Rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh. Ban chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống dịch.
- Chủ động xây dựng kế hoạch/phương án phòng, chống dịch năm 2025 trên địa bàn phù hợp với các nội dung ngành y tế triển khai. Kế hoạch phòng chống dịch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị, đề ra được các phương án đáp ứng chống dịch phù hợp, thích ứng linh hoạt trong từng tình huống.
- Đánh giá kết quả thực hiện đề án chủ động, kế hoạch phòng chống Sốt xuất huyết các năm trước để có phương án xây dựng đề án, kế hoạch trong năm
2025 và các giai đoạn tiếp theo đảm bảo phù hợp thực tiễn và hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các tuyến, trong đó tập trung kiểm tra giám sát tại các xã, phường trọng điểm, khu vực ổ dịch phức tạp để chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
- Hoạt động tuyên truyền phải đa dạng, phong phú về hình thức và nội dung; chủ động, đi trước đón đầu để định hướng người dân; kịp thời và sâu rộng từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn để người dân nắm bắt được thông tin.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đa dạng hoá các hình thức truyền thông: thông qua các cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương và Hà Nội; qua hệ thống đài truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gấp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ thể, hấp dẫn để mọi người dân dễ tiếp thu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền sự nguy hiểm của dịch bệnh và những biện pháp phòng chống.
- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của Thành phố để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng dịch bệnh nhưng không hoang mang, lo lắng.
- Thực hiện truyền thông nguy cơ, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các đối tượng lãnh đạo, quản lý, người tham gia trực tiếp phòng chống dịch và toàn thể người dân trong cộng đồng.
- Xác định công tác phòng chống dịch phải dựa vào cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm cho các chính sách, biện pháp phòng, chống dịch; tăng cường truyền thông, thông tin đến đông đảo người dân để hiểu, an tâm, hưởng ứng, phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Công tác tiêm chủng vắc xin
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác Tiêm chủng mở rộng: đảm bảo các đối tượng được tiêm đủ mũi, đúng thời gian. Tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vắc xin bổ sung theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác quản lý đối tượng tiêm chủng và thống kê đầy đủ mũi tiêm theo quy định của Bộ Y tế; Tăng cường kiểm tra các cơ sở tiêm chủng (bao gồm các cơ sở tiêm chủng công lập và dịch vụ) về việc đảm bảo an toàn trong tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế và quy định của Chính phủ tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn hướng dẫn, triển khai đối với các loại vắc xin mới được đưa bổ sung vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tiêm chủng từ tuyến cơ sở đến tuyến Thành phố bao gồm việc đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế tham gia triển khai tiêm chủng, đảm bảo về vật tư, trang thiết bị dây truyền lạnh; Huy động sự vào cuộc của các cơ sở y tế tuyến Trung ương, Bộ, ngành, hệ thống y tế tư nhân và toàn thể cộng đồng tham gia tổ chức hoạt động tiêm chủng bằng nhiều hình thức đồng thời đảm bảo đầy đủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, an toàn, tiết kiệm theo quy định.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong việc quản lý và triển khai quản lý đối tượng, lịch sử tiêm chủng, thống kê báo cáo... Thường xuyên rà soát, nắm bắt đối tượng và tiền sử tiêm chủng để không bỏ sót mũi tiêm.
- Triển khai tốt tiêm vắc xin phòng một số dịch, bệnh trên gia súc, gia cầm như: Bệnh Dại trên chó, mèo; cúm gia cầm; bệnh Tai xanh trên lợn; Lở mồm long móng trên gia súc...
- Tăng cường xã hội hóa hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng một số bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành để đa dạng loại hình, tăng cường khả năng tiếp cận và hưởng thụ dịch vụ y tế của nhân dân.
4. Công tác giám sát, xử lý dịch
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và tại Việt Nam để kịp thời tham mưu các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tiễn.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống giám sát, bao gồm việc bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát; Xây dựng quy trình, biểu mẫu và trang bị đủ các phương tiện phục vụ hoạt động giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, điều tra, khoanh vùng và xử lý kịp thời khu vực có ca bênh, ổ dịch, không để dịch lan rộng; Chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư, hóa chất cần thiết cho công tác điều tra, xử lý ổ dịch.
- Tăng cường công tác kiểm dịch Y tế tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài; thực hiện tốt hoạt động giám sát sức khỏe người nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhập cảnh vào Hà Nội; tổ chức khám sàng lọc, điều tra tiền sử dịch tễ đối với các hành khách nhập cảnh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn và đáp ứng kịp thời đối với các dịch bệnh xâm nhập vào Thành phố, đặc biệt với các dịch bệnh mới nổi, dịch bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức hệ thống giám sát đồng bộ từ tuyến Thành phố tới tuyến cơ sở, đa dạng loại hình giám sát (giám sát thường quy, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện, ...); thực hiện tốt hoạt động giám sát dịch bệnh chủ động tại các bệnh viện và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm để kịp thời bao vây khoanh vùng, xử lý.
- Thường xuyên, chủ động đánh giá nguy cơ dịch; xác định các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh, khu vực có ổ dịch phức tạp để tập trung nguồn lực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm, từ xa.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên y tế - dân số trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh dịch để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên động vật, gia súc, gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh dịch lây từ động vật sang người; dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu dịch bệnh, tiêm chủng và các hoạt động phòng chống, dịch tại Hà Nội, trong nước và quốc tế để phục vụ thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời.
5. Công tác thu dung điều trị bệnh nhân
- Tăng cường năng lực theo dõi, quản lý, điều trị các tuyến, nâng cao năng lực theo dõi, quản lý điều trị tại tuyến cơ sở để giảm tỷ lệ bệnh nhân nặng và nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị, hồi sức tuyến Thành phố để giảm tỷ lệ tử vong; tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo, đảm bảo tiêu chí bệnh viện an toàn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đặc biệt tại các cơ sở có thu dung, điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Thường xuyên cập nhật và tổ chức tập huấn về phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm gây dịch.
- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, giám sát và điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm.
- Tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân mắc bệnh dịch tại cộng đồng, tăng cường nhân lực hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để giảm tử vong do bệnh dịch.
- Huy động sự tham gia của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương, bộ, ngành và hệ thống y tế tư nhân tham gia công tác quản lý, thu dung, điều trị người mắc các bệnh truyền nhiễm trong trường hợp cần thiết.
- Tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho các cơ sở y tế tại các tuyến, đặc biệt là công tác xét nghiệm đối với những dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi.
- Củng cố và nâng cao năng lực xét nghiệm, đặc biệt năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chủ động giám sát, đánh giá sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh mới để có kế hoạch đáp ứng phù hợp; thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh, đảm bảo tỷ lệ người nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm được lấy mẫu xét nghiệm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ động rà soát năng lực và sẵn sàng huy động hệ thống cơ sở y tế tư nhân tham gia phục vụ công tác xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.
7. Công tác đào tạo, tập huấn
- Tổ chức tập huấn cho thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các ngành về những văn bản pháp luật trong công tác phòng, chống dịch: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật...
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật các kiến thức chuyên môn cho các cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch; tập huấn thực hành an toàn tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tham gia tập huấn thường xuyên, đảm bảo tất cả cán bộ làm công tác tiêm chủng phải có đầy đủ kỹ năng theo quy định.
- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên những kiến thức trong giám sát, phát hiện bệnh dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và trang bị kỹ năng truyền thông phòng chống dịch cho cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật các quy định, quy trình về giám sát, xử lý dịch, phác đồ điều trị các bệnh mới nổi có nguy cơ xâm nhập và triển khai tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế.
8. Công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch
- Các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường hàng tuần chủ động phòng chống, dịch bệnh trong đó có bệnh sốt xuất huyết vào chiều thứ 6 hàng tuần theo Chỉ thị số 04/2003/CT-UBND ngày 17/01/2003 của UBND thành phố Hà Nội.
- Tổ chức các đợt cao điểm tổng vệ sinh môi trường phòng chống, dịch bệnh: trong dịp Tết Nguyên đán; vệ sinh môi trường trong và sau mưa, lũ, ngập úng; vệ sinh môi trường trong trường học; tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, thu gom phế thải, phế liệu để chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết trước và trong mùa dịch.
- Tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại đối với các dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Bộ Y tế.
9. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua đường thực phẩm và thực hiện tốt công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm để chủ động phòng ngừa bệnh dịch lây truyền qua đường thực phẩm.
10. Công tác đảm bảo hậu cần cho phòng chống dịch
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men cho công tác phòng chống dịch tại các tuyến.
- Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng dịch ở người cũng như vắc xin phòng dịch cho gia súc, gia cầm.
- Bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, thuốc men sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất tử vong do dịch.
11. Công tác kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra định kỳ: Ban chỉ đạo các cấp có kế hoạch định kỳ kiểm tra công tác phòng chống dịch (Thành phố kiểm tra quận, huyện ít nhất 01 lần/năm; hàng quý quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các xã, phường, thị trấn; hàng tháng xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn).
- Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh Ban chỉ đạo các cấp tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch.
- Các Sở, ngành đoàn thể tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các đơn vị trực thuộc và tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố.
1. Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố)
- Tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch năm 2025; tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp thời; tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch của các quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác phòng chống dịch: giám sát chặt chẽ dịch tại cộng đồng, cơ sở y tế (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh...) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát; giám sát hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch, vùng có ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm ca bệnh dịch để cách ly không để dịch xâm nhập; xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh; thực hiện tiêm chủng phòng bệnh; vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phòng chống bệnh lây truyền qua thực phẩm. Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm việc phân luồng, kiểm soát người ra vào, đảm bảo công tác phòng hộ cho đội ngũ y bác sỹ nhằm không để lây nhiễm chéo dịch bệnh. Chuẩn bị khu cách ly đủ giường bệnh, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị cũng như nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Y tế phối hợp với các đơn vị trong ngành giáo dục để tổ chức triển khai thực hiện hoạt động rà soát tiền sử và tư vấn tiêm chủng đối với trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình của Trung ương và Hà Nội để thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch và tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; Phối hợp với các Sở, Ban ngành, đoàn thể liên quan để tổ chức hiệu quả hoạt động truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng.
- Thường xuyên tập huấn nâng cao, cập nhật kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phòng chống dịch phù hợp theo từng nhóm đối tượng: thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các ngành, cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân bệnh truyền nhiễm, cộng tác viên y tế,...
- Rà soát, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc men... cho công tác phòng chống dịch.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất về công tác phòng, chống dịch tại các quận, huyện, thị xã để kịp thời chỉ đạo và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch trên địa bàn trước UBND Thành phố; Chủ động xây dựng kế hoạch/đề án và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn từ sớm (đặc biệt đối với bệnh Sốt xuất huyết, Sởi). Tổ chức đánh giá việc thực hiện đề án, kế hoạch phòng chống Sốt xuất huyết trên địa bàn các năm trước để rút kinh nghiệm và có phương án bổ sung, điều chỉnh kịp thời cho đề án, kế hoạch thực hiện năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo đảm bảo phù hợp thực tiễn và hiệu quả.
- Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công; Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn để tích cực tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát, kiện toàn, bổ sung, củng cố lực lượng cộng tác viên y tế - dân số, đội xung kích diệt bọ gậy, các lực lượng hỗ trợ khác nhằm hỗ trợ cơ quan y tế địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chủ động thành lập đội công nhân phun hóa chất tại địa phương để sẵn sàng nguồn nhân lực tham gia xử lý ổ dịch khi cần.
- Chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân để chủ động thực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động khai báo khi mắc bệnh truyền nhiễm hoặc đến các cơ sở y tế khám khi có dấu hiệu nghi ngờ; tích cực phối hợp với chính quyền và cơ quan y tế địa phương trong các hoạt động xử lý dịch và chủ động tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế, Trạm Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý; Tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, lan rộng ngay sau khi ghi nhận.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn quản lý phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế trên địa bàn để thực hiện tốt hoạt động rà soát tiền sử và tư vấn tiêm chủng bổ sung các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ khi nhập học.
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý súc vật nuôi nhất là chó, mèo; chỉ đạo triển khai tốt việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó/mèo và tiêm các loại vắc xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm theo khuyến cáo của ngành Thú Y.
- Huy động cộng đồng duy trì tổng vệ sinh môi trường hàng tuần kết hợp với vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.
- Bố trí kinh phí đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng quy định cho các hoạt động phòng chống dịch và tiêm chủng mở rộng trên địa bàn từ nguồn kinh của địa phương; đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ về nguồn nhân lực, máy móc, hóa chất tại các tuyến để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí bổ sung cho hoạt động phòng chống dịch tại các xã, phường, thị trấn khi cần thiết.
- Thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, giám sát về công tác phòng, chống dịch tại các xã, phường, thị trấn để chấn chỉnh, chỉ đạo kịp thời việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo quyết liệt, hiệu quả.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Tham mưu UBND Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo Luật Thú y và các văn bản thi hành Luật; Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã quản lý chặt chẽ và tổ chức tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại cho đàn chó, mèo trên toàn Thành phố đảm bảo đạt chỉ tiêu theo khuyến cáo của ngành Thú Y (đặc biệt tại các huyện nguy cơ cao về bệnh dại như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Ba Vì, Mỹ Đức, Hoài Đức,...); Duy trì kết quả xây dựng vùng an toàn bệnh dại động vật theo hướng dẫn của Trung ương và kế hoạch của Thành phố.
- Phổ biến tuyên truyền, tập huấn các biện pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong chăn nuôi.
- Phối hợp, chỉ đạo, tổ chức và duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật, không để gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; nơi kinh doanh, buôn bán, giết mổ, sơ chế động vật tại các chợ, khu vực nguy cơ dịch bệnh; khu vực có ổ dịch động vật, hố chôn hủy động vật bệnh; khu chăn nuôi bị ngập úng, nơi di dời vật nuôi; nơi thu gom rác thải; tổ chức phun diệt ruồi, động vật trung gian truyền bệnh.
- Phối hợp, chỉ đạo, tổ chức giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch bệnh động vật để kịp thời khoanh vùng bao vây, xử lý triệt để không để lây lan, đặc biệt, các bệnh có khả năng lây từ động vật sang người.
- Phối hợp, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định trong công tác kiểm dịch; kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm của các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Thông tin kịp thời tình hình và diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên người.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử khuẩn để phòng chống các dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh trong trường học như: Sốt xuất huyết, Sởi, Tay chân miệng, Thủy đậu, Quai bị, Cúm, ....
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố phối hợp với ngành Y tế để thực hiện hoạt động rà soát tiền sử và tư vấn tiêm chủng bổ sung đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho 100% trẻ mầm non, tiểu học khi nhập học.
- Tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng. Phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh trên bảng tin của các trường học.
- Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp học sinh mắc bệnh dịch trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm chủng vắc xin tại các trường học; Sẵn sàng phối hợp triển khai các chiến dịch tiêm vắc xin khác cho đối tượng học sinh theo kế hoạch của Bộ Y tế.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học (quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh) công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
- Chỉ đạo các công ty du lịch, các khách sạn tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng chống dịch, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống; Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng chống, dịch đáp ứng khi ghi nhận khách du lịch mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi...
- Chỉ đạo các công ty du lịch, các khách sạn thường xuyên liên hệ, phối hợp và thông tin với cơ quan y tế địa phương để cập nhập các thông tin về tình hình dịch bệnh, thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế địa phương để Sở Y tế chỉ đạo phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi thực phẩm mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị có liên quan đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu nhân dân trong trường hợp phải cách ly, phong tỏa do dịch bệnh
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Y tế và các đơn vị liên quan cung cấp thông tin, hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương, địa phương phối hợp và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố cũng như phổ biến cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng, chống dịch; phổ biến, giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động phòng bệnh bằng đa dạng các hình thức tuyên truyền.
- Kiểm tra, hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển xử lý phế thải trong quá trình thi công các công trình xây dựng.
- Chỉ đạo các đơn vị cung cấp nước sạch đảm bảo cung cấp nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt nhằm hạn chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa.
- Tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng chống dịch tại các công trình xây dựng khi có đề xuất của ngành Y tế.
- Phối hợp với địa phương, ngành y tế tuyên truyền công tác phòng chống dịch tại các công trường xây dựng tuân thủ khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi phát hiện có công nhân, người lao động tại công trường bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo các Công ty môi trường đô thị triển khai tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý nguồn chất thải, rác thải sinh hoạt và rác thải y tế đặc biệt với rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các cơ sở y tế, khu thu dung và rác thải lây nhiễm tại cộng đồng trên địa bàn Thành phố.
- Quản lý môi trường, nguồn nước: Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn nước thải, đảm bảo nguồn nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.
- Khuyến khích triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh.
- Phổ biến và áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phòng, chống dịch.
11. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Thành phố thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách Thành phố.
- Phối hợp với ngành Y tế quản lý các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm có yếu tố nước ngoài.
- Phổ biến, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho người nước ngoài đến Việt Nam.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường phòng, chống các loại dịch bệnh tại nhà ga, bến xe, bến tầu.
- Đề xuất các phương án phân luồng cũng như hạn chế giao thông công cộng trong trường hợp dịch bùng phát để hạn chế lây lan dịch bệnh.
14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho những người trong khu vực có dịch bệnh, hỗ trợ kịp thời đối với trường hợp tử vong do bệnh dịch theo quy định; Cung cấp cho ngành Y tế thông tin về các trường hợp đi lao động tại các vùng có dịch trở về Việt Nam và lưu trú trên địa bàn Thành phố; Triển khai thực hiện tốt công tác xử lý tử thi đối với các trường hợp mắc dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong Trường cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở Giáo dục dạy nghề trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo Cảnh sát Môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo pháp luật những đơn vị gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp trong các đoàn liên ngành kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan y tế trên địa bàn, phối hợp thực hiện cưỡng chế cách ly, khử khuẩn, triển khai các biện pháp chống dịch khi cần thiết.
- Tổ chức xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp thông tin không đúng về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng và các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo phòng quân Y các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh quân y thực hiện khai báo, báo cáo thông tin các trường hợp mắc/nghi mắc bệnh truyền nhiễm lên hệ thống báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế đến khám và điều trị tại các bệnh viện quân đội để ngành Y tế phối hợp giám sát và phòng, chống dịch.
- Có phương án triển khai khu vực cách ly và Bệnh viện Dã chiến chi viện cho ngành Y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành Y tế. Sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trong các cơ sở thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm trong trường hợp cần thiết.
17. Cảng vụ Hàng không Miền Bắc
Chỉ đạo các đơn vị tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài triển khai các biện pháp phòng chống dịch, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ hành khách, hàng hóa nhập cảnh từ vùng có dịch.
Chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế xử lý hàng hóa bị ô nhiễm có nguy cơ phát tán mầm bệnh gây dịch.
19. Cục Quản lý thị trường Hà Nội
- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn Thành phố. Tăng cường kiểm tra, quản lý xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hóa trên thị trường hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với trang thiết bị y tế, dụng cụ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe, dùng để phòng bệnh, chữa bệnh.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu, hàng giả, lưu ý các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thiết bị y tế...).
20. Bảo hiểm xã hội Thành phố
Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh dịch theo quy định.
21. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố
- Phối hợp với ngành Y tế và các sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng; Tổ chức quyên góp, hỗ trợ nhằm giảm bớt các thiệt hại do dịch bệnh gây nên trong trường hợp cần thiết.
IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Tổ chức giao ban định kỳ cũng như đột xuất khi có yêu cầu về công tác phòng, chống dịch giữa Thành phố với các quận, huyện, thị xã cũng như giữa quận, huyện, thị xã với xã, phường, thị trấn để nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh và có các biện pháp chỉ đạo phòng, chống kịp thời.
- Sở Y tế (cơ quan thường trực) tham mưu cho UBND Thành phố đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo và các sở, ban, ngành Thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và tổng hợp báo cáo với UBND Thành phố. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, nguồn huy động xã hội hoá và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
UBND Thành phố đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây