Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2021 về quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 133/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 16/09/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 133/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Lê Văn Sử |
Ngày ban hành: | 16/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 16 tháng 9 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững; đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường; đảm bảo các vùng nuôi thủy sản tập trung, nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực, nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được quan trắc và cảnh báo diễn biến chất lượng môi trường.
- Đảm bảo 80% cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản của tỉnh được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về quan trắc, cảnh báo môi trường; 50% các cơ sở nuôi được hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền các biện pháp kiểm soát các yếu tố môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản được cung cấp kịp thời đến các cơ quan quản lý, người nuôi và các tổ chức, cá nhân liên quan để cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát các yếu tố môi trường, giảm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.
- Khả năng dự đoán, dự báo tình hình diễn biến môi trường và dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu cảnh báo trong chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả cho người nuôi.
- Cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được hệ thống hóa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017, Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường thường xuyên
Triển khai hoạt động quan trắc môi trường tại các vùng nuôi, các đối tượng nuôi (tôm nước lợ, cá rô phi) với bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường thống nhất.
1.1. Địa điểm quan trắc môi trường
- Quan trắc môi trường nguồn nước cấp: Thực hiện quan trắc 27 điểm nuôi tôm nước lợ tại các tuyến sông đầu nguồn, một số vùng trọng điểm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, được xác định trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau; mỗi huyện, thành phố chọn 03 điểm quan trắc.
- Quan trắc môi trường đối tượng nuôi cá rô phi: Thực hiện quan trắc 06 điểm/lần phân tích tại một số huyện, thành phố Cà Mau.
(Chi tiết tại phụ lục I kèm theo)
1.2. Thông số và tần suất quan trắc
- Các thông số quan trắc bao gồm: Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ mặn, pH, độ trong; N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, độ kiềm, TSS, nhu cầu oxy hóa học (COD), mật độ và thành phần tảo độc hại, Coliform, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus; thuốc bảo vệ thực vật; kim loại nặng (Cd, Hg, As và Pb).
- Tần suất quan trắc tùy thuộc vào địa điểm, đối tượng quan trắc.
(Chi tiết tại phụ lục II kèm theo)
1.3. Thời gian quan trắc
- Từ tháng 01 đến tháng 12 Dương lịch hàng năm.
- Theo khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tình hình sản xuất thực tế của người dân tại các địa phương.
2. Quan trắc, giám sát môi trường đột xuất
- Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài); khi khu vực nuôi thủy sản xảy ra dịch bệnh; khi môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ.
- Thông số, tần suất quan trắc, giám sát: Dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên; tùy theo tình hình thực tế lựa chọn, bổ sung các chỉ tiêu khác ngoài các chỉ tiêu quan trắc thường xuyên cho phù hợp.
3. Cập nhật cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường
Duy trì cập nhật, tiếp nhận, chia sẻ dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phần mềm cơ sở dữ liệu do Tổng cục Thủy sản thiết lập, quản lý; đồng thời cập nhật dữ liệu về quan trắc môi trường vào phần mềm nông nghiệp của tỉnh.
4. Nâng cao năng lực và tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Thường xuyên cử cán bộ làm công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc môi trường,... do các cơ quan Trung ương tổ chức.
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để thông tin kịp thời diễn biến chất lượng môi trường vùng nuôi; nâng cao nhận thức của người nuôi về vai trò của quan trắc môi trường.
- Phổ biến đến người nuôi các mô hình nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền các văn bản quy định về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, người dân biết các phương pháp đo, đếm các chỉ số môi trường; cập nhật dữ liệu quan trắc môi trường lên hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025: 6.032.733.000 đồng (trong đó năm 2021: 983.110.000 đồng, giai đoạn 2022 - 2025: 5.049.623.000 đồng).
(Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)
- Đối với kinh phí triển khai Kế hoạch trong năm 2021, thực hiện theo Quyết định số 2363/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh; nguồn kinh phí dôi dư sau khi thực hiện, đề nghị đơn vị chủ động báo cáo cắt giảm về ngân sách để bố trí cho các nhiệm vụ cấp bách, bức thiết khác.
