Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Hà Giang
Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 328/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 28/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 328/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 28/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 328/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2016 |
Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ” và Công văn số 7165/BYT-QLD ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Hà Giang với các nội dung sau:
THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 2016
1. Cơ sở bán buôn
- Số lượng cơ sở đăng ký trên địa bàn: Từ năm 2010 đến 2016 có 10 cơ sở bán buôn được thành lập, có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hà Giang.
- Số lượng cơ sở đạt GDP/tổng số cơ sở: 10/10 cơ sở.
- Số lượng cơ sở có kho đạt GSP/tổng số cơ sở đóng trên địa bàn: 01/10 cơ sở đạt GSP (Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Giang).
- Tình hình hoạt động:
+ Thuận lợi: Hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán buôn thuốc, vật tư y tế tiêu hao cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh. Có Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Giang, Công ty cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Hà Giang, Công ty cổ phần Thương mại và Dược phẩm Hoàng Giang đã phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn.
+ Khó khăn, bất cập: Các doanh nghiệp dược trong tỉnh chủ yếu là nhỏ và vừa, khó khăn về nhân lực, kinh nghiệm và vốn đầu tư. Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào việc cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
Một số doanh nghiệp có tổ chức bán buôn cho hệ thống bán lẻ nhưng khả năng cạnh tranh yếu hơn so với các doanh nghiệp ngoài tỉnh.
2. Cơ sở bán lẻ
- Số lượng cơ sở bán lẻ: 280 cơ sở bán lẻ thuốc hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng cơ sở đạt “Thực hành tốt nhà thuốc”- GPP (quầy thuốc và nhà thuốc): 185/280, số còn lại chủ yếu là đại lý và tủ thuốc trạm y tế xã chưa quy định phải đạt GPP, Sở Y tế chỉ khuyến khích áp dụng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP.
- Tình hình hoạt động:
+ Thuận lợi: Các cơ sở bạn lẻ thuốc chủ yếu tập trung tại các khu dân cư như thành phố Hà Giang, thị trấn huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Việc kinh doanh thuốc của các cơ sở này có nhiều thuận lợi trong việc đảm bảo nguồn hàng do có nhiều công ty mang hàng đến nơi cơ sở bán lẻ để giao hàng và doanh số bán hàng cũng lớn hơn.
+ Khó khăn, bất cập: Đối với các cơ sở bán lẻ tại các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các xã thuộc huyện 30a còn ít, do mật độ dân cư thưa thớt, đường giao thông đi lại khó khăn, người dân có thói quen đi chợ phiên mua luôn cả thuốc chữa bệnh; theo quy định của Bộ Y tế, các cơ sở phải có địa điểm cố định chưa phù hợp với tập quán sinh hoạt của người dân; mặt khác tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ cao từ 90 đến 97%, nên khi ốm đau thường đến các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị.
3. Tình hình sản xuất thuốc
Đến thời điểm 2016, trên địa bàn tỉnh chưa có một cơ sở nào tổ chức sản xuất thuốc tân dược hoặc tổ chức sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Chỉ có một số cơ sở nuôi trồng và chế biến dược liệu tại một số huyện Quản Bạ, Hoàng Su Phì: Công ty Cổ phần phát triển dược liệu An Vy Hà Giang, Công ty TNHH Y học Bản địa Việt Nam chi nhánh Hà Giang, Công ty cổ phần Thương mại phát triển Nông - Lâm nghiệp Bình Minh 3, 05 hợp tác xã trồng dược liệu thuộc huyện Quản Bạ.
+ Thuận lợi: Tỉnh Hà Giang đã có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp được đầu tư vào nuôi trồng, chế biến và sản xuất thuốc từ dược liệu.
+ Khó khăn, bất cập: Do việc đầu tư nuôi trồng dược liệu, chế biến và sản xuất thuốc từ dược liệu tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần đầu tư nguồn vốn lớn, thu hồi vốn chậm nên các doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Về hoạt động kiểm nghiệm thuốc
Hoạt động kiểm nghiệm thuốc do Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh đảm nhiệm. Hằng năm, Sở Y tế phê duyệt kế hoạch lấy mẫu thuốc kiểm tra chất lượng cho Trung tâm kiểm nghiệm. Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt, đơn vị tổ chức lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm và giám sát chất lượng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh đang áp dụng thực hiện các hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
+ Thuận lợi: Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế, của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương đối với các hoạt động của Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh.
+ Khó khăn, bất cập: Thiếu trang thiết bị y tế phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng thuốc do nguồn kinh phí đầu tư mua sắm chủ yếu từ nguồn ngân sách địa phương; thiếu cán bộ có trình độ chuyên sâu về công tác kiểm nghiệm.
5. Về hoạt động dược lâm sàng
- Có 15/15 bệnh viện đã thành lập được bộ phận dược lâm sàng nằm trong khoa dược bệnh viện.
- Năm 2015, Sở Y tế đã phối hợp với Trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức 01 lớp đào tạo về dược lâm sàng cho các bác sỹ, dược sỹ công tác tại bệnh viện (đào tạo các học phần về dược lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế) và 01 lớp chuyên khoa cấp I tại Hà Giang với 25 dược sỹ đang theo học.
+ Thuận lợi: Sở Y tế đã tập trung chỉ đạo các đơn vị đào tạo cán bộ làm công tác dược lâm sàng; lãnh đạo các bệnh viện quan tâm việc nâng cao hoạt động dược lâm sàng.
+ Khó khăn, bất cập: Thiếu dược sĩ đại học để đào tạo cán bộ làm công tác về dược lâm sàng chuyên trách. Nhiều bệnh viện mới chỉ có 01 dược sĩ đại học phụ trách khoa, cán bộ làm công tác dược lâm sàng chủ yếu là kiêm nhiệm và chưa được đào tạo chuyên sâu về dược lâm sàng. Thiếu nguồn kinh phí để tiếp tục đào tạo các học phần về dược lâm sàng cho hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Y tế.
6. Về nhân lực dược
- Số lượng nhân lực dược trên địa bàn là 280, trong đó: Đại học và sau đại học: 70; cao đẳng: 05; trung cấp: 203; sơ cấp: 07
- Số lượng dược sĩ trung bình/cơ sở có hoạt động về dược: 280/227, tỷ lệ đạt 1,2.
- Tỷ lệ dược sĩ/cơ sở so với các chuyên ngành khác: 280/4.215, tỷ lệ 1:15.
- Tỷ lệ dược sĩ đại học/1 vạn dân: đạt 0,8, tỷ lệ này đạt rất thấp so với yêu cầu của của Bộ Y tế là 2,5/1 vạn dân.
- Nhân lực dược tại các trạm y tế xã, phường: Mới có 56/195 trạm y tế cán bộ phụ trách dược có chuyên môn về dược, còn lại là cán bộ y kiêm nhiệm làm công tác dược.
+ Thuận lợi: Sở Y tế đã xây dựng Đề án đào tạo bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cho ngành y tế, trong đó có đào tạo về dược sỹ.
+ Khó khăn, bất cập: Biên chế giao về cho ngành y tế rất hạn chế vì vậy rất khó tuyển dụng học sinh đã tốt nghiệp các trường đào tạo về dược để đáp ứng yêu cầu của ngành về lĩnh vực dược.
7. Về thực hiện lộ trình kho đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc”-GSP
- Đối với cơ sở bán buôn: 02/10 cơ sở bán buôn đã đạt tiểu chuẩn GSP.
- Đối với các cơ sở y tế công lập: Đến thời điểm 2016, các bệnh viện trong ngành đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn GSP đối với kho thuốc bệnh viện.
+ Thuận lợi: Sở Y tế đã chủ động chỉ đạo các đơn vị triển khai áp dụng tiêu chuẩn GSP trong việc bảo quản thuốc tại các bệnh viện. Đồng thời lãnh đạo các đơn vị cũng đã nhận thức được trách nhiệm để đầu tư về cơ sở vật chất, về nhân lực để triển khai GSP tại cơ sở.
