Luật Đất đai 2024

Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025

Số hiệu 62/2025/QH15
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 17/02/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Loại văn bản Luật
Người ký Trần Thanh Mẫn
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 62/2025/QH15

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2025

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

Điều 5. Làm luật và sửa đổi luật

1. Quốc hội ban hành luật để quy định về các nội dung sau đây:

a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; tố tụng tư pháp;

c) Chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định các thứ thuế, về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

d) Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh quốc gia; hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

đ) Chính sách cơ bản về đối ngoại; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác;

e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

g) Trưng cầu ý dân;

h) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

i) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và luật.

2. Luật chỉ quy định các vấn đề mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân, tố tụng tư pháp, các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và xã hội. Đối với các nội dung quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực, các vấn đề mới, có tính kiến tạo phát triển, các vấn đề chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, luật chỉ quy định các nội dung chính sách có tính nguyên tắc, định hướng thuộc thẩm quyền của Quốc hội để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; phân quyền cho Chính phủ, các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định của luật và thực hiện phân cấp bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương các cấp và kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; cơ bản không quy định các nội dung về thủ tục hành chính, về quy trình, quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và các nội dung có tính biến động cao.

3. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định về các nội dung sau đây:

a) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành;

b) Tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

c) Vấn đề khác do Quốc hội quyết định.

4. Việc xây dựng pháp luật theo từng nhiệm kỳ được xác định và thực hiện theo Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội.

5. Trình tự, thủ tục xây dựng, xem xét, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 8 như sau:

“6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

Điều 12. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của Quốc hội.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 như sau:

“1. Đại biểu Quốc hội có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.

Căn cứ vào năng lực chuyên môn, yêu cầu công tác và khả năng bố trí thời gian tham gia đầy đủ hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể đăng ký tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc một Ủy ban của Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phù hợp với cơ cấu số lượng thành viên của từng cơ quan đã được quyết định.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

Điều 39. Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong các trường hợp sau đây:

a) Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can;

b) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội đó.

2. Đại biểu Quốc hội được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp đại biểu Quốc hội bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

3. Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 48 như sau:

Điều 48. Xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội; cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết, về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Quốc hội và chủ trì tổ chức việc trình Quốc hội xem xét, thông qua luật, nghị quyết.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; ban hành nghị quyết để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Trình tự, thủ tục xây dựng, xem xét, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 53 như sau:

“1. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

2. Quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi đối với Phó Chủ tịch, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng dân tộc và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng dân tộc.

Quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi đối với Phó Chủ nhiệm, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban của Quốc hội.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 54 như sau:

“4. Xem xét đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp; quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này; báo cáo với Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội mất quyền đại biểu.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 60 như sau:

“4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:

Điều 66. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện chức năng hoạt động thường xuyên quy định tại Điều 68a của Luật này, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:

Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng dân tộc và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng dân tộc. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban.

2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng dân tộc, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội là bộ phận thường trực, làm việc thường xuyên giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định và phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội.

4. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có đơn vị chuyên môn, trực tiếp tham mưu, giúp việc Hội đồng, Ủy ban.

5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc mẫu của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị chuyên môn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; quyết định biên chế và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ công chức giúp việc cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.”.

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 như sau:

1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số kết hợp với đề cao trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.”.

13. Bổ sung Điều 68a vào sau Điều 68 như sau:

Điều 68a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện các chức năng sau đây:

a) Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; thẩm tra các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực được giao phụ trách;

b) Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương thuộc lĩnh vực được giao phụ trách;

c) Kiến nghị các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan mình;

d) Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực được giao phụ trách;

đ) Thực hiện một số chức năng khác theo quy định của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”.

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 84 như sau:

“2. Việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được thực hiện theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và cấp có thẩm quyền.”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 như sau:

“2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.

Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.”.

16. Sửa đổi, bổ sung tên gọi của Chương VI như sau: “Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Quốc hội”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 99 như sau:

Điều 99. Văn phòng Quốc hội

1. Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tham mưu tổng hợp, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

2. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động của Văn phòng Quốc hội.

Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội; quyết định biên chế, quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc Văn phòng Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.”.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 101 như sau:

Điều 101. Kinh phí hoạt động của Quốc hội

1. Kinh phí hoạt động của Quốc hội là một khoản trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định, bao gồm kinh phí hoạt động chung của Quốc hội, kinh phí hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, lương của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, hoạt động phí, thù lao tham gia hoạt động Quốc hội, các khoản phụ cấp và các chế độ của đại biểu Quốc hội gắn với hoạt động của Quốc hội và do Văn phòng Quốc hội quản lý.

2. Việc dự toán, quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Quốc hội được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.”.

19. Thay cụm từ “phiên họp bất thường” tại khoản 1 Điều 33, cụm từ “kỳ họp bất thường” tại khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 bằng cụm từ “kỳ họp không thường lệ”; thay cụm từ “họp bất thường” tại khoản 3 Điều 33 bằng cụm từ “tổ chức kỳ họp không thường lệ”.

20. Bỏ cụm từ “các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội,” tại khoản 4 Điều 58.

21. Bãi bỏ các điều 13, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, khoản 2 Điều 80, khoản 3 Điều 84, các điều 85, 86, 87, 98 và 100.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua.

2. Các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức theo Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định về việc kết thúc hoạt động.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 02 năm 2025.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Trần Thanh Mẫn

134
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025
Tải văn bản gốc Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025

THE NATIONAL ASSEMBLY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

Law No. 62/2025/QH15

Hanoi, February 17, 2025

LAW

AMENDMENTS TO LAW ON ORGANIZATION OF NATIONAL ASSEMBLY

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly hereby promulgates a Law on amendments to the Law on Organization of National Assembly No. 57/2014/QH13, amended by the Law No. 65/2020/QH14.

Article 1. Amendments to the Law on Organization of National Assembly

1. Article 5 shall be amended as follows:

“Article 5. Making and amending laws

1. The National Assembly promulgates laws to provide for the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Human rights, basic rights and obligations of citizens that must be regulated by laws according to the Constitution; restrictions on human rights and citizenship; crimes and penalties; judicial proceedings;

c) Basic policies on economy, society, culture, education, science, technology, environment, finance, national currency, state budget; regulations on taxes, medals and state honorary titles;

d) Basic policies on national defense and security; ranks in people's armed forces; regulations on emergency circumstances and other special measures for protection of national defense and security;

d) Basic foreign policies; diplomatic ranks; other state ranks;

e) State’s policies on ethnics and religions;

g) Referendum;

h) Mechanism for protection of the Constitution;

i) Other issues within the jurisdiction of the National Assembly according to regulations of the Constitution and laws.

2. Laws only provide for issues with stable nature and long-term values; and specifically regulate contents related to human rights, rights and obligations of citizens, judicial proceedings, issues that have great impacts on social life, and relationships among the State, citizens and society. Regarding state management contents in each field, new issues, issues with developmental nature and issues that have not yet been tested in reality, laws only provide for policies with principled and oriented nature within the jurisdiction of the National Assembly in order to institutionalize the Communist Party's guidelines and policies; and delegation of powers to the Government and authorities in the state apparatus over continuation in specification of regulations of laws and decentralization, ensuring conformity with the organizational capacity of each authority/organization/local government at all levels and promptly meeting the requirements for socio-economic development in each period; laws do not basically regulate contents of administrative procedures, professional and technical standards, processes and highly volatile contents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Pilot implementation of some new policies within the jurisdiction to decide of the National Assembly that are different from applicable regulations of law;

b) Suspension of/adjustment to effect or extension of the implementation period of the whole or part of a law or resolution of the National Assembly for fulfillment of urgent requirements for socio-economic development, and assurance of human rights and citizenship;

c) Other issues decided by the National Assembly.

4. Laws shall be specified and made in each term according to the National Assembly's tenure-specific legislation orientation and the National Assembly's annual legislation programs.

5. Procedures for making, reviewing and promulgating laws and resolutions by the National Assembly shall comply with regulations of the Law on Promulgation of Legislative Documents.”.

2. Clause 6 Article 8 shall be amended as follows:

“6. The National Assembly elects the Chairperson of the National Election Council, the State Auditor General, the Secretary General of the National Assembly – Chairperson of the National Assembly Office at the request of the National Assembly Standing Committee.”.

3. Article 12 shall be amended as follows:

“Article 12. Collecting and casting confidence votes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Confidence votes shall be collected and cast in accordance with the National Assembly’s regulations.”.

4. Clause 1 Article 30 shall be amended as follows:

“1. A National Assembly deputy has the right to join the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly.

On the basis of professional qualifications, working requirements and capacity to spend time participating in activities of the National Assembly’s authorities, the National Assembly deputy can apply for registration to become a member of the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly. The National Assembly Standing Committee shall review and approve the list of members of the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly in conformity with the decided structure and quantity of members of each authority.

5. Article 39 shall be amended as follows:

“Article 39. Suspension and expulsion of National Assembly deputies

1. The National Assembly Standing Committee shall consider deciding to suspend the performance of tasks and powers of a National Assembly deputy in the following cases:

a) He/she is prosecuted for penal liability;

b) During the consideration for handling a violation committed by the National Assembly deputy, it is determined that the violation is subject to warning or a heavier disciplinary action in case the deputy is an official or public employee or is subject to a criminal action as per law and a inspection/audit/investigation/prosecution/trial/judgment enforcement authority has made a written request for suspension of the performance of tasks and powers of the National Assembly deputy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. If the National Assembly deputy has been charged by the Court’s decision/judgment, it is obvious that he/she will be expelled from the National Assembly from the date on which this decision/judgment enters into force.”.

6. Article 48 shall be amended as follows:

“Article 48. Making laws, ordinances and resolutions

1. The National Assembly Standing Committee shall preside over making the National Assembly's tenure-specific legislation orientation and issuing a plan to implement this orientation after it is approved by the competent authority; decide and adjust the National Assembly's annual legislation programs; give opinions about bills, draft resolutions, receipt, explanation and ratification of daft laws and resolutions of the National Assembly before they are submitted to the National Assembly and take charge of submitting laws and resolutions to the National Assembly for consideration and approval.

2. The National Assembly Standing Committee shall issue ordinances on matters assigned by the National Assembly; and resolutions to perform tasks and powers according to regulations of the Constitution, laws and resolutions of the National Assembly.

Procedures for making, reviewing and promulgating ordinances and resolutions by the National Assembly Standing Committee shall comply with regulations of the Law on Promulgation of Legislative Documents.”.

7. Clauses 1 and 2 Article 53 shall be amended as follows:

“1. Request the National Assembly to elect, relieve of duties and dismiss the President, Chairperson of the National Assembly, Vice Chairperson of the National Assembly, Member of the National Assembly Standing Committee, Chairperson of the Ethnic Council, Chairperson of a Committee of the National Assembly, Chairperson of the National Election Council, State Auditor General and Secretary General of the National Assembly – Chairperson of the National Assembly Office.

2. Decide the quantity of, and approve the list of, and resignation of Vice Chairpersons, and Members that are part-time and full-time deputies of the National Assembly of the Ethnic Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

8. Clause 4 Article 54 shall be amended as follows:

“4. Consider proposals made by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy for arrest, custody, detention of and institution of criminal cases against National Assembly deputies and persons who are elected to the National Assembly, search of places of residence and workplaces of National Assembly deputies when the National Assembly is in recess; decide to suspend the performance of tasks and exercise of powers of National Assembly deputies in the cases specified in clause 1 Article 39 of this Law; report to the National Assembly on expulsion of National Assembly deputies.”.

9. Clause 4 Article 60 shall be amended as follows:

“4. The President has the right to attend meetings conducted by the National Assembly Standing Committee; the Prime Minister, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, the Chairperson and Vice Chairpersons of the Ethnic Council, and Chairpersons and Vice Chairpersons of Committees of the National Assembly may be invited to such meetings.

Members that are full-time deputies of the National Assembly of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly may be invited to meetings conducted by the National Assembly Standing Committee about contents within their jurisdiction.”.

10. Article 66 shall be amended as follows:

“Article 66. Ethnic Council and Committees of the National Assembly

1. The Ethnic Council and Committees of the National Assembly are authorities affiliated to the National Assembly and established under the National Assembly’s decision on the basis of proposals made by the National Assembly Standing Committee to carry out regular operation functions specified in Article 68a of this Law, assume their responsibilities to the National Assembly and report their works to the National Assembly; when the National Assembly is in recess, they shall report their works to the National Assembly Standing Committee.

2. The National Assembly shall establish a Ad-hoc Committee if necessary in accordance with Article 88 and Article 89 of this Law.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“Article 67. Organizational structure of the Ethnic Council/Committee of the National Assembly

1. The Ethnic Council consists of a Chairperson, Vice Chairpersons and members who are full-time and part-time deputies of the National Assembly. A Committee of the National Assembly consists of a Chairperson, Vice Chairpersons and members who are full-time and part-time deputies of the National Assembly

2. Chairpersons of the Ethnic Council and the Committee of the National Assembly shall be elected by the National Assembly. Vice Chairpersons and members of the Ethnic Council and the Committee of the National Assembly shall be approved by the National Assembly Standing Committee.

3. A standing body of the Ethnic Council or the Committee of the National Assembly is a standing department which assists the Ethnic Council or Committee in dealing with regular affairs of the Council or Committee when it is in recess and performs other tasks and powers in accordance with regulations and as assigned by the National Assembly Standing Committee and leaders of the National Assembly.

4. The Ethnic Council or the Committee of the National Assembly shall establish a professional unit which directly advises and assists the Ethnic Council or the Committee.

5. The National Assembly Standing Committee shall provide for organizational structure and operation, and promulgate model working regulations of the Ethnic Council or Committees of the National Assembly; prescribe organization, specific tasks, and powers of professional units of the Ethnic Council or Committees of the National Assembly; decide payroll and regulate policies applicable to officials assisting the Ethnic Council or Committees of the National Assembly in conformity with the specific nature of the National Assembly’s operations.”.

12. Clause 1 Article 68 shall be amended as follows:

“1. The Ethnic Council or a Committee of the National Assembly shall work on a collective basis, make decision by a vote of the majority and uphold the responsibility of the Standing Body of the Council and administration role of the Chairperson of the Council/Committee.”.

13. Article 68a shall be added after Article 68 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The Ethnic Council/Committee of the National Assembly has the following functions:

a) Inspect and assess bills, ordinances, and resolutions of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee; other reports, projects, and schemes within its jurisdiction;

b) Supervise the enforcement of the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the National Assembly Standing Committee; operations conducted by the Government, ministries, ministerial agencies, other central authorities; and legislative documents issued by the Government, the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial agencies and other central authorities that have jurisdiction to promulgate legislative documents in the assigned fields;

c) Propose issues within its jurisdiction;

d) Submit bills and resolutions to the National Assembly, draft ordinances and resolutions to the National Assembly Standing Committee on the assigned fields.

dd) Carry out other functions as regulated by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee.

2. Special tasks and powers of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly shall be regulated by the National Assembly Standing Committee.”.

14. Clause 2 Article 84 shall be amended as follows:

“2. Foreign affairs of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly shall be conducted in accordance with regulations of the National Assembly Standing Committee and competent authorities.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“2. The National Assembly shall hold two regular sessions every year.

Ad hoc sessions of the National Assembly shall be held if requested by the President, the National Assembly Standing Committee, the Prime Minister or at least one-third of the total number of National Assembly deputies to promptly consider deciding urgent issues within the jurisdiction of the National Assembly, thereby meeting requirements for socio-economic development and maintenance of national defense and security and foreign affairs.”.

16. Title of Chapter IV shall be amended as follows:"Bộ máy giúp việc và kinh phí hoạt động của Quốc hội” (Assistant apparatus and operation funding of the National Assembly”.)

17. Article 99 shall be amended as follows:

“Article 99. Office of the National Assembly

1. The Office of the National Assembly is an administrative authority providing general advice and services for the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council, Committees and deputies of the National Assembly.

2. The Secretary General cum Chairperson of the Office of the National Assembly is a Head of the Office of the National Assembly who is responsible to the National Assembly and its Standing Committee for the operations of the Office of the National Assembly.

The Secretary General cum Chairperson of the Office of the National Assembly is the spokesperson of the National Assembly and its Standing Committee.

3. The Standing Committee of the National Assembly shall specifically define the organizational structure, tasks and powers of the Office of the National Assembly; decide payroll and stipulate regimes and policies applicable to officials and public employees and other employees of the Office of the National Assembly in conformity with specific characteristics of operations of the National Assembly.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

“Article 101. Operation funding of the National Assembly

1. Operation funding of the National Assembly shall be allocated from state budget as per the National Assembly's decision. It includes the funding for general activities of the National Assembly and the funding for activities of the Standing Committee, the Ethnic Council, the Committees, the Office of the National Assembly, the funding for activities of the National Assembly deputies’ delegations, remuneration for full-time National Assembly deputies, remuneration for participation in operation of the National Assembly, allowances and benefits in connection with operation of the National Assembly offered to National Assembly deputies and managed by the Office of the National Assembly.

2. The estimation, management, allocation and use of the operation funding of the National Assembly shall comply with the law on state budget and regulations issued by the National Assembly Standing Committee in conformity with specific characteristics of operations of the National Assembly.”.

19. Phrases “phiên họp bất thường” (extraordinary meeting) in clause 1 Article 33 and “kỳ họp bất thường” (extraordinary session) in clause 2 Article 91, clause 1 Article 92 shall be replaced by the phrase “kỳ họp không thường lệ” (ad hoc session); the phrase “họp bất thường” (extraordinary meeting) in clause 3 Article 33 shall be replaced by the phrase “tổ chức kỳ họp không thường lệ” (convene ad hoc session)”.

20. The phrase “các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội” (agencies of the Standing Committee of the National Assembly” in clause 4 Article 58 shall be annulled.

21. Articles 13, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, clause 2 Article 80, clause 3 Article 84, Articles 85, 86, 87, 98 and 100 shall be annulled.

Article 2. Effect

1. This Law comes into force from the date on which it is ratified by the National Assembly.

2. Committees of the National Assembly and authorities affiliated to the National Assembly Standing Committee organized under the Law on Organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13, amended by the Law No. 65/2020/QH14, shall continue to operate until the National Assembly and the Standing Committee of the National Assembly decide to terminate their operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

CHAIRMAN




Tran Thanh Man

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2025
Số hiệu: 62/2025/QH15
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 17/02/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Điều 1. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội quyết định thành lập, giải thể.

2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Nhiệm kỳ của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:

“Điều 66. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội, do Quốc hội quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện chức năng hoạt động thường xuyên quy định tại Điều 68a của Luật này, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.”.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội được hướng dẫn bởi Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 3. Nguyên tắc làm việc
...
Điều 4. Phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc
...
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
...
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Văn hóa và Xã hội
...
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
...
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Công tác đại biểu
...
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát
...
Điều 13. Trách nhiệm tham gia thẩm tra và phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
Chương III THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, THƯỜNG TRỰC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 14. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực
...
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công
...
Chương IV CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CHỦ NHIỆM CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 17. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 18. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 19. Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 20. Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 21. Tạm đình chỉ công tác, cho thôi giữ chức vụ đối với Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
Chương V VỤ CHUYÊN MÔN VÀ VIỆC BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 22. Vụ chuyên môn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
Điều 23. Cơ cấu tổ chức của Vụ chuyên môn
...
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ chuyên môn
...
Điều 25. Trách nhiệm của Văn phòng Quốc hội trong việc bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
...
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Điều khoản thi hành

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:

“Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc mẫu của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của đơn vị chuyên môn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; quyết định biên chế và quy định chế độ, chính sách áp dụng đối với đội ngũ công chức giúp việc cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của Quốc hội.”.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của hội đồng dân tộc, các ủy ban của quốc hội được hướng dẫn bởi Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương II Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong lĩnh vực Hội đồng phụ trách; giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực Hội đồng phụ trách.

5. Nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; kiến nghị các vấn đề về việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và những vấn đề khác có liên quan đến công tác dân tộc.

6. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Hội đồng phụ trách.

7. Có trách nhiệm tham gia ý kiến về việc ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc của Chính phủ.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, hành chính, dân sự, hình sự, tố tụng tư pháp, thi hành án, thi hành các biện pháp ngăn chặn, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Chủ trì thẩm tra kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc của đại biểu Quốc hội về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp.

3. Chủ trì thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác do Quốc hội thành lập; thẩm tra đề nghị về việc thành lập, giải thể các Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương, cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, cơ quan điều tra hình sự khu vực; thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính; thẩm tra đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thẩm tra đề nghị của Chủ tịch nước về việc đại xá.

4. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách; giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.

5. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, các vấn đề về hành chính, dân sự, hình sự, tố tụng tư pháp, thi hành án, thi hành các biện pháp ngăn chặn, bổ trợ tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Kinh tế và Tài chính

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước, đất đai, ngân hàng, hoạt động kinh doanh, kiểm toán nhà nước và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Chủ trì thẩm tra chính sách cơ bản về tài chính quốc gia, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án, kế hoạch về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, chương trình, dự án, kế hoạch về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước và các nội dung khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Kiến nghị các vấn đề về quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước, đất đai, ngân hàng, hoạt động kinh doanh, kiểm toán nhà nước, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Thẩm tra việc bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thẩm tra chính sách cơ bản về đối ngoại; chủ trì thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội; thẩm tra đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chính sách đối ngoại, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn; giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; giám sát việc thực hiện chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam và các nội dung khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Kiến nghị các vấn đề về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Làm nhiệm vụ cơ quan đầu mối trong quan hệ ngoại giao với nghị viện các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực mà Quốc hội Việt Nam là thành viên; giữ quan hệ với các Ủy ban phụ trách công tác đối ngoại của nghị viện các nước.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Văn hóa và Xã hội

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục, thông tin, truyền thông, du lịch, thể thao, lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội, về người cao tuổi, thanh niên, trẻ em và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc thực hiện chính sách về văn hóa, tôn giáo, giáo dục, thông tin, truyền thông, du lịch, thể thao, lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội; giám sát việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi, thanh niên, trẻ em và các nội dung khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến chính sách về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục, thông tin, truyền thông, du lịch, thể thao, lao động, việc làm, y tế, dân số, an sinh xã hội, bình đẳng giới, thi đua, khen thưởng, phòng, chống tệ nạn xã hội, chính sách đối với người cao tuổi, thanh niên, trẻ em, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tài nguyên (trừ đất đai), môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

3. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

4. Kiến nghị các vấn đề về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tài nguyên (trừ đất đai), bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Công tác đại biểu

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Thẩm tra các tờ trình, đề án, dự án về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ; việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; về số lượng biên chế, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

5. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức bầu cử; về công tác cán bộ; về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát

1. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trưng cầu ý dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, về hoạt động giám sát và các báo cáo, dự án, đề án khác thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

2. Chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách; chủ trì giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

5. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

6. Kiến nghị các vấn đề về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề khác thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

7. Trình dự án luật, nghị quyết trước Quốc hội, dự án pháp lệnh, nghị quyết trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực Ủy ban phụ trách.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 13. Trách nhiệm tham gia thẩm tra và phối hợp giữa Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

1. Tham gia thẩm tra nội dung liên quan đến lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách trong các báo cáo, dự án, đề án do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra;

2. Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách;

3. Tham gia với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra kiến nghị về văn bản có dấu hiệu trái Hiến pháp; đề án về thành lập, bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

4. Tham gia với Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch về mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội; chính sách cơ bản về tài chính quốc gia, tiền tệ quốc gia; về ngân sách nhà nước;

5. Tham gia với Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội;

6. Tham gia với Ủy ban Dân nguyện và Giám sát thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
13. Bổ sung Điều 68a vào sau Điều 68 như sau:

“Điều 68a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương II Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Chương III THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, THƯỜNG TRỰC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 14. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội

1. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng, Ủy ban giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian giữa các phiên họp của Hội đồng, Ủy ban và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội phân công.

2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số kết hợp với vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

Khi quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội thì Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban biểu quyết tập thể và quyết định theo đa số; các ý kiến khác được ghi nhận và thể hiện trong văn bản của Thường trực.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực

1. Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình Hội đồng, Ủy ban xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, quyết định, kết luận của Hội đồng, Ủy ban.

2. Chuẩn bị nội dung và tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho các thành viên của Hội đồng, Ủy ban. Căn cứ vào kết quả phiên họp của Hội đồng, Ủy ban, chuẩn bị báo cáo thẩm tra, các báo cáo khác của Hội đồng, Ủy ban trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Thẩm tra sơ bộ dự án luật, nghị quyết, báo cáo, dự án, đề án khác trong trường hợp chưa thể tổ chức phiên họp thẩm tra của Hội đồng, Ủy ban; tham gia phối hợp cùng cơ quan trình dự án trong quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội. Tham gia thẩm tra đối với nội dung thuộc trách nhiệm của Hội đồng, Ủy ban trong các báo cáo, dự án, đề án do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra, trừ trường hợp dự án có nhiều nội dung quan trọng, còn có ý kiến khác nhau mà Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban thấy cần trình Hội đồng, Ủy ban họp thẩm tra. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có trách nhiệm tham gia thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; chuẩn bị ý kiến về những nội dung trong chương trình phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi được mời tham dự; tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban khác và của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

5. Tổ chức các đoàn giám sát, đoàn công tác của Hội đồng, Ủy ban.

6. Quyết định việc thành lập các Tiểu ban hoạt động thường xuyên hoặc theo từng công việc, dự án cụ thể để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung tham mưu về các vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Trưởng Tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác không nhất thiết phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc đại biểu Quốc hội.

7. Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

8. Trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của Vụ chuyên môn.

9. Định kỳ báo cáo với Hội đồng, Ủy ban về hoạt động của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban.

10. Phối hợp với Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu trong công tác cán bộ và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội là thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội. Trước khi hết nhiệm kỳ, dự kiến cơ cấu thành phần, số lượng thành viên Hội đồng, Ủy ban nhiệm kỳ tiếp theo và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

11. Phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc tham mưu, phục vụ kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

12. Giải quyết các công việc đột xuất khác của Hội đồng, Ủy ban và báo cáo Hội đồng, Ủy ban tại phiên họp gần nhất.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 của Nghị quyết này, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên sau đây:

1. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, ban hành và điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, quyết định, điều chỉnh và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội;

2. Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ đại diện Quốc hội Việt Nam tham gia hoạt động đối ngoại với nghị viện các nước; điều phối hoạt động của Quốc hội Việt Nam tại các khuôn khổ, cơ chế hợp tác liên nghị viện;

3. Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

a) Bảo đảm hồ sơ và tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục để Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các thủ tục khác về công tác cán bộ liên quan đến người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Quốc hội;

b) Chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi đối với Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng, Ủy ban.

Bảo đảm hồ sơ và tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc phê chuẩn, bổ nhiệm, cách chức, cho thôi làm nhiệm vụ đối với các chức danh khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

c) Thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội; việc bảo đảm thực hiện quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội, việc tạm đình chỉ, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu, khen thưởng, kỷ luật và các thủ tục khác về công tác cán bộ liên quan đến đại biểu Quốc hội;

d) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bầu cử, hướng dẫn công tác bầu cử, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

đ) Chủ trì tham mưu thực hiện việc giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

e) Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Quốc hội; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân;

g) Thực hiện thủ tục và bảo đảm chế độ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác;

4. Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

a) Chủ trì xây dựng chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội;

b) Chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đề xuất nội dung, tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc trả lời chất vấn bằng văn bản của người được chất vấn;

c) Tiếp nhận, xử lý đơn thư, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác tiếp công dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; đại diện cho các cơ quan của Quốc hội thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương và địa điểm tiếp công dân của Quốc hội;

d) Tổng hợp, phân loại, chuyển kiến nghị của cử tri do các Đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tiếp thu kiến nghị của cử tri và Nhân dân góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

đ) Chủ trì tham mưu tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội;

e) Tổng hợp kết quả hoạt động giám sát, công tác dân nguyện của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:

“Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội là bộ phận thường trực, làm việc thường xuyên giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định và phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Điều 3. Nguyên tắc làm việc

1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với đề cao trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

2. Quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Việc biểu quyết của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định của Hội đồng, Ủy ban.

3. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công phụ trách; bảo đảm sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; tăng cường và phát huy trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 như sau:

“1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số kết hợp với đề cao trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Chương III THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, THƯỜNG TRỰC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Điều 14. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội

1. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng, Ủy ban giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian giữa các phiên họp của Hội đồng, Ủy ban và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội phân công.

2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số kết hợp với vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

Khi quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội thì Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban biểu quyết tập thể và quyết định theo đa số; các ý kiến khác được ghi nhận và thể hiện trong văn bản của Thường trực.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực

1. Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trình Hội đồng, Ủy ban xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động, quyết định, kết luận của Hội đồng, Ủy ban.

2. Chuẩn bị nội dung và tài liệu phục vụ hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho các thành viên của Hội đồng, Ủy ban. Căn cứ vào kết quả phiên họp của Hội đồng, Ủy ban, chuẩn bị báo cáo thẩm tra, các báo cáo khác của Hội đồng, Ủy ban trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

3. Thẩm tra sơ bộ dự án luật, nghị quyết, báo cáo, dự án, đề án khác trong trường hợp chưa thể tổ chức phiên họp thẩm tra của Hội đồng, Ủy ban; tham gia phối hợp cùng cơ quan trình dự án trong quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội. Tham gia thẩm tra đối với nội dung thuộc trách nhiệm của Hội đồng, Ủy ban trong các báo cáo, dự án, đề án do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra, trừ trường hợp dự án có nhiều nội dung quan trọng, còn có ý kiến khác nhau mà Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban thấy cần trình Hội đồng, Ủy ban họp thẩm tra. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có trách nhiệm tham gia thẩm tra về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; chuẩn bị ý kiến về những nội dung trong chương trình phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi được mời tham dự; tham gia các hoạt động của Hội đồng, Ủy ban khác và của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

5. Tổ chức các đoàn giám sát, đoàn công tác của Hội đồng, Ủy ban.

6. Quyết định việc thành lập các Tiểu ban hoạt động thường xuyên hoặc theo từng công việc, dự án cụ thể để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung tham mưu về các vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách. Trưởng Tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác không nhất thiết phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc đại biểu Quốc hội.

7. Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân gửi đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

8. Trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn của Vụ chuyên môn.

9. Định kỳ báo cáo với Hội đồng, Ủy ban về hoạt động của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban.

10. Phối hợp với Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu trong công tác cán bộ và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đại biểu Quốc hội là thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội. Trước khi hết nhiệm kỳ, dự kiến cơ cấu thành phần, số lượng thành viên Hội đồng, Ủy ban nhiệm kỳ tiếp theo và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

11. Phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong việc tham mưu, phục vụ kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

12. Giải quyết các công việc đột xuất khác của Hội đồng, Ủy ban và báo cáo Hội đồng, Ủy ban tại phiên họp gần nhất.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 của Nghị quyết này, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên sau đây:

1. Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, ban hành và điều chỉnh kế hoạch triển khai thực hiện Định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội, quyết định, điều chỉnh và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội;

2. Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ đại diện Quốc hội Việt Nam tham gia hoạt động đối ngoại với nghị viện các nước; điều phối hoạt động của Quốc hội Việt Nam tại các khuôn khổ, cơ chế hợp tác liên nghị viện;

3. Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

a) Bảo đảm hồ sơ và tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục để Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và các thủ tục khác về công tác cán bộ liên quan đến người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Quốc hội;

b) Chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi đối với Phó Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng, Ủy ban và Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm của Hội đồng, Ủy ban.

Bảo đảm hồ sơ và tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc phê chuẩn, bổ nhiệm, cách chức, cho thôi làm nhiệm vụ đối với các chức danh khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

c) Thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội; việc bảo đảm thực hiện quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội, việc tạm đình chỉ, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu, khen thưởng, kỷ luật và các thủ tục khác về công tác cán bộ liên quan đến đại biểu Quốc hội;

d) Chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bầu cử, hướng dẫn công tác bầu cử, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

đ) Chủ trì tham mưu thực hiện việc giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

e) Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Quốc hội; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân. Tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân;

g) Thực hiện thủ tục và bảo đảm chế độ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghỉ hưu hoặc chuyển công tác;

4. Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các công việc sau đây:

a) Chủ trì xây dựng chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và điều hòa hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội;

b) Chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đề xuất nội dung, tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc trả lời chất vấn bằng văn bản của người được chất vấn;

c) Tiếp nhận, xử lý đơn thư, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác tiếp công dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; đại diện cho các cơ quan của Quốc hội thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương và địa điểm tiếp công dân của Quốc hội;

d) Tổng hợp, phân loại, chuyển kiến nghị của cử tri do các Đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc tiếp thu kiến nghị của cử tri và Nhân dân góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết;

đ) Chủ trì tham mưu tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội;

e) Tổng hợp kết quả hoạt động giám sát, công tác dân nguyện của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, định kỳ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:

“Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
...
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội là bộ phận thường trực, làm việc thường xuyên giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định và phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14 và Luật số 62/2025/QH15;
...
Điều 3. Nguyên tắc làm việc

1. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với đề cao trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.

2. Quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Việc biểu quyết của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có thể bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định của Hội đồng, Ủy ban.

3. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công phụ trách; bảo đảm sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; tăng cường và phát huy trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
...
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 như sau:

“1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số kết hợp với đề cao trách nhiệm của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban và vai trò điều hành của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.”.
Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 71/2025/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 18/02/2025