Kế hoạch 1258/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch 1258/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030
Số hiệu: | 1258/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai | Người ký: | Kpă Thuyên |
Ngày ban hành: | 06/09/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1258/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Kpă Thuyên |
Ngày ban hành: | 06/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1258/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 06 tháng 9 năm 2021 |
Thực hiện Công văn số 2635/BNN-TY ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu và tiềm năng về diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản.[1] Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển đáng kể[2], hình thức nuôi có sự chuyển đổi dần theo hướng bán thâm canh, thâm canh, nhất là hình thức nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như: trắm cỏ, cá chép, cá mè,... và một số đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Lăng, Rô phi đơn tính, Điều hồng, Lóc, Trê lai, Thát lát, Bống tượng đang được chú trọng đầu tư. Công tác tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, công tác quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang được địa phương quan tâm chỉ đạo.
Về tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tương đối ổn định, trong 05 năm gần đây không xảy ra các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên cả nước và điều kiện thời tiết khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp... do đó nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh mới trên thủy sản nuôi phát sinh, lây lan là rất lớn.
Để chủ động và tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, huy động các nguồn lực cùng sự phối hợp của các cấp chính quyền, các cơ quan có liên quan và sự đồng tình, hưởng ứng của người nuôi trồng thủy sản, các hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Việc ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là cần thiết.
1. Mục tiêu chung:
Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, góp phần ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản, đảm bảo mục tiêu Kế hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Chủ động phòng chống, khống chế các bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi.
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, không để mầm bệnh lây lan rộng.
- Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm của các các bệnh mới nổi vào địa bàn tỉnh.
- Xây dựng thành công ít nhất 01 cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) thủy sản đối với một số bệnh nguy hiểm để phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong tỉnh, trong nước.
1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành:
a) Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.
(Danh mục các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên kiểm soát của Kế hoạch này theo Phụ lục đính kèm)
b) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh:
- Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...
- Nghiên cứu, áp dụng triển khai các biện pháp phù hợp để chủ động phòng bệnh cho động vật thủy sản, giảm thiếu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
c) Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản:
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tiến hành kiểm tra, xác minh, chẩn đoán xác định bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
d) Giám sát chủ động:
- Căn cứ tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản, tổ chức giám sát chủ động tại các cơ sở, vùng sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào địa bàn tỉnh, vào trong nước.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
đ) Kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật thủy sản theo quy định của pháp luật. Thủy sản sử dụng làm giống lưu thông trong tỉnh, cần có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, không nhiễm dịch bệnh nguy hiểm và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản.
- Tổ chức giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong nước và từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh, vào trong nước.
g) Phối hợp, cung cấp thông tin để tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và bản đồ dịch tễ lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản. Tiến tới tổ chức xây dựng bản đồ dịch tễ và đề xuất, hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh.
2. Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản:
a) Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường trong nuôi trông thủy sản theo quy định, đặc biệt tại các vùng nuôi tập trung, vùng nuôi đối tượng nuôi chính, đối tượng chủ lực, có giá trị kinh tế, vùng nuôi cá lồng bè... để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản.
Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung các điểm quan trắc môi trường, ưu tiên các điểm quan trắc vùng nuôi lồng trên sông, hồ lớn; bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường.
b) Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường.
3. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về vùng, cơ sở ATDB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này và một số bệnh theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước. Trong đó, chú trọng xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các cơ sở sản xuất, cung ứng động vật thủy sản làm giống.
c) Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.
4. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản:
Chủ động trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động, giám sát bị động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản nuôi; đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ.
5. Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức:
a) Xây dựng nội dung truyền thông nguy cơ phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, loại hình truyền thông; tổ chức tập huấn về truyền thông nguy cơ.
b) Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
c) Chia sẻ kết quả giám sát bị động, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB với các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hỗ trợ xác định thị trường, phục vụ dây mạnh xuất khẩu thủy sản.
6. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, lập bản đồ dịch tễ.
b) Phối hợp, hỗ trợ Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản.
Các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn của tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường phối hợp, chia sẻ, cung cấp thông tin đối với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào trong nước, vào địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản qua biên giới vào địa bàn tỉnh.
1. Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Cơ quan cấp tỉnh:
a) Bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển của các cơ quan cấp tỉnh, bao gồm:
- Giám sát bị động, tổ chức thu mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi có thủy sản chết bất thường, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ. Tổ chức hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh tại cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; giám sát tại vùng đệm của cơ sở ATDB.
- Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch, xử lý ổ dịch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện.
- Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai công tác truyền thông; tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y thủy sản các cấp, cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản, sản xuất con giống thủy sản, người nuôi trồng thủy sản trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.
b) Kinh phí bố trí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản tổng hợp chung trong Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản hằng năm của tỉnh.
c) Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách cho năm sau, các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch và tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản và tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh thực hiện lập dự toán và tổng hợp chung vào dự toán của đơn vị gửi Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí thực hiện.
2. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí cho các hoạt động:
a) Bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển của các cơ quan cấp huyện, bao gồm:
- Giám sát bị động, công tác tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi có thủy sản chết bất thường, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ tại địa phương. Tổ chức hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh tại cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao của địa phương; giám sát tại vùng đệm của cơ sở/chuỗi sản xuất ATDB.
- Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch, xử lý ổ dịch tại địa phương.
- Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu của tỉnh, quốc gia phục vụ truy xuất nguồn gốc.
- Triển khai công tác truyền thông; tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cấp huyện, cấp xã cho đội ngũ thú y thủy sản, người nuôi trồng thủy sản trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản
b) Hằng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương, lồng ghép vào Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản hằng năm trên địa bàn quản lý.
3. Kinh phí từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự đảm bảo:
- Tổ chức hoạt động giám sát dịch bệnh trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch tại cơ sở nuôi.
- Tổ chức xây dựng cơ sở/chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
- Nghiên cứu xây dựng, thành lập và nâng cao năng lực phòng thử nghiệm thực hiện công tác chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản của doanh nghiệp.
4. Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác:
Ngoài các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, tăng cường kêu gọi nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch này; chỉ đạo:
1.1. Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
Tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định của Luật Thú y, Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản.
Hằng năm, xây dựng kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tổng hợp chung trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trình UBND tỉnh phô duyệt và tổ chức thực hiện.
Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh thủy sản trong nước và trên địa bàn tỉnh, thông báo đến các địa phương trong tỉnh biết và hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp; tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Căn cứ tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát chủ động lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản trọng điểm, vùng nuôi thủy sản công nghệ cao, cơ sở sản xuất giống thủy sản,... để cảnh báo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch cho phù hợp và hiệu quả.
Tổ chức thực hiện công tác giám sát, chẩn đoán dịch bệnh, hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm bệnh; công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Thực hiện đúng quy định công tác quản lý, kiểm dịch giống thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y; tăng cường kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất tại địa phương.
Phối hợp với các đơn vị làm công tác khoa học triển khai nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cung cấp thông tin để tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và bản đồ dịch tễ lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tổng hợp, tham mưu báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản theo quy định.
1.2. Trung tâm Giống thủy sản:
Tăng cường hoạt động nghiên cứu, tuyển chọn, sản xuất, nhân giống và ương nuôi các loại giống thủy sản an toàn dịch bệnh để cung ứng, phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; giám sát chủ động, giám sát bị động đối với đàn thủy sản giống, tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn giống thủy sản của Trung tâm; đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; chủ động vật tư, hóa chất, nguồn lực để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
1.3. Trung tâm Khuyến nông:
Tham gia công tác truyền thông, xây dựng các mô hình, dự án, các cơ sở, chuỗi cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh và nhân rộng mô hình có hiệu quả.
Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cho năm sau, Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách tỉnh và dự toán do các đơn vị liên quan xây dựng đúng quy định, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, báo cáo UBND tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ thông tin về các thông số quan trắc môi trường nguồn nước, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn tỉnh; thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh và hợp tác với chính quyền địa phương trong xử lý khi dịch bệnh xảy ra.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) trong công tác tổng hợp, thống nhất và chia sẻ số liệu thống kê về diện tích nuôi trồng, khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ công tác đánh giá, phân tích nguy cơ, ảnh hưởng của dịch bệnh, triển khai các giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch bệnh.
7. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (BCĐ 389 tỉnh):
- Tổ chức triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản qua đường biên giới.
- Phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với Chi cục Chăn nuôi và Thú y; phối hợp chỉ đạo tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ các nội dung của Kế hoạch này, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trong giai đoạn từ năm 2021 - 2030; bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện. Chủ động bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện để tổ chức chống dịch khi có dịch tại địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, đào tạo tập huấn về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 - 2030 theo Kế hoạch này và theo yêu cầu quản lý của địa phương.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện kịp thời, đúng quy định về báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định.
- Căn cứ tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện xây dựng, trình UBND cấp huyện phê duyệt, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát chủ động lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản trọng điểm, vùng nuôi thủy sản công nghệ cao, cơ sở sản xuất giống thủy sản, ... của địa phương để cảnh báo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch cho phù hợp và hiệu quả.
- Căn cứ nhu cầu và nguồn lực của địa phương, yêu cầu của doanh nghiệp và người nuôi trông thủy sản, tổ chức xây dựng cơ sở ATDB. Lựa chọn một số cơ sở sản xuất giống thủy sản, một số doanh nghiệp sản xuất thủy sản để xuất khẩu (nếu có) trên địa bàn để hỗ trợ giám sát dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn trong quá trình xây dựng cơ sở ATDB.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng đối với các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực thủy sản, truy xuất nguồn gốc; xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn có nguồn gốc từ thủy sản nuôi; tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình nuôi trồng theo hướng sản xuất tốt như VietGap, GlobalGAP, ...
9. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản:
- Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn để phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân là thành viên của hội và hiệp hội tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch này.
- Các doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở có chuỗi sản xuất thủy sản để xuất khẩu (nếu có): Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản trong cơ sở của mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Kế hoạch này. Doanh nghiệp và người nuôi chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thủy sản trong suốt quá trình thả nuôi và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y các cấp khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ dịch bệnh. Tổ chức giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh (nếu có) đối với tất cả các trường hợp thủy sản chết bất thường, thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh tại cơ sở nuôi. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh thủy sản theo các quy định hiện hành.
- Các cơ sở sản xuất giống thủy sản, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản đề xuất khẩu (nếu có) cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận cơ sở ATDB theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2021-2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC BỆNH NGUY HIỂM, BỆNH MỚI NỔI
TRÊN THỦY SẢN NUÔI ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÒNG BỆNH, KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT
(Kèm theo Kế hoạch số 1253/KH-UBND ngày 06/09/2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Trên cá tra nuôi: Bệnh gan thận mủ (ESC), bệnh xuất huyết.
2. Trên cá chép, trắm, trôi, mè: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (SVC), bệnh do Koi Herpes virus (KHV), bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcns.
3. Trên cá rô phi, cá điều hồng: Bệnh do TilV (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
4. Trên tôm càng xanh: Bệnh trắng đuôi (WTD).
5. Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/ NACA.
NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 1253/KH-
UBND ngày 06 tháng 9
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)
TT |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành |
|
|
|
1.1 |
Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi |
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; người nuôi trồng thủy sản |
Thường xuyên |
1.2 |
Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh |
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản (gọi chung là người nuôi trồng thủy sản). |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
1.3 |
Giám sát dịch bệnh thủy sản (giám sát bị động, giám sát chủ động) |
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Người nuôi trồng thủy sản. |
UBND các huyên, thị xã, thành phố; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan |
Năm 2021 - 2030 |
1.4 |
Kiểm dịch, kiểm soát động vật, sản phẩm động vật thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan |
Thường xuyên |
1.5 |
Phối hợp, cung cấp thông tin để tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và bản đồ dịch tễ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; người nuôi trồng thủy sản |
Năm 2021- 2030 |
1.6 |
Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản hằng năm của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
2 |
Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; người nuôi trồng thủy sản |
Năm 2021 - 2030 |
3 |
Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; người nuôi trồng thủy sản |
Năm 2021 - 2030 |
4 |
Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; người nuôi trồng thủy sản |
Năm 2021 - 2030 |
5 |
Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; người nuôi trồng thủy sản |
Thường xuyên |
6 |
Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ nước ngoài vào tỉnh |
Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; người nuôi trồng thủy sản |
|
Hàng năm |
[1] Tổng diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản khoảng 15.040 ha (bao gồm 1.240 ha diện tích ao và 13.800 ha diện tích hồ chứa thủy lợi, thủy điện). Qua rà soát, hiện có khoảng 302 hồ, đập thủy lợi, 55 hồ chứa tự nhiên, 17 hồ hồ thủy điện
[2] Tổng diện tích phục vụ nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh năm 2016: 13.790 ha và đến năm 2020 là 15.040 ha; sản lượng thủy sản năm 2016 là 5.420 tấn và đến năm 2020 là 6.917 tấn (trong đó sản lượng nuôi 3.633 tấn, chiếm 52,5%; sản lượng khai thác 3.284 tấn, chiếm 47,5 %); năng suất Nuôi trồng thủy sản tăng khá (năm 2016 là 2,5 tấn/ha và đến năm 2020 là 2,93 tấn/ha).
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây