Kế hoạch 2220/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” do tỉnh Kon Tum ban hành
Kế hoạch 2220/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: | 2220/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành: | 26/08/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2220/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tháp |
Ngày ban hành: | 26/08/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2220/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 8 năm 2019 |
Thực hiện Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
- Khuyến khích hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Yêu cầu
Cụ thể hóa trách nhiệm và phân công cụ thể cho từng đơn vị, địa phương; có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để nâng cao trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” đến từng cán bộ, công chức, viên chức.
* Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thường xuyên.
- Bổ sung kết quả thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào tiêu chí xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của tập thể và cá nhân có liên quan.
* Các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện sau khi có hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
- Rà soát các văn bản về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo hàng lang pháp lý thuận lợi và hiệu quả theo hướng thống nhất, đồng bộ phù hợp với tập quán tiêu dùng và hội nhập quốc tế.
* Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
* Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh triển khai thực hiện thường xuyên.
- Kịp thời phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch triển khai tuyên truyền vận động doanh nghiệp và người dân tham gia Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh. Xúc tiến thành lập các Chi hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các huyện, thành phố; phấn đấu đến năm 2023 100% các huyện, thành phố đều có Chi hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập và hoạt động có hiệu quả.
* Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng triển khai thực hiện thường xuyên.
- Tăng cường tuyên truyền, đa dạng hóa các phương thức truyền thông, đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; lồng ghép vào các Hội nghị, tọa đàm, hội thảo và các trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở ngành và bản tin địa phương, băng rôn, khẩu hiệu.
* Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan báo chí, truyền thông phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Phổ biến, nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội; tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng; hướng dẫn, tập huấn nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
* Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thấy rõ những hậu quả pháp lý khi vi phạm, qua đó nâng cao đạo đức sản xuất, kinh doanh và hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh an toàn, văn minh, chân chính, lành mạnh.
* Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh chủ trì, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm; y tế; tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
* Sở Công Thương (cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành trong quý IV năm 2019.
- Trang bị đầy đủ các công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
* Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2019-2020.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hàng hóa dịch vụ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tổ chức trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng... ảnh hưởng đến người tiêu dùng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp vi phạm.
* Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Từng bước xây dựng quy trình, cách thức phản ánh, khiếu nại, thiết lập "đường dây nóng" và phổ biến rộng rãi để Nhân dân biết, kịp thời phản ánh các vụ việc liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng.
* Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh chủ trì (cơ quan đầu mối), phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2019.
- Thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng; các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng thông qua các hoạt động như: Đưa các chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào các chính sách, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất.
* Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập và hoạt động. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức xã hội, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hình thức như độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng… Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
* Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Thường xuyên theo dõi sát sao diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa phương để chủ động có phương án giải quyết hoặc kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Thực hiện tốt Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cuộc vân động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.
* Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Tạo cầu nối để các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tỉnh được chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới, nghiên cứu các chính sách luật pháp và cơ chế giải quyết tranh chấp người tiêu dùng xuyên biên giới nhằm bảo vệ người tiêu dùng của tỉnh.
* Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thường xuyên.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trên địa bàn phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.
* Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
- Đẩy mạnh việc quan tâm hợp tác với các nước có kim ngạch thương mại, số lượng du khách qua lại, nguồn vốn đầu tư lớn hoặc có nhiều hoạt động giao lưu nhân dân với tỉnh; qua đó tuyên truyền, quảng bá thúc đẩy sự tin tưởng của người tiêu dùng các nước đối với sản phẩm, dịch vụ, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
* Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức triển khai thực hiện thường xuyên.
1. Các Sở, ban ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 105-KH/TU ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương chủ động báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây