Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức gồm những gì? Thang điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công là bao nhiêu? - Lưu Triệu (Bình Phước)

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công (Hình từ internet)

1. Nội dung đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Theo Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BNV quy định nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Nội vụ về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm:

- Chương trình, tài liệu;

- Học viên;

- Giảng viên;

- Cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ;

- Khóa bồi dưỡng;

- Hiệu quả bồi dưỡng

2. Thang điểm đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Theo khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BNV, việc đánh giá chất lượng dịch vụ được thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đánh giá nêu tại Thông tư 07/2023/TT-BNV sử dụng phương pháp chấm theo thang điểm 100. 

Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo 4 mức:

Tốt: Tổng điểm đạt từ 80 điểm trở lên.

Khá: Tổng điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm.

Đạt: Tổng điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.

Không đạt: Tổng điểm dưới 50 điểm.

3. Đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức thế nào?

Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BNV quy định về đánh giá chất lượng dịch vụ như sau: 

- Người đứng đầu cơ quan đặt hàng trình cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ để xác định mức độ đạt được làm cơ sở thực hiện nghiệm thu khối lượng, chất lượng và thanh toán dịch vụ.

- Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ có số thành viên là số lẻ và có ít nhất 05 thành viên bao gồm: Chủ tịch là người đứng đầu cơ quan đặt hàng; 01 Phó Chủ tịch là cấp phó của người đứng đầu cơ quan đặt hàng; các thành viên là đại diện các đơn vị liên quan và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; 01 thư ký Hội đồng.

- Hội đồng đánh giá chất lượng dịch vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận thống nhất. Kết quả khảo sát thu được từ các phiếu đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có) là cơ sở để Hội đồng xem xét đánh giá chất lượng dịch vụ.

4. Phương thức đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Tại Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BNV quy định phương thức đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công như sau: 

+ Đánh giá định lượng bằng chấm điểm trên cơ sở trọng số, mức đánh giá và tổng hợp điểm đánh giá theo mỗi tiêu chí, nhóm tiêu chí đánh giá.

+ Điểm đánh giá cho mỗi nhóm tiêu chí được xác định trên cơ sở tổng điểm đánh giá của các tiêu chí thành phần trong nhóm. Điểm đánh giá cuối cùng là tổng cộng điểm đánh giá của tất cả các nhóm tiêu chí đánh giá sau khi đã hiệu chỉnh theo trọng số tương ứng của mỗi tiêu chí.

5. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN về bồi dưỡng công chức được quy định tại phục lục ban hành theo Thông tư 07/2023/TT-BNV như sau: 

STT

Tiêu chí đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá

Trọng số

Mức đánh giá

A

Nhóm tiêu chí đánh giá về chương trình, tài liệu bồi dưỡng

 

 

1

Mục tiêu của chương trình được xác định rõ ràng

1

 

2

Chuẩn đầu ra của chương trình được xác định rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu mà học viên cần đạt sau khi hoàn thành chương trình

1

 

3

Nội dung tài liệu không trùng lặp với nội dung của các tài liệu khác

0,5

 

4

Nội dung tài liệu bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn

0,5

 

5

Tài liệu được biên soạn bảo đảm cân đối giữa lý thuyết, câu hỏi thảo luận, thực hành và bài tập tình huống thực tiễn

0,5

 

6

Tài liệu có cấu trúc, trình tự logic; ngôn ngữ, chính tả và thể thức đúng quy định

0,5

 

7

Đóng góp của mỗi phần, mỗi chuyên đề trong tài liệu đối với việc đạt chuẩn đầu ra là rõ ràng

0,5

 

8

Tài liệu được thiết kế, biên soạn dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình

0,5

 

B

Nhóm tiêu chí đánh giá về học viên

 

 

9

Tích cực trao đổi, thảo luận nội dung các chuyên đề của khóa bồi dưỡng

0,5

 

10

Tích cực chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tình huống thực tế trong thời gian học tập

0,5

 

11

Thực hiện tốt các hướng dẫn học tập của giảng viên

1

 

12

Thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng và của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu

1

 

C

Nhóm tiêu chí đánh giá về giảng viên

 

 

13

Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của giảng viên phù hợp với nội dung giảng dạy

1

 

14

Giảng viên hướng dẫn, khuyến khích và phát huy kinh nghiệm thực tế của học viên trong quá trình học tập

0,5

 

15

Giảng viên thực hiện đúng quy định của chương trình, tài liệu về thời gian giảng lý thuyết, thảo luận, thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập thực hành và hướng dẫn giải quyết bài tập tình huống thực tiễn

1

 

16

            Giảng viên có biểu hiện tốt về tư tưởng chính trị

1

 

17

Giảng viên đối xử hòa nhã và có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp với học viên

0,5

 

18

Giảng viên sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra của chương trình

1

 

D

            Nhóm tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất và các hoạt động hỗ trợ

 

 

19

Phòng học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập

0,5

 

20

Tài liệu và đồ dùng giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu của khóa học

0,5

 

21

Các dịch vụ hậu cần phục vụ khóa học được cung ứng kịp thời, bảo đảm chất lượng

0,5

 

22

Nhân viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có tinh thần, thái độ và trách nhiệm phù hợp

0,5

 

23


 Các quy định về giảng dạy và học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu bảo đảm đúng quy định của pháp luật, được thông báo kịp thời, đầy đủ cho giảng viên, học viên

 

0,5

 

24

Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phù hợp, bảo đảm khách quan, chính xác

1

 

Đ

Nhóm tiêu chí đánh giá về khóa bồi dưỡng

 

 

25

Nội dung khoá bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của học viên

1

 

26

Khoá học mang lại sự thiết thực, hữu ích cho học viên

1

 

27

            Học viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập của khóa bồi dưỡng

0,5

 

28

 

Công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị tốt

1

 

29

Khóa bồi dưỡng được tổ chức bài bản, khoa học

1

 

30

            Các điều kiện phục vụ cho khóa bồi dưỡng được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu đáp ứng tốt

0,5

 

E

Nhóm tiêu chí đánh giá về hiệu quả bồi dưỡng

 

 

31

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, hiểu biết của học viên đối với lĩnh vực đã học tập được nâng cao

1

 

32

            Học viên sử dụng kỹ năng được bồi dưỡng vào trong công việc đạt được tiến bộ

1

 

33

Thái độ của học viên (đối với công việc, đồng nghiệp, cấp trên) có chuyển biến tích cực

1

 

34

Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của học viên được nâng lên sau khi bồi dưỡng

0,5

 

 Thông tư 07/2023/TT-BNV có hiệu lực ngày 01/08/2023.

Nguyễn Ngọc Quế Anh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

474 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;