- Đối với kinh phí thực hiện Kế hoạch từ năm 2022 - 2025: Hàng năm, cơ quan chủ trì triển khai Kế hoạch lập dự toán chi tiết kinh phí, trình cấp thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt trước khi thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cảnh báo, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đăng tải kịp thời thông tin có liên quan đến quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản trên phần mềm quản lý nông nghiệp, các phương tiện thông tin và qua mạng lưới Khuyến nông, Thú y của tỉnh; cập nhật cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản của tỉnh vào cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Tổ chức khắc phục các diễn biến bất thường về môi trường nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên quan quan trắc, giám sát chất lượng nước tại khu vực nuôi của mình.
- Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết để phù hợp thực tiễn sản xuất.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định; theo dõi và tích hợp kết quả quan trắc vào dữ liệu môi trường nền của tỉnh phục vụ công tác quản lý.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường và phòng, chống dịch bệnh thủy sản; khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, kịp thời thông tin đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức kiểm tra, theo dõi và xử lý.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền triển khai kịp thời kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường đến người nuôi; phổ biến, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và khắc phục khi nhận được bản tin quan trắc, cảnh báo môi trường.
5. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Các cơ sở nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; thu thập, ghi chép đầy đủ các số liệu, thông tin có liên quan và kịp thời cung cấp thông tin, số liệu môi trường khi có yêu cầu của cơ quan quản lý; áp dụng các biện pháp xử lý, phòng ngừa, khắc phục theo hướng dẫn của cơ quan quản lý.
- Thực hiện tốt các quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn; tổ ng hợp, báo cáo, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem, xét quyết định (trường hợp vượt thẩm quyền).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐỊA ĐIỂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NGUỒN NƯỚC CẤP
(VÙNG NUÔI) VÀ ĐỐI TƯỢNG NUÔI CÁ RÔ PHI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 16/9/2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
TT |
Địa
điểm quan trắc |
Quan trắc môi trường nguồn nước cấp |
Quan trắc môi trường đối tượng nuôi cá rô phi |
1 |
Cà Mau |
03 |
01 |
1.1 |
Xã Tắc Vân |
01 |
|
1.2 |
Xã Hòa Tân |
01 |
|
1.3 |
Xã Định Bình |
01 |
|
2 |
Thới Bình |
03 |
01 |
1.1 |
Xã Hồ Thị Kỷ |
01 |
|
1.2 |
Xã Biển Bạch |
01 |
|
1.3 |
Thị trấn Thới Bình |
01 |
|
3 |
U Minh |
03 |
01 |
1.1 |
Xã Khánh An |
01 |
|
1.2 |
Xã Khánh Lâm |
01 |
|
1.3 |
Xã Khánh Hội |
01 |
|
4 |
Trần Văn Thời |
03 |
02 |
1.1 |
Xã Phong Điền |
01 |
|
1.2 |
Xã Lợi An |
01 |
|
1.3 |
Thị trấn Sông Đốc |
01 |
|
5 |
Phú Tân |
03 |
|
1.1 |
Xã Phú Mỹ |
01 |
|
1.2 |
Xã Tân Hưng Tây |
01 |
|
1.3 |
Xã Nguyễn Việt Khái |
01 |
|
6 |
Cái Nước |
03 |
01 |
1.1 |
Xã Trần Thới |
01 |
|
1.2 |
Xã Thạnh Phú |
01 |
|
1.3 |
Thị trấn Cái Nước |
01 |
|
7 |
Năm Căn |
03 |
|
1.1 |
Xã Lâm Hải |
01 |
|
1.2 |
Xã Hàng Vịnh |
01 |
|
1.3 |
Thị trấn Năm Căn |
01 |
|
8 |
Ngọc Hiển |
03 |
|
1.1 |
Xã Viên An Đông |
01 |
|
1.2 |
Xã Đất Mũi |
01 |
|
1.3 |
Xã Tân Ân |
01 |
|
9 |
Đầm Dơi |
03 |
|
1.1 |
Xã Tân Thuận |
01 |
|
1.2 |
Xã Tân Duyệt |
01 |
|
1.3 |
Thị trấn Đầm Dơi |
01 |
|
TỔNG |
27 |
06 |
THÔNG SỐ VÀ TẦN SUẤT QUAN TRẮC
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 16/9/2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
TT |
Điểm quan trắc, giám sát |
Thông số quan trắc, giám sát |
Tần suất quan trắc, giám sát |
Ghi chú |
1 |
Quan trắc vùng nước cấp (các tuyến sông đầu nguồn một số vùng trọng điểm) |
Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), độ mặn, độ trong |
02 - 04 lần/tháng |
Tùy vào điều kiện thực tế, thực hiện quan trắc đột xuất theo quy định |
Độ kiềm, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, TSS, nhu cầu oxy hóa học (COD); mật độ và thành phần tảo độc hại, Coliform, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus |
||||
Thuốc bảo vệ thực vật |
02 lần/năm |
|||
Kim loại nặng (Cd, Hg, As và Pb) |
||||
2 |
Quan trắc môi trường đối tượng nuôi cá rô phi |
Nhiệt độ, pH, DO |
02 lần/ngày |
Khi thời tiết diễn biến thất thường hoặc có dịch bệnh xảy ra (tùy vào điều kiện sẽ quan trắc đột xuất) |
Độ kiềm, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3, P-PO43-, H2S, TSS, COD |
02 lần/tháng |
|||
Mật độ và thành phần tảo độc |
|
|||
Thuốc bảo vệ thực vật |
02 lần/năm |
|||
Giám sát một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng nuôi |
02 lần/năm |
Khi khu vực nuôi xảy ra dịch bệnh |
KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH
BÁO VÀ GIÁM SÁT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 16/9/2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT |
Nội dung thực hiện |
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 |
Tổng |
Ghi chú |
|
Năm 2021 |
Giai đoạn 2022 - 2025 |
|
|
||
I |
Tăng cường nguồn nhân lực |
72.250 |
311.335 |
383.585 |
Thanh theo thực tế |
|
Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ tỉnh, huyện, xã làm công tác quan trắc |
72.250 |
311.335 |
383.585 |
|
II |
Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường thường xuyên |
842.400 |
4.445.824 |
5.288.224 |
|
1 |
Quan trắc vùng nước cấp (các tuyến sông đầu nguồn một số vùng trọng điểm) |
842.400 |
3.630.016 |
4.472.416 |
|
- |
Công tác đi thu mẫu |
121.500 |
523.560 |
645.060 |
Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND |
- |
Phân tích mẫu môi trường nước tại các vùng nước cấp |
720.900 |
3.106.456 |
3.827.356 |
Luật
giá; |
2 |
Quan trắc môi trường đối tượng nuôi cá rô phi |
|
815.808 |
815.808 |
|
- |
Công tác đi thu mẫu |
|
104.591 |
104.591 |
Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND |
- |
Phân tích mẫu môi trường nước tại ao nuôi |
|
711.217 |
711.217 |
Luật
giá; |
III |
Mua sắm bộ dụng cụ (Test) môi trường đo nhanh tại hiện trường |
25.330 |
110.000 |
135.330 |
Thanh theo thực tế |
IV |
Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ thu mẫu (thùng, chai, lọ, dây ràng, hóa chất hoặc nước đá cố định mẫu) |
10.000 |
41.836 |
51.836 |
Thanh theo thực tế |
V |
Chi phí thẩm định giá, thuê tư vấn, quyết toán,… |
17.000 |
71.122 |
88.122 |
Thanh theo thực tế |
VI |
Chi phí khác: Làm việc với các địa phương “khảo sát, chọn điểm quan trắc môi trường nước”; kiểm tra định kỳ, đột xuất;… |
16.130 |
69.506 |
85.636 |
Thanh theo thực tế |
TỔNG (I+II+III+IV+V+VI) |
983.110 |
5.049.623 |
6.032.733 |
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây