630373

Quyết định 2322/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Y tế trong tỉnh Sơn La

630373
LawNet .vn

Quyết định 2322/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Y tế trong tỉnh Sơn La

Số hiệu: 2322/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 05/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2322/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 05/11/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2322/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 05 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC Y TẾ TRONG TỈNH SƠN LA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;

Căn cứ Công văn số 5990/VPCP-KSTT ngày 22/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc công bố, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 255/TTr-SYT ngày 28 tháng 10 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 30 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Y tế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của UBND tỉnh Sơn La (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC, Hương (05b).

CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC Y TẾ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2322/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)

PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 30 TTHC

STT

Tên thủ tục hành chính nội bộ

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH: 27 TTHC

 

1

Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

Khám bệnh, chữa bệnh

- UBND tỉnh;

- Sở Y tế

2

Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

Y tế dự phòng

- UBND tỉnh;

- Sở Y tế

3

Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.

Y tế dự phòng

UBND tỉnh;

4

Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm nhóm A trên địa bàn tỉnh.

Y tế dự phòng

UBND tỉnh

5

Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C trên đại bàn tỉnh

Y tế dự phòng

UBND tỉnh

6

Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại của khẩu, cơ sở y tế)

Y tế dự phòng

UBND tỉnh

7

Cấp và chi trả tiền bồi thường cho người được tiêm chủng khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng chống dịch

Y tế dự phòng

Sở Y tế

8

Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh

Y tế dự phòng

UBND tỉnh

9

Phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

Trang thiết bị và Công trình Y tế

- UBND tỉnh;

- Sở Y tế

10

Bổ nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức cán bộ

UBND tỉnh

11

Miễn nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức cán bộ

UBND tỉnh

12

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

13

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

14

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng chính

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

15

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng II

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

16

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

17

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng II

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

18

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Hộ sinh hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

19

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y hạng II

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

20

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Kỹ thuật y hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

21

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chính

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

22

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dược sĩ

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

23

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dược sĩ hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

24

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng hạng II

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

25

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Dinh dưỡng hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

26

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

27

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III

Tổ chức cán bộ

Theo phân cấp của UBND tỉnh

II

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ: 01 TTHC

1

Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp huyện

Y tế dự phòng

UBND cấp huyện

III

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ, PHƯỜNG: 02 TTHC

 

1

Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã

Y tế dự phòng

UBND cấp xã

2

Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà

Y tế dự phòng

Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

I. Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh: 01 quy trình TTHC

1. Công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện

* Trình tự thực hiện:

- Đơn vị chuyên môn được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc bệnh viện Da liễu) thuộc tỉnh, đối chiếu với các tiêu chí loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện, nếu thấy đã đạt thì đề nghị Sở Y tế xem xét, gửi văn bản đề nghị tiến hành công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp huyện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ

* Thời hạn giải quyết: Không quy định

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị được giao trách nhiệm loại trừ bệnh phong (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hoặc bệnh viện Da liễu) của tỉnh

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công nhận loại trừ bệnh phong.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 06/06/2013 quy định tiêu chí và hướng dẫn kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong ở quy mô cấp tỉnh và huyện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

II. Lĩnh vực y tế dự phòng: 06 quy trình TTHC

1. Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

*Trình tự thực hiện:

Ngay sau khi nhận được thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Bộ Y tế chỉ định thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh dịch).

- Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Văn bản, Báo cáo

* Thời hạn giải quyết: Trong vòng 60 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan xác minh dịch đối với trường hợp được xác định mắc dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế; đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Y tế.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Sơn La.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch truyền nhiễm thuộc nhóm A

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Có ít nhất một người bệnh được chẩn đoán xác định.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B,C thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Trình tự thực hiện:

- Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch.

+Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định có dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.

- Trường hợp có từ hai tỉnh trở lên đã công bố cùng một dịch bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này trong khoảng thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố dịch theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Tờ trình; báo cáo

* Thời hạn giải quyết: Trong 48 giờ

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố dịch

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C:

- Một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất;

- Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) được coi là có dịch khi có từ 2 xã có dịch trở lên;

- Một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) được coi là có dịch khi có từ 2 huyện có dịch trở lên.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Đề nghị cấp có thẩm quyền công bố hết dịch truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C trên địa bàn tỉnh.

* Trình tự thực hiện:

- Sau khoảng thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và đã thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định, Sở Y tế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định:

+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

+ Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định công bố hết dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi nhận được đề nghị của Sở Y tế nơi xảy ra dịch;

+ Công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, C khi các tỉnh đã công bố hết dịch;

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Tờ trình; báo cáo

* Thời hạn giải quyết: không quy định

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công bố hết dịch

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định cho từng bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quyết định 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 sửa đổi Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định về điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở, địa điểm khác (ngoại trừ tại nhà, tại của khẩu, cơ sở y tế).

* Trình tự thực hiện:

Trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly Y tế của cửa khẩu:

+ Trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu tổ chức kiểm dịch Y tế biên giới, người đứng đầu cơ q uan phụ trách cửa khẩu gửi văn bản về Sở Y tế tỉnh nơi có cửa khẩu đề nghị hướng dẫn thực hiện việc cách ly Y tế;

+ Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu, Sở Y tế tỉnh phải có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện cách ly Y tế.

- Trường hợp số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch, trong thời gian 06 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 48 và việc huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Tờ trình, Báo cáo

* Thời hạn giải quyết: 18 giờ

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức kiểm dịch Y tế biên giới; cơ quan phụ trách cửa khẩu

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế , Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh, đơn vị có liên quan; UBND tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định việc áp dụng các biện pháp chống dịch

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 101/2010/NĐ-CP 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch

5. Cấp và chi trả tiền bồi thường cho người được tiêm chủng khi sử dụng văc xin trong chương trình tiêm chủng chống dịch.

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế ), Sở Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định này. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây thiệt hại (nếu có).

+ Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi trả cho người bị thiệt hại.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.

- Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

*Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh;

- Bộ hồ sơ xác định trường hợp được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

* Thời hạn giải quyết: 40 ngày

*Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (Đơn vị thường trực là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

*Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giải quyết bồi thường

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.

6. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh

* Trình tự thực hiện:

- Sau khi có công bố dịch, trong vòng 06 giờ Sở Y tế tham mưu dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị dự kiến tham gia Ban Chỉ đạo.

- Trong vòng 06 giờ, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo Quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo gửi Sở Y tế tổng hợp trình Sở Nội vụ.

- Trong vòng 06 giờ Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập trong vòng 06 giờ.

* Cách thức thực hiện: Trực tuyến.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Tờ trình về việc thành lập Ban chỉ đạo, trong đó nêu rõ sự cần thiết, thành phần tham gia, nhiệm vụ và thời gian hoạt động.

- Dự thảo Quyết định thành lập;

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo.

* Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Y tế

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không quy định.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Có công bố dịch.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/20210 của Thủ tướng Chính phỉ quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp.

- Căn cứ Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

- Công văn số 1287/SNV-TCCB ngày 21/10/2022 của Sở Nội vụ về việc triển khai, thực hiện Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của UBND tỉnh.

III. Lĩnh vực Trang thiết bị và công trình Y tế: 01 quy trình TTHC

1. Phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng trong lĩnh vực y tế cho cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh.

* Trình tự thực hiện:

- Đơn vị sự nghiệp nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt định mức.

- Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2019/TT-BYT có trách nhiệm phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng, trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Danh mục trang thiết bị Y tế chuyên dùng hiện có kèm theo số lượng cụ thể của từng chủng loại.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy hoạch phát triển của đơn vị (nếu có);

- Bảng kê khai nhân lực và cơ sở vật chất của đơn vị. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đính kèm thêm văn bản phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

- Bản thuyết minh về nhu cầu sử dụng của từng chủng loại trang thiết bị Y tế bổ sung thêm trong 03 năm tiếp theo;

- Các tài liệu quy định tại điểm b, d và đ Khoản này phải được Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu.

* Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị sự nghiệp Y tế trực thuộc.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu Văn bản đề nghị phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang thiết bị Y tế chuyên dùng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 08/2019/TT-BYT

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 08/2019/TT- BYT ngày 31/5/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực Y tế; Quyết định số 2316/QĐ-BYT ngày 04/6/2020 của Bộ Y tế về việc phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

IV. LĨNH VỰC TỔ CHỨC CÁN BỘ: 04 quy trình TTHC

1. Bổ nhiệm giám định viên pháp y và pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

* Trình tự thực hiện:

- Tổ chức đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế.

- Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung quy định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì phải có văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc (giảm 05 ngày so với quy định) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

* Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Sơn La.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

- Trực tuyến.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và danh sách trích ngang theo mãu quy định tại Phụ lục số 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BYT.

- Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-BYT. Đối với các văn bằng do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp phải được công nhận tại Việt Nam theo hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc coonmg nhận lẫn nhua về văn bằng hoặc theo Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BYT, có dán ảnh màu 4cm x 6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo hoặc Giấy xác nhận thời gian trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần phù hợp với trình độ chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo ở cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc theo mẫu quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số Thông tư số 11/2022/TT-BYT.

- Bản sao chứng chỉ đào tạo, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-BYT.

- Hai ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm chụp trước thời hạn nộp hồ sơ không quá 06 tháng (để làm thẻ giám định viên).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-BYT.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu danh sách đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần.

- Mẫu Sở yếu lý lịch bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần

- Mẫu xác nhận thời gian thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

(1) Trình độ chuyên môn

Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:

a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:

Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.

Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.

Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.

Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.

b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: là bác sĩ thuộc ngành đào tạo y đa khoa đã được cấp Chứng chỉ hoặc Giấy chứng nhận đào tạo chuyên môn về tâm thần từ 06 tháng trở lên tại cơ sở đào tạo có chức năng đào tạo chuyên ngành tâm thần; hoặc bác sĩ đã được cấp văn bằng đào tạo sau đại học chuyên khoa tâm thần (Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ, Tiến sĩ).

(3) Nghiệp vụ giám định

a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.

b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y tâm thần do Viện Pháp y tâm thần Trung ương hoặc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa cấp.

(3) Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn

a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.

b) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/72013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.

- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ quy Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 11/2022/TT-BYT ngày 01/11/2022 của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

2. Miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần

* Trình tự thực hiện:

- Tổ chức đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần nộp hồ sơ về về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế.

- Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung quy định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì phải có văn bản hướng dẫn tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ Chủ tịch UBND xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

* Cách thức thực hiện.

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Sơn La.

- Thông qua hệ thống bưu chính;

- Trực tuyến.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:

- Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;

- Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật giám định tư pháp, sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp.

* Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 11/2022/TT-BYT.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp 2012; sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020;

c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp2012; sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2020.

đ) Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

g) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;

h) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp ngày 10 tháng 6 năm 2022;

- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/72013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.

- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ quy Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP.

- Thông tư số 11/2022/TT-BYT ngày 01/11/2022 của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

3. Thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính, Bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng chính, Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dược sĩ chính, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II

* Trình tự thực hiện:

- Căn cứ văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, trên cơ sở đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn, điều kiện CDNN và số lượng, cơ cấu viên chức theo CDNN đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Sở Y tế tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính, Bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng chính, Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dược sĩ chính, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II theo đề xuất của các cơ quan, đơn vị.

- Sở Y tế tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính, Bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng chính, Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dược sĩ chính, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II.

- Sở Y tế gửi Công văn kèm theo danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính, Bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng chính, Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dược sĩ chính, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng II cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II.

- Tổ chức xét thăng hạng CDNN bác sĩ chính (do cơ quản có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng CDNN hạng II thực hiện).

- Quyết định bổ nhiệm và xếp lương CDNN bác sĩ chính đối với người trúng tuyển (do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp của UBND tỉnh thực hiện).

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT iOffice).

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức giữ chức CDNN y tế tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan được phân cấp, ủy quyền việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của UBND tỉnh.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019.

- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

- Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT- BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng; Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược; Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng; Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số; Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế; Thông tư số 11/2024/TT-BYT ngày 12/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số.

4. Thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III, Hộ sinh hạng III, Kỹ thuật y hạng III, Dược sĩ, Dinh dưỡng hạng III, Dân số viên hạng III

* Trình tự thực hiện:

- Trên cơ sở đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn, điều kiện CDNN và số lượng, cơ cấu viên chức theo CDNN đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Sở Y tế tổng hợp nhu cầu chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp và danh sách người đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng CDNN nghiệp Điều dưỡng hạng III, Hộ sinh hạng III, Kỹ thuật y hạng III, Dược sĩ, Dinh dưỡng hạng III, Dân số viên hạng III theo đề xuất của các cơ quan, đơn vị.

- Thu và thẩm định hồ sơ, lập danh sách viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng CDNN hạng III, xây dựng Đề án xét thăng hạng CDNN viên chức chuyên ngành y tế từ hạng IV lên hạng III trình UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu.

- Tổ chức xét thăng hạng CDNN Điều dưỡng hạng III.

- Quyết định bổ nhiệm và xếp lương CDNN Điều dưỡng hạng III đối với người trúng tuyển theo phân cấp.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Viên chức giữ chức CDNN y tế tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Y tế.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III, Hộ sinh hạng III, Kỹ thuật y hạng III, Dược sĩ, Dinh dưỡng hạng III, Dân số viên hạng III đối với viên chức trúng tuyển theo quy định.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019.

- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

- Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ; Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT- BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng; Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược; Thông tư liên tịch số 28/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dưỡng; Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số; Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế; Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN: 01 quy trình TTHC

1. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp huyện

* Trình tự thực hiện:

- Sau khi có công bố dịch, trong vòng 08 giờ Trung tâm Y tế cấp huyện tham mưu dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo; xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị dự kiến tham gia Ban Chỉ đạo.

- Trong vòng 06 giờ, các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia ý kiến bằng văn bản vào dự thảo Quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo gửi Trung tâm Y tế cấp huyện tổng hợp trình Phòng Nội v kèm hồ sơ.

- Trong vòng 06 giờ, Phòng Nội vụ thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định thành lập trong vòng 04 giờ.

* Cách thức thực hiện: Trực tuyến.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Tờ trình về việc thành lập Ban chỉ đạo, trong đó nêu rõ sự cần thiết, thành phần tham gia, nhiệm vụ và thời gian hoạt động.

- Dự thảo Quyết định thành lập;

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị có liên quan

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo.

* Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Y tế cấp huyện.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Có công bố dịch của cấp có thẩm quyền.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/20210 của Thủ tướng Chính phỉ quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp.

- Căn cứ Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.

- Công văn số 1287/SNV-TCCB ngày 21/10/2022 của Sở Nội vụ về việc triển khai, thực hiện Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 13/10/2022 của UBND tỉnh.

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ, PHƯỜNG: 02 quy trình TTHC

1. Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã

* Trình tự thực hiện:

- Sau khi có công bố dịch, trong vòng 12 giờ Trạm Y tế cấp xã tham mưu dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, gửi Văn phòng thống kê.

- Văn phòng thống kê thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp xã ban hành Quyết định thành lập trong vòng 12 giờ.

* Cách thức thực hiện: Trực tuyến.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Tờ trình về việc thành lập Ban chỉ đạo, trong đó nêu rõ sự cần thiết, thành phần tham gia, nhiệm vụ và thời gian hoạt động.

- Dự thảo Quyết định thành lập;

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động

- Các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thành lập Ban chỉ đạo.

* Thời hạn giải quyết: 24 giờ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Y tế cấp xã.

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch UBND cấp xã và các bộ phận quan có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thành lập.

* Phí, lệ phí (nếu có): Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Có công bố dịch của cấp có thẩm quyền.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm;

- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/20210 của Thủ tướng Chính phỉ quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp.

2. Áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà.

* Trình tự thực hiện:

- Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.

- Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm Y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.

- Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:

+ Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly Y tế;

+ Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế;

+ Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly Y tế ra cộng đồng.

- Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;

+ Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế.

- Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:

+ Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly Y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;

+ Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly Y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp

* Thành phần, số lượng hồ sơ: danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà

* Thời hạn giải quyết: 07 giờ

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly Y tế

* Phí, lệ phí (nếu có): Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/09/2010 hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly Y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác