Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
Nguyễn Thị Diễm My

Khi đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Sau đây là trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội (Ảnh minh họa)

Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bao gồm các bước sau:

- Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

- Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

- Trước khi Quốc hội thảo luận, đại biểu Quốc hội bị đề nghị bãi nhiệm có quyền phát biểu ý kiến tại phiên họp toàn thể, trừ trường hợp bị tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các trường hợp khác do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.

- Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.

- Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.

- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội.

(Điều 41 Nghị quyết 102/2015/QH13)

Diễm My

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

172 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;