Quyết định 1495/QĐ-UBND năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội
Quyết định 1495/QĐ-UBND năm 2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 1495/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 15/03/2025 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1495/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 15/03/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1495/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 28/6/2024;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy;
Căn cứ Nghị định số 45/2025/NĐ-CP ngày 28/02/2025 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 25/02/2025 của HĐND Thành phố việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND Thành phố ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 16/2025/QĐ-UBND ngày 28/02/2025 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 15/3/2025 của UBND Thành phố về việc tổ chức lại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội vào Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tại Tờ trình số 11/TTr-SNNMT ngày 10/3/2025 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 959/TTr-SNV ngày 11/3/2025 về việc tổ chức lại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội vào Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Vị trí: Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
2. Chức năng
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường: Tổ chức cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập; quan hệ trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau (F2); quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng; khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được giao của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Hà Nội về lĩnh vực cứu hộ, bảo tồn, nhân giống các loại động vật hoang dã và quản lý bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có của Thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng quy chế, quy trình, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm về lĩnh vực cứu hộ, bảo tồn, nhân giống các loại động vật hoang dã và quản lý, bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, động vật, thực vật rừng, đa dạng sinh học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án sau khi được phê duyệt.
3. Tổ chức thu nhận động vật hoang dã và sản phẩm của động vật hoang dã do buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp bị xử lý tịch thu; động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, hiến tặng để cứu hộ.
4. Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc điều trị bệnh cho động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt, nuôi bán tự nhiên để cứu chúng khỏi tử vong; phục hồi sức khoẻ, phân loại động vật hoang dã để cứu hộ, nuôi dưỡng, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Kết hợp nuôi dưỡng, bảo tồn trong điều kiện bán hoang dã và cho sinh sản các loài quý, hiếm, cung cấp cho các cơ sở được phép gây nuôi động vật hoang dã.
6. Phối hợp với các cơ sở cứu hộ động vật hoang dã trong nước, các tổ chức Quốc tế trong việc nghiên cứu khoa học, cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi và trao đổi động vật hoang dã.
7. Kết hợp với các cơ quan liên quan để thả động vật hoang dã trở lại môi trường tự nhiên sau cứu hộ.
8. Đề xuất Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội đồng thanh lý, tiêu huỷ động vật hoang dã bị thương nặng, có bệnh tật không còn khả năng phục hồi sức sống theo quy định của pháp luật.
9. Thu phí đối với tổ chức cá nhân đến Trung tâm nghiên cứu, thăm quan học tập; thực hiện dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật khi được cấp có thẩm quyền cho phép (đối với các trang trại được phép nuôi động vật hoang dã) và theo quy định của pháp luật.
10. Tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã và bảo vệ, phát triển rừng, cải tạo môi trường rừng, cảnh quan rừng, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế.
11. Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu khảo nghiệm và phát triển các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây con đặc sản, đặc hữu quý hiếm, các giống lan, cây dược liệu, giống cây bản địa theo quy định của pháp luật; tư vấn, cung ứng các dịch vụ về lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh, phát triển rừng, thiết kế các hạng mục lâm sinh, trang trại vườn rừng, dịch vụ các loại cây giống nông lâm nghiệp, cây bản địa, cây xanh, cây lấy gỗ; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế trang trại rừng, vườn rừng, lâm sản ngoài gỗ; bảo tồn, xây dựng và phát triển vườn thực vật rừng đặc dụng hiện có để lưu giữ các nguồn gen đa dạng sinh học.
12. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương sở tại và các ngành chức năng có liên quan để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong khu rừng; các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc khu rừng. Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng dịch.
13. Thực hiện khoán các hạng mục công trình lâm sinh, bảo vệ rừng, phát triển rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
14. Được sử dụng bề mặt tài nguyên rừng, được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch sinh thái, được tổ chức thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trường theo quy định của pháp luật.
15. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán, cây bóng mát, lấy gỗ, lấy củi làm chất đốt ở vùng đệm khu rừng đặc dụng. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập để giảm áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng vùng chính khu rừng đặc dụng.
16. Báo cáo về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động khác theo quy định.
17. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.
18. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài đối với viên chức và người lao động theo phân cấp quản lý.
19. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và người lao động thuộc Trung tâm theo quy định.
20. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường giao.
1. Lãnh đạo Trung tâm:
a) Lãnh đạo Trung tâm gồm Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc.
b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.
c) Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Trung tâm.
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm và các viên chức quản lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn chức danh, quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Hành chính - Tổ chức;
b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
c) Phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế;
d) Trạm Cứu hộ động vật hoang dã;
đ) Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức;
e) Trạm Bảo vệ rừng Sóc Sơn.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng; số lượng cấp phó thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Số lượng người làm việc
Số lượng người làm việc của Trung tâm được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội được UBND Thành phố giao hằng năm.
Trung tâm thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ký. Các quy định trái với quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
2. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội, Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây