249602

Công điện 6529/CĐ-BNN-TY năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện

249602
LawNet .vn

Công điện 6529/CĐ-BNN-TY năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện

Số hiệu: 6529/CĐ-BNN-TY Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 14/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 6529/CĐ-BNN-TY
Loại văn bản: Công điện
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 14/08/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6529/CĐ-BNN-TY

Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2014

 

CÔNG ĐIỆN KHẨN

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, điện:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo thông tin đăng tải trên các báo của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đã phát hiện ca tử vong đầu tiên trên thế giới do nhiễm vi rút cúm A/H5N6, theo đó bệnh nhân là nam giới, 49 tuổi, sống ở hạt Nam Bộ của thành phố Nam Trung thuộc tỉnh Tứ Xuyên, phát bệnh từ ngày 22/4/2014, tử vong ngày 06/5/2014 tại bệnh viện. Theo Trung tâm Khống chế và Kiểm soát bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc cho biết, các quốc gia như Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Đài Loan cũng đã phát hiện vi rút cúm A/H5N6 độc lực thấp trên đàn vịt trời và chim hoang dã. Tại Lào cũng đã phát hiện các mẫu gia cầm dương tính với vi rút cúm A/H5N6 nhưng không gây bệnh lâm sàng cho gia cầm tại tỉnh Luang Prabang vào tháng 7/2014. Tại Việt Nam, qua công tác giám sát chủ động đã phát hiện một số trường hợp dương tính với vi rút cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại thôn Kéo Quang (khu vực giáp biên giới) của xã Chi Lăng, huyện Tràng Định thuộc tỉnh Lạng Sơn và trên đàn vịt nuôi tại thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả giải trình tự gien của các mẫu vi rút này cho thấy chúng có tỷ lệ tương đồng trên 99% so với chủng vi rút cúm A/H5N6 gây tử vong trên người tại tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc vừa qua (A/Sichuan/2622/2014). Ngay sau khi phát hiện những đàn gia cầm nêu trên có triệu chứng của bệnh Cúm gia cầm, các địa phương đã tiêu hủy ngay đàn gia cầm mắc bệnh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch và xung quanh, tăng cường giám sát lâm sàng và lấy mẫu các đàn gia cầm xung quanh khu vực có dịch để xét nghiệm. Theo báo cáo của các tỉnh Lạng Sơn và Hà Tĩnh, cho đến nay không phát hiện thêm đàn gia cầm nào mắc bệnh cúm gia cầm.

Để chủ động ngăn chặn vi rút cúm A/H5N6 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác, hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các ban, ngành của địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện số 200/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/02/2014 về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt một số nội dung như sau:

1. Tiếp tục tổ chức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm bất hợp pháp qua biên giới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đề án 2088 phê duyệt ngày 27/12/2012) nhằm ngăn chặn nguồn lây lan vi rút cúm gia cầm vào trong nước.

2. Thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Tăng cường công tác giám sát lâm sàng và lấy mẫu giám sát chủ động vi rút cúm trên gia Cầm và môi trường tại chợ buôn bán gia cầm sống, trên gia cầm nhập lậu, tại khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm ổ dịch và vi rút lưu hành để xử lý kịp thời, không để lây lan diện rộng và lây nhiễm vi rút cúm cho người. Tiêu hủy triệt để đàn gia cầm dương tính với vi rút cúm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

4. Tuyên truyền, khuyến cáo người dân về tác hại và sự nguy hiểm của vi rút cúm gia cầm; khuyến khích người dân báo dịch khi phát hiện gia cầm ốm, chết bất thường; nghiêm cấm việc giấu dịch, bán chạy gia cầm mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh; không buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y.

5. Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi, tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao phát sinh ổ dịch cúm gia cầm (khu vực chăn nuôi gia cầm; chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm; cơ sở ấp nở gia cầm; cơ sở giết mổ gia cầm,..).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ Y tế;
- Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, tp;
- Cục TY; Cục CN; Trung tâm Khuyến nông QG;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác