278201

Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2011 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Sóc Trăng ban hành

278201
LawNet .vn

Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2011 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Sóc Trăng ban hành

Số hiệu: 17/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Quách Việt Tùng
Ngày ban hành: 02/06/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 17/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
Người ký: Quách Việt Tùng
Ngày ban hành: 02/06/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 02 tháng 06 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ VÙNG SÂU, VÙNG XA GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH:

- Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg, ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý, điu hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

- Công văn s 499/BTTTT-KHTC, ngày 24/02/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo năm 2011;

- Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

- Nghị định số 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính phủ Ban hành Quy chế khu vực Biên giới biển.

II. BỐI CẢNH, SỰ CẦN THIẾT:

1. Đặc điểm, tình hình:

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách thành phố Cần Thơ 62km, Phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Sóc Trăng giáp tỉnh Hậu Giang; Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông; Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2, có đường bờ biển dài 72km và 03 cửa sông lớn: Định An, Trần Đ, Mỹ Thanh đ ra Biển Đông; Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 1.292.853 người, mật độ trung bình 389 người/km2, có trên 80% dân số tập trung ở vùng nông thôn, có ba dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 64,24%, dân tộc Khmer 30,71%, dân tộc Hoa 5,02% và dân tộc khác 0,03%. Năm 2010, toàn tỉnh có 75.639 hộ nghèo, chiếm 24,31% trong tổng số hộ dân cư toàn tỉnh.

Tỉnh Sóc Trăng gồm 01 thành phố và 10 huyện (thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Vĩnh Châu), với tổng số 109 đơn vị hành chính cấp xã (87 xã, 10 phường, 12 thị trấn), có 773 khóm, ấp. Trong tổng số 109 đơn vị hành chính cấp xã có 85 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

Cụ thể là:

- Thành phố Sóc Trăng: có 10 phường, 60 khóm. Trong đó có 02 phường khó khăn là: phường 5 và phường 10.

- Huyện Ngã Năm có 08 xã, 61 ấp. Trong đó có 05 xã khó khăn là: Mỹ Bình, Tân Long, Long Bình, Vĩnh Quới và Mỹ Quới.

- Huyện Thạnh Trị có 10 xã, 74 ấp. Trong đó có 09 xã khó khăn là: thị trấn Phú Lộc, xã Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Châu Hưng, Thạnh Trị, Thạnh Tân, Tuân Tức, Lâm Tân và Lâm Kiết.

- Huyện Mỹ Xuyên có 11 xã, 103 ấp. Trong đó có 09 xã khó khăn là: thị trấn Mỹ Xuyên, xã Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Ngọc Đông, Hòa 1, Hòa Tú 2 và Gia Hòa 2.

- Huyện Trần Đề có 11 xã, 55 ấp. Trong đó có 09 xã khó khăn là: Lịch Hội Thượng, xã Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Liêu Tú, Trung Bình, Đại Ân 2.

- Huyện Kế Sách có 13 xã, 86 ấp. Trong đó có 08 xã khó khăn là: Kế Thành, An Mỹ, Trinh Phú, Thới An Hội, Nhơn Mỹ, An Lạc Thôn, An Lạc Tây và Phong Nẫm.

- Huyện Mỹ Tú có 09 xã, 83 ấp. Trong đó có 08 xã khó khăn là: Mỹ Hương, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Phước, Mỹ Thuận, Long Hưng, Thuận Hưng, Phú Mỹ.

- Huyện Châu Thành có 08 xã, 56 ấp. Trong đó có 07 xã khó khăn là: Thuận Hòa, Thiện Mỹ, Phú Tâm, An Ninh, Hồ Đắc Kiện, An Hiệp, Phú Tân.

- Huyện Long Phú có 11 xã, 61 ấp. Trong đó có 10 xã khó khăn là: Tân Hưng, Trường Khánh, Long Phú, Tân Thạnh, Châu Khánh, Phú Hữu, Long Đức, Hậu Thạnh, Đại Ngãi và Song Phụng.

- Huyện Vĩnh Châu có 10 xã, 97 ấp. Trong đó có 10 xã khó khăn là: thị trấn Vĩnh Châu, xã Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, Lạc Hòa, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Châu.

- Huyện Cù Lao Dung có 08 xã, 37 ấp. Trong đó có 08 xã khó khăn đó là: thị trấn Cù Lao Dung, xã An Thạnh 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Nam và Đại Ân 1.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh luôn phát triển, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 14% thời kỳ 2011 - 2015 và đạt 15% thời kỳ 2016 - 2020. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉnh Sóc Trăng trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng. Xây dựng tỉnh Sóc Trăng trở thành một trong những khu vực trọng điểm về phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Về lĩnh vực thông tin và truyền thông, phấn đấu đến năm 2015, đạt mức 4.000 người/điểm phục vụ bưu chính và bán kính phục vụ bình quân 1,5 km/1 điểm; Phát triển mạng bưu cục đến các khu dân cư, điểm du lịch, khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp; đảm bảo 100% xã có điểm Bưu điện văn hóa xã; 100% số điểm phục vụ bưu chính được tin học hóa; 100% số xã có báo trong ngày; phấn đấu đến năm 2015, đạt 100% xã có cáp quang đến trung tâm; 100% xã có nút mạng; đạt mật độ 80 - 85 thuê bao điện thoại/100 dân; Phát triển mạng Internet, đến năm 2015 đạt mật độ 15 - 20 thuê bao/100 dân.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình ng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ công tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân theo lộ trình phát triển Chính phủ điện tử.

Mở rộng diện phủ sóng trong toàn tỉnh, tiếp tục đổi mới nội dung, tăng số lượng kênh phát và thời lượng phát sóng; nâng cấp đài, trạm và mạng lưới phát thanh ở các huyện, xã, phường; Nghiên cứu Quy hoạch vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình chất lượng cao, số hóa hoàn toàn tại các khu vực trọng điểm của tỉnh.

2. Thực trạng về thông tin và truyền thông cơ sở tại tỉnh Sóc Trăng:

2.1. Hiện trạng hệ thống phát thanh, truyền hình:

Hiện nay, hệ thống phát thanh, truyền hình tỉnh bao gồm: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; 11 Đài Truyền thanh huyện, thành phố; 01 Trung tâm Truyền hình cáp và 109 Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn.

2.1.1. Nội dung chương trình phát thanh:

* Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

- Hàng tháng, Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng thực hiện hơn 500 tin, bài và phóng sự (bao gồm cả truyền hình và phát thanh).

- Chương trình phát thanh thực hiện trên sóng AM tần số 1.278 KHz và FM tần số 100.4MHz. Tuy nhiên kể từ tháng 6/2010 Đài ngưng phát sóng AM; riêng ngày thứ tư hàng tuần Đài thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp trên 2 kênh sóng AM và FM, cùng lúc truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình 50 UHF và truyền hình cáp Sóc Trăng. Nội dung chương trình có nhiều đổi mới, gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân.

- Chương trình truyền hình phát sóng trên ba kênh là: 10 VHF, 25 UHF và kênh 50 UHF; kênh 10 VHF phát công suất 500W thực hiện tiếp chuyển kênh VTV3 với 8.760 giờ/năm; kênh 25 UHF phát công suất 10 Kw với 6.732 giờ/năm; kênh 50 UHF phát 5 Kw thực hiện tiếp sóng VTV2 với 6.164 giờ/năm;

- Đi đôi với việc thực hiện tin bài, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng đã mở mới nhiều chuyên mục, chương trình phục vụ khán, thính giả như: Chương trình văn nghệ “Kết nối yêu thương”, chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái”, “Mái ấm tình thương”, “Tiếp bước cho em đến trường”,... Ngoài ra, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng còn mở nhiều chuyên mục định kỳ như: Chương trình Nông thôn mới, chuyên mục Hộp thư pháp luật, Tiến tới Đại hội Đảng, Hội thi cây lúa khỏe và nhiều chương trình Khuyến nông, Khuyến ngư nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Thực hiện truyền hình trực tiếp về Đại hội Đảng bộ các cấp.

* Đài Truyền thanh cấp huyện:

Hiện nay, 11 Đài Truyền thanh cấp huyện đều sản xuất chương trình phát thanh, trong đó có 8 Đài có sản xuất chương trình phát thanh tiếng Khmer, riêng Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Châu có sản xuất thêm chương trình tiếng Hoa. Các Đài Truyền thanh huyện, thành phố sản xuất chương trình phát thanh địa phươngThời sự tổng hợp với thời lượng 90 phút/ngày, nội dung chương trình đề cập về chính trị - xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng, còn lại là chủ đề khác phân chia theo thể loại, chuyên mục.

2.1.2. Hin trng h tầng kỹ thut:

* Đài Truyền thanh huyện, thành phố

- Toàn bộ 11 huyện, thành phố đều có máy phát sóng phát thanh FM công suất từ 300 - 500W.

- Diện tích phủ sóng từ 75 - 90%; Thời lượng phát sóng từ 02 giờ đến 03 giờ/ngày.

- Hầu hết các thiết bị được trang bị từ những năm 1995 - 2006.

* Trạm Truyền thanh xã:

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 109 Trạm Truyền thanh xã, phường, thị trấn. Hầu hết các Trạm Truyền thanh sử dụng phương thức truyền thanh có dây và truyền dẫn tín hiệu không dây. Hiện nay, các thiết bị máy tăng âm của các xã, phường, thị trấn đã lạc hậu và sửa chữa nhiều lần, công suất nhỏ, chất lượng không cao.

Hệ thống truyền thanh cơ sở hoạt động chưa thật sự hiệu quả, đang có chiều hướng thu hẹp diện phủ sóng. Nguyên nhân do: Hệ thống máy tăng âm, dây dẫn, loa qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, thiếu kinh phí đầu tư duy trì và mở rộng hệ thống; Hầu hết các thiết bị được trang bị từ những năm 1995 - 2006 nên đa số thiết bị thường xuyên bị hư hỏng, hoạt động không ổn định.

Toàn tỉnh hiện có 814 bộ loa truyền thanh, trong đó có 622 bộ loa không dây (loại bộ 2 loa), 192 bộ loa có dây (1 bộ có từ 2 đến 4 loa).

2.1.3. Hiện trạng nguồn nhân lực thông tin truyền thông cơ sở tại Sóc Trăng:

* Đài truyền thanh cấp huyện:

Toàn tỉnh hiện có 87 cán bộ công chức công tác tại các Đài Truyền thanh cấp huyện, trong đó cán bộ quản lý là 22 người, còn lại là phóng viên, phát thanh viên và kỹ thuật viên. Các Đài Truyn thanh huyện, thành phố có biên chế từ 5 - 10 người; trong đó trình độ đại học 60/87 người (chiếm tỷ lệ 68,9%), cao đẳng 02/87 người (2,3%), trung cấp 18/87 người (20,7%), công nhân kỹ thuật 03/87 người (3%), chưa qua đào tạo 04/87 (4,5%).

* Trạm Truyền thanh xã:

Toàn tỉnh có 109 Đài truyền thanh cơ sở, cán bộ Trạm Truyền thanh xã đa số là kiêm nhiệm các công việc văn hóa, xã hội, thông tin và là nguồn cán bộ không ổn định, hầu hết chưa qua đào tạo (trên 50%).

2.2. Thực trạng hoạt động xuất bản:

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 01 Xí nghiệp In Sóc Trăng, 35 cơ sở in nhỏ, chưa có Nhà Xuất bản, nhưng số lượng xuất bản phẩm đã được các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xuất bản nhất thời tăng đáng kể; trong đó, các sách đã xuất bản thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, các lĩnh vực nghiên cứu lý luận, khoa học...

- Một số sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp xuất bản bản tin, tài liệu không kinh doanh bao gồm tài liệu tuyên truyền, c động, hướng dẫn học tập, thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, kỷ yếu hội thảo,... nhằm mục đích tuyên truyền và thông tin nội bộ. Trong đó, nổi bật là: Thông tin công tác tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), Bản tin khuyến công (Sở Công thương), Thông tin sức khỏe (Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe), Thông tin Phụ nữ (Hội Liên hiệp Phụ nữ), Thông tin công tác khuyến học (Hội Khuyến học), Thông tin Khoa học công nghệ, Khoa học kinh tế (Sở KH&CN), kỷ yếu ngành công an tỉnh Sóc Trăng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương...

- Hoạt động xuất bản, in, phát hành đã từng bước thích ứng với điều kiện và cơ chế mới, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đi vào hoạt động có nề nếp.

- Đến nay hoạt động xuất bản, in ấn, phát hành trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành tích đáng kể cả về số lượng và chất lượng, nội dung lẫn hình thức; thực hiện đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, tuyên truyền trong nhân dân.

- Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, hoạt động báo chí xuất bản còn nhiều hạn chế như: Việc phản ánh những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các địa phương, đơn vị cơ sở, vùng sâu, vùng dân tộc còn chưa đầy đủ, một số báo kỹ thuật trình bày chưa đẹp, hình ảnh mờ, nhòe...

- Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về báo chí mặc dù từng bước hoàn thiện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn công tác quản lý, công tác phát triển hoạt động thông tin, báo chí trong tình hình mới.

2.3. Nhận xét đánh giá:

- Hầu hết cán bộ Đài Truyền thanh các huyện, thành phố đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên trong thời gian qua, do không được thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung kiến thức nên còn nhiều hạn chế trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đối với cấp xã, cán bộ tại các Trạm Truyền thanh xã đa số là kiêm nhiệm các công việc văn hóa, xã hội, thông tin và là nguồn cán bộ không ổn định, hầu hết chưa qua đào tạo (trên 50%). Ở một số xã chưa có cán bộ Trạm truyền thanh xã nên còn nhiều hạn chế trong việc thực thi nhiệm vụ tại cơ sở. Hầu hết ở cấp xã chưa có cán bộ Trạm truyền thanh xã là người dân tộc Khmer hoặc có nhưng chưa được đào tạo công tác thông tin cơ sở.

- Nhu cầu sản xuất, biên tập, phát sóng mới, phát lại các chương trình phát thanh truyền hình phục vụ đồng bào dân tộc là rất cao, bao gồm cả tiếng dân tộc Khmer.

- Với biên chế hiện tại của cán bộ truyền thanh cơ sở (cấp huyện và cấp xã) chỉ đáp ứng được các nhiệm vụ cơ bản trước mắt do còn kiêm nhiệm quá nhiều việc và thực hiện nhiệm vụ có tính dàn trải không chuyên sâu nên chưa thể phát huy hết năng lực hiện có theo chuyên môn của từng người.

- Đa số thiết bị phát thanh cấp huyện và cấp xã được đầu tư từ rất lâu, đã cũ kỹ nên hoạt động không ổn định, làm hạn chế khả năng thu phát.

- Đối với các xã, phường, thị trấn, trang thiết bị phục vụ công tác truyền thanh cơ sở đa số bị hư hỏng không còn hoạt động được, số còn lại hoạt động không ổn định.

- Riêng các khu, khóm, ấp, phần lớn không được trang bị thiết bị truyền thanh (máy tăng âm, loa) nên cần phải trang bị mới để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tuyên truyền chính sách pháp luật đến người dân được tốt nhất.

3. Sự cần thiết thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, n định chính trị, an ninh, quốc phòng và công tác quản lý, điều hành của tỉnh Sóc Trăng:

3.1. Sự cần thiết:

Trong những năm qua, nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn, song ngành thông tin và truyền thông đã có bước phát triển vượt bậc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia; có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, kinh doanh cho đến an ninh, quốc phòng. Đối với tỉnh Sóc Trăng ngành thông tin và truyền thông cũng phát triển rất nhanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó, công tác thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của địa phương, nhất là các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đi với đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương.

Nhằm phát triển mạng lưới thông tin cơ sở, rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, tuyên truyền giữa các vùng miền; tăng cường tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng đang rt quan tâm đầu tư cho sự nghiệp thông tin cơ sở, cụ thể là việc triển khai xây dựng các trạm phát sóng khu vực, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã, các cụm loa khóm, ấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình phát thanh, truyền hình.

Thời gian qua, với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư và sự nỗ lực của địa phương, các Trạm Truyền thanh cơ sở đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, chuyn tải thông tin tới các xã, phường, thị trấn, khu, khóm, ấp, hộ gia đình về các ch trương, chính sách của trung ương, địa phương, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã, đã góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của nhân dân về các vấn đề của xã hội, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; cổ vũ, động viên toàn dân đoàn kết, phát huy tinh thần dân tộc, vượt qua khó khăn để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phấn đấu xây dựng tỉnh Sóc Trăng phát triển ngang bằng với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tnh còn nhiều hạn chế, đó là: Nội dung thông tin chưa phong phú; hình thức thể hiện còn hạn chế; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thông tin cấp huyện, xã còn chưa cao, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng; kinh phí duy trì hoạt động rất hạn chế, nguồn nhân lực khai thác, sử dụng tại các Đài, Trạm truyền thanh còn thiếu và yếu.

3.2. Yêu cầu:

- Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh - truyền hình toàn quốc; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2020; Quy hoạch phát triển báo chí - xuất bản tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Kế thừa và tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống truyền thanh cơ sở hiện có, đồng thời xác định rõ nguồn lực và triển khai thực hiện đầu tư, cải tạo, nâng cấp các trạm truyền thanh cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng tiết kiệm, đồng bộ và chất lượng.

- Đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng mô hình tổ chức phù hợp nhằm khai thác, vận hành hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với điều kiện thực tế địa phương nhưng vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu nhằm duy trì và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở phục vụ công tác thông tin tuyên truyền của tỉnh.

III. MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Mục tiêu tổng quát:

Chương trình xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin cơ sở nhằm rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, tuyên truyền giữa các vùng miền; tăng cường tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Mc tiêu c thể đến năm 2015:

2.1. Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông

- Đối với cấp huyện, thành phố:

+ Đảm bảo 100% cán bộ Đài truyền thanh huyện, thành phố được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

+ 100% cán bộ cấp huyện có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

- Đối với cấp xã:

+ 80% cán bộ xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

+ 100% cán bộ xã được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

- Ít nhất 90% cán bộ, khóm, ấp trực tiếp quản lý hệ thống loa (có dây và không dây) được tập huấn kỹ thuật và công tác quản lý.

2.2. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông cơ sở:

- Bổ sung trang thiết bị truyền thanh cho 100% huyện, thành phố.

- Nâng cấp các Đài Truyền thanh huyện, thành phố.

- 100% xã, phường, thị trấn có trạm truyền thanh hoạt động hiệu quả.

- 100% khóm, ấp có hệ thống loa truyền thanh có dây và không dây để tiếp sóng các chương trình phát thanh của huyện, xã.

- Đảm bảo 100% diện tích trên toàn tỉnh được phủ sóng Đài Truyền thanh huyện, thành phố.

- Bảo đảm phục vụ cho 100% dân số trong toàn tỉnh nghe và xem Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh huyện.

2.3. Tăng cường nội dung thông tin cơ sở:

- 100% Đài truyền thanh các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng được nội dung, chương trình thông tin.

- Tăng thời lượng phát sóng Đài truyền thanh cấp huyện bình quân 4 - 5 giờ/ngày.

- Đa dạng hóa nội dung thông tin, trong đó chú trọng đưa thông tin đối ngoại vào chương trình phát thanh để người dân hiểu và đồng thuận với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và địa phương.

- Xây dựng các chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa.

3. Quy mô đầu tư và thời gian triển khai:

3.1. Quy mô đầu tư:

- Đầu tư mới một máy phát hình cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Đào tạo dài hạn và tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn cho 3.570 cán bộ viên chức tại các Đài Truyền thanh huyện, Trạm Truyền thanh xã, cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền ở các khóm, ấp.

- Đầu tư thiết bị xây dựng mới 11 Đài Truyền thanh cấp huyện, 85 Đài Truyền thanh cấp xã và 773 Trạm Truyền thanh ấp.

- Hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem và các thiết bị phụ trợ. Trang bị phương tiện tác nghiệp cho cán bộ thông tin và truyền thông gồm các Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp xã gồm: Máy ghi âm, chụp hình, quay phim, máy tính, máy in, máy fax,....

3.2. Địa điểm thực hiện:

- Theo Nghị định 161/2003/NĐ-CP, ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển thì đối với tỉnh Sóc Trăng có 10 xã thuộc biên giới bin bao gồm: xã An Thạnh 3, xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung); xã Trung Bình (huyện Trần Đ) và các xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Vĩnh Tân, Lai Hòa, thị trấn Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu).

- Theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì đối với tỉnh Sóc Trăng có 85 xã thuộc vùng khó khăn, bao gồm:

+ Huyện Ngã Năm (05 xã): Mỹ Bình, Tân Long, Long Bình, Vĩnh Quới và Mỹ Quới.

+ Huyện Thạnh Trị (09 xã): Phú Lộc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Châu Hưng, Thạnh Trị, Thạnh Tân, Tuân Tức, Lâm Tân và Lâm Kiết.

+ Huyện Mỹ Xuyên (09 xã): Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Mỹ Xuyên, Ngọc Đông, Hòa Tú 1, Hòa Tú 2 và Gia Hòa 2.

+ Huyện Trần Đề (09 xã): Tài Văn, Viên An, Viên Bình, Thạnh Thới An, Thạnh Thới Thuận, Liêu Tú, Lịch Hội Thượng, Trung Bình, Đại Ân 2.

+ Huyện Kế Sách (08 xã): Kế Thành, An Mỹ, Trinh Phú, Thới An Hội, Nhơn Mỹ, An Lạc Thôn, An Lạc Tây và Phong Nẫm.

+ Huyện Mỹ Tú (08 xã): Mỹ Hương, Mỹ Thuận, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Phước, Long Hưng, Thuận Hưng, Phú Mỹ.

+ Huyện Châu Thành (07 xã): Thuận Hòa, Thiện Mỹ, Phú Tâm, An Ninh, Hồ Đắc Kiện, An Hiệp, Phú Tân.

+ Huyện Long Phú (10 xã): Tân Hưng, Trường Khánh, Long Phú, Tân Thạnh, Châu Khánh, Phú Hữu, Long Đức, Hậu Thạnh, Đại Ngãi và Song Phụng.

+ Huyện Vĩnh Châu (10 xã): Lai Hòa, Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, Vĩnh Châu, Lạc Hòa, Hòa Đông, Khánh Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Châu.

+ Huyện Cù Lao Dung (08 xã): thị trấn Cù Lao Dung, An Thạnh 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh 2, An Thạnh 3, An Thạnh Nam và Đại Ân 1.

+ Thành phố Sóc Trăng (02 phường): phường 5 và phường 10.

Như vậy, đối với tỉnh Sóc Trăng dự án sẽ được triển khai ở 85 xã thuộc vùng khó khăn (trong đó đã bao gồm 10 xã biên giới biển).

3.3. Thời gian triển khai: Từ năm 2011 đến hết năm 2015.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Dự án 1: Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở.

1.1. Nội dung chính của dự án:

- Nhu cầu đào tạo:

+ Đào tạo dài hạn: Đến cuối năm 2015, 50% cán bộ Đài Truyền thanh cấp huyện (khoảng 55 người), 50% cán bộ Trạm Truyền thanh cấp xã (43 người) được tham gia các khóa đào tạo dài hạn.

Số lượng đào tạo: 98 cán bộ viên chức.

Thời gian đào tạo: dự kiến 03 tháng/khóa.

+ Đào tạo tập huấn ngắn hạn: Đến cuối năm 2015, 100% cán bộ Đài, Trạm cấp huyện, xã được tham gia tập huấn ngắn hạn ít nhất 2 lượt/người.

Số lượng: 380 lượt người (cấp huyện 110 người, cấp xã 85 người, 02 lượt/người).

Thời gian đào tạo: 05 ngày/khóa.

+ Đào tạo cho cán bộ tuyên truyền cấp ấp: mỗi năm tổ chức 01 lần:

Số lượng đào tạo: 3.092 người (773 ấp, 04 năm từ năm 2012 đến năm 2015).

Thời gian đào tạo: Quý IV hàng năm.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ Đài, Trạm có thời gian học tập chuyên môn nghiệp vụ. Đến cuối năm 2015: 100% cán bộ công tác tại Đài Truyền thanh cấp huyện và Trạm Truyền thanh cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

+ Nội dung đào tạo: Nghiệp vụ quản lý, xây dựng, sản xuất chương trình, nghiệp vụ phóng viên tin, ảnh, kỹ thuật quay, dựng hình ảnh, kỹ thuật đài, kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị loa, thiết bị tăng âm,....

- Trang thiết bị dùng cho đào tạo, bồi dưỡng gồm: Máy chiếu, màn chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh, máy ghi hình, camera.

1.2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

- Đối tượng đào tạo gồm: Cán bộ viên chức Đài Truyền thanh cấp huyện, Trạm Truyền thanh cấp xã, cán bộ tuyên truyền vận động quần chúng ở các Đồn Biên phòng và cán bộ tuyên truyền các ban ngành đoàn th cấp huyện, xã, ấp.

- Đào tạo chuyên trách cho đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh và cấp huyện để tập huấn cho các đối tượng còn lại.

1.3. Kinh phí thực hiện dự án:

- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 4.958.342.100 đồng (Bốn tỷ, chín trăm năm mươi tám triệu, ba trăm bốn mươi hai ngàn, một trăm đồng). (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

- Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của chương trình để thực hiện các nội dung của dự án.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương: 4.958.342.100 đồng (Bốn tỷ, chín trăm năm mươi tám triệu, ba trăm bốn mươi hai ngàn, một trăm đồng).

1.4. Tổ chức thực hiện:

- Lớp đào tạo báo cáo viên: Do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hoặc do Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có đủ năng lực tổ chức triển khai. Thời gian kiến nghị: Quý II/2012.

- Các lớp tập huấn cho các đối tượng còn lại của cấp huyện, xã: tập huấn tại tỉnh và các huyện.

+ Quy mô: mỗi lớp khoảng 65 người.

+ Thời gian tổ chức:

Đợt I: tổ chức từ Quý III/2012 và hoàn thành trong năm 2012.

Đợt II: tổ chức từ Quý III/2014 và hoàn thành trong năm 2014.

- Các lớp đào tạo dài hạn: Tùy theo thời gian chiêu sinh đào tạo của các Trường, đơn vị sẽ đăng ký tham gia cụ thể.

- Các lớp tập huấn cho cán bộ ấp:

+ Quy mô: tổ chức trên địa bàn từng huyện.

+ Thời gian tổ chức: Quý IV hàng năm.

1.5. Dự kiến các cơ quan tham gia thực hiện dự án:

- Cơ sở tổ chức đào tạo: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng, Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng để tổ chức các lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn.

- Nguồn giảng viên hướng dẫn: Cán bộ được cử đi đào tạo báo cáo viên cho các cấp.

2. Dự án 2: “Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở”

2.1. Nội dung chính của dự án:

- Nội dung:

+ Đầu tư một máy phát hình cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng.

+ Đầu tư thiết bị, xây dựng mới 11 Đài Truyền thanh huyện (các Đài Truyền thanh cấp huyện hiện nay đã cũ và đến năm 2015 không còn khả năng sử dụng. Đồng thời, đối với các Đài Truyền thanh được thay thế sẽ sửa chữa, tận dụng để dự phòng).

+ Đầu tư thiết bị, xây dựng mới 85 Trạm Truyền thanh xã, phường, thị trấn (các Trạm Truyền thanh được thay thế sẽ sửa chữa, tận dụng để dự phòng).

+ Đầu tư thiết bị, xây dựng mới 608 trạm truyền thanh cấp ấp thuộc 85 xã khó khăn.

+ Hỗ trợ thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem và các thiết bị phụ trợ.

+ Trang bị phương tiện tác nghiệp cho cán bộ thông tin và và truyền thông gồm các Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp xã gồm: Máy ghi âm, chụp hình, quay phim, máy tính, máy in, máy fax,....

+ Đầu tư trang thiết bị máy tính để phục vụ người dân truy cập thông tin: 03 máy tính/ấp.

+ Đường truyền cáp quang được kéo đến tận ấp, đảm bảo đạt 50% trên tổng số ấp toàn tỉnh.

- Địa chỉ nơi thực hiện dự án: trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Khoảng cách từ địa điểm xây dựng đến trung tâm huyện, thành phố: tùy theo từng huyện có khoảng cách khác nhau, trung bình từ 03km đến 30km.

- Điều kiện thông tin và cơ sở vật chất hiện tại cần nâng cấp, sửa chữa hoặc đầu tư xây dựng mới:

+ Về cơ sở vật chất:

Đối với cấp huyện: nâng cấp 05 trụ sở Đài Truyền thanh (Huyện Long Phú, Châu Thành, Cù Lao Dung, Thạnh Trị, Ngã Năm) và xây dựng mới 05 trụ sở Đài Truyền thanh (thành phố Sóc Trăng, huyện Kế Sách, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Vĩnh Châu).

Đối với cấp xã: xây dựng mới 100% Trạm Truyền thanh.

Đối với ấp: Tận dụng Nhà Văn hóa sẵn có.

+ Về thiết bị: thiết bị hiện có ở Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã, ấp đã được trang bị lâu năm, đến năm 2015 không còn khả năng sử dụng. Do đó, cần phải trang bị mới 100% thiết bị cho Đài Truyền thanh cấp huyện, xã và các cụm loa ở các ấp.

+ Khả năng đối ứng của tỉnh: quỹ đất, đa điểm xây dựng, vỏ trạm, nhà trạm, nguồn điện, kinh phí duy tu bảo dưỡng, vận hành sau khi hoàn thành.

2.2. Kinh phí thực hiện dự án:

- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 112.868.510.000 đồng (Một trăm mười hai tỷ, tám trăm sáu mươi tám triệu, năm trăm mười ngàn đồng) (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

- Nguồn kinh phí, dự kiến:

+ Ngân sách Trung ương cấp cho chương trình: 85.020.000.000 đồng (Tám mươi lăm tỷ, không trăm hai mươi triệu đồng).

+ Ngân sách địa phương: 27.848.510.000 đồng (Hai mươi bảy tỷ, tám trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm mười ngàn đồng).

3. Dự án 3: “Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”

3.1. Nội dung của dự án:

- Sản xuất, biên tập, phát sóng mới và phát lại các chương trình phát thanh truyền hình phục vụ đồng bào dân tộc gồm hai thứ tiếng: Việt và Khmer với các thể loại như: Bản tin và các chuyên mục như về An toàn giao thông, Sức khỏe và đời sống, Truyền thông dân số,....

- Hỗ trợ sáng tác, xuất bản, in, phát hành các loại sách chuyên đề, pháp luật và các ấn phẩm truyền thông phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cù lao, vùng biển và nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc như: kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm càng xanh, ba ba, cua; kỹ thuật trồng nấm rơm; kỹ thuật nuôi heo, gà, cá,....

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ nông thôn như: vấn đề biến đổi khí hậu, cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, cây - con ging, sản phẩm đặc sản tỉnh Sóc Trăng, cơ sở dữ liệu về làng ngh truyn thng,...

- Biên tập, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm truyền thông khác.

- Mỗi ấp xây dựng một điểm truy cập Internet phục vụ miễn phí (03 máy tính) cho người dân đến truy cập để lấy thông tin nhằm nâng cao dân trí và phục vụ hoạt động sản xuất.

- Quản lý, giám sát, đánh giá Chương trình.

3.2. Dự toán kinh phí:

Dự toán kinh phí: 15.555.380.000 đồng (Mười lăm tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu, ba trăm tám mươi ngàn đồng).

3.3. Nguồn kinh phí:

- Tổng kinh phí thực hiện dự án: 15.555.380.000 đồng (Mười lăm tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu, ba trăm tám mươi ngàn đồng).

- Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương: 15.555.380.000 đồng (Mười lăm tỷ, năm trăm năm mươi lăm triệu, ba trăm tám mươi ngàn đồng). (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

3.4. Trách nhiệm quản lý, thực hiện d án:

- Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý và thực hiện dự án và chịu trách nhiệm phân cấp các dự án thành phần và các tiểu dự án khi có sự thống nhất của Ban Chỉ đạo.

- Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao và phù hợp với tiêu chuẩn, định mức phân bổ. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

V. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG:

1. Về chính tr:

Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được dễ dàng, nhanh chóng, thiết thực và hiệu quả nhất đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh.

2. Về xã hi:

Rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ thông tin, tuyên truyền giữa các vùng, miền, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

3. Về kinh tế:

Phát huy tối đa vai trò của thông tin truyền thông trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở những vùng khó khăn; tác động trực tiếp đến vùng sâu, vùng xa bao gồm cả về nhân lực, hạ tầng thông tin, duy trì hoạt động cung cấp thông tin và tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ thông tin của người dân phục vụ cho sản xuất và đời sống.

4. Về an ninh, quốc phòng:

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

VI. TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Giải pháp tài chính:

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ s với cơ chế tài chính kết hợp giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn sự nghiệp. Trong đó, ngân sách địa phương đảm bảo cho việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các Đài, Trạm; ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thông tin truyền thông và đào tạo tập huấn “Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở” và “Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở”.

VII. QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mang tính chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật, do đó cần có cơ quan chuyên môn quản lý, dự kiến cơ quan quản lý các dự án là Sở Thông tin và Truyền thông.

Thành lập Ban Quản lý dự án: để tổ chức, quản lý và triển khai thực hiện Chương trình do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì.

Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở tỉnh Sóc Trăng gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo các Sở, ngành: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo các Sở, ngành liên quan, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và UBND các huyện, thành phố.

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia theo phân cấp ngân sách hàng năm.

- Cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở giai đoạn 2011 - 2015 tại Sóc Trăng.

VIII. KIẾN NGHỊ:

Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh còn nhiều khó khăn do Trung ương cấp bù ngân sách, tỉnh có 75.639 hộ nghèo và hơn 30% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Đa phần đồng bào Khmer đều hạn chế về nói và viết tiếng Việt, do đó tất cả các tài liệu xuất bản không kinh doanh và các chương trình phát thanh - truyền hình, truyền thanh, đều phải dịch sang tiếng Khmer để phục vụ cho đồng bào dân tộc. Do đó, các chương trình phát thanh - truyền hình, truyền thanh và các tài liệu xuất bản không kinh doanh còn rất hạn chế cả về thời lượng phát sóng và số lượng tài liệu phục vụ.

Từ những đặc điểm trên, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm hỗ trợ 02 nội dung sau:

1. Hỗ trợ cho tỉnh Sóc Trăng các dự án theo Kế hoạch này.

2. Sớm xem xét cho tỉnh Sóc Trăng được triển khai thí điểm Chương trình này trong năm 2011.

IX. T CHỨC THỰC HIỆN:

1. Căn cứ kế hoạch này, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo trin khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở tỉnh Sóc Trăng theo đúng các quy định hiện hành.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có trách nhiệm lập, trình thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở tỉnh Sóc Trăng theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ:

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức để tạo sự đồng thuận trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở tỉnh Sóc Trăng.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hp, bố trí đủ kinh phí cho các dự án được duyệt trong kế hoạch này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
-
Các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
-
UBND các huyện, TP;
- LĐ.VP UBND tỉnh;
- Lưu: VX, TH, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Quách Việt Tùng

 


PHỤ LỤC

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

ĐVT: Triệu đồng

S TT

Nội dung

Tổng mức đầu tư giai đoạn 2011-2015

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

m 2015

Tổng số

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

Tổng số

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

Tổng s

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

Tổng số

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

Tổng số

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

Tổng số

Nguồn NSTƯ

Nguồn NSĐP

Nguồn huy động khác

 

TNG CỘNG

133.381

105.533

27.848

0

565

565

0

0

53.093

44.381

8.712

0

35.580

26.868

8.712

0

29.386

23.424

5.962

0

14.759

10.297

4.462

0

1

Dự án tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở

4.958

4.958

0

0

400

400

0

0

1.657

1.657

0

0

912

912

0

0

1.112

1.112

0

0

877

877

0

0

2

Dự án tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ s

112.868

85.020

27.848

0

0

0

0

0

47.588

38.876

8.712

0

30.820

22.108

8.712

0

24.426

18.464

5.962

0

10.034

5.572

4.462

0

3

Dự án tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

15.555

15.555

0

0

165

165

0

0

3.848

3.848

0

0

3.848

3.848

0

0

3.848

3.848

0

0

3.848

3.848

0

0

 


PHỤ LỤC CHI TIẾT

DỰ ÁN 1: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁN BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CƠ SỞ

Stt

Nội dung

ĐVT

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

A

Phương tiện phục vụ giảng dạy (cho tỉnh và 11 huyện, thành phố)

1

Máy chiếu, màn chiếu

Cái

12

15.000.000

180.000.000

2

Máy tính

Cái

12

10.000.000

120.000.000

3

Hệ thống loa, amply

Bộ

12

7.000.000

84.000.000

4

Máy chụp hình

Cái

12

5.000.000

60.000.000

5

Máy quay phim

Cái

12

8.000.000

96.000.000

 

Tổng cộng (1+2+3+4+5)

 

 

 

540.000.000

B

Đào tạo

I

Chi phí đào tạo cán bộ được giao năm 2011

 

 

 

400.000.000

II

Đào tạo cho lực lượng Báo cáo viên cấp tỉnh, huyện (Sở Thông tin và Truyền thông: 4 người, Đài phát

1

Tiền vé tàu xe (lượt đi và về)

Người

30

300.000

9.000.000

2

Tiền thuê phòng ngủ

Người

30

1.250.000

37.500.000

3

Phụ cấp công tác

Người

30

500.000

15.000.000

 

Tổng cộng (1+2+3)

 

 

 

61.500.000

III

Đào tạo ngắn hạn (6 lớp, 65 người/lớp: 35 cán bộ huyện, 30 cán bộ xã):

1

Chi thù lao Báo cáo viên

buổi

10

160.000

1.600.000

2

Chi tiền đi lại cho Báo cáo viên

Ngày

5

200.000

1.000.000

3

Tiền tài liệu cho học viên

Bộ

65

70.000

4.550.000

4

Chi phụ cấp lưu trú cho cán bộ xã

Người

30

500.000

15.000.000

5

Chi tiền đi lại cho học viên cấp xã (một lượt đi, về)

Người

30

100.000

3.000.000

6

Chi tổ chức lớp học

 

 

 

20.325.000

a

Thuê hội trường, trông xe

Lớp

1

7.500.000

7.500.000

b

Chi văn phòng phẩm

Phần

65

20.000

1.300.000

c

Chi cấp chứng chỉ cho học viên

Cái

65

15.000

975.000

d

Chi tiền nước uống cho học viên

Phần

65

150.000

9.750.000

e

Chi tiền khai giảng và bế giảng lớp học

 

 

 

800.000

Tổng cộng (1+2+3+4+5+6)

45.475.000

IV

Đào tạo ngắn hạn (Cấp tập huấn cho cấp ấp: 773 người 11 lớp, 70 người/lớp, 3 ngày/lớp)

1

Chi thù lao Báo cáo viên

buổi

66

160.000

10.560.000

2

Chi tiền đi lại cho Báo cáo viên

Ngày

66

1.650.000

108.900.000

3

Tiền tài liệu cho học viên

Bộ

773

30.000

23.190.000

4

Chi phụ cấp lưu trú cho cán bộ ấp

Người

773

300.000

231.900.000

5

Chi tổ chức lớp học

 

 

 

102.065.000

a

Thuê hội trường, trông xe

Lớp

11

1.500.000

16.500.000

b

Chi văn phòng phẩm

Phần

773

15.000

11.595.000

c

Chi tiền nước uống cho học viên

Phần

773

90.000

69.570.000

d

Chi tiền khai giảng và bế giảng lớp học

 

 

 

4.400.000

Tổng cộng (1+2+3+4+5)

476.615.000

V

Đào tạo dài hạn (98 người)

1

Chi tiền học phí

Người

1

4.500.000

4.500.000

2

Tiền tài liệu cho học viên

Bộ

1

1.000.000

1.000.000

3

Hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên

Người

1

2.250.000

2.250.000

4

Chi tiền thuê phòng ngủ cho học viên

Người

1

9.000.000

9.000.000

5

Chi tiền tàu xe cho học viên (một lượt đi và về)

Người

1

300.000

300.000

Tổng cộng (1+2+3+4+5)

17.050.000

 

TNG DỰ TOÁN

Stt

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

A

Phương tiện phục vụ giảng dạy (cho tỉnh và 11 huyện, thành phố)

Đơn vị

12

45.000.000

540.000.000

B

Đào to

 

 

 

4.373.210.000

I

Chi phí đào tạo cán bộ được giao năm 2011

 

 

 

400.000.000

II

Đào tạo, tập hun cho báo cáo viên

Đt

2

61.500.000

123.000.000

III

Tập huấn cho cấp huyện, xã

Lớp

6

45.475.000

272.850.000

IV

Tập hun cho cấp p

năm

4

476.615.000

1.906.460.000

V

Đào to dài hn

Người

98

17.050.000

1.670.900.000

C

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

(A+II+III+IV+V) x 1%

 

 

 

45.132.100

Tng cộng (A+B+C)

4.958.342.100

 

BẢNG PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

Năm 2011

400.000.000

Năm 2012

1.657.197.900

Đầu tư phương tiện phục vụ giảng dạy

540.000.000

Đào tạo lực lượng báo cáo viên (1 lớp)

61.500.000

Đào tạo cho các huyện, xã (3 lớp)

136.425.000

Đào tạo cho các p

476.615.000

Đào tạo dài hạn (25 cán bộ)

426.250.000

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán năm X 1 %)

16.407.900

Năm 2013

911.893.650

Đào tạo cho các p

476.615.000

Đào tạo dài hạn (25 cán bộ)

426.250.000

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán năm X 1 %)

9.028.650

Năm 2014

1.111.797.900

Đào tạo lực lượng báo cáo viên (1 lớp)

61.500.000

Đào tạo cho các huyện, xã (3 lớp)

136.425.000

Đào tạo cho các ấp

476.615.000

Đào tạo dài hạn (25 cán bộ)

426.250.000

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán năm X 1%)

11.007.900

Năm 2015

877.452.650

Đào tạo cho các ấp

476.615.000

Đào tạo dài hạn (23 cán bộ)

392.150.000

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán năm X 1%)

8.687.650

TỔNG CỘNG

4.958.342.100

 

PHỤ LỤC CHI TIẾT

DỰ ÁN 2: TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG CƠ SỞ

Stt

Nội dung

ĐVT

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Xây dựng mới trạm phát lại, phát thanh, truyền hình cho đài phát thanh truyền hình Sóc Trăng

 

 

 

16.000.000.000

1

Đầu tư cơ sở vật chất

Trạm

1

1.000.000.000

1.000.000.000

2

Thiết bị phát lại

Cái

1

15.000.000.000

15.000.000.000

II

Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 11 đài truyền thanh các huyện

 

17.161.000.000

1

Xây dựng nhà trạm

Huyện

5

1.500.000.000

7.500.000.000

2

Cải tạo, nâng cấp nhà trạm

Huyện

5

500.000.000

2.500.000.000

3

Đầu tư máy phát 500W

Cái

11

500.000.000

5.500.000.000

4

Đầu tư trang thiết bị

 

 

 

1.661.000.000

 

- Máy tính (2 cái/huyện)

Cái

22

10.000.000

220.000.000

 

- Máy ghi âm

Cái

11

5.000.000

55.000.000

 

- Máy chụp hình

Cái

11

15.000.000

165.000.000

 

- Camera

Cái

11

100.000.000

1.100.000.000

 

- Máy in

Cái

11

7.000.000

77.000.000

 

- Máy fax

Cái

11

4.000.000

44.000.000

III

Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trạm truyền thanh xã

 

 

59.500.000.000

 

- Chi phí lắp đặt thiết bị

85

500.000.000

42.500.000.000

 

- Xây dựng mới cơ sở vật chất (nhà trạm)

85

200.000.000

17.000.000.000

IV

Xây dựng mới trạm truyền thanh ấp

 

 

 

19.090.000.000

1

Đầu tư nhà trm

Ấp

85

10.000.000

850.000.000

2

Đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin truyền thông về tận xóm, ấp - Máy tính

Ấp

608

30.000.000

18.240.000.000

V

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

(Dự toán X 1%)

 

 

 

1.117.510.000

Tng cộng (I+II+III+IV+V)

112.868.510.000

 

BẢNG PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

 

Năm 2011

 

 

0

 

Năm 2012

 

 

47.588.170.000

1

Xây dựng mới trạm phát lại, phát thanh, truyền hình cho đài phát thanh truyền hình Sóc Trăng

 

 

16.000.000.000

II

Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 11 đài truyền thanh các huyện

7.830.500.000

1

Xây dựng nhà trạm (2 huyện)

 

 

3.000.000.000

2

Cải tạo, nâng cấp nhà trạm (50%)

 

 

1.250.000.000

3

Đầu tư máy phát 500W (50%)

 

 

2.750.000.000

4

Đầu tư trang thiết bị (50%)

 

 

830.500.000

III

Xây dựng mới, cải tạo trạm truyền thanh xã

 

 

21.250.000.000

 

- Chi phí lắp đặt thiết bị (40%)

 

 

17.000.000.000

 

- Xây dựng mới cơ sở vật chất (25%)

 

 

4.250.000.000

IV

Xây dựng mới trạm truyền thanh ấp (25%)

 

 

2.036.500.000

1

Đầu tư nhà trạm

 

 

212.500.000

2

Đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin truyền thông về tận xóm, ấp - Máy tính, đường truyền

 

 

1.824.000.000

V

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

 

 

471.170.000

 

Năm 2013

 

 

30.820.150.000

II

Xây dựng mới 11 đài truyền thanh các huyện

 

 

7.830.500.000

1

Xây dựng nhà trạm (2 huyện)

 

 

3.000.000.000

2

Cải tạo, nâng cấp nhà trạm (50%)

 

 

1.250.000.000

3

Đầu tư máy phát 500W (50%)

 

 

2.750.000.000

4

Đầu tư trang thiết bị (50%)

 

 

830.500.000

III

Xây dựng mới, cải tạo trạm truyền thanh xã

 

 

17.000.000.000

 

- Chi phí lp đặt thiết bị (30%)

 

 

12.750.000.000

 

- Xây dựng mới cơ sở vật chất (25%)

 

 

4.250.000.000

IV

Xây dựng mới trạm truyn thanh p

 

 

5.684.500.000

1

Đầu tư nhà trạm (25%)

 

 

212.500.000

2

Đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin truyn thông về tận xóm, ấp - Máy tính, đường truyền

 

 

5.472.000.000

V

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

 

 

305.150.000

 

Năm 2014

 

 

24.426.345.000

II

Xây dựng mới 11 đài truyền thanh các huyện

 

 

1.500.000.000

1

Xây dựng nhà trạm (1 huyện)

 

 

1.500.000.000

III

Xây dựng mới, cải tạo trạm truyn thanh xã

 

 

17.000.000.000

 

- Chi phí lắp đặt thiết bị (30%)

 

 

12.750.000.000

 

- Xây dựng mới cơ sở vật chất (25%)

 

 

4.250.000.000

IV

Xây dựng mới trạm truyn thanh p (25%)

 

 

5.684.500.000

1

Đầu tư nhà trạm (25%)

 

 

212.500.000

2

Đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin truyền thông về tận xóm, ấp - Máy tính, đường truyền

 

 

5.472.000.000

V

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

 

 

241.845.000

 

Năm 2015

 

 

10.033.845.000

III

Xây dựng mới, cải tạo trạm truyền thanh xã

 

 

4.250.000.000

 

- Xây dựng mới cơ sở vật chất (25%)

 

 

4.250.000.000

IV

Xây dựng mới trạm truyền thanh ấp

 

 

5.684.500.000

1

Đu tư nhà trạm (25%)

 

 

212.500.000

2

Đầu tư trang thiết bị, hệ thống thông tin truyền thông về tận xóm, ấp - Máy tính, đường truyền

 

 

5.472.000.000

V

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án

 

 

99.345.000

 

TỔNG CỘNG

 

 

112.868.510.000

 

PHỤ LỤC CHI TIẾT

DỰ ÁN 3: TĂNG CƯỜNG NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO (GIAI ĐOẠN 2011-2015)

Stt

Nội dung

ĐVT

Slượng

Đơn giá

Thành tiền

I

Hỗ trợ xây dựng và phát chương trình nông thôn vùng sâu, vùng xa… đài phát thanh, truyn hình Sóc Trăng (3 tháng năm 2011)

 

 

 

115.000.000

II

Hỗ trợ xây dựng và phát chương trình nông thôn vùng sâu, vùng xa đài phát thanh, truyền hình Sóc Trăng (từ năm 2012 - 2015)

Tháng

48

70.000.000

3.360.000.000

III

Xây dựng chuyên mục trên cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng

Năm

5

50.000.000

250.000.000

IV

Biên tập, in ấn, xuất bản các ấn phẩm truyền thông phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa

Cuốn

18760

30.000

562.800.000

V

Chi phí hoạt động của đài truyền huyện, thành ph

Huyện

11

60.000.000

660.000.000

VI

Chi phí hoạt động của đài truyền xã

85

20.000.000

1.700.000.000

VII

Chi phí thông tin tuyên truyền về tận xóm, ấp

Ấp

608

14.400.000

8.755.200.000

VIII

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán x 1%)

 

 

 

152.380.000

Tng cộng

15.555.380.000

 

BẢNG PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

Stt

NĂM 2011

165.000.000

I

Hỗ trợ xây dựng và phát chương trình nông thôn vùng sâu, vùng xa đài phát thanh, truyền hình Sóc Trăng (3 tháng năm 2011)

115.000.000

III

Xây dựng chuyên mục trên cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng

50.000.000

 

MỖI NĂM TỪ 2012 - 2015

3.847.595.000

II

Hỗ tr xây dựng và phát chương trình nông thôn vùng sâu, vùng xa.... đài phát thanh, truyền hình Sóc Trăng (từ năm 2012 - 2015)

840.000.000

III

Xây dựng chuyên mục trên cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng

50.000.000

IV

Biên tập, in ấn, xuất bản các ấn phẩm truyền thông phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa

140.700.000

V

Chi phí hoạt động của đài truyền huyện, thành phố

165.000.000

VI

Chi phí hoạt động của đài truyền xã

425.000.000

VII

Chi phí thông tin tuyên truyền về tận xóm, ấp

2.188.800.000

VIII

Chi phí Ban quản lý, kiểm tra giám sát dự án (dự toán x 1%)

38.095.000

 

TNG CNG

15.555.380.000

 


TỔNG HỢP K HOẠCH THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2011-2015

Stt

Chương trình, dự án

KH 2011 (1)

KH 2012

KH 2013

KH 2014

KH 2015

Tng cộng 2011 - 2015

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

Vốn ĐT

Vốn SN

 

TỔNG SỐ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MTQG

565

565

0

53.093

53.093

0

35.580

35.580

0

29.386

29.386

0

14.759

14.759

0

133.383

133.383

0

 

- Ngân sách trung ương

565

565

0

44.381

44.381

0

26.868

26.868

0

23.424

23.424

0

10.297

10.297

0

105.535

105.535

0

 

- Ngân sách địa phương

0

0

0

8.712

8.712

0

8.712

8.712

0

5.962

5.962

0

4.462

4.462

0

27.848

27.848

0

 

- Vốn tín dụng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

- Vốn huy động khác

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

I

Dự án 1: Tăng cưng năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở

400

400

0

1.657

1.657

0

912

912

0

1.112

1.112

0

877

877

0

4.958

4.958

0

1

Xây dựng chương trình khung, tài liệu đào tạo, bi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở

400

400

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

400

400

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

400

400

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

400

400

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

400

400

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

400

400

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở

0

0

0

1.101

1.101

 

903

903

 

1.101

1.101

 

868

868

 

3.973

3.973

0

 

- Số lượng cán bộ được đào tạo: Báo cáo viên 30 người, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ huyện, xã 65 người, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ấp 773 người, đào tạo dài hạn 98 người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

1.101

1.101

0

903

903

0

1100,8

1100,8

0

868

868

0

3.973

3.973

 

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

1.101

1.101

0

903

903

0

1.101

1.101

0

868

868

0

3.973

3.973

 

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Mua sm phương tiện phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, thực hành

0

0

0

540

540

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

540

540

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

540

540

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

 

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

540

540

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

540

540

 

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

 

4

Kinh phí quản lý Dự án 1 của Chương trình

0

0

0

16,4

16,4

 

9

9

 

11

11

 

9

9

 

45

45

 

II

Dự án 2: Tăng cưng cơ s vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ s

0

0

0

47.588

47.588

0

30.820

30.820

0

24.426

24.426

0

10.034

10.034

0

112.868

112.868

0

1

Xây dựng mới Đài truyền thanh xã

0

0

0

21.250

21.250

0

17.000

17.000

0

17.000

17.000

0

4.250

4.250

0

59.500

59.500

0

 

- Số đài được xây dựng mới (85 xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

21.250

21.250

0

17.000

17.000

 

17.000

17.000

 

4.250

4.250

0

59.500

59.500

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

17.000

17.000

0

12.750

12.750

 

12.750

12.750

 

 

 

0

42.500

42.500

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

0

0

0

4.250

4.250

0

4.250

4.250

 

4.250

4.250

 

4.250

4.250

0

17.000

17.000

0

-

Trong đó: + Số lượng nhà trạm, vật kiến trúc

0

0

0

4.250

4250

0

4.250

4.250

 

4.250

4.250

 

4.250

4.250

0

17.000

17.000

0

 

+ Đầu tư thiết bị

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Nâng cấp Đài truyn thanh xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số đài đưc nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: + Slưng nhà trạm, vật kiến trúc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đầu tư thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng mới lại trạm phát lại phát thanh, truyền hình cấp huyện

0

0

0

19.000

19.000

 

3.000

3.000

0

1.500

1.500

0

0

0

0

23.500

23.500

0

 

- Số trạm được xây dựng mi (1 tỉnh, 5 huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

19.000

19.000

0

3.000

3.000

0

1.500

1.500

0

0

0

0

23.500

23.500

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

16.000

16.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.000

16.000

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

0

0

0

3.000

3.000

 

3.000

3.000

 

1.500

1.500

0

0

0

0

7.500

7.500

0

 

Trong đó: + Số lượng nhà trạm, vật kiến trúc

0

0

0

3.000

3.000

 

3.000

3.000

 

1.500

1.500

0

0

0

0

7.500

7.500

0

 

+ Đầu tư thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

4

Nâng cấp trạm phát lại phát thanh, truyền hình cấp huyện

0

0

0

4.831

4.831

0

4.831

4.831

0

0

0

0

0

0

0

9.662

9.662

0

 

- S trạm được nâng cấp (5 huyện)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

4.831

4.831

0

4.831

4.831

0

0

0

0

0

0

0

9.662

9.662

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

3.581

3.581

 

3.581

3.581

0

 

 

 

 

 

0

7.162

7.162

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

0

0

0

1.250

1.250

 

1.250

1.250

0

 

 

 

 

 

0

2.500

2.500

0

5

Thiết lập trạm truyền thanh thôn, bản

0

0

0

212

212

0

212

212

0

212

212

0

212

212

0

848

848

0

 

- Số trạm được xây dựng (85)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

212

212

0

212

212

0

212

212

0

212

212

0

848

848

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

0

0

0

212

212

 

212

212

 

212

212

 

212

212

0

848

848

0

6

Hỗ trợ thiết bị nghe - xem tại các điểm sinh hot dân cư cộng đồng

0

0

0

1.824

1.824

0

5.472

5.472

0

5.472

5.472

0

5.472

5.472

0

18.240

18.240

0

 

- Số điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng được hỗ trợ thiết bị (608 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

1.824

1.824

0

5.472

5.472

0

5.472

5.472

0

5.472

5.472

0

18.240

18.240

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

0

0

0

1.824

1.824

 

5.472

5.472

 

5.472

5.472

 

5.472

5.472

 

18.240

18.240

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ thiết bị thu và nghe - xem cho các đơn vị biên phòng khu vực biên giới, hải đảo, nhà dân

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

- S đim được hỗ trợ thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

8

Hỗ trợ thiết bị thu và nghe - xem cho các hộ gia đình khu vực min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

- S hộ được hỗ trợ thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

0

0

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

+ Kinh phí Ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí Ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Kinh phí quản lý Dự án 2 của Chương trình

0

0

0

471

471

 

305

305

 

242

242

 

100

100

 

1.118

1.118

0

III

Dự án 3: Tăng cường nội dung thông tin và truyn thông về cơ sở min núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đo

165

165

0

3.848

3.848

0

3.848

3.848

0

3.848

3.848

0

3.848

3.848

0

15.557

15.557

0

1

Sản xuất chương trình truyền hình phục vụ khu vực min núi, biên giới, hải đảo và đng bào dân tộc

115

115

0

840

840

0

840

840

0

840

840

0

840

840

0

3.475

3.475

0

 

- Số lượng chương trình truyền hình được sản xuất (48 chương trình).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng thời lượng sản xuất chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

115

115

 

840

840

0

840

840

0

840

840

0

840

840

0

3.475

3.475

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

115

115

 

840

840

 

840

840

 

840

840

 

840

840

 

3.475

3.475

0

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sản xuất ấn phẩm truyền thông phục vụ khu vực miền núi, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc

0

0

0

141

141

0

141

141

0

141

141

0

141

141

 

564

564

0

 

- Số ấn phẩm truyền thông được sản xuất (18.760 cuốn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện, trong đó:

0

0

0

141

141

0

141

141

0

141

141

0

141

141

0

564

564

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

0

0

0

141

141

 

141

141

 

141

141

 

141

141

 

564

564

0

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Xuất bản phẩm phục vụ khu vực miền núi, biên gii, hải đảo và đng bào dân tộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

- Số đầu sách xuất bản phẩm cung cấp cho khu vực min núi, biên gii, hải đảo và đng bào dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số bản in cung cấp cho khu vực miền núi, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện trong đó:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thông tin điện tử phục vụ nông thôn, miền núi, hải đảo

50

50

 

2.239

2.239

 

2.239

2.239

0

2.239

2.239

0

2.239

2.239

0

9.006

9.006

0

 

- S dự án thực hiện (Xây dựng chuyên mục trên cng thông tin điện tử)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện trong đó:

50

50

 

2.239

2.239

 

2.239

2.239

0

2.239

2.239

0

2.239

2.239

0

9.006

9.006

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

50

50

 

2.239

2.239

 

2.239

2.239

0

2.239

2.239

 

2.239

2.239

 

9.006

9.006

0

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Hỗ trợ phát sóng truyền hình phục vụ đồng bào dân tộc, min núi

0

 

 

590

590

0

590

590

0

590

590

0

590

590

0

2.360

2.360

0

 

- Thời lượng phát sóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện trong đó:

 

 

 

590

590

0

590

590

0

590

590

0

590

590

0

2.360

2.360

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

 

 

 

590

590

 

590

590

 

590

590

 

590

590

 

2.360

2.360

0

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý Chương trình cho cán bộ thuộc các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

- S lượng cán bộ được đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí thực hiện trong đó:

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

+ Kinh phí ngân sách Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Kinh phí quản lý Dự án 3 của Chương trình

0

 

 

38

38

 

38

38

 

38

38

 

38

38

 

152

152

0

 

DANH SÁCH

CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI VÀ HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT

Tên huyện,

Khoảng cách từ xã đến trung tâm huyện (km)

Thuộc đối tượng thực hiện Dự án 1

Dự án 2

Dự án 3

Xây dựng mới trạm phát lại PTTH

Cải tạo, nâng cấp trạm phát lại PTTH

Xây dựng mới đài truyền thanh xã

Cải tạo, nâng cp đài truyền thanh xã

Thiết lập trạm truyền thanh thôn, bản

Được hỗ trợ thiết bị nghe xem

Trang thiết bị tác nghiệp

……..

Được cấp xuất bản phẩm

Được cấp n phẩm truyền thông

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Tỉnh Sóc Trăng

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

TP. Sóc Trăng

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

- Phường 5

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Phường 10

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

3

Huyện Ngã Năm

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Mỹ Bình

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Tân Long

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Long Bình

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Quới

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Mỹ Quới

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

4

Huyện Thạnh Trị

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Thị trấn Phú Lộc

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Lợi

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Thành

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Châu Hưng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Trị

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Tân

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Tuân Tức

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Lâm Tân

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

- Xã Lâm Kiết

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

5

Huyện Mỹ Xuyên

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Thị trấn Mỹ Xuyên

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Tham Đôn

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Đại Tâm

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Phú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Quới

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Ngọc Đông

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Hòa Tú 1

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Hòa Tú 2

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Gia Hòa 2

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

6

Huyện Trần Đ

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Lịch Hội Thượng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Tài Văn

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Viên An

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Viên Bình

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Thới An

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thạnh Thới Thuận

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Liêu Tú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Trung Bình

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Đại Ân 2

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

7

Huyện Kế Sách

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Kế Thành

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Mỹ

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Trinh Phú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thới An Hội

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Nhơn Mỹ

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Lạc Thôn

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Lạc Tây

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Phong Nm

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

8

Huyện Mỹ Tú

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Mỹ Hương

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Hưng Phú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Mỹ Tú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Mỹ Phước

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Mỹ Thuận

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Long Hưng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thuận Hưng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Phú Mỹ

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

9

Huyện Châu Thành

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Thuận Hòa

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Thiện Mỹ

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Phú Tâm

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Ninh

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Hồ Đắc Kiện

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Hiệp

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Phú Tân

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

10

Huyện Long Phú

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Xã Tân Hưng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Trường Khánh

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Long Phú

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Tân Thạnh

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Châu Khánh

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Phú Hữu

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Long Đức

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Hậu Thạnh

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Đại Ngãi

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Song Phụng

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

11

Huyện Vĩnh Châu

 

 

x

 

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Thị trấn Vĩnh Châu

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Lai Hòa

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Tân

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Phước

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Lạc Hòa

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Hòa Đông

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Khánh Hòa

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Hải

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Hiệp

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Vĩnh Châu

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

12

Huyện Cù Lao Dung

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

 

x

 

- Thị trấn Cù Lao Dung

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh 1

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh Tây

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh Đông

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh 2

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh 3

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã An Thạnh Nam

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

 

- Xã Đại Ân 1

 

x

 

 

x

 

x

x

 

 

 

x

Ghi chú: Từ cột 4 đánh dấu (X) và các ô tương ứng với nội dung thực hiện trên địa bàn huyện,

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác