Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015
Lê Trương Quốc Đạt

Cho tôi hỏi trách nhiệm dân sự của pháp nhân hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? -Ngọc Hiếu (Tiền Giang)

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự 2015

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

2. Điều lệ của pháp nhân

Điều lệ của pháp nhân theo Điều 77 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Pháp nhân phải có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.

- Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên gọi của pháp nhân;

+ Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân;

+ Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;

+ Vốn điều lệ, nếu có;

+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

+ Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

+ Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên;

+ Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;

+ Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

+ Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

+ Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

4. Quy định về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

Quy định về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể theo Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

* Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

- Chi phí giải thể pháp nhân;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế và các khoản nợ khác.

*. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc pháp luật có quy định khác.

* Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1012 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
Liên quan Bài viết
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;