+ Khó khăn, bất cập: Tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất của một số bệnh viện đang xuống cấp; việc cải tạo, sửa chữa lại kho bảo quản thuốc rất khó đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn GSP. Nhân sự quản lý kho thuốc tại các bệnh viện chưa được tập huấn, đào tạo qua lớp về GSP.
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân; giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) 100% thuốc được cung ứng kịp thời đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh;
b) Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế/năm, phấn đấu đạt các chỉ số sau:
- Bệnh viện tuyến tỉnh đạt thấp nhất phải là 60%/tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất là 20%;
- Bệnh viện tuyến huyện đạt thấp nhất là 70%/tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất là 20%;
c) 100% cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc - GDP”; 100% nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”; Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP”; 50% bệnh viện có kho thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”;
d) 50% bệnh viện trong ngành có cán bộ dược lâm sàng chuyên trách;
đ) 100% trạm y tế xã có cán bộ dược;
e) Đạt tỷ lệ 2,0 dược sĩ/vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.
3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030
a) Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền mua thuốc trong năm đạt 80%, trong đó thuốc từ được liệu chiếm ít nhất 30%;
b) Mở rộng diện tích nuôi trồng dược liệu trên các khu vực thế mạnh của tỉnh tại các huyện: Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần;
c) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
I. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Triển khai chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật
a) Cụ thể hóa các chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc”(GACP), sản xuất thuốc Y học cổ truyền, phát triển các sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao;
b) Khuyến khích sử dụng thuốc trong nước, quản lý chặt chẽ việc cung ứng, đấu thầu mua thuốc, giá thuốc, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý;
c) Có chính sách nhằm huy động thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia một cách hiệu quả vào mạng lưới cung ứng thuốc và thực hiện nhiệm vụ, công ích theo đúng quy định của nhà nước;
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuỗi các cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP;
đ) Tạo điều kiện về đất đai và chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất có mở rộng đầu tư, nâng cấp nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nếu công ty có nhu cầu.
2. Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức
a) Quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn, tăng cường các giải pháp để đảm bảo thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký;
b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường;
c) Thực hiện các biện pháp quản lý giá thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát, bình ổn giá thuốc.
3. Nghiên cứu khoa học
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động trong tiếp nhận công nghệ, tiến bộ kỹ thuật thiết bị mới, tiên tiến trong chiết xuất, bào chế thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại tỉnh.
4. Đào tạo
a) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dược, chú trọng đào tạo dược sĩ lâm sàng; thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dược công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo;
b) Liên kết với trường Đại học Dược Hà Nội đào tạo dược sĩ sau đại học và đào tạo cấp chứng chỉ về dược lâm sàng cho các dược sĩ đang công tác tại các đơn vị. Liên kết với các trường đại học, cao đẳng y dược để tổ chức đào tạo liên thông từ dược sĩ trung cấp lên cao đẳng hệ vừa học vừa làm. Đào tạo chuyển đổi cán bộ y sang cán bộ có chuyên môn về dược để làm công tác dược tuyến xã;
c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các nhân viên hành nghề dược và cán bộ y tế phụ trách công tác dược tại các cơ sở y tế về công tác quản lý và cung ứng thuốc.
5. Sản xuất thuốc
a) Xây dựng kế hoạch sản xuất nguyên liệu dược liệu và sản phẩm thuốc từ dược liệu để phân phối nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị nguồn dược liệu của tỉnh;
b) Phát triển được các nhóm sản phẩm đông dược theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam để thay thế thuốc nhập khẩu, cung cấp các giải pháp điều trị mới hiệu quả cao, giá cả hợp lý.
6. Cung ứng thuốc
a) Tổ chức đấu thầu thuốc theo hướng tập trung nhằm lựa chọn các nhà thầu có năng lực, uy tín, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở khám chữa bệnh công lập với giá thống nhất;
b) Tiếp tục duy trì hệ thống phân phối đạt GDP đối với các cơ sở bán buôn. Xây dựng kế hoạch đảm bảo các cơ sở bán lẻ thực hiện đúng lộ trình GPP và lộ trình thực hiện GPP đối với tủ thuốc trạm y tế.
7. Sử dụng thuốc
a) Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh xây dựng phác đồ điều trị, hướng theo ưu tiên sử dụng thuốc được sản xuất trong nước;
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dược lâm sàng;
c) Tăng cường hướng dẫn sử dụng, đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Chấn chỉnh việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh;
d) Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tập trung vào một số hoạt động chủ yếu là: Tư vấn lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc, xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc;
đ) Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân giới thiệu quảng cáo thuốc sai quy định, quảng cáo thuốc không chính xác, không trung thực;
e) Công khai, minh bạch trong việc xây dựng danh mục thuốc, mua, cấp phát, sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế.
8. Kiểm nghiệm thuốc
Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm, song song với việc đào tạo nhân lực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc GLP.
9. Bảo quản thuốc
Xây dựng lộ trình thực hiện thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP cho các kho thuốc bệnh viện.
10. Dược lâm sàng
Tăng cường hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng tại các cơ sở y tế, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về thuốc cho cán bộ y tế và người bệnh. Củng cố hoạt động tư vấn về thuốc cho người sử dụng tại các điểm bán thuốc. Duy trì đều đặn công tác thông tin về thuốc qua các hoạt động hội thảo, tập huấn nghiên cứu khoa học.
11. Phát triển thuốc y học cổ truyền
a) Quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống. Nghiên cứu, mở rộng việc nuôi trồng các cây, con làm thuốc có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh;
b) Khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP- WHO) theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới. Xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với công tác nuôi trồng và chế biến dược liệu;
c) Nâng cao năng lực, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế. Tăng cường khai thác, sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;
d) Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Y dược cổ truyền của tỉnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đáp ứng được chức năng đầu ngành trong chỉ đạo phát triển y học cổ truyền. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các loại hình khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật.
12. Các dự án ưu đãi đầu tư
- Ban hành chính sách hỗ trợ các công ty dược sản xuất trong tỉnh trong việc định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Xây dựng kế hoạch để triển khai dự án phát triển dược liệu gắn với xóa đói giảm nghèo ở các huyện 30a của tỉnh.
13. Hợp tác quốc tế
a) Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập Quốc tế về dược;
b) Tranh thủ nguồn lực; kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước và các tổ chức Quốc tế để phát triển ngành dược tại địa phương.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 2017 - 2021
Tổng kinh phí (dự kiến): 25.000.000.000 đồng, trong đó:
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp y tế: 2.000.000.000 đồng.
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp đào tạo: 500.000.000 đồng.
+ Nguồn khác (vốn công ty, xã hội hóa....): 22.500.000.000 đồng.
2. Giai đoạn 2021 - 2030
Tổng kinh phí (dự kiến): 50.000.000.000 đồng, trong đó:
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp y tế: 4.000.000.000 đồng.
+ Nguồn ngân sách sự nghiệp đào tạo: 1.000.000.000 đồng.
+ Nguồn khác (vốn công ty, xã hội hóa): 45.000.000.000 đồng.
III. CƠ CHẾ BÁO CÁO
1. Báo cáo 6 tháng
1.1. Thời gian báo cáo: Ngày 01 - 15 tháng 7 hằng năm.
1.2. Nội dung báo cáo
- Tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch 06 tháng đầu năm.
- Dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện 06 tháng cuối năm tiếp theo.
- Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
- Kiến nghị đề xuất.
2. Báo cáo hằng năm
2.1. Thời gian gửi báo cáo: Ngày 15-31 tháng 12 hằng năm.
2.2. Nội dung báo cáo:
- Tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch trong năm qua (đánh giá các chỉ tiêu đã đạt được, so sánh với mục tiêu đặt ra trong năm, nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc thực hiện các mục tiêu đó, có bảng số liệu báo cáo tóm tắt các chỉ tiêu tình hình sử dụng các nguồn kinh phí).
- Dự kiến Kế hoạch hoạt động năm tới (phân tích tình hình, đặt ra mục tiêu, giải pháp thực hiện, các biện pháp/hoạt động can thiệp, dự kiến nguồn ngân sách).
- Các kiến nghị, đề xuất.
3. Địa chỉ gửi kế hoạch, báo cáo, kiến nghị, đề xuất
Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia
Địa chỉ: Phòng Pháp chế và Hội nhập, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (Số 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội)
Điện thoại liên hệ: 04.3846 2011; Fax: 04.38234758
Email: cqldvn@moh.gov.vn
Đầu mối liên hệ: Chuyên viên Nguyễn Ngọc Anh
Email: anhm.qld@moh.gov.vn
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
l. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo nội dung kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút, tuyển dụng nhân lực dược nhằm đạt tỷ lệ dược sỹ/vạn dân, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ dược, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
c) Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
d) Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện kế hoạch; là cơ quan đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành dược của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất thuốc, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tích cực thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thuốc.
3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo, thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực dược nhằm đạt tỷ lệ dược sĩ đại học/1 vạn dân, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ dược, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc cân đối, bố trí ngân sách đảm bảo cho thực hiện Kế hoạch này.
5. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan trong việc thỏa thuận vị trí, bố trí địa điểm xây dựng phù hợp để thực hiện việc xây dựng phân xưởng, nhà máy... theo kế hoạch hàng năm.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tư vấn về đất đai để thực hiện dự án, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đánh giá tác động môi trường của dự án về lĩnh vực dược.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Y tế để triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nuôi trồng dược liệu. Nghiên cứu chọn tạo các loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng; phổ biến các kỹ thuật canh tác dược liệu.
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, thực hiện quản lý nhà nước, kiểm soát thông tin trong lĩnh vực quảng cáo thuốc chữa bệnh, tổ chức sự kiện về thuốc chữa bệnh
9. Sở Khoa học và Công nghệ: Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế trong việc lập các dự án chi tiết, kế hoạch tài chính, đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch hằng năm.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, chủ động xây dựng và triển khai Kế hoạch tại địa phương; ưu tiên về quỹ đất sạch cho xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp dược, ưu tiên bố trí giao đất cho các dự án phát triển dược liệu. Áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khuyến khích phát triển ngành dược.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Hà Giang. Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để thực hiện các nội dung trong kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CƠ SỞ BÁN BUÔN THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG TÍNH ĐẾN NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 328/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
ST |
TÊN CƠ SỞ BÁN BUÔN |
ĐỊA CHỈ |
TIÊU CHUẨN GDP |
TIÊU CHUẨN GSP |
GHI CHÚ |
|
1 |
Công ty Cổ phần Dược Thiết bị Y tế Hà Giang |
Số 344 - Tổ 10 - Phường Nguyễn Trãi - Tp. Hà Giang |
GDP |
GSP |
|
|
2 |
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Giang |
Số 43, Đường Nguyễn Thái Học, Phường Minh Khai - Tp. Hà Giang |
GDP |
|
|
|
3 |
Công ty Cổ phần Thương mại và Dược phẩm Hoàng Giang |
Số 40 - Nguyễn Văn Cừ - Tổ 21 - Phường Minh Khai - Tp. Hà Giang |
GDP |
|
|
|
4 |
Công ty TTHH Liên Hợp Dược |
Tổ 16 - P.Nguyễn Trãi - TP.Hà Giang |
GDP |
|
|
|
5 |
Công ty TNHH Đông Bắc |
Số nhà 238A - Tổ 2 - Phường Nguyễn Trãi - Thành phố Hà Giang |
GDP |
|
|
|
6 |
Công ty TNHH Nhân Giang |
Số 238A - Tổ 2 - P.Nguyễn Trãi - TP.Hà Giang. |
GDP |
|
|
|
7 |
Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Châu |
Số 3 - Tổ 10 - p.Nguyễn Trãi - TP.Hà Giang |
GDP |
|
|
|
8 |
Công ty Đầu tư và Phát triển VNT |
Số 03 - Đường Nguyễn Thái Học - Phường Minh Khai - Thành phố Hà Giang |
GDP |
|
|
|
9 |
Công ty Đức Minh |
Tổ 16 - P.Minh Khai - TP.Hà Giang |
GDP |
|
|
|
10 |
Công ty Dược liệu Tùng Anh |
Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang |
GDP |
|
|
|
|
Tổng số: 10 công ty |
|
|
|
|
|
CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TÍNH ĐẾN NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 328/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
ST |
ĐỊA BÀN |
NHÀ THUỐC |
QUẦY THUỐC |
ĐẠI LÝ |
TỦ THUỐC TRẠM Y TẾ XÃ |
TỔNG SỐ |
1 |
TP Hà Giang |
34 |
15 |
0 |
0 |
49 |
2 |
Huyện Vị Xuyên |
2 |
30 |
21 |
11 |
64 |
3 |
Huyện Yên Minh |
2 |
6 |
1 |
4 |
13 |
4 |
Huyện Quản Bạ |
1 |
8 |
3 |
0 |
12 |
5 |
Huyện Xín Mần |
0 |
7 |
0 |
0 |
7 |
6 |
Huyện Mèo Vạc |
1 |
4 |
3 |
0 |
8 |
7 |
Huyện Đồng Văn |
2 |
6 |
1 |
1 |
10 |
8 |
Huyện Bắc Mê |
1 |
10 |
5 |
0 |
16 |
9 |
Huyện Hoàng Su Phì |
1 |
4 |
4 |
1 |
10 |
10 |
Huyện Quang Bình |
1 |
6 |
7 |
4 |
18 |
11 |
Huyện Bắc Quang |
4 |
40 |
28 |
1 |
73 |
|
Tổng số: |
49 |
136 |
73 |
22 |
280 |
NHÂN LỰC DƯỢC TOÀN TỈNH TÍNH ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Kế hoạch số: 328/KH-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
Stt |
Đơn vị |
TrÌnh độ |
Tuyến |
Tổng |
Ghi chú |
||||||||||
Tỉnh |
Huyện |
Xã |
|||||||||||||
1 |
Sở Y tế Hà Giang |
Thạc sỹ dược |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||
Chuyên khoa I |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
Đại học |
4 |
0 |
0 |
4 |
|
||||||||||
2 |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
Chuyên khoa I |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||
Đại học |
4 |
0 |
0 |
4 |
|
||||||||||
Cao đẳng |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
Trung cấp |
14 |
0 |
0 |
14 |
|
||||||||||
Dược tá |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
3 |
Bệnh viện YDCT tỉnh |
Đại học |
4 |
0 |
0 |
4 |
|
||||||||
Trung cấp |
10 |
0 |
0 |
10 |
|
||||||||||
4 |
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi |
Chuyên khoa I |
2 |
0 |
0 |
2 |
|
||||||||
Đại học |
2 |
0 |
0 |
2 |
|
||||||||||
Cao đẳng |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
Trung cấp |
7 |
0 |
0 |
7 |
|
||||||||||
5 |
Bệnh viện Phục hồi chức năng |
Đại học |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
6 |
0 |
0 |
6 |
|
||||||||||
6 |
Trường trung cấp Y tế |
Thạc sỹ dược |
2 |
0 |
0 |
2 |
|
||||||||
Đại học |
3 |
0 |
0 |
3 |
|
||||||||||
7 |
Trung tâm CSSKSS |
Trung cấp |
2 |
0 |
0 |
2 |
|
||||||||
8 |
Trung tâm Kiểm nghiệm |
Chuyên khoa I |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||
Đại học |
8 |
0 |
0 |
8 |
|
||||||||||
Trung cấp |
10 |
0 |
0 |
10 |
|
||||||||||
9 |
Trung tâm HIV/ADIS |
Trung cấp |
2 |
0 |
0 |
2 |
|
||||||||
10 |
Trung tâm Y tế DP tỉnh |
Đại học |
3 |
0 |
0 |
3 |
|
||||||||
Trung cấp |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
11 |
Bệnh viện Mắt |
Đại học |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
1 |
0 |
0 |
1 |
|
||||||||||
12 |
Trung tâm Y tế TP Hà Giang |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||||
13 |
Bệnh viện ĐK Mèo Vạc |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
3 |
2 |
5 |
|
||||||||||
Dược tá |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||||
14 |
Trung tâm y tế Mèo Vạc |
Trung cấp |
|
3 |
5 |
8 |
|
||||||||
15 |
Bệnh viện ĐK Đồng Văn |
Đại học |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
4 |
1 |
5 |
|
||||||||||
16 |
Trung tâm Y tế Đồng Văn |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||||
17 |
Bệnh viện ĐKKV Yên Minh |
Đại học |
|
3 |
0 |
3 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
9 |
5 |
14 |
|
||||||||||
18 |
Trung tâm Y tế Yên Minh |
Cao đẳng |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
1 |
4 |
5 |
|
||||||||||
19 |
Bệnh viện ĐK Quản Bạ |
Đại học |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
5 |
1 |
6 |
|
||||||||||
Dược tá |
|
0 |
1 |
1 |
|
||||||||||
20 |
Trung tâm Y tế Quản Bạ |
Trung cấp |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||
21 |
Bệnh viện ĐK Bắc Mê |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Cao đẳng |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||||
Trung cấp |
|
6 |
2 |
8 |
|
||||||||||
22 |
Trung tâm Y tế Bắc Mê |
Trung cấp |
|
2 |
3 |
5 |
|
||||||||
23 |
Bênh viện ĐK Vị Xuyên |
Đại học |
|
5 |
0 |
5 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
12 |
1 |
13 |
|
||||||||||
Dược tá |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||||
24 |
Trung tâm Y tế Vị Xuyên |
Trung cấp |
|
3 |
5 |
8 |
|
||||||||
25 |
Bệnh viện ĐKKV Bắc Quang |
Đại học |
|
3 |
0 |
3 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
8 |
2 |
10 |
|
||||||||||
Dược tá |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||||
26 |
Trung tâm Y tế Bắc Quang |
Trung cấp |
|
5 |
4 |
9 |
|
||||||||
Dược tá |
|
0 |
1 |
1 |
|
||||||||||
27 |
Bệnh viện ĐK Quang Bình |
Đại học |
|
3 |
0 |
3 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
5 |
1 |
6 |
|
||||||||||
28 |
Trung tâm Y tế Quang Bình |
Trung cấp |
|
1 |
1 |
2 |
|
||||||||
29 |
Bệnh viện ĐKKV Hoàng Su Phì |
Đại học |
|
2 |
0 |
2 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
7 |
5 |
12 |
|
||||||||||
30 |
Trung tâm Y tế Hoàng Su Phì |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
2 |
7 |
9 |
|
||||||||||
31 |
Bệnh viện ĐK Xín Mần |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
5 |
1 |
6 |
|
||||||||||
|
Trung tâm Y tế Xín Mần |
Cao đẳng |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
0 |
4 |
4 |
|
||||||||||
33 |
Bệnh viện Nà Chì |
Đại học |
|
1 |
0 |
1 |
|
||||||||
Trung cấp |
|
6 |
0 |
6 |
|
||||||||||
|
Tổng số: |
|
94 |
127 |
56 |
277 |
|
||||||||
|
DỰ KIẾN NHÂN LỰC DƯỢC ĐẾN 2020 |
||||||||||||||
|
TỔNG HỢP CHUNG: |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
|
Thạc sỹ dược |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|||||||
|
Chuyên khoa I |
5 |
5 |
5 |
32 |
32 |
32 |
32 |
|||||||
|
Đại học |
57 |
62 |
67 |
45 |
52 |
57 |
62 |
|||||||
|
Cao đẳng |
4 |
34 |
64 |
94 |
124 |
154 |
165 |
|||||||
|
Trung cấp |
201 |
171 |
141 |
111 |
81 |
51 |
40 |
|||||||
|
Dược tá |
7 |
7 |
5 |
5 |
3 |
0 |
0 |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây