Chỉ thị 05/2008/CT-UBND tăng cường biện pháp nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở của tỉnh Bắc Kạn
Chỉ thị 05/2008/CT-UBND tăng cường biện pháp nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở của tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: | 05/2008/CT-UBND | Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 26/09/2008 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 05/2008/CT-UBND |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 26/09/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2008/CT-UBND |
Bắc Kạn, ngày 26 tháng 9 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ PHÁT SINH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TỪ CƠ SỞ
Trong những năm qua các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần làm ổn định chính trị - xã hội, phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp. Một số vụ việc khiếu kiện kéo dài, công dân đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh khiếu nại, tố cáo nhiều lượt và làm đơn gửi nhiều nơi, nhiều cấp. Một số vụ việc sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn tiếp tục khiếu kiện.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực còn nhiều yếu kém, sai phạm, nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, việc thực hiện các chính sách xã hội; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm, chú trọng đến công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Việc giải quyết đơn thư của công dân còn chậm, mang tính hình thức, chưa đảm bảo trình tự, thủ tục; công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo và công tác hoà giải ở cơ sở thực hiện chưa tốt, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Để khắc phục tình trạng trên, tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tập trung thực hiện các công việc sau:
1. Tập trung chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đặc biệt là các lĩnh vực về đất đai, đầu tư xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, phải tạo được sự đồng thuận của nhân dân cùng tham gia thực hiện, nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo; việc triển khai cơ chế, chính sách của Nhà nước đến người dân tại địa phương phải chính xác, chặt chẽ, thật sự công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời thoả đáng, đúng pháp luật những kiến nghị, thắc mắc của công dân; khi triển khai thực hiện thu hồi đất, giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc các dự án đầu tư cần triệt để chấp hành đúng luật pháp, đảm bảo công khai, dân chủ nhất là phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Tích cực tham mưu về cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.
2. Thực hiện tiếp dân định kỳ theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Chỉ đạo cấp dưới thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về tiếp công dân, chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện và có giải pháp ngăn chặn các trường hợp khiếu kiện đông người, vượt cấp.
3. Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh tại địa bàn, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài. Khi giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tiến hành các bước theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và giải quyết đúng thẩm quyền, hết trách nhiệm. Trong quá trình giải quyết phải xem xét kỹ từng nội dung, yêu cầu của người khiếu nại, kết hợp tiến hành thẩm tra, xác minh, đối thoại trực tiếp, trên cơ sở đó có quyết định giải quyết khiếu nại thoả đáng, hợp tình, hợp lý. Không dùng thông báo hoặc các hình thức văn bản khác thay thế quyết định giải quyết khiếu nại; việc giải quyết phải đảm bảo công khai, đúng pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong giải quyết khiếu nại.
4. Củng cố, đảm bảo biên chế cho bộ phận làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm trong tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở; trong công tác hoà giải, chú ý kết hợp các biện pháp giáo dục, vận động, thuyết phục để giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân hoặc giữa chính quyền với nhân dân; tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính cho hoạt động hoà giải nhằm giải quyết các tranh chấp, bất đồng tại cơ sở không để trở thành vụ việc khiếu kiện.
5. Giao Chánh thanh tra tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây