10583

Báo cáo số 282/BC-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

10583
LawNet .vn

Báo cáo số 282/BC-BYT về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 282/BC-BYT Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 30/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 282/BC-BYT
Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 30/03/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 282/BC-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2006 

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H5N1) Ở NGƯỜI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ TRIỂN KHAI  

Bộ Y tế xin báo cáo tình hình dịch cúm A(H5N1) ở người và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai như sau:

I.TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H5N1) TRÊN NGƯỜI:

1. Trên Thế giới:

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới ngày 24/3/2006:

-Tại Căm Pu Chia: Bộ Y tế Căm Pu Chia đã ghi nhận trường hợp thứ 5 mắc cúm A(H5N1). Bệnh nhân nữ 3 tuổi, sống ở phía đông tỉnh Phnom Penh. Khởi bệnh với triệu chứng sốt ngày 14/3/2006 và tử vong ngày 21/3/2006. Từ tháng 02/2006 đã phát hiện gà chết tại làng bệnh nhân sinh sống và bệnh nhân đã tiếp xúc với gà mắc bệnh.

-Tại Trung Quốc: Bộ Y tế Trung Quốc đã ghi nhận thêm trường hợp thứ 16 mắc cúm A(H5N1). Bệnh nhân nữ, sống tại Thành phố Thượng Hải, 29 tuổi, nhập viện ngày 15/3/2006 với triệu chứng viêm phổi và tử vong ngày 21/3/2006. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Thượng Hải, tại thành phố này chưa ghi nhận vụ dịch cúm trên gia cầm từ tháng 02/2004.

-Tại Ai Cập: Theo Thông báo của Tổ chức Y tế thế giới ngày 29/3/2006, Bộ Y tế Ai Cập đã ghi nhận 5 trường hợp mắc cúm A(H5N1):

§Trường hợp thứ nhất: Bệnh nhân nữ 30 tuổi, sống tại Qaliubiya, khởi bệnh đầu tháng 3/2006, nhập viện ngày 16/3/2006 và tử vong ngày 17/3/2006.

§Trường hợp thứ hai: Bệnh nhân nữ 30 tuổi, sống tại Qaliubiya, khởi bệnh ngày 12/3/2006 sau khi giết mổ gà, bệnh nhân nhập viện ngày 16/3/2006 và tử vong ngày 27/3/2006 .

§Trường hợp thứ ba: Bệnh nhân nam 32 tuổi, là công nhân giết mổ gia cầm, khởi bệnh và nhập viện ngày 16/3/2006.

§Trường hợp thứ tư: Bệnh nhân nam 17 tuổi, có bố là nhân viên làm việc trong trang trại nuôi gia cầm ở Gharbiya, khu vực sông Nile, khởi bệnh ngày 18/3/2006 và nhập viện ngày 19/3/2006

§Trường hợp thứ năm: Bệnh nhân nữ 18 tuổi, sống ở tỉnh Kafr - Sheikh, khởi bệnh sau khi có giết mổ gà mắc bệnh và nhập viện ngày 25/3/2006.

Mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân trên đã được Phòng xét nghiệm tại Ai Cập cho kết quả dương tính, hiện đang chờ khẳng định của Tổ chức Y tế thế giới.

Hiện đang có 19 vụ dịch cúm gia cầm xảy ra tại Ai Cập, từ 17/02/2006, hơn 25 triệu gia cầm đã bị tiêu huỷ.

Kể từ tháng 12/2003 tính đến nay trên thế giới đã có 93 trường hợp mắc, trong đó có 63 trường hợp tử vong tại 7 quốc gia như sau:

TT

Quốc gia

Số mắc

Số tử vong

Tỷ lệ chết/mắc

1

Azerbaijan

07

05

71,4

2

Campuchia

05

05

100%

3

Trung Quốc

16

11

68,8%

4

Indonesia

29

22

75,8%

5

Iraq

02

02

100%

6

Thái Lan

22

14

63,6%

7

Thổ Nhĩ Kỳ

12

04

33,3%

 

Cộng:

93

63

67,7 %

 

2. Tại Việt Nam: Từ ngày 14/11/2005 đến nay không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A (H5N1) ở người.

Tính từ trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên tại Việt Nam (26/12/2003) đến nay đã ghi nhận 93 trường hợp mắc tại 32 tỉnh/thành phố, trong đó có 42 trường hợp tử vong.

3. Nhận định tình hình dịch:

3.1 Tình hình dịch cúm ở gia cầm và ở người trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Từ năm 2003 đến nay đã có 51 nước xảy ra dịch cúm trên gia cầm và hiện dịch đang có ở 22 nước trên thế giới. Dịch cúm trên gia cầm càng nhiều thì cơ hội lây lan sang người càng lớn,nguy cơ xảy ra đại dịch cúm ở người càng cao.

3.2 Tại Việt Nam, tình hình mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm không đảm bảo các quy định vẫn đang tiếp diễn ở một số địa phương, việc các hộ tư thương nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Bắc vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và được vận chuyển vào nhiều tỉnh trong nội địa nên mầm bệnh dễ phát tán rộng, nguy cơ tiềm ẩn phát sinh ổ dịch mới ở gia cầm và lây lan sang người là rất cao.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH ĐÃ THỰC HIỆN:

1. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế tổ chức thành lập 2 đoàn cán bộ tiến hành kiểm tra việc mua bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới; việc tiêu thụ gia cầm nội địa và các hoạt động phòng chống dịch tại tỉnh Thái Bình và Hải Phòng.

2. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện Chiến dịch Vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại. Đến nay 23 tỉnh/thành phố đã triển khai phát động chiến dịch, các địa phương khác đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2006.

3. Đã hoàn chỉnh việc mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất phòng chống dịch đợt I và phân bổ cho các tỉnh/thành phố:

-Tiến hành nhập kho 400 máy phun đa năng đeo vai, 100 tấn Cloramin B và đang chuẩn bị tiếp nhận 200 máy thở các loại.

-Làm việc với các Nhà cung cấp trong nước và hiện đang hoàn thành việc sản xuất các trang bị phòng chống dịch.

4. Làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư để rà soát toàn bộ kinh phí xin bổ sung năm 2006, trên cơ sở đó trình Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, hoạt động phòng chống dịch đợt II.

5. Làm việc với các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) để xây dựng Dự thảo kế hoạch tăng cường năng lực của ngành Y tế phòng chống các bệnh dịch mới nổi trong đó có dịch cúm A(H5N1).

6. Tổ chức Hội thảo Kế hoạch hành động phòng chống đại dịch cúm ở người trong ngành Y tế.

7. Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur tổ chức 03 lớp tập huấn giám sát trong quá trình tiêm vắc xin phòng chống cúm gia cầm đợt 2 cho cán bộ Y tế dự phòng các tỉnh/thành phố trong cả nước.

8. Tiếp tục tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí mua sắm trang thiết bị, hoạt động phòng chống dịch do Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ theo Quyết định 1239/QĐ-TTg của các địa phương và một số Bộ, ngành.

9. Tích cực chỉ đạo Hà Nội và các tỉnh lân cận tăng cường giám sát phòng chống dịch, kiểm tra y tế môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch bệnh xảy ra và lây lan vào Hà Nội phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

III. KIẾN NGHỊ:

Bộ Y tế trân trọng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương:

1. Tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát, xử lý để ngăn chặn tình trạng vận chuyển, nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua cửa khẩu các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt là việc chủ động khai báo khi trong hộ gia đình, địa phương có gia cầm ốm, chết để được xử lý kịp thời.

2. Tăng cường công tác khử trùng triệt để trong các khu vực chuồng trại, đặc biệt là khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, các vùng có ổ dịch cũ, có nguy cơ cao, không để vi rút tồn tại và lây lan sang người.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 



Trịnh Quân Huấn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác