191240

Chỉ thị 06/2012/CT-UBND tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

191240
LawNet .vn

Chỉ thị 06/2012/CT-UBND tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu: 06/2012/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Trần Thành Lập
Ngày ban hành: 04/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 06/2012/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
Người ký: Trần Thành Lập
Ngày ban hành: 04/05/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2012/CT-UBND

Vị Thanh, ngày 04 tháng 5 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Thực hiện Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Chỉ thị số 08-CT-TW ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”; Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011–2020 và tầm nhìn 2030”, thời gian qua công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được thực hiện khá tốt; công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh nên nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về VSATTP của người chế biến, phục vụ và người tiêu dùng được nâng lên.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm một số nơi vẫn còn diễn biến khá phức tạp như: kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc rõ ràng, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm không an toàn, hàng nhập lậu; chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh; sản phẩm thực phẩm bị ô nhiễm… Nguyên nhân tồn tại này cũng có yếu tố khách quan là: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ cán bộ làm công tác chuyên môn còn hạn chế; cán bộ tuyến huyện còn kiêm nhiệm nhiều công việc, công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, kinh phí chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ cho hoạt động… từ đó chất lượng hiệu quả công việc chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra.

Để chủ động và tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung như sau:

1. Sở Y tế

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, thanh tra toàn diện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt, tăng cường kiểm tra tại bếp ăn tập thể, căn tin, cơ sở chế biến dịch vụ ăn uống; tiến hành rà soát và có các giải pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng VSATTP đối với các mặt hàng đóng gói lưu thông trên thị trường.

b) Thường xuyên cập nhật, cảnh báo, xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

c) Phối hợp với các cơ quan thông tin và truyền thông tuyên truyền đầy đủ, kịp thời các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

d) Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến xã, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể trong công tác truyền thông; chỉ đạo công tác kiểm tra phát hiện, xử lý, khắc phục nhanh chóng có hiệu quả đối với các vụ ngộ độc thực phẩm.

đ) Phối hợp với các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành trong tỉnh thành lập các đoàn thanh tra liên ngành, tổ chức kiểm tra, thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kiên quyết xử lý những sản phẩm không rõ nguồn gốc, các đơn vị vi phạm về an toàn thực phẩm và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

e) Chỉ đạo các cơ sở điều trị và các đơn vị liên quan trên địa bàn xây dựng kế hoạch trên cơ sở đảm bảo: lực lượng, các trang thiết bị, vật tư, hóa chất và cơ số thuốc cấp cứu để kịp thời xử lý và điều trị khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

g) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối.

b) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

d) Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Sở Công Thương

a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

c) Ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị.

d) Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.

e) Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

f) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Báo Hậu Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trong cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh; thông tin kịp thời các hoạt động về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nêu gương điển hình các cá nhân, tập thể thực hiện tốt và khuyến cáo những cá nhân, tập thể chưa thực hiện tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Các sở, ban, ngành liên quan

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn để bảo đảm việc quản lý được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm.

b) Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

d) Xem xét, chỉ đạo thành lập mới hoặc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện và xã tại địa phương, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

e) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng, ý thức của người tiêu dùng thực phẩm.

f) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

7. Các Đoàn thể tỉnh

Phối hợp Sở Y tế tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

8. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.

Giao Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Y tế tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh nắm, kịp thời chỉ đạo./

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thành Lập

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác