Việt Nam có mấy vùng đô thị đến năm 2030? Các thành phố là đô thị trung tâm cấp vùng của Việt Nam đến năm 2030?

Việt Nam có mấy vùng đô thị đến năm 2030? Các thành phố là đô thị trung tâm cấp vùng của Việt Nam đến năm 2030?
Anh Hào

Việt Nam có mấy vùng đô thị đến năm 2030? Các thành phố là đô thị trung tâm cấp vùng của Việt Nam đến năm 2030?

Việt  Nam  có  mấy  vùng  đô  thị  đến  năm  2030?  Các  thành  phố  là  đô  thị  trung  tâm  cấp  vùng  của  Việt  Nam  đến  năm  2030?

Việt Nam có mấy vùng đô thị đến năm 2030? Các thành phố là đô thị trung tâm cấp vùng của Việt Nam đến năm 2030? (Hình từ internet)

Việt Nam có mấy vùng đô thị đến năm 2030?

Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó có nội dung phê duyệt quy hoạch định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị với 04 vùng đô thị của cả nước hiện nay đến năm 2030 như sau:

(1) Vùng đô thị Hà Nội

Là vùng đô thị lớn gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình và Phú Thọ.

Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng quốc gia và các đô thị lân cận của các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ chức năng về giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, thương mại, dịch vụ, du lịch và hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Hà Nội, phù hợp với hệ sinh thái lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại, tăng năng lực kết nối nhanh các trục từ Hà Nội kết nối với Hải Phòng, Hạ Long và các đô thị lớn của vùng (thành phố Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Phủ Lý, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang là cực tăng trưởng thứ cấp của vùng); hoàn chỉnh các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vành đai phía Đông thành phố Hà Nội, chuẩn bị hạ tầng kết nối và phát triển sân bay thứ hai phía Nam vùng Thủ đô, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Bắc. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và quốc lộ 18, quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh.

(2) Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Là vùng đô thị lớn gồm các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.

Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng quốc gia và các đô thị lân cận của các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nhằm chia sẻ chức năng về dịch vụ, công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với hệ sinh thái lưu vực sông Đồng Nai và sông Mê Kông.

Xây dựng các trục kết nối nhanh từ Thành phố Hồ Chí Minh với các đô thị lớn (thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Tân An, Mỹ Tho là cực tăng trưởng thứ cấp của vùng); hoàn thành các đường vành đai 3, vành đai 4 và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt kết nối sân bay, cảng biển cửa ngõ quốc tế, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Nam. Hình thành các vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ dọc theo các đường vành đai 3, vành đai 4. Phát triển thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.

(3) Vùng đô thị Đà Nẵng

Gồm các thành phố Đà Nẵng, Huế và các đô thị lân cận thuộc tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế là cực tăng trưởng, động lực quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, khu vực Bắc Tây Nguyên; cùng với chuỗi các đô thị động lực của các tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn) trở thành trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học, công nghệ của đất nước gắn với hệ sinh thái biển miền Trung; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

Khai thác hiệu quả tiềm năng khu kinh tế biển, đầu mối kết nối hành lang kinh tế Bắc Nam và Đông - Tây, tạo hiệu ứng lan tỏa đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

(4) Vùng đô thị Cần Thơ

Gồm thành phố Cần Thơ và các đô thị lân cận thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Xây dựng thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; cùng với các đô thị Long Xuyên, Rạch Giá, Vĩnh Long, Cao Lãnh trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao của cả vùng gắn với hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Khai thác trục giao thông kết nối Cần Thơ - Mỹ Thuận - Trung Lương - thành phố Hồ Chí Minh và Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng để tập trung phát triển đô thị, tạo sự lan tỏa tới các khu vực khác trong vùng. Khai thác trục cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua Cao Lãnh, Mỹ An (Đồng Tháp) - Đức Hòa (Long An) song song với tuyến Cần Giờ - Mỹ Thuận - Trung Lương - Thành phố Hồ Chí Minh để tập trung phát triển đô thị, tăng cường liên kết phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đô thị Cần Thơ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đảm bảo việc phát triển các đô thị Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Vĩnh Long (khu vực phát triển động lực trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long) thành điểm hội tụ của các hành lang phát triển trên hành lang vận tải quan trọng của vùng.

Các thành phố là đô thị trung tâm cấp vùng của Việt Nam đến năm 2030?

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc:  phân thành 03 tiểu vùng: Vùng núi Đông Bắc Bộ; vùng núi Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bộ. Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên Phủ là đô thị trung tâm vùng;

Vùng đồng bằng sông Hồng: Các thành phố Hạ Long, Hải Dương, Nam Định là đô thị trung tâm vùng;

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, phân thành 03 tiểu vùng bao gồm: Vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ; các thành phố Thanh hóa, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang là đô thị trung tâm vùng;

Vùng Tây Nguyên: Các thành phố Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt là đô thị trung tâm vùng;

Vùng Đông Nam Bộ: Các thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Vũng Tàu là đô thị trung tâm vùng;

Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Các đô thị là trung tâm tổng hợp, trung tâm chuyên ngành của vùng, tiểu vùng bao gồm: Thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng.

(Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;