549564

Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định

549564
LawNet .vn

Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số hiệu: 117/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Trần Anh Dũng
Ngày ban hành: 11/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 117/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
Người ký: Trần Anh Dũng
Ngày ban hành: 11/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Nam Định, ngày 11 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ- TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu, định hướng, giải pháp đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Chiến lược của Bộ Nông nghiệp và PTNT phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Nam Định.

- Khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có; phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; từng bước nâng cao chất lượng rừng nhằm phát huy tốt chức năng bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển bền vững rừng.

2. Yêu cầu

- Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện có rừng xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức triển khai có trọng tâm, hiệu quả; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

- Phấn đấu trồng mới khoảng 300 ha rừng đặc dụng, phòng hộ ven biển; đưa độ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2030 đạt 2% và giữ ổn định đến năm 2050.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung Chiến lược của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch của tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức như: Lồng ghép tuyên truyền qua các Hội nghị, hội thảo, tập huấn; trên hệ thống phát thanh, truyền hình; tờ rơi; tuyên truyền lưu động…

2. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách về Lâm nghiệp

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách lâm nghiệp hiện hành; Luật Lâm nghiệp 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Thống nhất trong xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp như: Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; cơ chế, chính sách phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chính sách khoán bảo vệ rừng; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động và phát triển thị trường gỗ và lâm sản…

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề trong tỉnh, trong đó ưu tiên chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ các công trình hạ tầng phục vụ chế biến lâm sản; xây dựng thương hiệu và đầu tư sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lâm sản chủ lực; vay vốn, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề và các cơ chế phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng và có cơ hội quảng bá sản phẩm, tiếp thị xuất khẩu.

3. Xây dựng và triển khai có hiệu quả, chất lượng quy hoạch lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm, 5 năm

3.1. Xây dựng và triển khai có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp lồng ghép trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, quản lý quy hoạch ngành theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, quản lý tốt tài nguyên đất đai và phát triển an toàn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Định hướng quy hoạch bảo vệ ổn định diện tích rừng hiện có và phát triển rừng ở những nơi có điều kiện thích hợp, cụ thể như sau: Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp 10.297,65 ha, trong đó:

+ Rừng và đất quy hoạch rừng đặc dụng: Đề xuất quy hoạch chuyển tiếp đối với 7.100 ha khu rừng đặc dụng vườn quốc gia Xuân Thủy để tích hợp vào quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, giá trị cảnh quan thiên nhiên và các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong hệ thống rừng đặc dụng, trong đó diện tích có rừng 1.162,68 ha (tăng 100 ha, từ 1.062,68 ha lên 1.162,68 ha), diện tích đất chưa có rừng 5.937,32 ha (giảm 100 ha, từ 6.047,32 ha xuống 5.937,32 ha).

+ Rừng và đất quy hoạch rừng phòng hộ: 3.000 ha (giảm 604,54 ha, từ 3.604,54 ha xuống còn 3.000 ha), trong đó: Đối với rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát quy hoạch bổ sung thêm diện tích trồng mới, trồng bổ sung và diện tích rừng sản xuất hiện có nếu đủ tiêu chí rừng phòng hộ theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (bao gồm cả diện tích rừng ngoài quy hoạch) để tăng cường khả năng phòng hộ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng diện tích có rừng lên khoảng 1.961,89 ha (tăng 200 ha, từ 1.761,89 ha lên 1.961,89 ha), diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 1.038,11 ha (giảm 804,54 ha, từ 1.842,65 ha xuống 1.038,11 ha).

+ Đối với diện tích rừng còn lại trên địa bàn (197,65 ha) đưa vào quy hoạch rừng sản xuất do không đạt tiêu chí đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

+ Đối với lĩnh vực lâm sản: Tập trung hỗ trợ đẩy mạnh phát triển ngành nghề chế biến lâm sản.

3.2. Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp

- Huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư cho trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng ven biển chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm:

+ Dự án giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập bảo vệ Nam Cồn Xanh huyện Nghĩa Hưng và dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 - 2020 sử dụng vốn ODA của Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh (SP-RCC).

+ Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” sử dụng vốn Viện trợ không hoàn lại của Quỹ Khí hậu xanh (GCF) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

- Tập trung hoàn thiện các thủ tục để triển khai thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây phân tán: Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng đồng bằng sông Hồng do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại; Dự án Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng sông Hồng sử dụng vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức; Dự án trồng cây phân tán bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định,...

- Xây dựng 01 rừng giống cây ngập mặn chuyển hóa và một số vườn ươm giống cây ngập mặn nhằm cung cấp giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ cho trồng rừng tại địa phương.

- Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa một số loài cây ngập mặn phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương vào trồng rừng ngập mặn.

- Trồng bổ sung phục hồi các diện tích rừng kém chất lượng để nâng cao khả năng phòng hộ của rừng.

- Hàng năm tổ chức chăm sóc cho các diện tích rừng mới trồng chưa thành rừng.

- Phát triển, nâng cao chất lượng rừng:

+ Trồng mới rừng tập trung: 300 ha;

+ Trồng bổ sung phục hồi rừng: 500 ha.

- Trồng cây phân tán: 10 triệu cây các loại.

4. Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, phòng hộ

- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 06/6/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW… nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững đối với diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030.

- Bảo vệ tốt 3.022,22 ha rừng hiện có: Rừng đặc dụng: 1062,68 ha; rừng phòng hộ: 1.761,89 ha; rừng sản xuất 197,65 ha.

- Thực hiện giao khoán, bảo vệ rừng đối với diện tích đất có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường năng lực thực thi pháp luật, giảm căn bản tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp trong đó, giảm diện tích rừng bị thiệt hại và số vụ vi phạm 50% so với giai đoạn 2011 - 2020.

- Rà soát, quản lý chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; đảm bảo an ninh môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm; thực hiện điều tra đa dạng sinh học; bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là các loài chim di cư và loài đặc hữu; bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, tuần tra rừng, kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm về rừng; xây dựng và bổ sung kịp thời phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng để huy động thực hiện chữa cháy có hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp: Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng, biển báo bảo vệ rừng.

5. Phát triển công nghiệp chế biến và hiện đại hóa ngành lâm nghiệp

- Tập trung phát triển các làng nghề có nghề sản xuất đồ gỗ, đồ mộc mỹ nghệ: La Xuyên, Trung Lao, Hải Minh, Ninh Xá,…; nâng cấp một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ thành các doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên sản xuất đồ mộc dân dụng phục vụ nhu cầu thị trường trong nước;

- Phát huy những sản phẩm truyền thống là đồ gỗ thủ công mỹ nghệ theo hướng đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến phù hợp với thị hiếu thị trường. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời triển khai xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm có hiệu quả.

- Tăng cường phối hợp, phát triển chuỗi sản phẩm giữa du lịch và lâm nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm du lịch từ lâm nghiệp; tận dụng và phát huy hiệu quả kinh tế các sản phẩm từ lâm nghiệp, nhất là rừng ngập mặn.

- Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô lớn sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, tiến hành liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trồng rừng ở các tỉnh miền núi để phát triển rừng, đảm bảo có nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài.

- Từng bước đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại trong chế biến gỗ lâm sản như: Công nghệ gỗ ép, dán để sử dụng gỗ hiệu quả và hạ giá thành sản phẩm.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ diện tích Vườn quốc gia Xuân Thủy được quản lý bền vững.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Xuân Thủy.

7. Ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp

- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh...; khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản theo hướng tăng trưởng xanh.

- Tổ chức thực hiện trồng khảo nghiệm, đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cây có khả năng phòng hộ ven biển tốt, phù hợp với điều kiện lập địa tại địa phương.

- Thực hiện tốt việc áp dụng khoa học, công nghệ trong chọn tạo, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp. Tiếp tục áp dụng các giải pháp lâm sinh, xây dựng các mô hình trồng rừng theo hướng bền vững.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp theo chuỗi hành trình, đặc biệt nguồn giống tự sản xuất trong nhân dân phục vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp, gây trồng lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu... nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng.

8. Tăng cường phối hợp trong triển khai các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững

- Tăng cường phối hợp giữa các ngành Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính về việc lập quy hoạch phát triển lâm nghiệp lồng ghép trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phân bổ kế hoạch, bố trí vốn đầu tư thực hiện hàng hăm. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Tòa án, Viện Kiểm sát trong việc thực thi quản lý, ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ lâm nghiệp theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, chế biến lâm sản.

- Tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA, FDI, vốn viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, tổ chức quốc tế để thực hiện Chương trình.

9. Về phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện tiêu chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý lâm nghiệp của tỉnh đáp ứng yêu cầu mới, gắn quy hoạch với đào tạo, tập huấn phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn.

(Chi tiết các nội dung tại Phụ lục đính kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đôn đốc, tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tham mưu giải quyết các vướng mắc liên quan đến triển khai thực hiện và đề xuất điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết; thực hiện rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tế về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

2. UBND các huyện có rừng quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép; phối hợp với các Sở, ngành thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch.

3. Các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.

4. Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố gửi báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, TNMT, KHĐT, TC;
- UBND các huyện, thành phố;
- CPVP UBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Dũng

 


PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 117/KH-UBND ngày 11/10/2021 của UBND tỉnh Nam Định)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian xây dựng, phê duyệt

Thời gian thực hiện

I

Tuyên truyền nâng cao nhận thức

 

 

 

 

 

Tuyên truyền, phổ biến nội dung Chiến lược, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược; tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

II

Hoàn thiện hệ thống chính sách lâm nghiệp

 

 

 

 

1

Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành, Luật Lâm nghiệp 2017 và các băn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các Sở, ngành có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

2

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp

Hàng năm

Hàng năm

III

Xây dựng quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

 

 

 

 

 

Xây dựng quy hoạch tỉnh trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp

Đơn vị tư vấn, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

Tháng 7/2021 - Tháng 7/2022

IV

Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, phòng hộ

 

 

 

 

1

Nâng cao năng lực cho Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng cơ sở trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện có rừng

2022-2023

2023 - 2030

2

Nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng biến đổi khí hậu

 

2022

2022 - 2030

3

Kiểm kê rừng

 

2022

2022 - 2023

4

Giám sát đa dạng sinh học

 

VQG Xuân Thủy

2022

2023 - 2025

V

Phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng

 

 

 

 

1

Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

 

2021 - 2025

2

Các dự án phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ

 

UBND các huyện có rừng

 

2021 - 2025

3

Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, 2026 - 2030

 

UBND các huyện, thành phố

2021; 2025

2021 - 2025;

2026 - 2030

VI

Quản lý rừng bền vững

 

 

 

 

1

Xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững

Đơn vị tư vấn, VQG Xuân Thủy

UBND các xã vùng đệm

2021-2022

2022 - 2030

2

Triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

VQG Xuân Thủy

Các Viện, Trung tâm, NGOs

 

2022 - 2030

3

Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại VQG Xuân Thủy

Đơn vị tư vấn, VQG Xuân Thủy

UBND các xã vùng đệm

2021-2022

2021 - 2025

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác