Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án \"Phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030\" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án \"Phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030\" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: | 374/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Võ Văn Phi |
Ngày ban hành: | 04/12/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 374/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Võ Văn Phi |
Ngày ban hành: | 04/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 374/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 04 tháng 12 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022-2030;
Căn cứ Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1693/QĐ-BNN-BVTV ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là phương pháp phòng trừ sinh vật gây hại (SVGH) trên cơ sở của hệ cân bằng sinh thái đồng ruộng. Chủ yếu là bảo vệ thiên địch và tận dụng tối đa khả năng hạn chế dịch hại của thiên địch. Kết hợp với các biện pháp tăng cường sức chống chịu SVGH của cây trồng. Sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý để bảo vệ thiên địch và môi trường sống. Các nguyên tắc của IPM gồm: Trồng cây khỏe, bảo tồn thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân là chuyên gia.
Chương trình IPM đã áp dụng và thực hiện từ năm 1993 đến nay, kết quả đã góp phần rất lớn trong việc quản lý dịch hại cây trồng, nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông nghiệp và nông dân về mối quan hệ giữa phân bón, SVGH và khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng; từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm lượng đạm dư thừa, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là hạn chế dịch rầy nâu trên lúa, sâu bệnh hại trên rau, hồ tiêu,... Đến nay đã tổ chức 8 lớp tập huấn IPM cho hơn 250 lượt nông dân tham dự trên các loại cây trồng xoài, chôm chôm, sầu riêng, qua đó giúp người học có kiến thức thực hiện áp dụng cho 1 vụ gieo trồng, 1 vườn cây trong nhiều năm, áp dụng cho nhiều loại cây trồng một lúc. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 67% số xã có sản xuất nông nghiệp có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, có kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về IPM; tỷ lệ diện tích cây trồng được áp dụng IPM là: Lúa (60,56%), hồ tiêu (37,5%), sầu riêng (32,4%), bưởi (60,4%), chôm chôm (32,5%), xoài (35,5%), rau an toàn (30,4%). Như vậy, một số cây trồng có tỷ lệ diện tích áp dụng IPM còn thấp, dẫn đến sản phẩm chưa đồng đều về chất lượng và an toàn thực phẩm nên khó khăn trong khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, việc triển khai IPM tại Đồng Nai vẫn còn nhiều thách thức. Một trong số đó là nhận thức của người nông dân về phương pháp này. Nhiều hộ nông dân sản xuất vẫn chưa biết cách áp dụng phương pháp quản lý sinh vật gây hại bằng phương pháp vật lý, sinh học và vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu bệnh trong canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, còn một số thách thức khác như vấn đề tài chính, sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước, năng lực kỹ thuật của nhiều người nông dân còn hạn chế, do đó việc áp dụng phương pháp IPM còn gặp nhiều khó khăn.
Ngày 27 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1909/QĐ-BNN-KH ban hành Chương trình hành động triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam được xác định là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.
Ngày 23 tháng 9 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV về việc ban hành Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022-2030; trong đó cụ thể về IPHM như sau: IPHM lấy sức khỏe cây trồng làm trung tâm, khắc phục được một số điểm yếu của IPM (phòng chống sinh vật gây hại bằng cách tận dụng lợi thế tự nhiên, giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách thông qua giảm thuốc BVTV hóa học. Trong khi đó, IPHM có tính toàn diện hơn, xem xét tất cả các yếu tố sinh học, phi sinh học, bao gồm cả giống, đất, nước, phân bón, địa hình, cảnh quan nông nghiệp, môi trường... để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, chủ động ngăn ngừa dịch hại với phương châm "phòng là chính" và giảm thiểu hoặc không cần sử dụng hóa chất. IPHM không chỉ quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà còn rất coi trọng các biện pháp quản lý nhà nước về sinh vật gây hại nhằm ngăn ngừa nguy cơ xâm nhập hoặc bùng phát của dịch hại với sự tham gia của cộng đồng.
Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một cách tiếp cận mới trong chiến lược bảo vệ thực vật, được phát triển trên nền tảng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với nông nghiệp sinh thái (Agroecology). Điểm khác biệt giữa hai chương trình chủ yếu nằm ở cách tiếp cận. Cụ thể, IPM muốn kiểm soát dịch hại, lấy đó làm cơ sở để bảo vệ cây trồng. Những biện pháp của IPM nhấn mạnh đến trừ dịch hại và chỉ tập trung vào nông nghiệp. Trong khi đó, IPHM muốn nâng cao sức khỏe cây trồng. Những biện pháp của IPHM chủ yếu hướng vào việc phòng dịch hại.
Hướng dẫn viên IPHM cộng đồng là cán bộ nông nghiệp cấp xã (trồng trọt, bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông), cán bộ thôn, ấp; cán bộ hoặc thành viên hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp; cán bộ nông vụ thuộc doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc tổ chức sản xuất trồng trọt; nông dân tiên tiến đã qua huấn luyện FFS-IPM hoặc FFS-IPHM; các hướng dẫn viên cộng đồng về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (TOFIPFIM) có đủ khả năng tuyên truyền, hướng dẫn cho các nông dân khác làm theo.
Nông dân IPHM nòng cốt là nông dân trực tiếp sản xuất trồng trọt ở địa phương hoặc thuộc doanh nghiệp trực tiếp sản xuất trồng trọt, được huấn luyện về IPHM thông qua lớp học hiện trường (Farmer Field School - FFS).
IPHM dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản gồm: (1) Đất khỏe (Đất giúp điều tiết nước và các chất hòa tan đi xuống hoặc qua đất. Đất duy trì sự sống của thực vật và động vật, sự đa dạng và năng suất của các sinh vật sống phụ thuộc vào đất.
Đất lọc và làm giảm, ngăn ngừa các ô nhiễm tiềm tàng: các kháng chất và vi sinh vật trong đất có trách nhiệm lọc, đệm, làm suy giảm, cố định, giải độc hữu cơ và vô cơ, bao gồm các rác thải công nghiệp và đô thị ô nhiễm khí quyển. Đất giúp sự ổn định và hỗ trợ về mặt vật lý); (2) Cây trồng khỏe (Gồm giống tốt, cấy mật độ phù hợp, dinh dưỡng hợp lý, sinh vật gây hại thấp, đảm bảo năng suất chất lượng,...); (3) Đầu tư thông minh (Trước những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt, sức ép từ đảm bảo an ninh lương thực do tăng dân số và yêu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng đối với nông sản, thực phẩm tại thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, Việt Nam đang theo đuổi xu hướng phát triển nông nghiệp thông minh với việc chọn lọc các kỹ thuật tiên tiến của thời kỳ cách mạng 4.0 ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp cao); (4) Bảo vệ môi trường sinh thái (bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong đó bao gồm địa chất, đất, không khí, nước và tất cả các sinh vật sống); (5) Giám sát và kiểm tra đồng ruộng (người nông dân nâng cao trình độ hiểu biết, nắm được tình hình sinh trưởng phát triển cây trồng, biết được dịch hại, thời tiết, đất, nước và đánh giá so sánh được vụ này với vụ khác, năm này với năm khác để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời); (6) Nông dân chuyên nghiệp và có trách nhiệm (người nông dân phân tích, nhìn nhận, so sánh các yếu tố trên đồng ruộng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý, tuyên truyền kinh nghiệm, kiến thức, chia sẻ cho người nông dân khác, bảo vệ an ninh lương thực cho địa phương, quốc gia).
1. Mục đích
a) Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội về Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các mục tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030.
b) Đề ra các hoạt động cụ thể cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực tại tỉnh Đồng Nai.
2. Yêu cầu
a) Kế hoạch hành động là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc Sở và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, góp phần thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp, nhân rộng các mô hình điển hình.
1. Mục tiêu chung
Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao khả năng phòng chống sinh vật gây hại (SVGH) và chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của thời tiết, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Đảm bảo đến năm 2030 tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính tối thiểu đạt 121,9 triệu tấn các-bon tương đương (CO2 tđ), (không bao gồm lượng giảm phát thải khí nhà kính từ sử dụng năng lượng trong sản xuất); tổng lượng phát thải mê-tan không vượt quá 45,9 triệu tấn CO2 tđ; tăng hấp thụ các-bon trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, tạo cơ sở cho phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Có 90% diện tích lúa, rau, cây ăn trái, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu áp dụng IPHM (ít nhất 60% diện tích lúa, 30% diện tích rau màu, cây ăn quả và 50% diện tích cây công nghiệp áp dụng đầy đủ các biện pháp IPHM) qua đó giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học. Tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường.
b) Trên 80% số xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 05 nông dân nòng cốt/xã, phường) có hiểu biết, kỹ năng và áp dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.
- Đào tạo giảng viên, hướng dẫn viên (Chương trình và tài liệu đào tạo Ban hành theo Quyết định số 846/QĐ-BVTV-TV ngày 28 tháng 3 năm 2023), cụ thể:
+ Giảng viên TOT-IPHM Quốc gia: Ít nhất có 05 giảng viên qua đào tạo.
+ Giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh: Có ít nhất 30 giảng viên qua đào tạo (giảng viên và giảng viên hướng dẫn là giảng viên TOT-IPHM Quốc gia).
+ Hướng dẫn viên cộng đồng: (giảng viên là giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh). Mỗi xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng (tổ chức 10 lớp đào tạo/tập huấn hướng dẫn viên IPHM cộng đồng).
+ Huấn luyện nông dân về IPHM (FFS): Tập huấn IPHM cho người sản xuất tại các vùng trồng nông sản đã được cấp mã số vùng trồng đang tham gia các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu, quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Mỗi xã, phường có 5 nông dân IPHM nòng cốt (40 lớp huấn luyện nông dân IPHM nòng cốt).
c) Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên cây ăn trái, cây công nghiệp và nhân rộng mô hình ứng dụng IPHM.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN (Phụ lục I)
1. Tăng cường nguồn lực phát triển IPHM
a) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ (TOT) và nông dân (FFS) để đáp ứng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển IPHM.
b) Xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật (hệ thống tưới nước tiết kiệm, cơ sở nghiên cứu về côn trùng có ích cho nông nghiệp...) phục vụ phát triển IPHM.
c) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án để huy động vốn từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân và vốn từ nước ngoài để thực hiện chương trình IPHM.
d) Xây dựng, hướng dẫn cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩy ứng dụng IPHM trên địa bàn tỉnh.
a) Xây dựng các chuyên đề, sản phẩm truyền thông về IPHM trên các cây lúa, rau, cây dược liệu, cây ăn trái, cây công nghiệp để tuyên truyền, phổ biến IPHM có chất lượng, hiệu quả, đến được với nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, vận động cộng đồng áp dụng IPHM trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể các cơ quan thông tin đại chúng.
b) Phổ biến rộng rãi tới người sản xuất qua hệ thống thông tin đại chúng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật IPHM.
c) Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến IPHM trong triển khai thực hiện hỗ trợ sản xuất an toàn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
3. Rà soát, lồng ghép IPHM vào chương trình, đề án có liên quan
Triển khai lồng ghép phát triển chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) vào chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình số 08/CTr-UBND ngày 21/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025; Đề án "Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"; Kế hoạch số 12766/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; Kế hoạch số 11444/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ IPHM
a) Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất hạt giống, giống cây khỏe; chọn tạo, phát triển loại giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu SVGH, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường (hạn, mặn, phèn,...); nghiên cứu công nghệ xử lý hạt giống, cây giống giúp cây trồng phát triển tốt, tăng cường tính kháng sâu bệnh, thích ứng tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
b) Ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để chủ động phòng chống SVGH, bảo vệ sản xuất.
c) Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tác nhân sinh học phòng chống SVGH, phân bón vi sinh.
d) Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định, giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo sớm và giám sát, phòng chống SVGH.
đ) Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính.
5. Xây dựng mô hình và triển khai các hoạt động ứng dụng IPHM trong sản xuất
a) Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM làm cơ sở để nhân rộng ứng dụng IPHM trong thực tế sản xuất, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; gắn kết IPHM vào các mô hình sản xuất, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ.
b) Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM từ tỉnh đến huyện, xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, HTX... gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
a) Phối hợp giữa ngành nông nghiệp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh,...) để thông tin tuyên truyền hiệu quả về IPHM.
b) Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về IPHM.
c) Phổ biến các hình thức sinh hoạt cộng đồng (câu lạc bộ, diễn đàn, hội thảo đầu bờ, triển lãm/hội chợ, hội quán...) để người sản xuất trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... để nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng IPHM và khả năng tiếp cận thị trường.
d) Tổ chức khảo sát thực tế các mô hình, những cách làm hay về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp trong thực tiễn để phục vụ công tác tuyên truyền phù hợp với vùng, miền, đối tượng thụ hưởng.
đ) Hàng năm tổ chức hội thi tìm hiểu về IPHM, hội nghị, hội thảo và đăng tin, bài về IPHM trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, chia sẻ thông tin chính sách, kiến thức, bài học kinh nghiệm.
2. Về đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn lực
a) Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo, tập huấn về IPHM (tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, trang trại, cán bộ kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật).
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn về IPHM cho đội ngũ cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật để phát triển lực lượng giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh; đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cho cấp xã.
c) Đào tạo hướng dẫn viên cộng đồng giúp cho chính quyền, các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai các hoạt động ứng dụng IPHM ở các xã.
d) Tập huấn nông dân nòng cốt (các nhân tố tích cực của các đoàn thể, Hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp) để có thể trực tiếp thử nghiệm ứng dụng các kỹ thuật IPHM và hướng dẫn người sản xuất cùng ứng dụng.
đ) Đầu tư cơ sở vật chất; tăng cường phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ phát triển IPHM.
a) Định hướng công tác nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng cao, khả năng chống chịu SVGH tốt, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường (hạn, mặn, phèn,...) nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sản xuất.
b) Nghiên cứu chuyển giao công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất hạt giống, cây giống khỏe cho các tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế nông hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã với mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao năng suất, giá trị của cây trồng và thu nhập của người dân.
c) Nghiên cứu, tuyển chọn, chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, tác nhân sinh học phòng chống sinh vật gây hại, phân bón vi sinh cho các tổ chức, cá nhân.
d) Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính.
đ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định, giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo và cảnh báo sớm dịch hại, giám sát phòng trừ nhằm đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản lý dịch hại cây trồng.
Thông qua liên doanh liên kết kêu gọi, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp hợp tác, phát triển IPHM theo hướng nhiều bên cùng tham gia.
5. Giải pháp về tăng cường quản lý, thanh kiểm tra
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh, mua bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón để đảm bảo chất lượng và ổn định giá cả; kiểm tra. Thực hiện kiểm tra các tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định về sản xuất trồng trọt đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Về liên kết và sản xuất tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức các lớp tập huấn IPHM cho người sản xuất tại các vùng trồng nông sản đã được cấp mã số xuất khẩu, đang tham gia các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu, quy định của nước nhập khẩu về quản lý sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
a) Rà soát hệ thống chính sách hiện hành để tổ chức thực hiện tốt và hướng dẫn cụ thể đến các tổ chức, cá nhân để tạo động lực thúc đẩy ứng dụng IPHM.
b) Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đăng ký, kinh doanh, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tác nhân sinh học trong phòng chống SVGH cây trồng.
c) Hỗ trợ hoạt động nông dân huấn luyện nông dân; nông dân nòng cốt thực hiện các thực nghiệm/nghiên cứu đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phổ biến, hướng dẫn nông dân khác áp dụng.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Phụ lục II, III, IV, V, VI đính kèm)
1. Tổng kinh phí thực hiện: 4.299.750.000 đồng
Bằng chữ: Bốn tỷ hai trăm chín mươi chín triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng.
2. Nguồn kinh phí
a) Sự nghiệp nông nghiệp cấp tỉnh: 867.250.000 đồng
b) Sự nghiệp nông nghiệp cấp huyện: 3.412.500.000 đồng
3. Kinh phí lồng ghép vào các chương trình, dự án; kinh phí tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp từ các nhà tài trợ, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
b) Xây dựng các nội dung, nhiệm vụ lồng ghép vào chương trình công tác hàng năm theo quy định để tổ chức triển khai Kế hoạch.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, đề xuất lồng ghép từ các nguồn kinh phí được ngân sách bố trí hàng năm cho ngành Nông nghiệp.
d) Huy động nguồn vốn xã hội hóa, hợp tác công tư (PPP) để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển IPHM trên diện rộng.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất ban hành, điều chỉnh các chính sách bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu của Kế hoạch.
e) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng năm để rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng phương hướng cho năm tiếp theo.
2. Các sở, ngành liên quan
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng giai đoạn 2023-2030 của tỉnh.
b) Sở Tài chính
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan rà soát, hướng dẫn sử dụng ngân sách địa phương để lồng ghép nội dung thực hiện IPHM vào các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch. Huy động nguồn vốn xã hội hóa, hợp tác công tư (PPP) để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển IPHM trên diện rộng.
d) Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, hướng dẫn đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến đối với sản phẩm cây trồng chủ lực tỉnh Đồng Nai gắn với chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
đ) Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố để kịp thời đưa tin, tuyên truyền các nội dung của Kế hoạch này và tính hiệu quả của việc ứng dụng IPHM trên cây trồng vào sản xuất nông nghiệp.
3. Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, vận động nâng cao nhận thức hội viên, nông dân về mục đích ý nghĩa, lợi ích mô hình ứng dụng IPHM. Phát động hội viên, nông dân tham gia các phong trào thi đua ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng IPHM trên các cây trồng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bảo vệ môi trường nông thôn quản lý sâu bệnh hiệu quả, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b) Xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện các quy định có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, công tác triển khai và áp dụng IPHM tại các địa phương, Hội nông dân các cấp và hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thành phố
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
b) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực để triển khai có hiệu quả Kế hoạch tại địa phương.
c) Cử học viên tham dự lớp đào tạo giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.
d) Quản lý có hiệu quả tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV trên địa bàn quản lý.
đ) Huy động nguồn vốn xã hội hóa, hợp tác công tư (PPP) để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển IPHM trên diện rộng.
e) Chỉ đạo UBND cấp xã và các tổ chức sản xuất trồng trọt trên địa bàn:
- Tiếp nhận và khuyến cáo nông dân ứng dụng chương trình IPHM.
- Tổ chức nhân rộng các mô hình IPHM.
- Đưa IPHM vào chương trình hành động của từng địa phương.
Định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn. Báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 11.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án phát triển Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất) để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NỘI DUNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh Đồng
Nai)
STT |
Nội dung thực hiện |
Mục tiêu |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Tăng cường nguồn lực phát triển IPHM |
|
|
|
|
|
Đào tạo giảng viên (TOT) IPHM Quốc gia |
Có ít nhất 05 giảng viên qua đào tạo |
Cục BVTV |
Sở Nông nghiệp và PTNT/ UBND các huyện, thành phố |
2024-2026 |
|
Đào tạo giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh |
Có ít nhất 30 giảng viên qua đào tạo |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố; Phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thành phố, Trung tâm DVNN huyện, thành phố |
2025-2026 |
|
Tập huấn Hướng dẫn viên cộng đồng |
Mỗi xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng (10 lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên IPHM cộng đồng). Mỗi huyện và thành phố Long Khánh tổ chức 1 lớp tập huấn |
UBND các huyện, thành phố |
UBND các xã, phường, thị trấn |
2025-2030 |
|
Huấn luyện nông dân về IPHM (FFS) |
Mỗi xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có ít nhất 5 nông dân IPHM nòng cốt (40 lớp huấn luyện nông dân IPHM nòng cốt). Mỗi huyện và thành phố Long Khánh tổ chức 4 lớp tập huấn |
UBND các huyện, thành phố |
UBND các xã, phường, thị trấn |
2025-2030 |
2 |
Nâng cao nhận thức về IPHM |
|
|
|
|
- |
Xây dựng các chuyên đề, sản phẩm truyền thông về IPHM trên các cây lúa, rau, cây ăn trái, cây công nghiệp để tuyên truyền, phổ biến IPHM có chất lượng, hiệu quả, đến được với nhiều nhóm đối tượng trong xã hội. Nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng về nguy cơ do hóa chất thuốc BVTV, phân bón gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái |
Phấn đấu ban hành 01 chuyên đề/1 năm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Thông tin và Truyền thông; Đài PTTH Đồng Nai, Báo Đồng Nai; Phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thành phố, Trung tâm DVNN huyện, thành phố |
Hàng năm |
- |
Tiếp nhận tài liệu hướng dẫn về IPHM trên một số cây trồng chủ lực để tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến IPHM có chất lượng, hiệu quả, đến được với nhiều nhóm đối tượng trong tỉnh |
Cấp tỉnh tiếp nhận tài liệu và triển khai, đơn vị cấp huyện, thành phố tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Cục Bảo vệ thực vật; các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh/huyện/xã; UBND các huyện, thành phố; Phòng Nông nghiệp/Kinh tế các huyện, thành phố, Trung tâm DVNN huyện, thành phố |
2024-2030 |
- |
Tổ chức hội thi tìm hiểu về IPHM, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết |
Tổ chức 03 hội nghị |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố |
2024-2030 |
3 |
Rà soát, lồng ghép IPHM vào chương trình, đề án có liên quan |
|
|
|
|
|
Lồng ghép phát triển chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) vào chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình số 08/CTr-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025; Đề án "Phát triển nông nghiệp đô thị vùng Tây Nam tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"; Kế hoạch số 12766/KH-UBND ngày 18/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 110-KH/TU ngày 31/12/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; Kế hoạch số 11444/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh về Chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 1993/KH-SNN ngày 06/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050... |
Lồng ghép |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
4 |
Tổ chức quản lý, triển khai nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ |
|
|
|
|
|
- Công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất hạt giống, giống cây khỏe; chọn tạo, phát triển loại giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường (hạn, mặn, phèn,...); công nghệ xử lý hạt giống, cây giống giúp cây trồng phát triển tốt, tăng cường tính kháng sâu bệnh, thích ứng tốt với điều kiện bất lợi của môi trường - Các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để chủ động phòng chống SVGH, bảo vệ sản xuất. - Công nghệ sản xuất chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tác nhân sinh học phòng chống SVGH, phân bón vi sinh. - Công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định, giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo sớm và giám sát, phòng chống SVGH. - Các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính |
Nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, các Viện, trường |
2024-2026 |
5 |
Xây dựng mô hình và triển khai các hoạt động ứng dụng IPHM trong sản xuất |
|
|
|
|
- |
Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM trên rau, cây ăn trái, cây công nghiệp làm cơ sở để nhân rộng ứng dụng IPHM trong thực tế sản xuất, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; gắn kết IPHM vào các mô hình sản xuất, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ. (Căn cứ Quyết định số 18/2024/QĐ-UBND ngày 17/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để triển khai xây dựng mô hình) |
01 mô hình/huyện, thành phố |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2024-2026 |
- |
Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM từ tỉnh đến huyện, xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, Hợp tác xã... gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị |
|
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2024-2030 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP ĐÀO TẠO GIẢNG VIÊN TOT-IPHM CẤP TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Nội dung hoạt động |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Căn cứ pháp lý xây dựng mức chi |
|
Đào tạo giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh cho 35 học viên/lớp/50 ngày |
|
|
|
|
|
1 |
Chi phí giảng viên, ban tổ chức |
|
|
|
177.000.000 |
|
- |
Chi giảng viên chính (30 ngày, gồm: 22 ngày lý thuyết + 1 ngày hội thảo + 1 ngày kiểm tra + 2 ngày thiết kế thí nghiệm + 2 ngày thu hoạch + 1 ngày báo cáo + 1 ngày tham quan) x 800,000 đồng/ngày) |
ngày |
30 |
800.000 |
24.000.000 |
Nghị quyết 180/2019/NQ-HĐND |
- |
Chi Giảng viên hướng dẫn: 106 ngày Gồm: 70 ngày hướng dẫn cho 5 lớp FFS (14 ngày thực hành x 5 giảng viên/ngày) và 36 ngày hướng dẫn tại lớp học lý thuyết, hội thảo, thí nghiệm, kiểm tra, tham quan (28 ngày lý thuyết + 1 ngày hội thảo + 1 ngày kiểm tra + 2 ngày thiết kế thí nghiệm + 2 ngày thu hoạch + 1 ngày báo cáo + 1 ngày tham quan) x 700.000đ/ngày |
ngày |
106 |
700.000 |
74.200.000 |
Nghị quyết 180/2019/NQ-HĐND |
- |
Tiền ăn giảng viên 150.000đ/ngày x 136 ngày gồm: 30 ngày giảng viên chính và 106 ngày giảng viên hướng dẫn) |
Ngày |
136 |
150.000 |
20.400.000 |
Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND |
- |
Chi phí đi lại giảng viên (khoán 400.000đ/giảng viên/tuần x 5 giảng viên x 16 tuần học) |
người |
90 |
400.000 |
36.000.000 |
Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND, Điều 5, TT40/2017-TT-BTC |
- |
Chi phí thuê phòng nghỉ giảng viên: 64 ngày x 350.000đ/ngày. Gồm: Giảng viên chính 22 ngày; giảng viên phụ 3 ngày/tuần x 14 tuần = 42 ngày |
ngày |
64 |
350.000 |
22.400.000 |
Nghị quyết 90/2017/NQ-HĐND |
2 |
Chi chuyên gia ngoại khóa |
|
|
|
24.000.000 |
Nghị quyết 180/2019/NQ-HĐND |
|
Tiền thuê chuyên gia (6 Buổi chuyên đề x 2 buổi/chuyên đề = 12 buổi) |
buổi |
12 |
1.500.000 |
18.000.000 |
|
|
Tiền xe đưa đón chuyên gia (6 ngày x 2 chiều đi về = 12 chuyến x 500.000đ/chuyến) |
chuyến |
12 |
500.000 |
6.000.000 |
|
3 |
Chi giải khát giữa giờ |
|
|
|
70.000.000 |
Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
|
Nước uống cho học viên, người giảng viên, trợ giảng, BTC tham gia khóa TOT (35 người/ngày x 50 ngày) |
người |
1.750 |
40.000 |
70.000.000 |
|
4 |
Chi thuê xe 7 chỗ đưa đón giảng viên, học viên dạy 5 lớp FFS-IPM (2 chuyến/lớp x 5 lớp/tuần x 14 tuần) |
chuyến |
140 |
500.000 |
70.000.000 |
Theo thực tế |
5 |
Thuê hội trường (28 ngày x 1.000.000đ/ngày) |
ngày |
28 |
1.000.000 |
28.000.000 |
Theo thực tế, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
6 |
Vật liệu lớp học (sổ ghi chép, bảo hộ lao động, dụng cụ nuôi côn trùng, vật liệu thí nghiệm,...) |
|
|
|
40.000.000 |
Theo thực tế, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
7 |
Thuê ruộng thực hành |
|
|
|
10.000.000 |
Theo thực tế |
8 |
Photo tài liệu lớp học |
Tập |
35 |
60.000 |
2.100.000 |
Quyết định 23/2018/QĐ-UBND |
9 |
In băng rôn lớp tập huấn |
Tờ |
1 |
500.000 |
500.000 |
Theo thực tế |
10 |
Hội nghị tổng kết (100 đại biểu; gồm 50 người không hưởng lương và 50 người hưởng lương) |
|
|
|
15.000.000 |
|
- |
Tài liệu, văn phòng phẩm (20.000đ/bộ x 100 bộ) |
bộ |
100 |
20.000 |
2.000.000 |
Theo thực tế, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
- |
Phông nền Hội nghị, băng rôn (1.000.000đ/bộ) |
Bộ |
1 |
1.000.000 |
1.000.000 |
Theo thực tế |
- |
Trang trí, hoa Hội nghị |
Hội nghị |
1 |
500.000 |
500.000 |
Theo thực tế |
- |
Thuê máy tính, máy chiếu, âm thanh (2.000.000đ/bộ) |
Bộ |
1 |
2.000.000 |
2.000.000 |
Theo thực tế |
- |
Chế độ cho đại biểu: |
|
|
|
0 |
|
- |
Tiền ăn tập trung cho 50 đại biểu không hưởng lương NSNN (50 người x 70.000đ/người/ngày) |
người/ngày |
50 |
70.000 |
3.500.000 |
Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
- |
Nước uống (2 buổi x 100 đại biểu x 20.000đ/buổi) |
người/ngày |
100 |
40.000 |
4.000.000 |
|
- |
Báo cáo viên (2.000.000đ/ngày) |
ngày |
1 |
2.000.000 |
2.000.000 |
Nghị quyết 180/2019/NQ-HĐND |
11 |
Tập huấn lớp FFS-IPHM cơ bản (5 lớp tập huấn FFS-IPHM phục vụ lớp TOT-IPHM; 1 lớp tập huấn tổ chức 14 ngày, 1 ngày/tuần; 40 người/lớp) |
|
|
|
330.450.000 |
|
|
Thuê hội trường (70 ngày x 1.000.000đ/buổi) |
ngày |
70 |
1.000.000 |
70.000.000 |
|
|
Chi phí nguyên nhiên vật liệu thực hành (chi phí nguyên nhiên vật liệu phục vụ 1 lớp tập huấn 40.000.000đ) |
lớp |
5 |
40.000.000 |
200.000.000 |
|
|
Tiền ăn cho học viên không hưởng lương NSNN (70.000đ/người/ngày x 85 ngày) |
người/ngày |
85 |
70.000 |
5.950.000 |
|
|
Nước uống (40.000đ/người/ngày x 7 ngày x 175 người) |
người |
175 |
280.000 |
49.000.000 |
|
|
Photo tài liệu lớp học (40 cuốn/lớp x 5 lớp x 10.000đ/cuốn) |
tập |
200 |
10.000 |
2.000.000 |
|
|
In băng rôn lớp tập huấn (700.000đ/tờ x 5 tờ x 5 lớp) |
tờ |
5 |
700.000 |
3.500.000 |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
767.050.000 |
|
Bằng chữ: Bảy trăm sáu mươi bảy triệu không trăm năm mươi ngàn đồng
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Nội dung hoạt động |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Căn cứ pháp lý xây dựng mức chi |
|
Tập huấn 50 người/lớp x 5 ngày/lớp; Giảng viên TOT-IPHM cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
1 |
Chi tiền giảng viên (1.000.000đ/buổi x 5 ngày) |
buổi |
10 |
1.000.000 |
10.000.000 |
Khoản 2, Điều 3 (180/2019/NQ-HĐND) |
2 |
Chi thuê tiền phòng nghỉ cho giảng viên (450.000đ/ngày/người x 5 ngày) |
ngày |
4 |
450.000 |
1.800.000 |
Điểm b, Khoản 3, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
3 |
Chi phụ cấp lưu trú cho giảng viên (150.000đ/ngày/người x 5 ngày) |
ngày |
5 |
150.000 |
750.000 |
Điểm a, Khoản 3, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
4 |
Thuê hội trường |
ngày |
5 |
1.000.000 |
5.000.000 |
Khoản 4, Điều 3 (10/2020/NQ-HĐND) |
5 |
Chi phí vật tư, thiết bị, văn phòng phẩm và chi phí ruộng thí nghiệm, thực hành |
|
|
|
20.000.000 |
Theo thực tế, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND; Quyết định 846/QĐ-BVTV-BV ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Cục Bảo vệ thực vật về việc ban hành Chương trình và tài liệu đào tạo giảng viên (TOT), huấn luyện nông dân (FFS) về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) |
6 |
Tiền ăn cho học viên không hưởng lương NSNN |
người/ngày |
50 |
100.000 |
5.000.000 |
Điểm c, Khoản 4, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
7 |
Nước uống (20.000đ/người/buổi x 2 buổi x 3 ngày) |
Người |
40 |
200.000 |
8.000.000 |
Điểm b, Khoản 4, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
8 |
Photo tài liệu lớp học |
Tập |
50 |
20.000 |
1.000.000 |
Khoản 4, Điều 3 (10/2020/NQ-HĐND) |
9 |
In băng rôn lớp tập huấn |
Tờ |
1 |
700.000 |
700.000 |
Theo thực tế |
|
Tổng cộng |
|
|
|
52.250.000 |
|
Bằng chữ: Năm mươi hai triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN VỀ IPHM
(Kèm theo Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Nội dung hoạt động |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Căn cứ pháp lý xây dựng mức chi |
|
Tập huấn 14 buổi/lớp x 35 học viên/lớp; Giảng viên tập huấn TOT-IPHM cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
1 |
Chi tiền giảng viên (400.000đ/buổi) |
buổi |
14 |
400.000 |
5.600.000 |
Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
2 |
Thuê hội trường |
ngày |
14 |
1.000.000 |
14.000.000 |
Khoản 4, Điều 3 (10/2020/NQ-HĐND) |
3 |
Chi phí nguyên nhiên vật liệu thực hành |
|
|
|
40.000.000 |
Theo thực tế, Nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND |
4 |
Tiền ăn cho học viên không hưởng lương NSNN |
người/buổi |
35 |
50.000 |
1.750.000 |
Điểm c, Khoản 4, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
5 |
Nước uống (20.000đ/người/buổi x 14 buổi) |
người |
35 |
280.000 |
9.800.000 |
Điểm b, Khoản 4, Điều 1 (90/2017/NQ-HĐND) |
6 |
Photo tài liệu lớp học |
Tập |
40 |
10.000 |
400.000 |
Khoản 4, Điều 3 (10/2020/NQ-HĐND) |
7 |
In băng rôn lớp tập huấn |
Tờ |
1 |
700.000 |
700.000 |
Theo thực tế |
|
Tổng cộng |
|
|
|
72.250.000 |
|
Bằng chữ: Bảy mươi hai triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng
DỰ TOÁN KINH PHÍ HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI, SƠ KẾT GIỮA KỲ VÀ
TỔNG KẾT
(Kèm theo Kế hoạch số 374/KH-UBND ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Nội dung hoạt động |
Đơn vị |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Căn cứ pháp lý xây dựng mức chi |
|
Hội nghị triển khai (năm 2024), sơ kết giữa kỳ (năm 2027) và tổng kết chương trình (năm 2030): dự kiến 158 đại biểu gồm cấp tỉnh, huyện, đại diện Doanh nghiệp, HTX, THT, nông dân |
|
|
|
|
|
1 |
Thuê Hội trường (bao gồm trang trí, quét dọn) |
ngày |
1 |
5.000.000 |
5.000.000 |
- Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh - Nghị quyết số 180/2019/NQ-HĐND ngày 29/10/2019 của HĐND tỉnh |
2 |
Tài liệu |
bộ |
158 |
30.000 |
4.740.000 |
|
3 |
Nước uống |
người |
158 |
20.000 |
3.160.000 |
|
4 |
Báo cáo tham luận |
Báo cáo |
8 |
500.000 |
4.000.000 |
|
5 |
Hỗ trợ đại biểu không hưởng lương |
người |
110 |
150.000 |
16.500.000 |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
33.400.000 |
|
Bằng chữ: Ba mươi ba triệu bốn trăm ngàn đồng
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây