TPP - Chương 16 - Chính sách cạnh tranh

Chương 16 Hiệp định TPP quy định về các quy tắc, quyền và nghĩa vụ liên quan đến cạnh tranh khi tham gia Hiệp định TPP.

CHƯƠNG 16

CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH

 

Điều 16.1: Luật cạnh tranh, Cơ quan thẩm quyền và Ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh 1

Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật cạnh tranh quốc gia về ứng xử kinh doanh chống cạnh tranh với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi cho khách hàng, và sẽ hành động phù hợp đối với ứng xử đó. Những luật này có xét đến Các nguyên tắc APEC để Nâng Cao Cạnh Tranh và Cải Cách Thể Chế được ký tại Auckland, ngày 13 tháng 9 năm 1999.

Mỗi Bên phải nỗ lực áp dụng luật cạnh tranh quốc gia vào tất cả các hoạt động thương mại trong lãnh thổ của mình. 2 Tuy nhiên, mỗi Bên có thể qui định một số miễn giảm áp dụng luật cạnh tranh quốc gia miễn là những miễn giảm đó minh bạch và dựa trên cơ sở chính sách công hoặc lợi ích công chúng.

Mỗi Bên sẽ duy trì một hoặc nhiều cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm thực thi luật cạnh tranh quốc gia (cơ quan thực thi cạnh tranh). Mỗi Bên phải qui định rằng chính sách thực thi của cơ quan đó hoặc các cơ quan đó phải phù hợp với các mục tiêu được nêu trong khoản 1 và không phân biệt đối xử trên cơ sở quốc tịch.

 

Điều 16.2. Công bằng thủ tục trong Thực thi luật cạnh tranh 3

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng trước khi áp đặt một lệnh trừng phạt hoặc một biện pháp chống lại một người vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, Bên đó phải cung cấp cho người vi phạm:

(a) thông tin về những quan ngại của cơ quan thực thi cạnh tranh;

(b) một cơ hội hợp lý được luật sư đại diện; và

(c) cơ hội hợp lý được trình bày chứng cứ bảo vệ, trừ khi một Bên có thể qui định người đó phải trình bày chứng cứ trong khoảng thời gian hợp lý sau khi Bên đó áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp tạm thời.

Một cách cụ thể, mỗi Bên phải cung cấp cho người đó một cơ hội hợp lý để trình bày bằng chứng hoặc lời chứng để bào chữa, bao gồm: nếu áp dụng, đưa ra phân tích của một chuyên gia có năng lực phù hợp, thẩm vấn bất kỳ nhân chứng nào; phải xem xét và bác bỏ bằng chứng đã đưa vào thủ tục tố tụng. 4

Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì thủ tục văn bản căn cứ theo đó các cuộc thanh tra luật cạnh quốc gia được tiến hành. Nếu các cuộc thanh tra này không phụ thuộc vào những thời hạn nhất định, các cơ quan thực thi cạnh tranh của mỗi Bên phải nỗ lực thực hiện thanh tra trong phạm vi khung thời gian hợp lý.

Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì những qui tắc thủ tục và bằng chứng áp dụng cho các thủ tục tố tụng liên quan đến những vi phạm bị cáo buộc về luật cạnh tranh quốc gia và xác định lệnh trừng phạt và các biện pháp. Những qui tắc này bao gồm thủ tục đưa ra bằng chứng, bao gồm bằng chứng của chuyên gia nếu áp dụng, và áp dụng bình đẳng cho tất cả các bên tham gia tố tụng.

Mỗi Bên phải cung cấp cho người bị áp đặt lệnh trừng phạt hoặc biện pháp do vi phạm luật cạnh tranh quốc gia cơ hội xin xem xét lệnh trừng phạt hoặc biện pháp bao gồm việc xem xét những sai phạm bị cáo buộc trong tòa án theo luật của Bên đó.

Mỗi Bên phải cho phép các cơ quan thực thi cạnh tranh giải quyết những sai phạm bị cáo buộc một cách tự nguyện với sự chấp thuận của cơ quan thẩm quyền và người chịu biện pháp thực thi.
Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên đưa ra một công báo tiết lộ sự hiện hữu của một cuộc điều tra đang đang diễn tiến, cơ quan đó phải tránh ngụ ý trong thông báo đó rằng người được dẫn chiếu trong thông báo đã tham gia vào hành vi bị cáo buộc đó hoặc đã vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên đó.

Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia của một Bên cáo buộc một vi phạm về luật cạnh tranh quốc gia, cơ quan đó phải chịu trách nhiệm thiết lập cơ sở pháp lý và thực tế cho vi phạm bị cáo buộc đó trong thủ tục thực thi 5.

Mỗi Bên phải qui định việc bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh và các thông tin khác được coi là bí mật theo luật của mình, thu được bởi các cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia trong suốt quá trình điều tra.  Nếu cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên sử dụng hoặc có ý định sử dụng thông tin đó trong thủ tục thực thi, Bên đó phải, nếu phù hợp và được phép theo luật của mình, cung cấp thủ tục cho phép người đang bị điều tra tiếp cận kịp thời thông tin cần thiết để chuẩn bị kế hoạch bảo vệ thích đáng trước những cáo buộc của cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia.

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan thực thi cạnh tranh của mình phải cung cấp cho người đang bị điều tra về khả năng vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của Bên mình cơ hội hợp lý để tham vấn với các cơ quan thực thi cạnh tranh về những vấn đề pháp lý, thực tế hoặc mang tính thủ tục phát sinh trong suốt quá trình điều tra.

 

Điều 16.3: Quyền hành động riêng 6

Đối với các mục đích của Điều này, “quyền hành động riêng" có nghĩa là quyền của một người đòi bồi thường bao gồm các biện pháp cưỡng chế, tiền tệ hoặc biện pháp khác, từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác đối với sự tổn hại gây ra cho công việc làm ăn hoặc tài sản của người đó bởi việc vi phạm luật cạnh tranh quốc gia, một cách độc lập hoặc sau khi cơ quan thực thi phát hiện ra vi phạm.

Nhận ra quyền hành động riêng là một yếu tố bổ sung quan trọng cho việc thực thi công khai luật cạnh tranh quốc gia, mỗi Bên nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng.

Nếu một Bên không thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền hành động riêng, Bên đó nên thông qua hoặc duy trì các điều luật hoặc các biện pháp khác qui định quyền cho phép một người:

(a) đề nghị cơ quan thực thi cạnh tranh quốc gia khởi xướng một cuộc điều tra đối với vi phạm luật cạnh tranh quốc gia bị cáo buộc; và

(b) đòi bồi thường từ tòa án hoặc tòa án độc lập khác sau khi cơ quan thực thi cạnh tranh phát hiện vi phạm.

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyền được qui định theo khoản 2 hoặc 3 phải được thiết lập cho những người của một Bên khác theo những điều khoản không kém thuận lợi so với quyền được thiết lập cho những người của mình.

Một Bên có thể thiết lập các tiêu chí hợp lý để thực hiện bất quyền nào mình tạo ra hoặc duy trì theo Điều này.

 

Điều 16.4: Hợp tác

Các Bên nhận ra tầm quan trọng của sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan thực thi cạnh tranh tương ứng của mình nhằm thúc đẩy việc thực thi hiệu quả luật cạnh tranh trong khu vực thương mại tự do. Theo đó, mỗi Bên phải:

(a) hợp tác trong chính sách cạnh tranh bằng việc trao đổi thông tin về sự phát triển của chính sách cạnh tranh; và

(b) hợp tác, nếu phù hợp, về những vấn đề thực thi luật cạnh tranh bao gồm thông qua việc thông báo, tham vấn và trao đổi thông tin.

Các cơ quan thực thi cạnh tranh của một Bên có thể xem xét việc ký kết một thỏa thuận hợp tác với các cơ quan thực thi cạnh tranh của Bên kia đưa ra các điều khoản hợp tác được hai bên chấp thuận.

Các Bên đồng ý hợp tác theo một cách phù hợp với luật lệ, qui định và những lợi ích quan trọng tương ứng của từng Bên, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có của họ.

 

Điều 16.5: Hợp tác kỹ thuật

Nhận ra rằng các Bên có thể hưởng lợi bằng cách chia sẻ kinh nghiệm đa dạng của mình về phát triển, áp dụng và thực thi luật cạnh tranh cũng như phát triển và thực thi các chính sách cạnh tranh, các Bên sẽ xem xét tiến hành các hoạt động hợp tác kỹ thuật được thỏa thuận đôi bên trong phạm vi các nguồn lực có sẵn, bao gồm:

(a) cung cấp ý kiến tham mưu hoặc đào tạo về những vấn đề liên quan, bao gồm việc trao đổi cán bộ;

(b) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về chủ trương cạnh tranh, bao gồm các phương án thúc đẩy văn hóa cạnh tranh; và

(c) hỗ trợ một Bên khi Bên đó thực hiện một luật cạnh tranh quốc gia mới.

 

Điều 16.6: Bảo vệ khách hàng

Các Bên nhận ra tầm quan trọng của chính sách bảo vệ khách hàng và việc thực thi hướng đến tạo ra các sản phẩm hiệu quả và cạnh tranh đồng thời nâng cao phúc lợi khách hàng trong khu vực thương mại tự do.

Vì những mục đích của Điều này, các hoạt động thương mại gian dối và lừa đảo ám chỉ đến các hoạt động thương mại gây tổn hại cho khách hàng, hoặc tạo mối đe dọa về sự tổn hại đó nếu không được ngăn chặn, ví dụ:

(a) hoạt động trình bày sai lệch dữ kiện bao gồm những sai lệch dữ kiện được ngụ ý gây tổn hại đáng kể đến lợi ích kinh tế của khách hàng;

(b) không giao sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sau khi đã được thanh toán; hoặc

(c) hoạt động thu hoặc rút tiền từ tài khoản tài chính, điện thoại hoặc tài khoản khác của khách hàng mà không được phép.

Mỗi Bên phải thông qua hoặc duy trì luật bảo vệ khách hàng hoặc các luật khác hoặc những qui định về các hoạt động thương mại gian dối. 7

Các Bên nhận thấy các hoạt động thương mại gian dối ngày càng vượt ngoài phạm vi quốc gia và việc hợp tác và phối hợp giữa các Bên là thiết yếu để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

Theo đó, các Bên sẽ thúc đẩy, nếu phù hợp, sự hợp tác và phối hợp về các vấn đề lợi ích đôi bên liên quan đến các hoạt động thương mại gian dối bao gồm việc thực thi luật bảo vệ khách hàng của mình.

Các Bên sẽ nỗ lực hợp tác và phối hợp về những vấn đề được nêu trong Điều này thông qua các cơ quan nhà nước quốc gia hoặc các cán bộ chịu trách nhiệm về chính sách, luật pháp hoặc thực thi bảo vệ khách hàng, như được xác định bởi mỗi Bên và phù hợp với luật pháp, qui định và những ích lợi tương ứng của họ, và trong phạm vi các nguồn lực sẵn có.

 

Điều 16.7: Tính minh bạch

Các Bên nhận ra giá trị của việc làm thế nào để cho các chính sách thực thi cạnh tranh của mình càng minh bạch càng tốt.

Nhận thấy giá trị của Cơ sở dữ liệu của Luật và Chính sách cạnh tranh APEC trong việc nâng cao tính minh bạch của luật pháp và chính sách cạnh tranh quốc gia, và các hoạt động thực thi, mỗi Bên phải nỗ lực duy trì và cập nhật thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu đó.

Theo yêu cầu của một Bên, Bên kia phải chuyển đến Bên đề nghị các thông tin bao gồm:

(a) các chính sách và hoạt động thực thi luật cạnh tranh của mình: và

(b) các miễn giảm và miễn trừ luật cạnh tranh quốc gia miễn là đề nghị nêu rõ hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và thị trường quan tâm và bao gồm thông tin giải thích cách thức mà việc miễn giảm hoặc miễn trừ có thể ngăn cản thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên.

Mỗi Bên phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng khi phát hiện vi phạm luật cạnh tranh quốc gia của mình phải được lập thành văn bản và nêu rõ, trong các vấn đề không phải hình sự, những kết luận điều tra và lý giải, bao gồm, nếu áp dụng, phân tích pháp lý và kinh tế mà quyết định được căn cứ vào.

Mỗi Bên còn phải đảm bảo rằng quyết định cuối cùng như được dẫn chiếu trong khoản 4 và bất kỳ lệnh nào thực hiện quyết định đó phải được công bố, hoặc nếu việc công bố không thể thực hiện được, phải được cung cấp đến công chúng theo cách tạo điều kiện cho những người quan tâm và các Bên khác làm quen với chúng.   Mỗi Bên phải đảm bảo rằng văn bản quyết định hoặc mệnh lệnh được cung cấp đến công chúng không bao gồm thông tin mật cần được bảo vệ theo luật pháp của mình.

 

Điều 16.8: Tham vấn

Để thúc đẩy sự hiểu biết giữa các Bên, hoặc để xử lý những vấn đề cụ thể phát sinh theo Chương này, theo đề nghị của một Bên, Bên kia phải tiến hành tham vấn với Bên đề nghị.

 

Điều 16.9. Không áp dụng giải quyết tranh chấp

Không Bên nào được viện đến giải quyết tranh chấp theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) đối với bất kỳ vấn đề nào phát sinh theo Chương này.

----------------------------------------------------------

Chú thích

1 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

2 Để rõ hơn, không gì trong khoản 2 sẽ được hiểu là ngăn cản một Bên áp dụng luật cạnh tranh của mình vào các hoạt động thương mại diễn ra bên ngoài lãnh thổ của mình nơi có những ảnh hưởng chống cạnh tranh..

3 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

4 Đối với những mục đích của Điều này, “các thủ tục thực thi” có nghĩa là các thủ tục tư pháp hoặc hành chính sau cuộc điều tra về vi phạm bị cáo buộc đối với luật cạnh tranh.

5 Không gì trong khoản 7 ngăn cản một Bên yêu cầu người bị cáo buộc vi phạm có trách nhiệm đưa ra một số chi tiết để bảo chữa cáo buộc.

6 Điều này thuộc phạm vi Phụ lục 16-A (Áp dụng Điều 16.2, 16.3 và 16.4 cho Brunei)

7   Để rõ hơn, các điều luật hoặc qui định mà một Bên thông qua hoặc duy trì đối với những hoạt động này về bản chất có thể là dân sự hoặc hình sự.

 

MỤC LỤC 

TPP - Chương 00 - Lời mở đầu

TPP - Chương 01 - Quy định và định nghĩa chung

TPP - Chương 02 - Nguyên tắc đối xử quốc gia và việc tiếp cận thị trường hàng hóa

TPP - Chương 03 - Quy tắc xuất xứ và thủ tục về xuất xứ

TPP - Chương 04 - Hàng dệt may

TPP - Chương 05 - Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong thương mại

TPP - Chương 06 - Biện pháp phòng vệ Thương mại

TPP - Chương 07 - Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch

TPP - Chương 08 - Rào cản kỹ thuật đối với thương mại

TPP - Chương 09 - Đầu tư

TPP - Chương 10 - Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

TPP - Chương 11 - Dịch vụ tài chính

TPP - Chương 12 - Nhập cảnh tạm thời đối với doanh nhân

TPP - Chương 13 - Viễn thông

TPP - Chương 14 - Thương mại điện tử

TPP - Chương 15 - Mua sắm Chính phủ

TPP - Chương 16 - Chính sách cạnh tranh

TPP - Chương 17 - Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền

TPP - Chương 18 - Sở hữu trí tuệ

TPP - Chương 19 - Lao động

TPP - Chương 20 - Môi trường

TPP - Chương 21 - Hợp tác và nâng cao năng lực

TPP - Chương 22 - Năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi trong kinh doanh

TPP - Chương 23 - Phát triển

TPP - Chương 24 - Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TPP - Chương 25 - Đồng nhất trong sự quản lý

TPP - Chương 26 - Sự minh bạch và chống tham nhũng

TPP - Chương 27 - Quy định hành chính và thể chế

TPP - Chương 28 - Giải quyết tranh chấp

TPP - Chương 29 - Trường hợp ngoại lệ và quy định chung

TPP - Chương 30 - Điều khoản thi hành

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

924 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;