Chỉ thị 56/CT-TW năm 2000 về việc tăng cuờng sự lãnh đạo của đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam do Bộ Chính trị ban hành
Chỉ thị 56/CT-TW năm 2000 về việc tăng cuờng sự lãnh đạo của đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam do Bộ Chính trị ban hành
Số hiệu: | 56/CT-TW | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Chính trị | Người ký: | Phạm Thế Duyệt |
Ngày ban hành: | 18/08/2000 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 56/CT-TW |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Chính trị |
Người ký: | Phạm Thế Duyệt |
Ngày ban hành: | 18/08/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
CHÍNH TRỊ |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 56/CT-TW |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CUỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TW, ngày 19-4-1993 của Ban Bí thư (khoá VII), Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều cố gắng, tham gia vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đổi mới hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều luật gia Việt Nam đã gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật hoà giải ở cơ sở và hoạt động phòng, chống tội phạm. Hội Luật gia Việt Nam đã phát triển rộng khắp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, không ngừng mở rộng quan hệ hơp tác với các tổ chức và các cá nhân luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới, góp phần thực hiện công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của Hội chưa cao. Nhiều cấp hội còn lúng túng về nội dung sinh hoạt và phương thức hoạt động, chưa phát huy được khả năng và nhiệt tình của luật gia tham gia công tác Hội, chưa làm cho hội viên gắn bó với Hội. Một số tổ chức Hội còn thiếu chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân; chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, đặc biệt là những hội viên hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật, công tố, xét xử, điều tra, v.v.. Một số cấp uỷ chính quyền chưa được thực sự quan tâm và tạo điều kiện để củng cố và phát triển tổ chức và hoạt động của Hội.
Để phát huy vai trò và khả năng của giới luật gia trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ đảng ban cán sự đảng, đảng đoàn tổ chức thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Lãnh đạo xây dựng và củng cố Hội Luật gia Việt Nam để Hội Luật gia Việt Nam thực sự là một tổ chức nghề nghiệp mang tính chính trị, xã hội sâu sắc của nhữug người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Vận động đông đảo những người đã và đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, những người hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật tham gia tổ chức Hội. Những tỉnh chưa có tổ chức Hội, Đảng đoàn Trung uơng Hội Luật gia Việt Nam phối hơp với cấp uỷ địa phương vận động thành lập Hội và triển khai hoạt động. Trung ương Hội Luật gia Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp xây dựng quê hương đất nước.
2. Trên cơ sở tổng kết hoạt động của các cấp hội, Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam có kế hoạch lãnh đạo việc tổng kết hoạt động của Hội trong thời gian vừa qua, từ đó đề ra phương hướng đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Hội. Bảo đảm cho các cấp Hội thực hiện tốt các mặt công tác chủ yếu, như: tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho các hội viên và mọi tầng lớp nhân dân; vận động nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật; hoà giải các tranh chấp nhỏ ở cơ sở; làm tư vấn pháp luật; phòng, chống tội phạm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân, v.v.. Chăm lo giáo dục, rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho hội viên; đồng thời, động viên tinh thần và quan tâm đến lợi ích của hội viên, làm cho hội viên gắn bó với Hội.
3. Để thực hiện chủ trương xã hội hoá một số hoạt động trong lĩnh vực tư pháp và phát huy vai trò của Hội Luật gia trong việc giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong xã hội, Hội Luật gia cần tập trung làm tốt công tác tư vấn pháp luật miễn phí cho ngưòi nghèo và các đối tượng chính sách, phấn đấu để Hội trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác này. Đồng thời, Hội cần chủ động tham gia cùng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý hoạt động của luật sư và trọng tài viên.
4. Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương tổ chức rút kinh nghiệm về công tác đối ngoại của Hội trong 10 năm đổi mới. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới. Tích cực tham gia tuyên truyền giới thiệu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ra nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
5. Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá các chủ trương của Bộ Chính trị trong Chỉ thị này và xem xét việc hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển của Hội Luật gia Việt Nam.
Các tỉnh uỷ, thành uỷ các đảng đoàn, các ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương có biện pháp tăng cường sự lãnh đạo đối với những nơi có tổ chúc Hội Luật gia. Trước mắt, cần giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Hội khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Hội hiện nay.
6. Ban Nội chính Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
|
TM.
BỘ CHÍNH TRỊ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây