Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 244/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Vũ Việt Văn |
Ngày ban hành: | 28/09/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 244/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Vũ Việt Văn |
Ngày ban hành: | 28/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 9 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 677/QĐ-TTg) phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi là Chương trình); Quyết định số 244/QĐ-KHVN ngày 28/7/2022 của Hội Khuyến học Việt Nam Ban hành Bộ tiêu chí và Hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tại Tờ trình số 133/TTr-SGDĐT ngày 13/9/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Thúc đẩy việc học tập suốt đời để con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả...
- Trên cơ sở hình thành mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập trên địa bàn tỉnh và cả nước.
2. Yêu cầu
- Mọi công dân có trách nhiệm và quyền lợi được học tập thường xuyên, học suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.
- Các địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và dòng họ, gia đình có trách nhiệm tạo các cơ hội học tập công bằng và điều kiện thuận lợi để mọi người trong xã hội được tham gia học tập, nhất là các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội.
- Việc xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức; đảm bảo tính thiết thực, khả thi và có hiệu quả. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Chương trình; báo cáo đúng tiến độ, trung thực, khách quan.
1. Phấn đấu đến năm 2025
- 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp của tỉnh được học tập quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”;
- 50% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương); 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu “Công dân học tập”;
- 70% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 70% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
2. Phấn đấu đến năm 2030
- Tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp trong tỉnh để hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập” trong giai đoạn tiếp theo;
- 70% người lớn trong gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương), 90% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu “Công dân học tập”;
- 90% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”
a) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, các trang tin điện tử của Hội Khuyến học, của ngành Giáo dục;
b) Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan, tổ chức, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang;
c) Biên soạn, in ấn tài liệu tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo những Bộ tiêu chí cụ thể.
a) Triển khai phần mềm nhằm số hóa việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo… về thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập” cho Hội Khuyến học các cấp;
b) Hướng dẫn Hội Khuyến học các cấp và hội viên khai thác các trang thông tin điện tử, học liệu mở, chuyên đề… giúp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập; nhằm tạo sự chuyển biến về chất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch và đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong toàn tỉnh.
3. Triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình “Công dân học tập”
a) Tổ chức các Hội nghị, tập huấn quán triệt Chương trình và Kế hoạch, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng, Chính phủ và của tỉnh về đổi mới giáo dục, đào tạo, thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo Bộ tiêu chí cho các đối tượng cụ thể (theo các Phụ lục 1, 2, 3, 4 của Kế hoạch này) cho cán bộ Hội Khuyến học các cấp, Ban Khuyến học của các Sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; bảo đảm mức độ hợp lý và tính khả thi cho các đối tượng trong triển khai đại trà chủ trương xây dựng mô hình “Công dân học tập” trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội;
c) Triển khai mẫu đánh giá, công nhận các danh hiệu; hướng dẫn quy trình đánh giá, công nhận các danh hiệu; tổ chức đánh giá, công nhận các danh hiệu;
d) Tổ chức Hội nghị sơ kết việc triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” và Đại hội biểu dương các cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua, đạt danh hiệu “Công dân học tập” tiêu biểu của tỉnh vào quý II năm 2026, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Kế hoạch vào quý III năm 2030.
1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: Ngân sách nhà nước theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước được cấp cho Hội Khuyến học theo quy định, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, hàng năm Hội Khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động của Hội, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định tại thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08/3/2022 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.
3. Các huyện, thành phố có trách nhiệm cân đối ngân sách, bố trí kinh phí hàng năm thực hiện các công việc liên quan đến triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Riêng năm 2022, Hội khuyến học các cấp căn cứ nhiệm vụ được giao lập dự toán kinh phí gửi Hội Khuyến học cấp tỉnh tổng hợp chung trình UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí theo quy định.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố và các tổ chức, đoàn thể liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của tỉnh, đảm bảo các mục tiêu.
b) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai những bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Công dân học tập” đến tổ chức khuyến học các cấp;
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các địa phương, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cơ sở giáo dục thuộc tỉnh; định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc vào dịp sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình.
a) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh trong việc hướng dẫn các cơ cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng mô hình “Công dân học tập”;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Thanh tra nhà nước, Hội Khuyến học tỉnh và các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra thực hiện Chương trình của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin Giao tiếp điện tử tỉnh
Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong đó có tuyên truyền về mô hình “Công dân học tập”.
Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.
6. Các sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh
a) Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan (xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, gia đình văn hóa);
b) Phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm cung ứng các chương trình học tập suốt đời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị được học tập suốt đời, phấn đấu trở thành “Công dân học tập”; coi đây là một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại lao động hàng năm.
a) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn phối hợp với Hội Khuyến học triển khai công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn, và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra.
b) Có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch.
c) Chỉ đạo Hội Khuyến học cấp huyện, cấp xã tổng hợp hồ sơ, danh sách công nhận Danh hiệu Công dân học tập hàng năm báo cáo UBND huyện, thành phố và Hội Khuyến học tỉnh theo quy định.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy
Chỉ đạo, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh và các sở, ngành liên quan trong việc định hướng tuyên truyền, động viên triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, nhất là trong việc nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên gương mẫu tham gia xây dựng mô hình “Công dân học tập”.
Phát động cuộc vận động, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên thuộc cơ quan, tổ chức mình được học tập thường xuyên, học suốt đời để đạt danh hiệu “Công dân học tập”.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “ Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; UBND tỉnh yêu cầu Hội Khuyến học tỉnh, Sở GD&ĐT, các sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo nội dung, yêu cầu. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Phụ lục 1: Bộ tiêu chí khung và chỉ số đánh giá mô hình “ Công dân học tập”
Tiêu chí khung |
Chỉ số đánh giá |
Điểm |
I. |
1. Kỹ năng: tìm kiếm, tra cứu, đọc, cập nhật thông tin và kiến thức trên sách báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, các thiết bị điện tử cá nhân. |
10 |
2. Kỹ năng: sắp xếp/xây dựng kế hoạch học tập theo các chương trình phục vụ yêu cầu công việc, hoặc do Nhà nước, cơ quan, đoàn thể quy định. |
10 |
|
3. Kỹ năng: sắp xếp hợp lý công việc để có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng, tại các cơ sở, thiết chế văn hóa, giáo dục hoặc các hội thảo, hội nghị nhằm trang bị kiến thức cho bản thân. |
10 |
|
4. Kỹ năng: động viên, tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp được học tập thường xuyên. |
10 |
|
II. |
5. Kỹ năng: sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc và cuộc sống. |
10 |
6. Kỹ năng: sử dụng ngoại ngữ theo yêu cầu công việc và vị trí đảm nhận. |
10 |
|
7. Kỹ năng: tính toán để công việc luôn được cải tiến, sáng tạo, đạt chất lượng và hiệu quả cao, đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội. |
10 |
|
8. Kỹ năng: tư duy biện chứng và tư duy phản biện trong công việc, trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ... và hoạt động xã hội. |
10 |
|
III. |
9. Kỹ năng: thiết lập mối quan hệ thân thiện với mọi người; kỹ năng giải quyết xung đột, thích ứng an toàn. Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội. Tuân thủ pháp luật. |
10 |
10. Kỹ năng: hợp tác, chia sẻ trong lao động, học tập và hoạt động xã hội. Tôn trọng bình đẳng giới và sự đa dạng văn hóa. Có ý thức bảo vệ môi trường. |
10 |
|
Tổng điểm tối đa |
100 |
Phụ lục 2: Tiêu chí và chỉ số đánh giá Công dân học tập
nhóm 1
(Dùng cho nông dân và lao động nông thôn)
Tiêu chí (Năng lực cốt lõi) |
Chỉ số đánh giá |
Điểm |
I. |
1. Hàng ngày dành thời gian hợp lý để đọc sách báo, cập nhật thông tin trên đài phát thanh, đài truyền hình hoặc trong điện thoại di động… |
10 |
2. Tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm dạy nghề tham gia các khóa huấn luyện ... để làm tốt công việc sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. |
10 |
|
3. Biết sắp xếp thời gian lao động hợp lý để có thời gian tham gia các hoạt động đoàn thể hoặc hoạt động của các tổ chức xã hội, các buổi sinh hoạt ở Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện tại địa bàn cấp xã. |
10 |
|
4. Chăm lo, giúp đỡ, động viên, khuyến khích mọi người trong gia đình và bà con hàng xóm, bà con trong cộng đồng... học tập thường xuyên. |
10 |
|
II. |
5. Sử dụng được điện thoại di động hoặc máy tính bảng, ipad vào công việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giao dịch có hiệu quả (Thương mại điện tử). |
10 |
6. Tham gia học một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ của đồng bào thiểu số để chào hỏi, làm quen, hiểu được một số hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài đối với một số mặt hàng như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia cầm - gia súc, hoặc các quy tắc an toàn... trong cuộc sống. |
10 |
|
7. Biết xếp sắp hợp lý công việc để có năng suất lao động cao hơn, hiệu quả công việc tốt hơn, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. |
10 |
|
8. Biết tính toán, suy nghĩ, phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố đến một công việc sẽ triển khai trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trước khi quyết định thực hiện. |
10 |
|
III. Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội |
9. Thân thiện, hòa đồng với mọi người trong cộng đồng; đoàn kết, gắn bó với bà con thôn xóm, tổ dân phố. Có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tham gia giữ gìn an ninh trật tự đảm bảo an toàn giao thông. |
10 |
10. Hợp tác, chia sẻ với mọi người trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội; tôn trọng mọi người, ứng xử đúng mực trong giao tiếp; có ý thức bảo vệ môi trường. |
10 |
|
Tổng cộng |
100 |
Phụ lục 3: Tiêu chí và chỉ số đánh giá Công dân học tập
nhóm 2
(Dùng cho công nhân, lao động tiểu thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia dụng,
lao động tự do)
Tiêu chí (Năng lực cốt lõi) |
Chỉ số đánh giá |
Điểm |
I. |
1. Hàng ngày có dành thời gian để đọc sách báo, cập nhật thông tin trên đài phát thanh, đài truyền hình hoặc trong điện thoại, thiết bị điện tử cầm tay. |
10 |
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo các chương trình do nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức, theo học các lớp học ngắn hạn, các khóa huấn luyện của đơn vị, đoàn thể, trung tâm dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ - tin học…. |
10 |
|
3. Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian tham gia các hoạt động của Nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, các hội nghị có nội dung liên quan đến công việc đang làm, các cuộc vận động thi đua tại cộng đồng. |
10 |
|
4. Quan tâm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp học tập thường xuyên, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, phát triển nghề nghiệp, nâng cao kiến thức. |
10 |
|
II. |
5. Sử dụng được máy vi tính, điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử để làm tốt nhiệm vụ sản xuất, kết nối với đồng nghiệp, với các đối tác để phát triển chuyên môn - nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. |
10 |
6. Biết sử dụng ngoại ngữ để giao dịch với khách hàng, mở rộng giao lưu, hiểu được những hướng dẫn cơ bản về công việc làm ăn, sử dụng thiết bị sản xuất. |
10 |
|
7. Biết tính toán để hợp lý hóa các thao tác, tổ chức nơi làm việc khoa học; cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động; nâng cao tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp. |
10 |
|
8. Biết phân tích, định ra những phương án, giải pháp hợp lý trong xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức và quản lý công việc, quản lý và bảo dưỡng công cụ, máy móc và các thiết bị, tiết kiệm nguyên vật liệu. |
10 |
|
III. |
9. Xây dựng được mối quan hệ thiện cảm với khách hàng, với người xung quanh, không làm hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuân thủ kỷ luật lao động. Có trách nhiệm với gia đình, cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp, tập thể người lao động và xã hội. |
10 |
10. Gắn kết, hợp tác và chia sẻ với đồng nghiệp trong tập thể cơ quan, đơn vị; giúp đỡ khi đồng nghiệp gặp khó khăn, tích cực xây dựng tập thể lao động tiên tiến, tôn trọng mọi người. Ứng xử đúng mực trong giao tiếp; Có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện và vận động mọi người đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư và xây dựng đô thị văn minh. |
10 |
|
Tổng cộng |
100 |
Phụ lục 4: Tiêu chí đánh giá công nhận Công dân học tập
nhóm 3
(Dùng cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhân viên từ cấp xã trở lên,
doanh nhân, quản lý doanh nghiệp,...)
Tiêu chí (Năng lực cốt lõi) |
Chỉ số đánh giá |
Điểm |
I. |
1. Kỹ năng đọc, cập nhật thông tin và kiến thức trên sách báo, tivi, trên mạng Internet, điện thoại thông minh. |
10 |
2. Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo các chương trình phục vụ yêu cầu công việc hoặc do Nhà nước, cơ quan, đoàn thể quy định. |
10 |
|
3. Kỹ năng tính toán, xếp sắp hợp lý các công việc để có thời gian tham gia hoạt động văn hóa, khoa học, các hội nghị, hội thảo có nội dung cần thiết cho chuyên môn nghề nghiệp của bản thân. |
10 |
|
4. Kỹ năng động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho người thân trong gia đình và đồng nghiệp học tập thường xuyên. |
10 |
|
II. |
5. Kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị số để truy cập internet nhằm học tập thường xuyên trên mạng, trao đổi thông tin điện tử, giao lưu trực tuyến, mua bán thông qua thiết bị điện tử, sử dụng các dịch vụ trực tuyến; không vi phạm các quy định về an ninh, an toàn khi sử dụng mạng. |
10 |
6. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và vị trí đảm nhiệm. |
10 |
|
7. Kỹ năng tính toán thu xếp công việc một cách hợp lý, lao động có khoa học, có sáng kiến, đổi mới sáng tạo để công việc có chất lượng và hiệu quả cao, đóng góp tích cực cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... |
10 |
|
8. Kỹ năng tư duy biện chứng, tư duy phản biện: Khả năng phân tích vấn đề rõ ràng, hợp lý, toàn diện, khách quan, logic và phát triển... áp dụng trong lao động, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội. |
10 |
|
III. |
9. Kỹ năng tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người, điều hòa các mâu thuẫn để tránh xung đột. Có trách nhiệm với gia đình, đơn vị công tác, tập thể lao động và cộng đồng xã hội. Tuân thủ pháp luật. Ứng xử có văn hóa với người nói ngôn ngữ khác. |
10 |
10. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ trong lao động và hoạt động xã hội. Tôn trọng bình đẳng giới, sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Ứng xử đúng mực trong giao tiếp; Có ý thức bảo vệ môi trường. thực hiện và vận động mọi người đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư và xây dựng đô thị văn minh. |
10 |
|
Tổng cộng |
100 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây