Công điện 441/CĐ-BYT năm 2014 đẩy mạnh hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và chủng vi rút cúm từ gia cầm lây sang người do Bộ Y tế điện
Công điện 441/CĐ-BYT năm 2014 đẩy mạnh hoạt động phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh do cúm A(H7N9) và chủng vi rút cúm từ gia cầm lây sang người do Bộ Y tế điện
Số hiệu: | 441/CĐ-BYT | Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 06/02/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 441/CĐ-BYT |
Loại văn bản: | Công điện |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 06/02/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 441/CĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2014 |
CÔNG ĐIỆN
ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG VÀ SẴN SÀNG ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH DO CÚM A(H7N9) VÀ CÁC CHỦNG VI RÚT CÚM TỪ GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI
Bộ Y tế điện: |
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch bệnh cúm A(H7N9) tại Trung Quốc tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và tăng cao so với năm 2013, riêng trong hơn một tháng đầu năm 2014, đã ghi nhận 151 trường hợp mắc mới, trong đó có 16 trường hợp tử vong, nhiều hơn so với số tích lũy của cả năm 2013. Tích lũy từ tháng 3/2013 đến nay, Trung Quốc ghi nhận 298 trường hợp mắc, trong đó có 63 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết trên mắc là 21%; phần lớn các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Thêm vào đó, Chính quyền Trung Quốc cũng đã xác nhận 02 trường hợp mắc cúm A(H10N8) tại Giang Tây, cả hai đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm; đồng thời Chính quyền Đài Loan cũng đã thông báo ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H6N1) đầu tiên ở người. Để đối phó với các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người, Chính quyền Trung Quốc triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch nhằm hạn chế sự gia tăng số mắc và lây lan tại các địa phương thông qua việc cấm buôn bán gia cầm sống tại các địa phương có ổ dịch. Chính quyền Hồng Kông cũng đã thông báo dừng nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc đại lục và tiêu hủy 20.000 con gia cầm nhập khẩu từ Quảng Đông, Trung Quốc sau khi xét nghiệm dương tính với cúm A(H7N9). Mặc dù WHO chưa đưa ra khuyến cáo hạn chế việc đi lại và giao lưu thương mại nhưng đã có khuyến cáo các khách du lịch đến khu vực có ổ dịch không nên tiếp xúc với gia cầm và đến các chợ bán gia cầm sống. Đồng thời WHO cũng đang tiếp tục theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người và nguy cơ của sự biến chủng lây truyền từ người sang người. Tại nước ta, hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người và gia cầm, tuy nhiên trong tháng 01/2014 đã ghi nhận 02 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại tỉnh Bình Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh.
Trước nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp và gia tăng đột biến tại Trung Quốc và có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào nước ta, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát trở lại tại các địa phương, thực hiện Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm qua đường biên giới, Bộ Y tế trân trọng đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm và chỉ đạo tốt một số nội dung sau:
1. Tăng cường giám sát dịch bệnh cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) tại các cửa khẩu và tại cộng đồng, mở rộng việc thu thập các mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các bệnh viện đặc biệt các trường hợp có tiền sử đi về từ khu vực có dịch hoặc tiếp xúc với gia cầm; nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, tổ chức thu dung điều trị, cách ly sớm, cấp cứu kịp thời không để xảy ra tử vong và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng, kéo dài. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người đặc biệt là cúm A(H7N9), cúm A(H10N8), cúm A(H6N1) và cúm A(H5N1) cho người dân, trong đó lưu ý tới các đối tượng là khách du lịch đi đến những vùng có ổ dịch về nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp phòng tránh; khuyến cáo mạnh mẽ người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; không ăn tiết canh và sử dụng các sản phẩm chưa được chế biến hợp vệ sinh.
3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành, thực hiện điều tra ngăn chặn và bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt gia cầm tại các chợ đầu mối. Lên kế hoạch và tổ chức tốt việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ tại các chợ bán gia cầm sống theo hướng dẫn của ngành thú y nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người.
4. Tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, rà soát các hoạt động phòng, chống dịch dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người; chỉ đạo quyết liệt các Sở, Ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 về việc tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm qua đường biên giới nhằm kiểm soát và hạn chế việc lây truyền các chủng vi rút cúm từ gia cầm sang người.
5. Chỉ đạo các đơn vị ngành y tế thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình dịch bệnh về Bộ Y tế theo quy định, đặc biệt là các dịch bệnh do các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người nhằm triển khai sớm, đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra tử vong, xử lý dứt điểm ổ dịch ngay từ ca bệnh đầu tiên.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây