Chỉ thị 56/CT-BNN-KHCN tổ chức Năm chất lượng nông, lâm, thuỷ sản, vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chỉ thị 56/CT-BNN-KHCN tổ chức Năm chất lượng nông, lâm, thuỷ sản, vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 56/CT-BNN-KHCN | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 08/01/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 56/CT-BNN-KHCN |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 08/01/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/CT-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2008 |
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản, vật tư chuyên ngành nông nghiệp và vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm và thủy sản (sau đây gọi tắt là chất lượng nông sản thực phẩm vật tư nông nghiệp và VSATTP) đã có sự chuyển biến tích cực và thu được một số kết quả tốt. Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng vật tư nông nghiệp từng bước được cải thiện. Tuy vậy, chất lượng nhiều loại nông lâm sản, vật tư nông nghiệp còn thấp; tình trạng ô nhiễm hoá chất độc hại, vi sinh vật, kim loại nặng, nitrat trong nông sản thực phẩm còn xảy ra đặc biệt trong rau, quả, chè; việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cấm sử dụng, nhất là hoóc môn trong thức ăn chăn nuôi thời gian gần đây có giảm nhưng vẫn còn. Tình trạng nông sản, không đảm bảo VSATTP là vấn đề bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích và sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều cơ sở chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chưa kịp thời. Bộ máy quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp chưa được hình thành một cách có hệ thống, năng lực hạn chế, thiếu các nguồn lực cần thiết để hoạt động. Việc áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất còn chậm.
Để nhanh chóng khắc phục những tồn tại nêu trên, lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy năm 2008 là năm chất lượng và VSATTP và yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả những nhiệm vụ được giao trong chỉ thị này.
1. Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động cho ba đối tượng: quản lý sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm, thủy sản an toàn vệ sinh; sản xuất kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp bảo đảm chất lượng và an toàn.
2. Xây dựng mới và nâng cấp 120 - 150 tiêu chuẩn ngành (TCN) thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), xây dựng mới và chuyển 30-40 TCN và tài liệu bắt buộc áp dụng, quy trình, quy phạm kỹ thuật thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Phấn đấu 100% các tỉnh và thành phố có quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn (rau, quả, chè, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản), quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung; 100% số tỉnh xây dựng, phê duyệt và triển khai chương trình, đề án dự án cụ thể về sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ nông sản thực phẩm, thủy sản an toàn góp phần phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
4. Các loại vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học trong sản xuất nông sản thực phẩm, sản phẩm nông lâm thủy sản được công bố chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ giảm 50% các loại vi phạm trong sản xuất kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; tăng tỷ lệ các loại nông sản thực phẩm: rau, quả, chè, thịt, sữa, mật ong, thủy sản trước khi đưa ra tiêu thụ ở thị trường nội địa và nông sản, thủy sản xuất khẩu được kiểm soát các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu thị trường.
5. ít nhất 40% cơ sở bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm, vật tư hàng hoá chuyên ngành và 90% cơ sở thủy sản áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SSOP, HACCP, ISO...); 10% - 20% cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm, 30 % cơ sở nuôi trồng thuỷ sản tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAHP, GAP, GAqP) được chứng nhận; giảm mạnh tỷ lệ mẫu có mức tồn dư hóa chất và kháng sinh được phép sử dụng trong nông sản vượt quá giới hạn cho phép.
II. NỘI DUNG CỦA NĂM HÀNH ĐỘNG
1. Công tác thông tin, tuyên tuyền và huấn luyện dưới nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng các tờ rơi, tài liệu sách.... để tạo ra một sự chuyển biến đồng bộ óc nhận thức của cả ba đối tượng: quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ và người tiêu dùng trong việc thực hiện các chính sách, các quy định của nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyên truyền, tập huấn để các đối tượng nhận rõ trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng về ảnh hưởng xấu của sản phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn đến sức khoẻ con người và sự phát triển giống nòi của người Việt Nam, từ đó đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
2. Tiếp tục xây dựng rà soát chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình quy phạm, tài liệu hướng dẫn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia rà soát xây dựng và đề nghị chuyển đổi hệ thống tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia: rà soát, sửa đổi hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến VSATTP cho phù hợp với quy định quốc tế khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và điều kiện thực tế hiện nay. Trong năm 2008, việc xây dựng, rà soát tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tập trung vào các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đối với một số loại cây trồng vật nuôi, thuỷ sản nuôi trồng chủ yếu, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn đối với cơ sở sơ chế, chế biến; các tiêu chuẩn quốc gia đối với nông sản thực phẩm có khối lượng lớn và xuất khẩu để triển khai trong sản xuất.
3. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, trước hết là rau, quả, chè cơ sở, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, giết mổ, v.v. an toàn gắn liền với chế biến và tiêu thụ; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các đề án, dự án về sản xuất, sơ chế, bảo quản nông sản thực phẩm, thủy sản nội địa theo Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP giai đoạn 2006 - 2010.
4. Phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản, thủy sản an toàn trên phạm vi cả nước. Mỗi tỉnh, thành phố ít nhất phải có một đề án, dự án, trước hết tập trung vào các loại nông sản thực phẩm, thủy sản có nguy cơ ô nhiễm cao như: rau, quả, chè, thị, sữa, mật ong, thủy sản nội địa để tăng nhanh sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Tổ chức thực hiện có hiệu quả 2 dự án: Dự án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm và Dự án đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường nuôi và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng đã được phê duyệt tại Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007.
5. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của Bộ về chất lượng và VSATTP, tập trung vào kiểm tra giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vi sinh vật, kim loại nặng, nitrat trong nông sản thực phẩm, nhất là rau, quả và chè; tồn dư kháng sinh, vi sinh vật trong các các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, vệ sinh trong các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm; chế biến nông sản thực phẩm và thuỷ sản.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc sử dụng các chất kích thích, hoóc môn trong sản xuất kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuốc thú y, kháng sinh các chất kích thích, tăng trọng cấm sử dụng trong trồng trọt chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu đến an toàn trong sản xuất bảo quản, chế biến và tiêu dùng nông sản thực phẩm.
Xử lý kịp thời và đúng pháp luật để ngăn chặn các trường hợp vi phạm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm do tồn dư hoá chất gây ra, nhất là trong dịp Tết, lễ hội.
Đối với thủy sản, tập trung thực hiện: Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi; Chương trình kiểm soát ATTP vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ và Chương trình kiểm soát ATTP sau thu hoạch.
6. Xây dựng, hoàn thiện và tăng cường năng lực kể cả tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là trang thiết bị phân tích thử nghiệm của hệ thống quản lý chất lượng nông sản thực phẩm, thủy sản từ trung ương đến địa phương để có đủ năng lực quản lý, nhất là kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ và xuất khẩu theo Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 và Quyết định số 149/2007/QD-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xây dựng hệ thống giám sát cộng đồng trong sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm.
III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
a) Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, bảo đảm VSATTP đối với nông lâm sản, thủy sản, muối và của ngành Nông nghiệp - PTNT giai đoạn 2008 - 2013 (báo cáo trước 30/6/2008) để thực hiện từ quý III năm 2008.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan liên quan và tổ chức việc tiếp tục rà soát, đề xuất để sửa đổi hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các loại nông lâm sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đưa vào kế hoạch năm 2008 để thực hiện. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm và hàng hoá cho cán bộ các cơ quan quản lý và sự nghiệp của Bộ và các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Bộ và hoàn thành trong quý I/2008; cho cán bộ các Sở Nông nghiệp và PTNT xong trước 30/6/2008.
c) Phối hợp với các Cục: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y chỉ đạo triển khai quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi chung là GAP) đối với rau: quả, chè, chăn nuôi lợn, gà, ong, bò sữa), nuôi trồng thủy sản;
d) Phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm sản và nghề muối hướng dẫn các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SSOP, HACCP, ISO,...) trong sơ chế, bảo quản và chế biến nông lâm sản thủy sản và muối.
đ) Chủ trì và phối hợp với các Cục có liên quan chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn cho các cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, nông lâm sản và thủy sản; chứng nhận GAP và rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng trong những năm tiếp theo.
e) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn trong nông sản thực phẩm và thuỷ sản.
g) Chủ trì và phối hợp với Cục thú y xây dựng chương trình kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong mật ong trình Bộ và gửi Uỷ ban Châu Âu xem xét để tái xuất khẩu mật ong.
h) Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và hoàn thiện đề án hệ thống quản lý chất lượng và VSATTP trong toàn ngành đến năm 2010, trình Bộ trong Quý I năm 2008.
2. Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục BVTV
a) Hướng dẫn các địa phương xây dựng các vùng sản xuất rau, quả, chè đảm bảo VSATTP.
b) Chỉ đạo triển khai thực hiện các quy trình sản xuất tốt (GAP) trong lĩnh vực trồng trọt và hướng dẫn các địa phương thực hiện, trước hết đối với rau, quả và chè.
c) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng giống cây trồng và phân bón, tập trung vào giống lúa, ngô, cây ăn quả, phân bón hỗn hợp và phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao.
3. Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Cục Thú y
a) Hướng dẫn các địa phương quy hoạch và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi hình thức chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ theo mô hình tập trung, an toàn dịch bệnh.
b) Chỉ đạo triển khai thực hiện các quy trình sản xuất tối (GAHP) trong chăn nuôi và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
c) Hướng dẫn các dịa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng con giống và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).
4. Cục Bảo vệ thực vật
a) Tiếp tục hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh áp dụng quy trình, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp sản xuất nông sản an toàn và tiết kiệm (LPM, ICM).
c) Phối hợp với Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thường xuyên kiểm tra giám sát tồn dư hóa chất trong rau, quả, chè và một số loại nông sản khác.
b) Hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về BVTV, chú trọng tăng cường quản lý thuốc BVTV; thường xuyên kiểm tra việc sản xuất sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, đặc biệt trên rau, quả và chè.
5. Cục Thú y
a) Hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác thú y, tập trung nỗ lực phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh, các bệnh trên động vật v.v.
b) Hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý nhà nước về thú y, chú trọng tăng cường quản lý và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, kiểm dịch vận chuyển động vật, vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán sản phẩm chăn nuôi.
6. Cục Lâm nghiệp
Hướng dẫn các địa phương tăng cường, quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, thường xuyên kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp.
7. Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối
a) Hướng dẫn các cơ sở tăng cường áp dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến, công nghệ sạch trong sơ chế, bảo quản và chế biến nông lâm sản, thuỷ sản và muối;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về máy móc, thiết bị chuyên dùng trong nông lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp.
c) Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản.
d) Hướng dẫn các địa phương, cơ sở đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Cục Nuôi trong thuỷ sản
a) Hướng dẫn các địa phương xây dựng các vùng, liên vùng, liên tỉnh nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn.
b) Chỉ đạo triển khai thực hiện các quy trình nuôi trồng thủy sản tốt (GAQP), quy tắc nuôi trồng có trách nhiệm (CoC),... và hướng dẫn các địa phương thực hiện.
c) Hướng dẫn các địa phương thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn đối với con giống, thức ăn chăn nuôi thủy sản, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.
9. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn các sản phẩm khai thác trên tàu cá, cảng cá, bến cá.
10. Cục Thuỷ lợi
Hướng dẫn các địa phương về tiêu chuẩn, qui trình xử lý và sử dụng nước đảm bảo VSATTP và kiểm tra việc thực hiện.
11. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia
a) Hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông và khuyến ngư vừa tăng năng suất, chất lượng vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm và thủy sản; kết quả các mô hình khuyến nông, khuyến ngư phải được chứng nhận GAP...
b) Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc lồng ghép việc phổ biến qui trình sản xuất tốt, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và VSATTP trong công tác huấn luyện, thông tin tuyên truyền khuyến nông và khuyến ngư.
12. Trung tâm Tin học và Thống kê, Báo Nông nghiệp Việt Nam:
a) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị tăng cường thông tin về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP trên các trang tin điện tử.
b) Tăng số lượng bản tin, bài về chất lượng nông lâm sản, vật tư nông nghiệp và VSATTP của ngành.
13. Các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo:
Chủ động đề xuất và tích cực tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất nông lâm thủy sản sản sạch, đạt chất lượng cao và đảm bảo VSATTP, tập trung vào các loại rau, quả, chè, chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung.
Xây dựng các tài liệu, bài giảng phục vụ công tác tuyên truyền về VSATTP
14. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ vật tư nông nghiệp, nông lâm sản, thủy sản, muối:
a) Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu an toàn, chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c) Thường xuyên kiểm tra sản phẩm, hàng hóa của mình bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Tăng cường cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về chất lượng nông, lâm sản thuỷ sản, muối và vật tư nông nghiệp, VSATTP; đầu tư trang thiết bị, bố trí kinh phí cần thiết để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao về lĩnh vực này.
b) Chỉ đạo qui hoạch và xây dựng các vùng sản xuất an toàn, trước hết đối với các loại rau chè, quả, chăn nuôi lợn và gia cầm, cá, tôm.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi chung là GAP) đối với rau, quả, chè, GAHP đối với chăn nuôi (lợn, gà, ong, bò sữa), GAQP đối với nuôi trồng thủy sản. Tổ chức triển khai chứng nhận thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn đối với cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ sản, muối, thức ăn chăn nuôi, phân bón v.v. theo phân cấp.
d) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, y tế, tăng cường thông tin tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, biểu dương các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt và phê bình những tổ chức và cá nhân vi phạm.
e) Phối hợp với các cơ quan Y tế, Công an, Quản lý thị trường, thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, nông lâm thuỷ sản, vật tư nông nghiệp và việc thi hành pháp luật về chất lượng và VSATTP.
Các Cục, Vụ có liên quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối: hợp để chỉ đạo các đơn vị trong ngành và địa phương thực hiện tốt Chỉ thị này; khen thưởng những tổ chức cá nhân làm tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; báo cáo Bộ những khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 20 tháng 12 năm 2008.
|
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây