Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án thế nào? - Khánh Minh (Long An)

Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:

- Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.

- Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.

- Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.

- Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.

2. Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:

- Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại phải có các nội dung sau đây:

+ Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

+ Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại;

+ Diễn biến quá trình hòa giải, đối thoại; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

Trường hợp có những nội dung mà các bên không thỏa thuận, thống nhất thì cũng được ghi trong biên bản;

+ Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, còn đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;

+ Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì phải ghi rõ trong biên bản;

+ Ý kiến của các bên về việc yêu cầu hoặc không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;

+ Chữ ký của Hòa giải viên;

+ Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.

- Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại được lưu vào hồ sơ hòa giải, đối thoại và giao cho các bên có mặt.

Trường hợp những người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 vắng mặt thì Hòa giải viên phải gửi biên bản cho họ để họ có ý kiến.

- Hòa giải viên từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1165 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;