522149

Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

522149
LawNet .vn

Quyết định 1490/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu: 1490/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Nguyễn Lưu Trung
Ngày ban hành: 20/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1490/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
Người ký: Nguyễn Lưu Trung
Ngày ban hành: 20/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1490/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 20 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển du lịch của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần XI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Quyết định số 2133/QĐ-UBND ngày 02 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề cương Đề án Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 31/TTr-SDL ngày 02 tháng 6 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (đính kèm Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

2. Quan điểm

a) Đảm bảo các nguyên tắc về xây dựng các đề án phát triển du lịch được quy định trong Luật Du lịch;

b) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

c) Phát huy lợi thế về vị trí, tài nguyên, các sản phẩm đặc thù của các ngành nghề truyền thống và các điều kiện khác của tỉnh Kiên Giang trong phát triển du lịch.

3. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển các sản phẩm ngành nghề truyền thống có thế mạnh trong tỉnh nhằm phục vụ phát triển du lịch và định hướng phát triển bền vững ngành nghề truyền thống ở Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.

b) Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát, đánh giá thực trạng các sản phẩm ngành nghề truyền thống đang được khai thác để phục vụ du lịch ở tỉnh Kiên Giang;

- Khảo sát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng có thể khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch ở tỉnh Kiên Giang;

- Đề xuất giải pháp nâng cấp các sản phẩm ngành nghề truyền thống đang và sẽ khai thác trong du lịch để trở thành sản phẩm phục vụ cho du lịch và định hướng phát triển bền vững ngành nghề truyền thống ở tỉnh Kiên Giang.

c) Chỉ tiêu phấn đấu

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 08 làng nghề truyền thống được đưa vào khai thác du lịch, bao gồm: Nghề sản xuất nước mắm (Phú Quốc, Kiên Hải); Nghề nuối cấy trai ngọc (Phú Quốc); Nghề sản xuất rượu sim (Phú Quốc); Nghề truyền thống đan cỏ bàng (Giang Thành); Nghề trồng tiêu (Phú Quốc); Nghề làm khô (Kiên Hải, Phú Quốc, Hà Tiên); Nghề đan lục bình (Gò Quao) và Nghề nuôi cá bè, làng chài (Kiên Hải, Phú Quốc).

Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 22 làng nghề truyền thống được đưa vào khai thác du lịch.

4. Lộ trình thực hiện Đề án

Đề án được phân thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2022 - 2025: Thích ứng với bối cảnh hậu Covid-19

+ Lấy Phú Quốc - Hà Tiên làm trung tâm phát triển du lịch làng nghề;

+ Hoàn thiện các tiêu chí chọn lựa sản phẩm nghề truyền thống phục vụ du lịch;

+ Xây dựng kế hoạch mở cửa các làng nghề du lịch cho khách tham quan một cách an toàn, bên cạnh việc thử nghiệm các chương trình du lịch mới;

+ Đầu tư cải tiến các sản phẩm sẵn có;

+ Bồi dưỡng nhân lực du lịch (gồm đội ngũ hướng dẫn viên và đội ngũ nghệ nhân trong làng nghề);

+ Xây dựng kế hoạch quảng bá và hỗ trợ các làng nghề có tiềm năng cao trong việc quảng bá du lịch;

+ Kiểm tra, đánh giá lại tác động môi trường của sản xuất làng nghề.

- Giai đoạn 2026 - 2030: Hình thành và ổn định hệ thống làng nghề/ sản phẩm nghề truyền thống phục vụ du lịch tỉnh Kiên Giang

+ Xây dựng bản đồ làng nghề theo mức độ tiềm năng phát triển du lịch;

+ Tạo các sản phẩm nghề truyền thông có thương hiệu và đáp ứng tốt thị hiếu của các thị trường khách khác nhau;

+ Đúc kết kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề tại Phú Quốc và Hà Tiên trong giai đoạn trước;

+ Tập trung quảng bá và phát triển các chương trình du lịch làng nghề gắn với du lịch sinh thái;

+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa các sở, ban, ngành về bảo tồn làng nghề/nghề truyền thống cho các giai đoạn tiếp theo.

5. Các nhóm giải pháp

a) Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề, nghề truyền thống và nghề nông thôn có tiềm năng du lịch cao trên quan điểm xem làng nghề/nghề truyền thống là tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề.

b) Đào tạo và củng cố đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch làng nghề/nghề truyền thống; hỗ trợ các nghệ nhân gắn bó với nghề và đẩy mạnh hoạt động truyền dạy nghề; liên kết với các cơ sở đào tạo của tỉnh để quảng bá, chiêu sinh, mời các nghệ nhân làng nghề/ nghề truyền thống đến giảng dạy, hướng dẫn; bồi dưỡng ngoại ngữ, đào tạo nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn người dân tại làng nghề/nghề truyền thống về tổ chức, kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch, du lịch cộng đồng và trở thành hướng dẫn viên tại điểm.

c) Hoàn thiện, cải tiến chất lượng các điểm du lịch làng nghề/nghề truyền thống đã có hoạt động du lịch trước đây để quảng bá cho du lịch làng nghề của tỉnh, đồng thời làm cơ sở cho việc đúc kết kinh nghiệm, xây dựng các chính sách, quy định, hướng dẫn cụ thể cho du lịch làng nghề.

d) Xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch tham quan làng nghề, nhằm tăng hiệu quả của sản xuất nghề truyền thống và hoạt động du lịch.

đ) Xây dựng thương hiệu chung cho các sản phẩm nghề truyền thống, thiết kế thành các mặt hàng lưu niệm mang dấu ấn của địa phương nhưng thuận tiện hơn cho du khách trong quá trình vận chuyển. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá và phát triển các sản phẩm du lịch mới từ các làng nghề/nghề truyền thống.

e) Bảo vệ môi trường du lịch, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất. Ngoài việc tạo một không gian thích hợp cho việc tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm, việc bảo vệ môi trường du lịch còn góp phần đưa làng nghề phát triển theo định hướng bền vững: bảo tồn văn hóa địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế tối đa tác động của hoạt động sản xuất cũng như hoạt động du lịch đến môi trường.

g) Liên kết phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến đến các làng nghề, điểm sản xuất nghề truyền thống chưa có hoặc còn ít khách du lịch đến tham quan.

h) Xác định thị trường khách mục tiêu, đánh giá các xu hướng thay đổi trong nhu cầu của du khách. Xác định địa bàn trọng điểm cho đầu tư phát triển du lịch làng nghề.

6. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí: 38.350.000.000 đồng (Ba mươi tám tỷ, ba trăm năm mươi triệu đồng chẵn).

Trong đó:

a) Kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) cấp: 32.300.000.000 đồng;

b) Kinh phí thu hút từ các nguồn xã hội hóa: 6.050.000.000 đồng.

Khái toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án (chi tiết đính kèm tại Phụ lục của Quyết định và Phụ lục 5 của Đề án).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Du lịch: Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Đề án này và quy định hiện hành. Hỗ trợ quảng bá, kết nối làng nghề với các doanh nghiệp du lịch và du khách.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Du lịch và các sở, ngành liên quan, tham mưu cơ chế chính sách để khuyến khích phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các nội dung phát triển du lịch với chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn; tăng cường xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục, hồ sơ thuộc ngành quản lý.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Du lịch cân đối bố trí ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Đề án theo phân kỳ hàng năm đạt hiệu quả; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi thu hút đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch đã được xác định trong Đề án.

5. Sở Tài chính: Sở Tài chính phối hợp với Sở Du lịch tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng ngân sách hàng năm

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; lao động trong các ngành, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học hoàn tất chương trình đào tạo các ngành, nghề truyền thống gắn với du lịch.

7. Sở Công Thương: Hỗ trợ các cơ sở nghề truyền thống giới thiệu sản phẩm, đa dạng hóa các kênh bán hàng, tìm đầu ra giúp người làm nghề sản xuất và có thu nhập ổn định; hướng dẫn, hỗ trợ các nghệ nhân xây dựng thương hiệu, đăng ký thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý...; hỗ trợ việc cải tiến các quy trình sản xuất tiện lợi hơn, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường, tìm các nguồn nguyên liệu thay thế...

8. Sở Văn hóa và Thể thao: Sưu tầm, tập hợp các tư liệu về làng nghề và nghề truyền thống của tỉnh, biên tập thành các tài liệu đầy đủ, chính xác về làng nghề, có thể sử dụng trong công tác thuyết minh, giới thiệu cho du khách. Bên cạnh đó nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể gắn với ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thông qua các biện pháp như thống kê, sưu tầm, quảng bá, truyền dạy, có hình thức phù hợp để tôn vinh các nghệ nhân....

9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Có kế hoạch giám sát định kỳ các vấn đề môi trường tại điểm sản xuất nghề. Hỗ trợ các hộ làm nghề có những cải tiến trong quy trình sản xuất và tổ chức không gian làng nghề để đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; hỗ trợ, tư vấn việc thu gom, xử lý rác, nước thải cho các làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Theo dõi, đánh giá việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất nghề truyền thống; đánh giá định kỳ và có các hình thức biểu dương các hộ có biện pháp tốt bảo vệ môi trường hoặc bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên. Đề xuất các tiêu chí “sản phẩm xanh” cho các sản phẩm truyền thống.

10. Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ về khoa học, công nghệ cho việc phát triển làng nghề và nghề; cấp giấy chứng nhận cho nghề và làng nghề.

11. Hiệp hội Du lịch: Phối hợp với Sở Du lịch xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ngành nghề truyền thống. Hỗ trợ xây dựng liên kết các ngành nghề - doanh nghiệp - chính quyền. Hỗ trợ nghiên cứu về các thị trường khách, đóng góp cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề phù hợp với các đối tượng khách khác nhau.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 của QĐ;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Sở Du lịch (05b);
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Phòng: KGVX, KT, TH;
- Lưu: VT, lttram (01b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Lưu Trung

 


PHỤ LỤC

BẢNG KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

ĐVT: triệu đồng.

TT

CÔNG VIỆC

2022

2023

2024

2025

Kinh phí đề xuất (ĐVT: triệu đồng)

Nguồn kinh phí

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

Xã hội hóa

1

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề

1.100

450

600

250

10.600

250

600

250

14.100

12.900

1.200

1.1

Hội thảo “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề tỉnh Kiên Giang”

350

150

 

 

 

 

 

 

500

350

150

1.2

Hoàn thiện tiêu chí làng nghề du lịch

150

 

 

 

 

 

 

 

150

150

 

1.3

Tuyên truyền nâng cao nhận thức công tác bảo vệ và phát triển nghề truyền thống

 

 

100

 

100

 

100

 

300

300

 

1.4

Tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi; tôn vinh nghệ nhân nghề truyền thống

100

150

100

150

100

150

100

150

1.000

400

600

1.5

Các hoạt động quảng , sự kiện gắn với du lịch và nghề truyền thống

187,5

62,5

187,5

62,5

187,5

62,5

187,5

62,5

1.000

750

250

1.6

Thiết kế, xây dựng các chương trình tham quan chuyên đề về nghề truyền thống

100

50

 

 

 

 

 

 

150

100

50

1.7

Xây dựng quy hoạch phát triển các làng nghề định hướng kết hợp phát triển du lịch

212,5

37,5

212,5

37,5

212,5

37,5

212,5

37,5

1.000

850

150

1.8

Đề án Xây dựng bảo tàng nghề truyền thống tỉnh Kiên Giang ”

 

 

 

 

10.000

 

 

 

10.000

10.000

 

2

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làng nghề

100

50

1.100

50

1.500

50

1.100

50

4.000

3.800

200

2.1

Xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề tỉnh Kiên Giang

 

 

 

 

400

 

 

 

400

400

 

2.2

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong lĩnh vực nghề truyền thống

100

50

100

50

100

50

100

50

600

400

200

2.3

Xây dựng các chương trình hỗ trợ để bảo tồn và phát triển làng nghề

 

 

1.000

 

1.000

 

1.000

 

3.000

3.000

 

3

Hoàn thiện, cải tiến chất lượng các điểm du lịch làng nghề/ nghề truyền thống đã có hoạt động du lịch

1.375

475

1.875

475

1.375

425

375

125

6.500

5.000

1.500

3.1

Tổ chức đánh giá, xếp loại làng nghề/ nghề truyền thống đang hoạt động du lịch hoặc có tiềm năng du lịch

 

 

500

 

 

 

 

 

500

500

 

3.2

Cải tiến chất lượng một số điểm du lịch làng nghề/ nghề truyền thống đang hoạt động

375

125

375

125

375

125

375

125

2.000

1.500

500

3.3

Xây dựng nhà thùng mô hình mô phỏng quy trình sản xuất nghề truyền thống

1.000

350

1.000

350

1.000

300

 

 

4.000

3.000

1.000

4

Xây dựng chuỗi giá trị du lịch làng nghề

300

 

300

 

100

 

300

 

1.000

1.000

0

4.1

Khảo sát nhu cầu doanh nghiệp về phát triển du lịch làng nghề

200

 

200

 

 

 

 

 

400

400

 

4.2

Tổ chức gặp gỡ các bên liên quan trong phát triển làng nghề gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang định kỳ

100

 

100

 

100

 

100

 

400

400

 

4.3

Tổ chức Tọa đàm đúc kết kinh nghiệm thực hiện giai đoạn 1 của Đề án

 

 

 

 

 

 

200

 

200

200

 

5

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nghề truyền thống

1.175

575

1.975

775

175

75

175

75

5.000

3.500

1.500

5.1

Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề

 

 

800

200

 

 

 

 

1.000

800

200

5.2

Xây dựng các cửa hàng trưng bày, bán các sản phẩm đặc trưng của làng nghề

1.000

500

1.000

500

 

 

 

 

3.000

2.000

1.000

5.3

Đăng tải, quảng hình ảnh làng nghề trên các phương tiện truyền thông định kỳ

175

75

175

75

175

75

175

75

1.000

700

300

6

Bảo vệ môi trường du lịch làng nghề

1.587,5

500

1.587,5

500

737,5

250

737,5

250

6.150

4.650

1.500

6.1

Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường

50

 

50

 

 

 

 

 

100

100

 

6.2

Kiểm tra, đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường định kỳ

50

 

50

 

50

 

50

 

200

200

 

6.3

Cải tạo cảnh quan du lịch làng nghề

625

250

625

250

625

250

625

250

3.500

2.500

1.000

6.4

Xây dựng nhà vệ sinh công cộng hợp chuẩn; hệ thống thu gom, xử lý rác thải

750

250

750

250

 

 

 

 

2.000

1.500

500

6.5

Xây dựng bộ tiêu chí khen thưởng các làng nghề đảm bảo vệ sinh môi trường

50

 

50

 

 

 

 

 

100

100

 

6.6

Khen thưởng các làng nghề đảm bảo vệ sinh môi trường

62,5

 

62,5

 

62,5

 

62,5

 

250

250

 

7

Liên kết phát triển du lịch

325

75

725

75

400

 

 

 

1.600

1.450

150

7.1

Hội thảo quốc tế: “Liên kết phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống tỉnh Kiên Giang”

250

50

250

50

 

 

 

 

600

500

100

7.2

Xây dựng tour, tuyến du lịch đến làng nghề truyền thống

75

25

75

25

 

 

 

 

200

150

50

7.3

Thực hiện Đề tài “Phát triển chuỗi giá trị du lịch gắn với làng nghề truyền thống tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới”

 

 

400

 

400

 

 

 

800

800

 

TỔNG CỘNG:

5.962,5

2.125

8.162,5

2.125

14.887,5

1.050

3.287,5

750

38.350

32.300

6.050

Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ ba trăm năm mươi triệu đồng chẵn.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác